Cựu binh tỷ phú vùng đất đỏ miền Đông

Đã mấy chục năm trôi qua nhưng ký ức về những ngày tháng rực lửa trên “vùng đất thép” Củ Chi khiến người cán bộ quân y Phan Văn Dẫu (Ba Dẫu) năm xưa......
Đã mấy chục năm trôi qua nhưng ký ức về những ngày tháng rực lửa trên “vùng đất thép” Củ Chi khiến người cán bộ quân y Phan Văn Dẫu (Ba Dẫu) năm xưa vẫn không thể nào nguôi ngoai, vì có biết bao đồng đội của vợ chồng ông đã gửi xương máu tại vùng đất này...

31763891676_24a7302fb3_o.jpg


Vợ chồng ông Ba Dẫu nay đã là tỷ phú trồng bưởi da xanh
Đến nay, cứ mỗi năm dịp cả nước hướng về ngày Kỷ niệm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12) thì ông lại bồi hồi với nỗi nhớ về đồng đội mình… Hết lòng cứu chữa thương binh Năm 1962, thanh niên Phan Văn Dẫu mới 19 tuổi đã xung phong tham gia cách mạng, rồi được phân công đi học chuyên môn y tá, y sĩ để tăng cường đội ngũ y bác sĩ quân y phục vụ cho chiến trường Củ Chi (Sài Gòn - Gia Định). Nơi được mệnh danh là “Tọa độ hủy diệt” trong cuộc chiến khốc liệt với mật độ bom đạn và quân số tham chiến chưa từng có trong lịch sử loài người trên mảnh đất không đầy 40 km2 này. Ông Ba Dẫu ngồi bồi hồi kể: “Thời đó ở chiến trường Củ Chi lúc nào cũng rực lửa, vì thế người ta mới gọi “Nhất Quảng Trị, nhì Củ Chi”, bom cày, đạn xới hàng ngày nên mặt đất không còn cây cỏ nào sống nổi. Chúng tôi gần như suốt ngày đêm phải ở dưới hầm để làm nhiệm vụ cấp cứu, chăm sóc cho thương binh cứ liên tục chuyển về. Chờ đến tối đêm mới tranh thủ lên mặt đất để cắt thuốc, nhận tiếp tế thêm lương thực, nấu nướng phục vụ thương binh. Nhất là năm 1968, bộ đội bị thương quá nhiều, có những đêm phải tiếp nhận hàng trăm thương bệnh binh. Tuy nhiên, cả đơn vị quân y Củ Chi chỉ có 120 người phục vụ khiến khối lượng công việc có lúc như quá tải trong điều kiện thiếu thốn. Vậy nhưng trong tâm trí ai cũng chỉ lo cho sức khỏe bộ đội và nêu cao tinh thần phục vụ”. Sau giải phóng, đơn vị quân y của ông đã bị hy sinh gần hết, chỉ còn 18 người, nhưng ai cũng đều bị thương, bản thân ông cũng bị những mảnh bom, đạn găm đầy người. Ở đơn vị, ông là đội phó, vừa làm việc vừa lo công tác đào tạo chuyên môn cho đội ngũ nhân viên trong đơn vị nhằm phục vụ tốt nhất cho thương binh. Bà Huỳnh Thị Mai (vợ ông), lúc đó là một trong những nhân viên y tá cùng đơn vị đã được ông “nhắm” và quan tâm giúp đỡ và cũng trở thành một y sĩ giỏi. Nhớ lại những kỷ niệm khó quên, ông Ba Dẫu tự hào chia sẻ: “Trong đơn vị thím Ba rất siêng năng, một lần xung phong chuyển vòng dụng cụ y khoa để đi thay băng, phẫu thuật cho bộ đội thì bị trúng bom dây đánh văng trong hầm công sự, tưởng đã hy sinh. Tuy nhiên, khi chúng tôi đi tìm và cứu được, trên tay bà vẫn giữ được vòng dụng cụ không bị mất. Do vậy, cấp trên nên đã quyết định phong danh hiệu “Dũng sĩ đội bom” cho bà nhà tôi!”


30991489523_70bb16b751_o.jpg


Cho đến nay vợ chồng ông Ba Dẫu vẫn giữ được nghề khám chữa bệnh
Bà Mai cũng xác nhận, thời đó nhiều lần trong lúc ông bà đang làm nhiệm vụ cứu thương binh thì bị đoàn lính Mỹ đổ bộ càn qua, nhưng may mắn chúng đều không phát hiện ra nên cả hai người đã thoát chết. Chính vì vậy khiến tình cảm của ông bà càng thêm gắn bó và đến ngày giải phóng giải ngũ về quê quyết định xây dựng hạnh phúc. Năm 1976, nghe người quen nói chuyện về vùng đất Trảng Bom (Đồng Nai) dễ làm ăn nên vợ chồng ông Ba Dẫu đã cùng cha mẹ chuyển về đây để tìm mua đất sinh sống lập nghiệp. Lúc đầu, vợ chồng ông dùng số tiền sau ngày cưới tìm mua dụng cụ y khoa trên Sài Gòn để về mở phòng mạch tiếp tục hoạt động dịch vụ khám chữa bệnh cho người dân. Thậm chí khi nghe ai bệnh là ông đạp xe đến tận nơi chữa trị tận tình chu đáo nên người dân rất yêu mến và biết đến ông nhiều hơn. Tỷ phú từ 100 cây bưởi giống Sau mấy năm mở phòng mạch, vợ chồng ông Ba Dẫu đã tích cóp được chút vốn (khoảng 6 cây vàng) nên quyết định mua thêm đất ở xã Tây Hòa, sắm máy cày để tranh thủ trồng cây ăn trái như cà phê, mít, chôm chôm... nhưng đều thất bại, cây bị bệnh chết không hiệu quả. Dẫn chúng tôi tham quan vườn bưởi rộng 3,5 ha trĩu quả, đường đi lối lại đều được đổ bê tông sạch sẽ, ông Ba Dẫu vui vẻ kể về cái “duyên” của mình với nghề làm vườn: “Do ngày xưa phần lớn thời gian tôi sống trong rừng, rất yêu cây và màu xanh sinh thái nên bây giờ khi có điều kiện rất muốn được làm vườn trồng cây. Tình cờ trong một lần đi chữa bệnh cho dân, nghe người ta kể về giống bưởi da xanh ăn rất ngọt, thơm. Sau đó tôi về miền Tây tìm mua được 100 cây giống đem về trồng thử. Lúc đó quanh vùng này chưa có hộ dân nào trồng giống bưởi này nên tôi cũng hồi hộp chờ đợi kết quả thế nào...”. Sau hơn 2 năm, những gốc bưởi da xanh đầu tiên trong vườn bắt đầu bói trái. Ông ra hái đem về cho mọi người ăn thử, ai cũng bất ngờ bởi chất lượng rất ngọt, thơm, cây bưởi cho năng suất cao nhờ hợp thổ nhưỡng. Ngay lứa đầu tiên, ông đã bán được 12 triệu đồng

31428473460_89f9a21918_o.jpg


Ông Ba Dẫu cùng đoàn cựu chiến binh được đi tham quan tại HN
Tuy chưa thu hoạch được nhiều, nhưng đây chính là “cú hích” cho ông vững tin tiếp tục mở rộng diện tích trồng giống cây này. Do vậy, ông đầu tư chăm sóc và nhân rộng diện tích lên 3,5 ha và hiện đã trồng được 1.300 gốc bưởi da xanh, đang cho trái quanh năm. Xác định chỉ có cây bưởi da xanh mới cho hiệu quả cao, ông đã đốn bỏ hết các loại cây trái khác trong vườn để trồng chuyên canh bưởi theo công nghệ cao. Không chỉ học hỏi kỹ thuật làm nông từ thực tế, ông tự sắm máy tính nối mạng để cập nhật thông tin về KHKT mới ứng dụng trong canh tác vườn, cũng như về thị trường tiêu thụ… Theo kinh nghiệm của ông Ba Dẫu, bưởi da xanh luôn ổn định đầu ra và giá bán của nó thường cao gấp 2-3 lần so các loại cây ăn trái khác. Trồng bưởi không khó nhưng để có năng suất, chất lượng cao, cần chăm sóc đúng kỹ thuật cả trước và sau khi thu hoạch. Thường xuyên tưới nước giữ ẩm cho cây, nhưng khi cây bưởi đang hình thành quả thì không nên tưới nhiều nước để cây tập trung dinh dưỡng vào quả, vị ngọt sẽ đậm hơn và màu sắc đẹp hơn. Ðể bảo đảm năng suất ổn định, mỗi cây không nên để quá nhiều quả. Nếu muốn làm giàu từ bưởi da xanh, quan trọng nhất phải chú ý đến việc chăm sóc là điều vô cùng quan trọng. Đến nay, mặc dù ở tuổi 75, nhưng tỷ phú Phan Văn Dẫu vẫn hăng say lao động với nhiều kế hoạch mở rộng đầu tư sản xuất. Đồng thời, ý thức được xu hướng thị trường ưa chuộng sản phẩm an toàn, ông ưu tiên sử dụng phân bón hữu cơ; nắm vững kỹ thuật bón phân, sử dụng thuốc BVTV đúng cách. Ông cũng đang làm thương hiệu riêng cho vườn bưởi, áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP với mong muốn làm ra sản phẩm sạch bán với giá cao tại thị trường nội địa và có cơ hội tham gia xuất khẩu

Vườn bưởi công nghệ cao của gia đình ông Ba Dẫu hiện được xem là vườn tiêu biểu và có quy mô nhất trên địa bàn, đã được rất nhiều đoàn khách từ trung ương đến các tỉnh khác đến tham quan học tập nhân rộng. Đến nay, với 1.300 gốc bưởi da xanh, năm 2015 đã cho gia đình ông thu được 1,2 tỷ đồng. Hiện đang vào thời điểm cuối năm gia đình ông tập trung chăm sóc để có sản lượng trái lớn phục vụ nhu cầu thị trường tết. Dự kiến trong đợt tết năm nay gia đình ông sẽ thu hoạch khoảng 20 tấn bưởi da xanh, với giá bán khoảng 50-60 ngàn đồng/kg
Minh Sáng
http://nongnghiep.vn/cuu-binh-ty-phu-vung-dat-do-mien-dong-post183484.html
 


e cũg đag ấp ủ trồg bưởi mà thấy hình như sắp có tình trạg nhà nhà trồg bưởi rồi kg biết tương lai 5 năm nữa sẽ ntn.
 
2 đến 5nam nữa k bjt de dau hết bưởi cac bac ah.aj co giống gì lạ và độc k chj e jup voi
 
nhà e cũng mới xuống gốc, nghe mấy bác nói mà lòng e rung rinh rồi :(
 
đang ấp ủ trồng ít bưởi ,....thôi thì đành ăn hại vậy ,ngóng xem có cây gì độc và lạ làm một mẻ vậy
 
Trồng bưởi phải chú ý sâu đục thân rất nguy hiểm với lại bưởi ngon hay không còn tùy chất đất nữa
 
Ngưỡng mộ hai bác quá, đúng là làm nghề gì cũng cần phải có đam mê nhiệt huyết thì mới thành công được..
 

2 đến 5nam nữa k bjt de dau hết bưởi cac bac ah.aj co giống gì lạ và độc k chj e jup voi

Bác tham khảo trồng na thái thử xem. Trồng 18th có quả. Quả nặng tren 1kg. Giá bán hiện tại là từ 150k đến 200k 1kg. Tết 250k 1kg. Cây tự thụ phấn dễ trồng. Bác muốn tìm hiểu thêm hay cần giống thì lh e 0976005282
 


Back
Top