Đầu tư vào dự án trồng và chăm sóc đu đủ công nghệ cao !

Tôi đã sống những ngày tháng với cây đu đủ, như thế cũng vừa đủ để cảm nhận về nó như thế nào. Và sau đây, tôi sẽ chia sẽ một số cảm nhận của riêng tôi, có thể bạn có những cảm nhận khác, dù gì cũng mong bạn chia sẽ những cảm nhận của bạn trong các comment.

Đu đủ là 1 cây ăn trái khá quen thuộc với hầu hết mọi người, hầu như mọi người đều từng nhìn thấy cây đu đủ nào đó ở nơi nào ấy và cũng đều đã ăn đu đủ rồi. Có những người thích ăn đu đủ, có những người không thích, riêng tôi: có thì ăn - còn không thì thôi. Thực tế là như vậy.

Đu đủ là cây khó trồng và chăm sóc và khó bán, ai giải quyết được 2 vấn đề trên thì người ấy sẽ có 1 cuộc sống thoải mái với vườn đu đủ của riêng mình và tôi đang nằm trong số ấy.

1. Đu đủ khó trồng:

Đu đủ là 1 loại cây có rễ mềm, thâm thảo và lá rất to trong khi cuốn lá lại nhỏ.

A. Với bộ rễ mềm thì việc thối rễ diễn ra liên tục và quanh năm, nó rất khó bị đẩy lùi trong khi nó tấn công rất nhanh và mạnh. Việc úng nước trong 24 giờ đồng hồ cũng gây nên 1 cái chết không thể ngăn chặn. Việc nấm bệnh tấn công âm thầm cũng gây thiệt hại đáng kể và rất khó đẩy lùi, vì có nhiều loại nấm ứng với nhiều loại thuốc BVTV cùng mỗi kỹ thuật phun thuốc khác nhau. Thiếu oxi trong đất cũng gây ra 1 tình huống khó xử cho chủ vườn.

B. Thân của đu đủ tương đối yếu so với các loait cây ăn trái khác, nếu có bộ trái nặng cùng bộ lá to và nhiều thì việc bị giông hay lốc hoặc bão đánh gãy ngang là chuyện thường ở huyện. Các chủ vườn nhiều kinh nghiệm sẽ xử lý bằng cách chống hoặc neo các cây trong vườn khi xác định các hướng gió chính sẽ giảm được thương vong đáng kể cho các em í.

C. Cuốn lá dài và mềm, khi đỡ lá to gặp giông bão sẽ khó có khả năng hoàn thành trách nhiệm, và khi bị gãy thì đó là cơ hội cho nấm bệnh đánh vào vườn 1 cách tàn nhẫn.

D. Lá to và mềm như lá đu đủ làm cho việc thoát hơi nước diễn ra mạnh trong các cơn nắng, điều này làm cho bộ rễ phải hoạt động liên tục và nếu chủ vườn không cung cấp đủ nước thì cây sẽ bỏ lá, các lá bị bỏ sẽ vàng úa và rụng đi 1 cách trật tự.

Ngoài ra, lá đu đủ còn là 1 kênh truyền hình, các chủ vườn nhiều kinh nghiệm thường hay quang sát màu sắc, hình dạng và kích thước của lá để phán đoán tình hình dinh dưỡng và các loại bệnh cho cây, nhưng có điều biểu hiện vàng lá ở đu đủ do rất nhiều nguyên nhân gây nên, nên khi lá bị vàng thì đa số nông dân trồng đi đủ không biết "chuyện gì đang xảy ra vậy ta ?".

E. Thời tiết ảnh hưởng khá mạnh đối với cây đu đủ hơn những cây ăn trái khác, như:
- Lúc nắng lúc mưa.
- Mưa dầm.
- Nắng gay gắt.
- sương muối.
- Mưa to gió lớn.
- Giông.
- Bão.
- Rét.
và những ảnh hưởng không thể nói nên lời. Nó gây ảnh hưởng rất nhiều và trong mọi thời kỳ sinh trưởng của cây.

F. Quá nhiều bệnh trên cây đu đủ, gần như nó là loại cây ăn trái có số lượng loại bệnh nhiều nhất. Và trong các loại bệnh có 1 loại đáng sợ nhất, nó gây nỗi âu sầu cho rất nhiều chủ vườn trên trái đất chứ không phải ở mỗi việt nam hay miền nam việt nam: đó là bệnh bạc đầu. Dân giang ưa gọi thế, còn các nhà vườn thì ưa gọi là: bệnh virus. Hiện tại bệnh này chưa có thuốc giải, chỉ có những kỹ thuật đặc biệt nhằm giữ vườn tránh xa căn bệnh quái ắc này.

G. Rất nhạy cảm với thuốc BVTV là đu đủ, tương ứng với 1 loại bệnh thì có rất nhiều loại thuốc BVTV trong các cửa hàng vật tư nông nghiệp, nhưng mà trong số ấy chỉ có ít loại thuốc BVTV mà cây đu đủ chấp nhận.

Ví dụ: khi nhện đỏ tấn công vườn đu đủ của bạn, bạn phát hiện ra rồi chạy ra cửa hàng vật tư nông nghiệp hỏi thuốc, ngoài ấy có rất nhiều loại thuốc trị nhện đỏ, nhưng nên nhớ: "đa số thuốc ấy phun lên đu đủ xong là cả vườn đi tong !".

H. Côn trùng rất thích đu đủ, có rất nhiều loại tấn công vườn, và có nhiều loại đánh "banh" cả cái vườn không quá 60 ngày kể từ khi chúng đón xe bush đến tận vườn.

N. Đu đủ rất dễ bị ăn trộm, hay còn gọi là ăn cắp. Vì nó dễ thương và dễ hái, nên thường là điểm tấn công của các chú em đang học cấp tiểu học, hiện tại cũng chưa có thuốc BVTV trị bệnh này nha bà kon.

M. Khó trồng thành vườn đối với đu đủ, thật tế là vậy. Bạn ít khi nào nhìn thấy 1 vườn chuyên canh đu đủ. Thường bạn thấy vài 3 cây đu đủ ở đâu đó, chúng được trồng ít nên ít bệnh và sống rất thọ. Còn trồng thành vườn thì ít chủ vườn nào có khả năng giữ vườn quá 3 năm mà chưa tàn.

O. Cần 1 số vốn lớn và liên tục thì mới đáp ứng nỗi những gì vườn đu đủ cần, có một số nhà vườn đang trồng đu đủ nhìn vườn tàn lụi mà không thể xoay ra tiền để xoay chuyển tình hình. Chúng cần phân, cần nước và cần thuốc BVTV liên tục và liên tục, nếu không có 1 tài chính vững mạnh thì tôi khuyên bạn: "đừng trồng đu đủ !"

P. Tốn quá nhiều công chăm sóc cho vườn đu đủ, nào nước, nào phân, nào thuốc, nào cỏ, ... và những công tác không thể nói nên lời.

Bạn đọc tới đây thì tôi phải công nhận là bạn kiên nhẫn và tôi nghĩ rằng bạn đang lưới web, nếu đọc hết phần trên mà bạn vẫn cho rằng đu đủ dễ trồng thành vườn thì bạn cứ thử đi.

2. Khi bạn thử trồng, thì có thể thành công hoặc thất bại, nhưng sau khi thành công với việc trồng bạn còn đối mặt với 1 thử thách khá lớn: đó là bán đu đủ.

Đu đủ có thị trường rất hẹp, rất nhiều người trồng được mà lại bán hỏng ai mua. Đây là chuyện hằng ngày ở huyện. Mỗi một thị trường thích mỗi dòng đu đủ khác nhau, nếu trồng sai thị yếu bạn sẽ chết.

Nếu lỗ được gọi là trọng thương, thì mất sạch vốn đầu tư được gọi là tử vong.

Với những ngày tháng qua và với những người tôi đã nói chuyện thì trên 60% nông dân trồng được đu đủ mà lại không bán được là nhận định của riêng tôi, một con số ấn tượng.

May mắn cho tôi là tôi đã giải quyết được cả 2 vấn đề trên: trồng và bán đu đủ. Tôi sẽ có cuộc sống thoải mái với các vườn đu đủ của mình trong tương lai, đó là 1 điều chắc chắn.

Vậy, tôi kêu gọi các nhà đầu tư để làm gì; câu trả lời sẽ được nêu ở phần 3 của "Bộ luật trồng đu đủ !".

3. Tôi kêu gọi đầu tư nhằm mục đích thỏa mãn sự tò mò: "liệu có ai dám bỏ tiền ra cho tôi đi trồng đu đủ ?".

Câu hỏi trên đã nằm trong đầu tôi 10 ngày nay rồi, hiện tại chưa có câu trả lời, tương lai thì chắc chắn có.

Nếu có nhà đầu tư thì rất tốt, còn nếu không có thì cũng tốt không kém. Dù gì cũng chả chết ma nào và dù gì thì 1 ngày của tôi cũng kéo dài từ khi tôi thức dậy cho đến khi tôi đi ngủ, ngày nào cũng giống ngày nào, chả ngày nào khác, bởi vì: ngày nào tôi cũng ngủ !

Các nhà đầu tư cần gì: "1 lợi nhuận chắc chắn và 1 pháp lý rõ ràng". Vâng, nếu có nhà đầu tư thì tôi phải làm thêm 2 việc trên, còn không có thì tôi cứ kéo dây mà đi phun thuốc cả ngày.

4. Lợi nhuận từ đu đủ như thế nào ?

Năng suất trung bình của nông dân miền bắc là 60 tấn/hec, còn miền nam là 120 tấn/hec. Nếu kỹ thuật kém thì năng suất thấp hơn và có lúc 0 tấn/hec, còn nếu kỹ thuật cao thì năng suất cao hơn và có thể gấp đôi ở miền nam, còn miền bắc không thể vì miền bắc có mùa rét làm cho cây đu đủ ngừng sinh trưởng hoặc tệ hơn là vỡ các tế bào dẫn đến tử vong.

Nếu bạn lấy năng suất trung bình trên rồi nhân với giá giả định là 5.000 đ/kg thì bạn sẽ ra doanh thu, trừ đi chi phí đầu tư và chi phí hoạt động thì bạn sẽ có được lợi nhuận trong 12 tháng.

Vâng, chỉ 12 tháng là đối với đu đủ. Nếu xét về cây ăn trái thì nó chỉ chậm hơn dưa hấu và các loại dưa khác, còn với các cây ăn trái khác nó nhanh hơn nhiều.

5. Tại sao có sự khác nhau về năng suất thu hoạch đu đủ giữa các vùng miền ?

Lợi thế của miền nam so với miền tây là miền nam không có lũ và cũng không có lụt.

Lợi thế của miền nam so với tây nguyên là miền nam không có mưa dầm, mưa dầm làm cho việc phun thuốc là không thể hiệu quả, nên việc ngăn chặn các dịch bệnh diễn ra thuận lợi hơn. Ngoài ra miền nam không có gió mạnh như tây nguyên.

Lợi thế của miền nam so với miền trung là miền nam không có nắng gắt và bão như miền trung.

Ngoài mưa giông, gió to và thường xuyên có bão thì miền bắc có rét vào mùa đông.

Chúng tôi, những nông dân trồng đu đủ miền nam việt nam !

6. Lợi thế của tôi:
- Tôi có 1 sư phụ 60 tuổi với 40 năn liền trồng đu đủ và 40 năm kinh nghiệm xương máu với chúng.

- Tôi có 1 tá trình độ và 1 quyết tâm sắt đá. Cùng với nó là nhiều kỹ năng được huấn luyện và tự rèn luyện, tôi đủ khả năng và tố chất để làm 1 chủ vườn tốt.

- Tôi có bộ giống đu đủ được sư phụ lai tạo cho ra sản phẩm được giá cao nhất khi bán, đu đủ của chúng tôi có mặt ở chợ thì các đu đủ khác không được vào chợ.

Túm lại: lợi thế về kỹ thuật, kinh nghiệm, trình độ, bộ giống và 1 tướng tài đang ngồi bấm bấm cái điện thoại samsung note2 bằng 2 ngón tay cái với 2 con mắt nhìn chằm chằm vào cái điện thoại để viết cho bạn đọc đây, hahaha..

Chúc 1 ngày tốt lành !

(P/s: Ê, tiện tay bấm like dùm cái, để tui tăng điểm thành tích lên, hahaha..)

Bạn đọc tới đây thì bạn cũng kiên trì thật, cám ơn đã đọc bài tui viết.

Mọi thắc mắc liên hệ:
1. Email: vuongtriphu@gmail.com
2. Facebook: vựa trái cây Thảo Phương
3. Điện thoại: 0964.855.561

Haclong !
 
Last edited:
Chào mọi người !

Hôm nay tôi phải viết phần 4 của topic này, phần quan trọng nhất với 1 cái đầu trống rỗng.

Việc quá nhiều, làm mãi mà không hết việc. Bây giờ là 9 giờ đêm, mọi thứ của ngày hôm nay cũng tạm ổn, nó ổn hơn ngày hôm qua 1 xí và tôi bắt đầu suy nghĩ để viết bài.

Bài 4: Hợp tác như thế nào ?

Trên đường đi của 1 lãng tử vô tình thì có rất nhiều bóng hồng gục ngã. Còn trên đường tôi đi sẽ có rất nhiều cây đu đủ. Nếu không có những người trồng đu đủ như tôi, thì những hạt đu đủ sẽ đi về đâu ?

Chúng tôi nhặt từng hạt, chọn lựa kỹ càng, bảo quản cẩn thận và rồi đến thời điểm thích hợp chúng sẽ biến mình thành những cây đu đủ nằm ở trong bầu ươm, chúng chỉ bé bé xinh xinh, nếu bạn sờ tay để âu yếm chúng thì bạn sẽ cảm nhận chúng đang mỉm cười với bạn.

Chúng được đưa tới những nơi cần chúng, và nơi ấy sẽ là nhà của chúng. Người chủ thật sự của chúng sẽ xuất hiện, cuộc đời chúng sẽ sướng hay khổ, sẽ vui hay buồn, sẽ khỏe mạnh hay yếu ớt và sẽ sống thọ hay chết yểu đều do cậu chủ chúng quyết định.

Nếu may mắn thì chúng sẽ vào tay 1 cậu chủ có trách nhiệm với từng thành viên trong nhóm của chúng, cuộc đời chúng sẽ không thíu nước để uống, thức ăn dư thừa và các vitamin cùng khoán chất rất dồi dào được đưa đến tận miệng 1 cách công phu, công việc chúng cần làm là cho lại cậu chủ càng nhiều trái đu đủ càng tốt, xem như 1 món quà và tất cả mà chúng có thể để đền đáp lại công sức và tâm huyết của cậu chủ.

Như tôi đã từng nói, năng suất trung bình của miền nam là 120 tấn/hecta với giá giả định là 5.000 đ/kg.

Nếu theo công thức này, chúng ta dễ dàng có 1 phép tính đơn giản và dễ hiểu: 120.000 kg × 5.000 đ/kg = 600.000.000 đ/hecta doanh thu sau 12 tháng kể từ khi trồng.

Đó chỉ là thu, còn phải chi xong mới được thu, vậy con số chi phí là bao nhiêu cho 1 hecta đu đủ ?

Chi phí là 1 con số, 1 con số bí mật sẽ được bật mí khi mà nhà đầu tư gặp được người đang viết những hàng chữ này và nó không được công bố rộng rãi.

Hỏi: Khả năng của anh lấy được năng suất trên và cái giá trên là bao nhiêu % ?
Trả lời: Tôi tự tin 50% lấy được năng suất trên và 90% lấy được giá trên.

Hỏi: Khả năng thất bại bao nhiêu % ?
Trả lời: 10% !

Hỏi: Những nguyên nhân nào làm anh thất bại ?
Trả lời: Thiên tai, rủi ro về bệnh mới xuất hiện và rủi ro về việc thuê đất.

Hỏi: Thiên tai bao gồm những loại thiên tai nào ?
Trả lời: Giông, lốc và bão.

Hỏi: Bệnh mới là sao ?
Trả lời: Mỗi năm đu đủ đều có những bệnh mới xuất hiện, đây là chuyện bình thường. Ngoài ra thì các bệnh cũ kháng với các loại thuốc BVTV trước đây đã trị được chúng cũng được liệt kê vào bệnh mới.

Hỏi: Còn các bệnh cũ ?
Trả lời: Tôi không sợ.

Hỏi: Virus ?
Trả lời: Tôi cũng không sợ.

Hỏi: Vì sao anh quá tự tin đối với 1 loại bệnh hiện chưa có thuốc trị ?
Trả lời: Tôi có kỹ thuật để giữ vườn, virus sẽ rất khó đánh vào vườn của tôi. Trong trường hợp tồi tệ nhất, đó là chúng đã vào thì lúc chúng tôi sẽ kiềm chế chúng lại.

Hỏi: Rủi ro về thuê đất là những rủi ro nào ?
Trả lời: Các vấn đề liên quan đến đất đai đều có rủi ro, về quy hoạch, về tranh chấp, về bất cứ gì làm bất ổn miếng đất.

Hỏi: Anh có 50% lấy được năng suất trên + 10% thất bại, vậy còn 40% còn lại ?
Trả lời: Có 20% khả năng tôi chỉ lấy được một nữa năng suất trung bình, 20% gấp đôi năng suất trung bình.

Hỏi: Anh có chắc những gì mình nói ?
Trả lời: Tôi luôn suy nghĩ trước khi phát ngôn !

Hỏi: Điều gì làm cho anh chỉ lấy được một nữa năng suất trung bình ?
Trả lời: Các vấn đề khách quan như thời tiết không thuận lợi, bùng phát dịch côn trùng, sai lầm trong tính toán và các vấn đề khác.

Hỏi: Điều gì làm anh lấy được năng suất gấp đôi ?
Trả lời: Tôi có nhiều lợi thế, tôi biết cách tối ưu hóa các lợi thế của mình.

Hỏi: Vậy kế hoạch đầu tư ra sao ?
Trả lời: Nhà đầu tư tiềm năng sau khi mua cổ phần sẽ trở thành cổ đông, tôi bán cổ phần theo đơn vị tính 1.000 cây và chia cổ tức theo %.

Hỏi: Anh có thể giải thích sâu hơn ?
Trả lời: Giả sử cây đu đủ có giá bán cổ phần là 10 đ/cây, nhà đầu tư có thể mua 1.000 cây đu đủ, 2.000 cây đu đủ, hoặc nhiều hơn nhưng không mua lẻ. Trong trường hợp nhà đầu tư mua 2.000 cây đu đủ thì chi phí đầu tư của nhà đầu tư là: 10 đ/cây × 2.000 cây = 20.000 đ (Chi phí đầu tư).

Hỏi: Vậy còn việc chia cổ tức ?
Trả lời: Giả sử nhà đầu tư mua 2.000 cây đu đủ mà trong vườn có tổng cộng 50.000 cây đu đủ, thì nhà đầu tư sẽ có: 2.000 ÷ 50.000 × 100% = 4% cổ tức.

Hỏi: Rõ thêm nữa ?
Trả lời: Giả sử tổng thu toàn vườn là 10 tỷ, thì bạn lấy 10.000.000.000 × 4% = 400.000.000 đ tiền được chia cho nhà đầu tư ấy.

Hỏi: Với 400 triệu tiền cổ tức từ thu hoạch trên trong tay thì tôi chia cho anh bao nhiêu ?
Trả lời: Tôi đã lời ở phần chi phí đầu tư mà các nhà đầu tư đã góp vốn rồi nên phần lợi nhuận sẽ không phải chi trả cho tôi.

Hỏi: Vậy anh lời khi bán cổ phần với đơn vị tính là 1.000 cây ?
Trả lời: Đúng vậy, tôi sẽ có lợi nhuận khi các nhà đầu tư góp vốn. Ngoài ra, tôi muốn được thưởng 5% doanh thu khi tôi nâng gấp đôi mức doanh thu giả định.

Hỏi: Là sao ?
Trả lời: Mức doanh thu giả định phía trên là 600.000.000 đ/hecta, nếu tôi làm cho nó trở thành 1.200.000.000 đ/hecta hoặc nhiều hơn thì mỗi cổ đông phải thưởng cho tôi 5% doanh thu của họ.

Hỏi: Vườn sắp tới anh sẽ trồng
bao nhiêu cây ?
Trả lời: từ 9.000 đến 150.000 cây, tùy mức đầu tư mà tôi huy động được.

Hỏi: Cổ phần của riêng anh là bao nhiêu ?
Trả lời: Của riêng haclong là 9.000 cây, số còn lại phụ thuộc vào các nhà đầu tư.


Hỏi: Ai kiểm xoát giá bán ?
Trả lời: Chả ai cả, trong tất cả các cổ đông thì ai có đầu ra giá cao nhất thì sẽ bán sản phẩm cho đầu ra đó nhằm mục đích tối đa hóa lợi nhuận, trong trường hợp không thuận lợi thì sẽ chọn giá cao thứ 2, và cứ thế, và cứ thế. Cổ đông nào cũng có quyền bán sản phẩm của nguyên vườn đu đủ nếu giá chào thầu là cao nhất và tiền bạc rõ ràng nhất.

Hỏi: Làm sao tôi kiểm xoát được sản lượng thu hoạch ?
Trả lời: Các cổ đông sẽ giám sát trực tiếp thay phiên nhau, nếu ai không tin tưởng có thể ở lại vườn 100% thời gian để giám sát.

Hỏi: Công việc của cổ đông là gì ?
Trả lời: Góp tiền đầu tư đầy đủ, đúng lúc và giám sát tất cả những gì cần giám sát.

Hỏi: Công việc của anh là gì ?
Trả lời: Tôi lo tất cả.

Hỏi: Cụ thể ?
Trả lời: Tôi lo phần thuê đất, cây giống, trồng, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản, nhân công, tiến độ, chi phí, ... và tất cả tất cả.

Hỏi: Anh có làm nỗi không ?
Trả lời: Tôi không biết !

Cười hahaha..

Cám ơn haclong đẹp trai đã trả lời những câu hỏi của haclong, bây giờ chúng tôi phải làm gì ?

Trả lời: Lấy điện thoại ra và gọi cho haclong để hẹn 1 cuộc hẹn.

Ok, còn bạn, bạn có muốn hỏi haclong điều gì không, nếu có bạn cứ hỏi ở phần comment, nhưng bạn nhớ: "Mỗi một lần hỏi bạn chỉ được hỏi 1 câu duy nhất" và ai gọi haclong là haclong đẹp trai sẽ được ưu tiên trả lời trước.

Bạn lưu ý: Tất cả các câu hỏi của các đọc giả nếu được trả lời thì đều thuộc bài 4 của topic này.

Ê, tiện tay bấm "like" dùm cái !
Nghe hấp dẫn rồi đây. 1ha trồng được khoảng bao nhiêu cây đủ đủ @haclong ! ?
 
Việc chăm đu đủ không khác với chăm bé sơ sinh là mấy, bé sơ sinh có nghĩa là em bé mới được sinh ra với tuổi đời chỉ 1 hoặc 2 tháng tuổi.

Khi em bé khóc oa oa là mẹ bé có mặt bên bé liền, mẹ bé tìm hiểu nguyên nhân nào dẫn đến việc bé khóc, có người thì suy nghĩ: "bé đòi gì vậy ?"

Đu đủ cũng thế, nhưng nó không khóc oa oa như bé, nó báo hiệu bằng các biểu hiện bất thường ở thân, cuống, lá, hoa, trái, ... có thể gọi là "triệu chứng". Từ khi nhận ra các triệu chứng, cậu chủ phải suy nghĩ: "nó bị gì vậy ta ?" Và đi tìm xem cây đu đủ đòi cái gì.

Tôi đi tham quan nhiều vườn đu đủ, chủ yếu là học hỏi, tôi thấy là có không ít chủ vườn thường xuyên vắng mặt. Ở biên hòa có 1 vườn đu đủ, tôi thăm vườn nhiều hơn cậu chủ vườn, sư phụ tôi hay sai tôi vào thăm vườn đó. Tôi hỏi: "Sao sư phụ không hỏi ông Phước ?" Và nhận ngay câu trả lời: "Cả tháng nay nó có vào vườn đâu, hỏi nó nó cũng bảo ngày mai nó vào xem rồi gọi lại mà có thấy gì đâu ?". Cậu chủ này trồng lần này là lần thứ 2, lần thứ 1 cũng y vậy, chả khác là mấy.

Và đến 1 ngày, cậu chủ này hỏi mua giống để trồng 1 hecta nữa, chẳng những không bán mà còn bị chử: "Mày mà trồng cái gì, đi chỗ khác mua giống đi".

Đu đủ là cây trồng tương đối vất vả, bất kỳ nhà vườn trồng đu đủ nào cũng từng thốt ra câu ấy rồi. Cần mẫn chăm sóc liên tục 8 tháng mới ăn, vậy mà sơ ý 1 chút thì tụi nó lại chết !

Đây là bài cuối cùng trong loạt 5 bài, tôi hy vọng rằng nó không làm bạn thất vọng. Lúc viết bài 1 tôi chỉ như đang vui chơi, nhưng không ngờ nó nhận được sự quan tâm của bà con, đó là 1 vinh dự. Từ ấy, tôi nghiêm túc hơn và tôn trọng những gì mình viết hơn. Bà con cũng đừng quan trọng hóa vấn đề đầu tư của tôi, hãy xem nó như là 1 cuộc vui.

Bây giờ, tôi sẽ viết bài 5: Kế hoạch như thế nào ?


Với nhiều người đôi khi kế hoạch của họ là: " không có kế hoạch gì hết !" Và đôi khi có kế hoạch rất cụ thể, nhưng đôi khi trong các kế hoạch cụ thể ấy có 1 số kế hoạch rất sai lầm.

Có kế hoạch vẫn tốt hơn không có kế hoạch và không có kế hoạch tốt hơn có kế hoạch sai lầm !

Kế hoạch của tôi được chia làm 3 phần và được triễn khai ở 2 hướng, 3 phần đó là:
1. Khai cuộc.
2. Trung cuộc.
3. Tàn cuộc

Và 2 hướng đó là:
1. Trồng và chăm.
2. Bán.

Mọi người thường tính toán từ cái đầu tiên để suy ra cái cuối cùng, nhưng tôi là haclong, haclong luôn ngược đời nên tôi sẽ tính từ cái cuối cùng để suy ra lại ban đầu tôi cần làm cái gì. Bây giờ tôi mời bạn đi qua các luồng phân tích hướng đầu tiên:

1. Kế hoạch trồng và chăm:
Mục tiêu là 120 tấn/hec loại 1. Đây là năng suất trung bình nên không dễ và cũng không đơn giản.

A. Phần 3: Tàn cuộc.
Để thu hoạch 1 hecta đạt năng suất 120 tấn, những cây đu đủ đeo 1 bộ trái rất nặng, chúng cần giữ trái qua các cơn giông 1 cách an toàn. Còn lốc hoặc bão thì chắc chắn rằng sẽ hơi căng thẳng. Muốn làm được điều đó thì thân cây cần vững và được neo cột 1 cách chắc.

Ngoài ra, cần 1 đội quân cần mẫn đi hái từng trái từng trái 1 cách cẩn thận để không làm xây xước da của chúng. Đội quân này cần được lựa chọn, huấn luyện và trả lương đầy đủ (Chứ họ đi hái tùm lum hết thì hàng dạt hơi bit nhiều, như thế thì hỏng)

Có lẽ tôi đang lạc đề chăng ?

Tôi nghĩ: tàn cuộc là việc đảm bảo 1 tỷ suất lợi nhuận cho các chủ đầu tư đủ để làm họ hài lòng và vui vẻ đăng ký hợp tác lần tới. Đây là mục tiêu về năng suất của họ, họ sẽ thất vọng nếu 1 kết quả về sản lượng thấp hơn kỳ vọng.

Nếu muốn làm được điều này, phần 2 cần phải..

B. Phần 2: Trung cuộc.
Trung cuộc trong hướng này nó nghiên về "chăm" hơn trồng và nghiên về làm trái hơn ép cây.

Để phần 3 trọn vẹn cuộc vui thì phần 2 này phải làm càng nhiều trái càng tốt. Ngoài ra, dưỡng trái để được loại 1 là 1 điều rất quan trọng.

Muốn làm trái thì cây phải lực, muốn cây lực thì phải ép từ nhỏ, muốn ép cây từ nhỏ thì phải biết cách ép.

Phần 1: Khai cuộc !
Phần này bao gồm việc kêu gọi đầu tư và chuẩn bị đất và các công tác khác để trồng.

Muốn thuê đất thì phải biết cần bao nhiêu đất. Muốn biết cần bao nhiêu đất thì phải đợi đến ngày chốt các nhà đầu tư và số cổ phần bán được. Muốn vậy thì phải chốt từ bây giờ, vậy giờ tôi chốt:

1. Ngày bắt đầu huy động đầu tư: ngay bây giờ và ngay ngày hôm nay.
2. Ngày chốt các nhà đầu tư và số cổ phần họ mua: rằm tháng 9/2015 (âm lịch).
3. Tìm và thuê đất: 3 tháng, chậm nhất rằm tháng 12/2015.
4. Cải tạo đất và chuẩn bị các công tác cần chuẩn bị: 3 tháng, chậm nhất đến rằm tháng 3/2015.
5. Trồng: chậm nhất rằm tháng 3/2015.
6. Thu hoạch: chậm nhất rằm tháng 11/2015.
7. Thu hồi vốn: chậm nhất rằm tháng 1/2016.
8. Tiếp tục kêu gọi đầu tư vườn số 3.


Vậy, nếu bây giờ bạn muốn đầu tư vào nông nghiệp với cây đu đủ, bạn có thể gọi: 0934.68.0168 để hẹn 1 cuộc hẹn.

Chấm hết !

Haclong !
 
Last edited:
Tướng số 1 là ATrung Loa chăng? Nếu vậy thì thật là tiếc quá đi
tướng này là anh TRAX RICE
Nếu anh muốn trồng đu đu trong chậu thì anh nên đến Văn Giang, Hưng Yên để học hỏi. Vì ở đó có một số cao thủ chuyên trồng trong chậu để bán Tết
nếu người ta chỉ cho bạn rồi thì người ta bán 200 /1 cây hả bạn huumanh
 
Sau đây, tôi sẽ trả lời các câu hỏi, các câu hỏi được xem là 1 phần của bài 4 topic này.
@haclong ! Bán giống không anh đẹp giai?

Chào @hohuuthuc !
Có.
Chào thánh lông đen không biết có nhan sắc hay không.
Đẹp trai thì vô chừng?
Xin hỏi 1 câu nhẹ.
Tiền nhiều thì không tính. Nhưng bản thân tui có khoảng 40 triệu nếu muốn đầu tư với haclong thì sao.tui đang làm thợ xây dựng tự do.muốn làm nông. Haclong có thể báo giùm 1ooo cây mà cổ đông muốn hợp tác thì có giá khoảng bao nhiêu?
Nếu tôi muốn làm lính của bạn thì sao.tôi chỉ có thể bỏ gia đình trong khoảng 6 tháng mà thôi????

Chào @mickey !

- Về việc đầu tư với 40 triệu là không đủ cho cổ phần 1.000 cây đu đủ.

Với số vốn này anh có thể tự trồng nếu anh có đất. Trường hợp anh không có đất thì anh cũng sẽ thiếu vốn cho 1.000 cây tự trồng nếu anh thuê đất..
Với số vốn này anh cũng không thể áp dụng những công nghệ cho vườn cây.
Và với số vốn này anh cũng không thể thuê nhân công để trồng.

- Còn việc anh mong muốn làm việc với tôi với mục đích học tập hay dù với mục đích gì thì tôi cũng chưa có câu trả lời cho anh. Tùy theo mức đầu tư mà tôi cần 1 lực lượng công nhân tương ứng, trong trường hợp tôi huy động được 1 số cổ phần thì tôi mới bắt đầu tuyển quân. Trong các hướng tuyển quân, tôi sẽ ưu tiên cho các nông dân bàn phím trên agriviet. Anh có thể chờ đợi câu trả lời sau.
Hôm nay được thư giản cuối tuần trọn vẹn 1 ngày bên Gia đình nên lướt web đón đọc tập 5 của Vua đu đủ đây.
@_@ tò mò chút : "Anh @haclong ! viết ở nhà, ở quán cf hay ở dưới vườn đu đủ cạnh cái hồ nước lớn ...":Haha:

Chào @Loan Nguyen !
Tôi viết bài 2 ở quán cafe. Còn lại thì ở láng trại, nơi tôi có 1 cái láng trại, 1 vườn đu đủ, 1 cái hồ nước lớn, những cơn gió, những giọt sương, một sự yên tĩnh và sự thăng hoa.
cho em hỏi 1 câu. vườn bác haclong để avata có phải là bác trồng không? hay là vào vườn người khác chụp rồi đem treo lên avata :)

Chào @osinnhavuon !
Vườn tôi chụp hình là vườn của người khác, không phải của tôi. Tôi chụp vào lúc tôi đang nghiên cứu chuẩn bị trồng.
Nghe hấp dẫn rồi đây. 1ha trồng được khoảng bao nhiêu cây đủ đủ @haclong ! ?

Chào @hongdang !

1 hecta có thể trồng từ 2.000 đến 5.500 cây, tùy cậu chủ quyết định.
Có hơn 3ha đất tại Xuân Đông, Cẩm Mỹ khá tốt. Hoàn toàn có thể đáp ứng được nguồn nước tưới quanh năm. Nghe anh Rồng Đen nói về đu đủ hấp dẫn phết, lại còn mong muốn mở rộng diện tích nữa, tự dưng thích đu đủ. Nhưng anh Rồng cũng nói phải có trường vốn thì mới ăn thua được với cây đu đủ nên tớ hơi băn sờ khoăn. Vậy người nông dân này phải làm sao hả anh Rồng? Tư cho tớ mấy vấn đi vua đu đụ

Chào @hongdang !

Trường hợp của anh là đã có 3 hecta và dự tính là không đủ vốn để theo đu đủ nên hơi băng khăng và muốn tôi tư vấn.

Trong trường hợp này thì anh nên làm trồng vừa đủ số cây trong vườn tương ứng với số vốn anh có hoặc là kết hợp với ai đó, chứ cố gắn mà đánh thì cửa thắng rất thấp.
Còn hợp tác với ai là tùy anh, trong trường hợp anh chọn tôi để hợp tác thì mong anh sớm có mặt ở vườn tôi để tôi pha cafe cho anh uống.
Chào mọi người!

Tôi đã theo dõi nhiều loạt bài của nhiều người, nhưng đây là lần đầu tiên tôi lại muốn cm. Chính vì vậy mà phải đăng ký thành viên và tôi cũng nghĩ nên đến lúc trở thành thành viên để học hỏi, trao đổi được nhiều hơn.

Tôi được sinh ra không phải gia đình nông dân, bản thân tôi cũng không phải là một nông dân thực thụ. Nhưng tôi hiểu cuộc sống của họ, những trăn trở, suy tư, những cách làm hay và ước vọng làm giàu bằng chính sức lao động trên chính mãnh đất của mình. Ước vọng đó là chính đáng, rất quý, rất đáng trân trọng.

Tuy nhiên, thưa với các bạn tôi rất khách quan và tôi sắp nói điều dưới đây cũng khách quan, không có ý xúc phạm ai, tôi chỉ mong góp 1 phần nhỏ bé về cách nhìn, cách phân tích và hướng đi như thế nào để chúng ta cùng nhau phát triển nền nông nghiệp nước nhà, đưa người nông dân thoát khỏi tình trạng hiện tại, giúp họ biến ước vọng của họ trở thành hiện thực, trong đó có cả một người nông dân chưa thực thụ như tôi.

1. Thứ nhất, phải nói là nền nông nghiệp nước ta hiện nay chỉ nằm ở mức trung bình, dù rằng là một nước xuất khẩu gạo đứng nhất nhì thế giới, cafe cũng vậy. Nhưng nhiều người đánh đồng và cho rằng nông nghiệp Việt Nam đứng nhất nhì thế giới. Có nhìn đúng thì đi mới đúng, nhìn chưa đúng mà cứ đi... té hố chả trách.
2. Trình độ của người nông dân cũng ở mức trung bình dù các tố chất khác như: cần cù siêng năng, chịu thương chịu khó, khiêm tốn học hỏi, dũng cảm vượt trở ngại (bao gồm cả cố chấp đánh liều). Có câu: "không học thì về cạp đất mà ăn", nhưng cũng cần phải biết "cạp đất" thế nào chứ nếu không "cạp" một lúc rồi sổ đỏ nằm cả trong ngân hàng, rồi cũng đến lúc nhìn mảnh đất "ra đi".
3. Không chấp nhận việc làm nông nghiệp chưa phải là một quy trình của sản xuất hàng hóa. Nói rõ ra là: nông nghiệp chỉ là một khâu của quá trình sản xuất hàng hóa, chưa phải là một thể chế kinh tế hoàn chỉnh.
4. Phát triển tự phát, không theo khuôn khổ, tính hợp tác và thống nhất chưa cao. Trong vấn đề này còn chứa đựng tính tự tôn (tự tôn không xấu, nhưng dính vào đây mới đâm ra chưa tiến bộ), cứ cho mình là nhất, là đúng, mình là số một, kỷ thuật của mình không ai sánh bì và ít chịu hợp tác với ai, cứ sợ người khác học được kỷ thuật của mình nên dẫn đến tình trạng manh mún, không tạo được sức mạnh tổng hợp của sự đoàn kết.
5. Không tìm hiểu đánh giá và chủ động trong sản xuất, khi có biến cố hay đỗ lỗi tại trời, tại giá cả thị trường, tại số phận... Sâu hơn một chút, các nhà kinh tế họ gọi là "tầm nhìn chiến lược", mình thì không nói vậy, mình chỉ gọi là sản xuất chủ động.
6. Việc áp dụng khoa học kỷ thuật là một yếu tố cực kỳ cần thiết để chúng ta ngày càng có nhiều sản phẩm đạt chất lượng cao, đạt năng suất tốt, ít tốn công, giảm chi phí... và tôi nghĩ đây là một yếu tố cần phải thường xuyên, lâu dài hay dùng từ khác là "luôn luôn". Nhưng buồn tay, tôi thấy ít người nông dân làm điều này, họ tìm ra cách làm nào đó, trở thành bí quyết, dừng lại đó, tung hô nó và giữ nó cho riêng mình. Đâu biết rằng thế giới đã đi trước mình hàng vài chục năm và họ vẫn nghiên cứu kỷ thuật mới và tiếp tục nghiên cứu... ví dụ như công nghệ gien trong tạo giống, kỷ thuật sử dụng công cụ lao động, các loại thuốc BVTV, công nghệ chế biến sản phẩm sau thu hoạch...
7. Vấn đề cuối cùng mà cũng là cốt lõi, đó là lợi nhuận đầu tư và đóng góp xã hội. Tôi nghe nhiều người so sánh với nhau: ông ấy làm chỉ 50 giạ lúa cho 1 công (1.296 m2, cách gọi của người miền tây) còn tôi được những 54 giạ (giạ là một cách đo lường bằng dụng cụ hình trụ). Nhưng đâu biết rằng cái ông làm 50 giạ chỉ đầu tư với chi phí chưa bằng 2/3 của ông 54 giạ. Họ chỉ trọng số lượng mà thôi.

Đó là những vẫn đề sơ thảo mà tôi thấy được, chưa hẳn hoàn toàn đúng. Có thể các bạn còn thấy nhiều và rõ hơn tôi. Nhưng tại sao phải nói vòng vo như thế? Tôi xin lập lại: nhìn rõ sẽ đi đúng.

Vậy có liên quan gì với việc trồng đu đủ?

Bạn haclong nói nhiều điểm tôi rất đồng ý và tôi cũng mong sớm đọc tiếp loạt bài của bạn ấy. Tôi chờ vì tôi thấy được sự nhiệt huyết, vấn đề am hiểu về cây đu đủ và kỷ thuật canh tác nó. Tôi chờ vì tôi thấy có thể đây là cơ hội của tôi và cũng có thể là cơ hội của bạn ấy.

Nhưng cũng xin nhắc thêm rằng:
- Thành công là một quá trình chứ không phải là một điểm đến.
- Kỷ thuật rồi sẽ có lúc lạc hậu bởi sự thay đổi của thời, không gì là vĩnh cữu.
- Phải khiêm tốn, lắng nghe, nhìn nhận và học hỏi. Người nói trái ý mình có thể là thầy của mình. Phải bình tĩnh trong mọi tình huống vì lời nói trong lúc nóng giận là lời nói thiếu khôn ngoan nhất.
- Sự chắc chắn của đầu ra sản phẩm. Ví dụ một hợp đồng bao tiêu dài hạn chẳng hạn? Hoặc một thị trường có thể trở thành thị trường truyền thống của trái đu đủ? Có ai đó bảo bạn hãy trồng đi rồi tôi sẽ mua, tôi không mua thì cũng có người khác mua, vậy khi người đó không mua, hoặc những đối tác khác không thể mua hết thì sao? Hãy luôn nhớ đến hai từ "chắc chắn" và giải pháp cho nó.
- Nếu bạn có 1 suất đầu tư với lợi nhuận từ 17% - 25% trên một tháng mà không phải lo nghĩ nhiều đến thời tiết, giá cả thị trường, tính ổn định của đầu ra sản phẩm. Vậy bạn vẫn tiếp tục trồng đu đủ chứ? Nếu có thì tại sao bạn lại quyết định như vậy?

Chào @Đinh Hiếu Trung !

Anh viết cái gì vậy ? Cuối cùng anh muốn hỏi gì tôi đọc mà không hiểu. Mong anh viết lại với 1 cái kết luận dễ hiểu.
Anh chuyển sang đề tài nuôi dê đỉnh cao cho nhanh - vừa nhanh vừa gọn lại khỏe cái đầu .
Tôi thấy cái đề tài nuôi dê đỉnh cao đó hạclong viết tiếp thì nhiều nông dân được nhờ hơn đấy .
Thân !

Chào @chan-that !
Mô hình nuôi dê đỉnh cao tôi đã nâng cấp thêm 2 lần, hiện tại tôi thấy nó khá khép kín và bền vững. Trong tương lai nếu tôi không nuôi dê thì tôi sẽ chia sẽ tất cả.
Anh chuyển sang đề tài nuôi dê đỉnh cao cho nhanh - vừa nhanh vừa gọn lại khỏe cái đầu .
Tôi thấy cái đề tài nuôi dê đỉnh cao đó hạclong viết tiếp thì nhiều nông dân được nhờ hơn đấy .
Thân !

Chào @chan-that !
Mô hình nuôi dê đỉnh cao tôi đã nâng cấp thêm 2 lần, hiện tại tôi thấy nó khá khép kín và bền vững. Trong tương lai nếu tôi không nuôi dê thì tôi sẽ chia sẽ tất cả.
Có nhà đầu tư nào chưa? Cho tham gia với!!!

Chào @COWBOY MIEN TAY !
Chưa.
Khi nào thiếu người kêu Loan tham gia nhé! Cho con gái tham gia hông đó @_@
Anh @trungdudu ơi! Nam tiến thôi. Hai anh em mình góp chung thành 1 hội được á, anh trồng em bán :hoa::hoa::hoa:

Chào @Loan Nguyen !
Đang thíu nè bạn.
Nhà đầu tư là nữ thì cũng bình thường thôi mà.
 
Last edited:
Chào mọi người !

Hôm nay tôi phải viết phần 4 của topic này, phần quan trọng nhất với 1 cái đầu trống rỗng.

Việc quá nhiều, làm mãi mà không hết việc. Bây giờ là 9 giờ đêm, mọi thứ của ngày hôm nay cũng tạm ổn, nó ổn hơn ngày hôm qua 1 xí và tôi bắt đầu suy nghĩ để viết bài.

Bài 4: Hợp tác như thế nào ?

Trên đường đi của 1 lãng tử vô tình thì có rất nhiều bóng hồng gục ngã. Còn trên đường tôi đi sẽ có rất nhiều cây đu đủ. Nếu không có những người trồng đu đủ như tôi, thì những hạt đu đủ sẽ đi về đâu ?

Chúng tôi nhặt từng hạt, chọn lựa kỹ càng, bảo quản cẩn thận và rồi đến thời điểm thích hợp chúng sẽ biến mình thành những cây đu đủ nằm ở trong bầu ươm, chúng chỉ bé bé xinh xinh, nếu bạn sờ tay để âu yếm chúng thì bạn sẽ cảm nhận chúng đang mỉm cười với bạn.

Chúng được đưa tới những nơi cần chúng, và nơi ấy sẽ là nhà của chúng. Người chủ thật sự của chúng sẽ xuất hiện, cuộc đời chúng sẽ sướng hay khổ, sẽ vui hay buồn, sẽ khỏe mạnh hay yếu ớt và sẽ sống thọ hay chết yểu đều do cậu chủ chúng quyết định.

Nếu may mắn thì chúng sẽ vào tay 1 cậu chủ có trách nhiệm với từng thành viên trong nhóm của chúng, cuộc đời chúng sẽ không thíu nước để uống, thức ăn dư thừa và các vitamin cùng khoán chất rất dồi dào được đưa đến tận miệng 1 cách công phu, công việc chúng cần làm là cho lại cậu chủ càng nhiều trái đu đủ càng tốt, xem như 1 món quà và tất cả mà chúng có thể để đền đáp lại công sức và tâm huyết của cậu chủ.

Như tôi đã từng nói, năng suất trung bình của miền nam là 120 tấn/hecta với giá giả định là 5.000 đ/kg.

Nếu theo công thức này, chúng ta dễ dàng có 1 phép tính đơn giản và dễ hiểu: 120.000 kg × 5.000 đ/kg = 600.000.000 đ/hecta doanh thu sau 12 tháng kể từ khi trồng.

Đó chỉ là thu, còn phải chi xong mới được thu, vậy con số chi phí là bao nhiêu cho 1 hecta đu đủ ?

Chi phí là 1 con số, 1 con số bí mật sẽ được bật mí khi mà nhà đầu tư gặp được người đang viết những hàng chữ này và nó không được công bố rộng rãi.

Hỏi: Khả năng của anh lấy được năng suất trên và cái giá trên là bao nhiêu % ?
Trả lời: Tôi tự tin 50% lấy được năng suất trên và 90% lấy được giá trên.

Hỏi: Khả năng thất bại bao nhiêu % ?
Trả lời: 10% !

Hỏi: Những nguyên nhân nào làm anh thất bại ?
Trả lời: Thiên tai, rủi ro về bệnh mới xuất hiện và rủi ro về việc thuê đất.

Hỏi: Thiên tai bao gồm những loại thiên tai nào ?
Trả lời: Giông, lốc và bão.

Hỏi: Bệnh mới là sao ?
Trả lời: Mỗi năm đu đủ đều có những bệnh mới xuất hiện, đây là chuyện bình thường. Ngoài ra thì các bệnh cũ kháng với các loại thuốc BVTV trước đây đã trị được chúng cũng được liệt kê vào bệnh mới.

Hỏi: Còn các bệnh cũ ?
Trả lời: Tôi không sợ.

Hỏi: Virus ?
Trả lời: Tôi cũng không sợ.

Hỏi: Vì sao anh quá tự tin đối với 1 loại bệnh hiện chưa có thuốc trị ?
Trả lời: Tôi có kỹ thuật để giữ vườn, virus sẽ rất khó đánh vào vườn của tôi. Trong trường hợp tồi tệ nhất, đó là chúng đã vào thì lúc chúng tôi sẽ kiềm chế chúng lại.

Hỏi: Rủi ro về thuê đất là những rủi ro nào ?
Trả lời: Các vấn đề liên quan đến đất đai đều có rủi ro, về quy hoạch, về tranh chấp, về bất cứ gì làm bất ổn miếng đất.

Hỏi: Anh có 50% lấy được năng suất trên + 10% thất bại, vậy còn 40% còn lại ?
Trả lời: Có 20% khả năng tôi chỉ lấy được một nữa năng suất trung bình, 20% gấp đôi năng suất trung bình.

Hỏi: Anh có chắc những gì mình nói ?
Trả lời: Tôi luôn suy nghĩ trước khi phát ngôn !

Hỏi: Điều gì làm cho anh chỉ lấy được một nữa năng suất trung bình ?
Trả lời: Các vấn đề khách quan như thời tiết không thuận lợi, bùng phát dịch côn trùng, sai lầm trong tính toán và các vấn đề khác.

Hỏi: Điều gì làm anh lấy được năng suất gấp đôi ?
Trả lời: Tôi có nhiều lợi thế, tôi biết cách tối ưu hóa các lợi thế của mình.

Hỏi: Vậy kế hoạch đầu tư ra sao ?
Trả lời: Nhà đầu tư tiềm năng sau khi mua cổ phần sẽ trở thành cổ đông, tôi bán cổ phần theo đơn vị tính 1.000 cây và chia cổ tức theo %.

Hỏi: Anh có thể giải thích sâu hơn ?
Trả lời: Giả sử cây đu đủ có giá bán cổ phần là 10 đ/cây, nhà đầu tư có thể mua 1.000 cây đu đủ, 2.000 cây đu đủ, hoặc nhiều hơn nhưng không mua lẻ. Trong trường hợp nhà đầu tư mua 2.000 cây đu đủ thì chi phí đầu tư của nhà đầu tư là: 10 đ/cây × 2.000 cây = 20.000 đ (Chi phí đầu tư).

Hỏi: Vậy còn việc chia cổ tức ?
Trả lời: Giả sử nhà đầu tư mua 2.000 cây đu đủ mà trong vườn có tổng cộng 50.000 cây đu đủ, thì nhà đầu tư sẽ có: 2.000 ÷ 50.000 × 100% = 4% cổ tức.

Hỏi: Rõ thêm nữa ?
Trả lời: Giả sử tổng thu toàn vườn là 10 tỷ, thì bạn lấy 10.000.000.000 × 4% = 400.000.000 đ tiền được chia cho nhà đầu tư ấy.

Hỏi: Với 400 triệu tiền cổ tức từ thu hoạch trên trong tay thì tôi chia cho anh bao nhiêu ?
Trả lời: Tôi đã lời ở phần chi phí đầu tư mà các nhà đầu tư đã góp vốn rồi nên phần lợi nhuận sẽ không phải chi trả cho tôi.

Hỏi: Vậy anh lời khi bán cổ phần với đơn vị tính là 1.000 cây ?
Trả lời: Đúng vậy, tôi sẽ có lợi nhuận khi các nhà đầu tư góp vốn. Ngoài ra, tôi muốn được thưởng 5% doanh thu khi tôi nâng gấp đôi mức doanh thu giả định.

Hỏi: Là sao ?
Trả lời: Mức doanh thu giả định phía trên là 600.000.000 đ/hecta, nếu tôi làm cho nó trở thành 1.200.000.000 đ/hecta hoặc nhiều hơn thì mỗi cổ đông phải thưởng cho tôi 5% doanh thu của họ.

Hỏi: Vườn sắp tới anh sẽ trồng
bao nhiêu cây ?
Trả lời: từ 9.000 đến 150.000 cây, tùy mức đầu tư mà tôi huy động được.

Hỏi: Cổ phần của riêng anh là bao nhiêu ?
Trả lời: Của riêng haclong là 9.000 cây, số còn lại phụ thuộc vào các nhà đầu tư.


Hỏi: Ai kiểm xoát giá bán ?
Trả lời: Chả ai cả, trong tất cả các cổ đông thì ai có đầu ra giá cao nhất thì sẽ bán sản phẩm cho đầu ra đó nhằm mục đích tối đa hóa lợi nhuận, trong trường hợp không thuận lợi thì sẽ chọn giá cao thứ 2, và cứ thế, và cứ thế. Cổ đông nào cũng có quyền bán sản phẩm của nguyên vườn đu đủ nếu giá chào thầu là cao nhất và tiền bạc rõ ràng nhất.

Hỏi: Làm sao tôi kiểm xoát được sản lượng thu hoạch ?
Trả lời: Các cổ đông sẽ giám sát trực tiếp thay phiên nhau, nếu ai không tin tưởng có thể ở lại vườn 100% thời gian để giám sát.

Hỏi: Công việc của cổ đông là gì ?
Trả lời: Góp tiền đầu tư đầy đủ, đúng lúc và giám sát tất cả những gì cần giám sát.

Hỏi: Công việc của anh là gì ?
Trả lời: Tôi lo tất cả.

Hỏi: Cụ thể ?
Trả lời: Tôi lo phần thuê đất, cây giống, trồng, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản, nhân công, tiến độ, chi phí, ... và tất cả tất cả.

Hỏi: Anh có làm nỗi không ?
Trả lời: Tôi không biết !

Cười hahaha..

Cám ơn haclong đẹp trai đã trả lời những câu hỏi của haclong, bây giờ chúng tôi phải làm gì ?

Trả lời: Lấy điện thoại ra và gọi cho haclong để hẹn 1 cuộc hẹn.

Ok, còn bạn, bạn có muốn hỏi haclong điều gì không, nếu có bạn cứ hỏi ở phần comment, nhưng bạn nhớ: "Mỗi một lần hỏi bạn chỉ được hỏi 1 câu duy nhất" và ai gọi haclong là haclong đẹp trai sẽ được ưu tiên trả lời trước.

Bạn lưu ý: Tất cả các câu hỏi của các đọc giả nếu được trả lời thì đều thuộc bài 4 của topic này.

Ê, tiện tay bấm "like" dùm cái !
Cuối cùng thì bạn haclong cũng viết cái phần 4 mà D chờ đợi. Có vài nhận xét như sau:

(Cũng nói thêm là có thể những gì bạn haclong viết trên đây là phần giới thiệu, còn chi tiết thì chỉ những nhà đầu tư mới biết, nên D sẽ ko nói về chuyện haclong có dự liệu hay chưa. Nhưng dựa trên con mắt của người đọc, thì D đưa ra các phân tích sau đây).

Ai cũng thấy rất rõ về doanh thu (600tr /ha/năm) con số trung bình, với năng suất 120 tấn / ha, 5k/kg (khả năng là 50% năng suất trên, và 90% giá trên), 20% còn lại là được 60 tấn (tương đương 300tr/ha), và 20% đạt 240 tấn (tương đương 1,2ty /ha). Còn 10% thất bại (là mất trắng, hay được bao nhiêu thì không nói đến).

Có 1 điều chưa rõ là giá bán 5k/kg là giá bán tại vườn (người thu mua tự hái) hay giá bán ở một địa điểm nào đó (nhà vườn phải hái và chở đến đó). Trong xuất khẩu người ta hay nói đến giá CIF hay giá FOB, tình trạng giá nào cũng ảnh hưởng đến khá nhiều lợi nhuận. D đưa ra lý do này bởi qua thời gian nghiên cứu về bơ, D dự kiến chi phí hái, chuyên chở, chọn lọc, đóng gói, dán nhãn, bao bì, bảo quản ... hết 5k/kg bơ rồi. Nên nếu đu đủ mà cũng qua những quy trình đó mới bán dc giá 5k/kg thì ....... thua. Nhưng có vẻ đây là giá bán tại vườn, và nhà vườn bỏ công hái.

Mr haclong huy động vốn cổ phần dựa trên số cây (1.000 cây / gói), mà mỗi ha thì trồng được từ 2.000 - 5.500 cây (theo mr haclong trả lời cho mr hongdang), mr haclong không quy định số cây / ha cụ thể, thế thì có sự vênh giữa đầu tư và doanh thu. Cái tính theo ha, cái tính theo cây. (Giả sử 1 cây giá 100k, nếu trồng 1ha 2000, bỏ 200tr và thu 600tr thì cũng ngon. Nhưng nếu 1ha 5.500 cây, bỏ 550tr và thu 600tr thì chua.)

Với 1 nhà đầu tư chân chính (đầu tư vốn), thì họ chỉ quan tâm họ bỏ bao nhiêu tiền và thu lại được bao nhiêu tiền hàng năm. Hy vọng mr haclong có sẵn các bài tính những điều này cho các nhà đâu tư, mà trong khuôn khổ bài viết này mr haclong ko chia sẻ.

P/S: Nói thật lòng thì cái bài này nó không được như D kỳ vọng. Không thấy có gì đặc biệt khác với những gì D nghĩ (nó còn ít thông tin hơn D nghĩ), nhưng có lẽ mr haclong giấu bài, nên cũng ko tiện hỏi nhiều. Ngay cả bài số 3 về "Bộ luật trồng đu đủ", nó giống như 1 cái Điều lệ công ty CP, trong đó quy định mọi thứ liên quan đến cổ phần, cổ đông (ai thích thì D cho 1 bản, tại hôm bữa lập kế hoạch trồng bơ đã chuẩn bị sẵn (copy từ cái điều lệ công ty của D)).

Cả cái kế hoạch trồng bơ bằng file excel, tính toán đầy đủ về kế hoạch triển khai, khả năng thu hồi vốn, .... cũng có hết trong đó, ai muốn ... cho luôn.

Nhưng mà tất cả các kế hoạch đó, thì đều được lập từ MỘT NGƯỜI CHƯA TỪNG TRỒNG BƠ, khác với mr haclong là ngày đêm lăn lộn với cây đu đủ. Có lẽ đó là lý do duy nhất mà D nghĩ thua mr haclong. còn tất cả những tính toán, hay những dự tính trên đây, D làm khá kỹ và đầy đủ.

Giờ đây thì D đang đi 1 kế hoạch khác chắc chắn và toàn vẹn hơn, chỉ có điều là khó hơn. Cũng chưa có thành công gì đáng kể, nên bước đầu xin không chia sẻ. ^^. Nói chung đang dần dần bổ sung những thứ mình đang còn thiếu.
 
Cuối cùng thì bạn haclong cũng viết cái phần 4 mà D chờ đợi. Có vài nhận xét như sau:

(Cũng nói thêm là có thể những gì bạn haclong viết trên đây là phần giới thiệu, còn chi tiết thì chỉ những nhà đầu tư mới biết, nên D sẽ ko nói về chuyện haclong có dự liệu hay chưa. Nhưng dựa trên con mắt của người đọc, thì D đưa ra các phân tích sau đây).

Ai cũng thấy rất rõ về doanh thu (600tr /ha/năm) con số trung bình, với năng suất 120 tấn / ha, 5k/kg (khả năng là 50% năng suất trên, và 90% giá trên), 20% còn lại là được 60 tấn (tương đương 300tr/ha), và 20% đạt 240 tấn (tương đương 1,2ty /ha). Còn 10% thất bại (là mất trắng, hay được bao nhiêu thì không nói đến).

Có 1 điều chưa rõ là giá bán 5k/kg là giá bán tại vườn (người thu mua tự hái) hay giá bán ở một địa điểm nào đó (nhà vườn phải hái và chở đến đó). Trong xuất khẩu người ta hay nói đến giá CIF hay giá FOB, tình trạng giá nào cũng ảnh hưởng đến khá nhiều lợi nhuận. D đưa ra lý do này bởi qua thời gian nghiên cứu về bơ, D dự kiến chi phí hái, chuyên chở, chọn lọc, đóng gói, dán nhãn, bao bì, bảo quản ... hết 5k/kg bơ rồi. Nên nếu đu đủ mà cũng qua những quy trình đó mới bán dc giá 5k/kg thì ....... thua. Nhưng có vẻ đây là giá bán tại vườn, và nhà vườn bỏ công hái.

Mr haclong huy động vốn cổ phần dựa trên số cây (1.000 cây / gói), mà mỗi ha thì trồng được từ 2.000 - 5.500 cây (theo mr haclong trả lời cho mr hongdang), mr haclong không quy định số cây / ha cụ thể, thế thì có sự vênh giữa đầu tư và doanh thu. Cái tính theo ha, cái tính theo cây. (Giả sử 1 cây giá 100k, nếu trồng 1ha 2000, bỏ 200tr và thu 600tr thì cũng ngon. Nhưng nếu 1ha 5.500 cây, bỏ 550tr và thu 600tr thì chua.)

Với 1 nhà đầu tư chân chính (đầu tư vốn), thì họ chỉ quan tâm họ bỏ bao nhiêu tiền và thu lại được bao nhiêu tiền hàng năm. Hy vọng mr haclong có sẵn các bài tính những điều này cho các nhà đâu tư, mà trong khuôn khổ bài viết này mr haclong ko chia sẻ.

P/S: Nói thật lòng thì cái bài này nó không được như D kỳ vọng. Không thấy có gì đặc biệt khác với những gì D nghĩ (nó còn ít thông tin hơn D nghĩ), nhưng có lẽ mr haclong giấu bài, nên cũng ko tiện hỏi nhiều. Ngay cả bài số 3 về "Bộ luật trồng đu đủ", nó giống như 1 cái Điều lệ công ty CP, trong đó quy định mọi thứ liên quan đến cổ phần, cổ đông (ai thích thì D cho 1 bản, tại hôm bữa lập kế hoạch trồng bơ đã chuẩn bị sẵn (copy từ cái điều lệ công ty của D)).

Cả cái kế hoạch trồng bơ bằng file excel, tính toán đầy đủ về kế hoạch triển khai, khả năng thu hồi vốn, .... cũng có hết trong đó, ai muốn ... cho luôn.

Nhưng mà tất cả các kế hoạch đó, thì đều được lập từ MỘT NGƯỜI CHƯA TỪNG TRỒNG BƠ, khác với mr haclong là ngày đêm lăn lộn với cây đu đủ. Có lẽ đó là lý do duy nhất mà D nghĩ thua mr haclong. còn tất cả những tính toán, hay những dự tính trên đây, D làm khá kỹ và đầy đủ.

Giờ đây thì D đang đi 1 kế hoạch khác chắc chắn và toàn vẹn hơn, chỉ có điều là khó hơn. Cũng chưa có thành công gì đáng kể, nên bước đầu xin không chia sẻ. ^^. Nói chung đang dần dần bổ sung những thứ mình đang còn thiếu.
Em xin bác file đia chỉ mail. Nongsan24.tanchau@gmail.com . đt 0986808681
 
Cuối cùng thì bạn haclong cũng viết cái phần 4 mà D chờ đợi. Có vài nhận xét như sau:

(Cũng nói thêm là có thể những gì bạn haclong viết trên đây là phần giới thiệu, còn chi tiết thì chỉ những nhà đầu tư mới biết, nên D sẽ ko nói về chuyện haclong có dự liệu hay chưa. Nhưng dựa trên con mắt của người đọc, thì D đưa ra các phân tích sau đây).

Ai cũng thấy rất rõ về doanh thu (600tr /ha/năm) con số trung bình, với năng suất 120 tấn / ha, 5k/kg (khả năng là 50% năng suất trên, và 90% giá trên), 20% còn lại là được 60 tấn (tương đương 300tr/ha), và 20% đạt 240 tấn (tương đương 1,2ty /ha). Còn 10% thất bại (là mất trắng, hay được bao nhiêu thì không nói đến).

Có 1 điều chưa rõ là giá bán 5k/kg là giá bán tại vườn (người thu mua tự hái) hay giá bán ở một địa điểm nào đó (nhà vườn phải hái và chở đến đó). Trong xuất khẩu người ta hay nói đến giá CIF hay giá FOB, tình trạng giá nào cũng ảnh hưởng đến khá nhiều lợi nhuận. D đưa ra lý do này bởi qua thời gian nghiên cứu về bơ, D dự kiến chi phí hái, chuyên chở, chọn lọc, đóng gói, dán nhãn, bao bì, bảo quản ... hết 5k/kg bơ rồi. Nên nếu đu đủ mà cũng qua những quy trình đó mới bán dc giá 5k/kg thì ....... thua. Nhưng có vẻ đây là giá bán tại vườn, và nhà vườn bỏ công hái.

Mr haclong huy động vốn cổ phần dựa trên số cây (1.000 cây / gói), mà mỗi ha thì trồng được từ 2.000 - 5.500 cây (theo mr haclong trả lời cho mr hongdang), mr haclong không quy định số cây / ha cụ thể, thế thì có sự vênh giữa đầu tư và doanh thu. Cái tính theo ha, cái tính theo cây. (Giả sử 1 cây giá 100k, nếu trồng 1ha 2000, bỏ 200tr và thu 600tr thì cũng ngon. Nhưng nếu 1ha 5.500 cây, bỏ 550tr và thu 600tr thì chua.)

Với 1 nhà đầu tư chân chính (đầu tư vốn), thì họ chỉ quan tâm họ bỏ bao nhiêu tiền và thu lại được bao nhiêu tiền hàng năm. Hy vọng mr haclong có sẵn các bài tính những điều này cho các nhà đâu tư, mà trong khuôn khổ bài viết này mr haclong ko chia sẻ.

P/S: Nói thật lòng thì cái bài này nó không được như D kỳ vọng. Không thấy có gì đặc biệt khác với những gì D nghĩ (nó còn ít thông tin hơn D nghĩ), nhưng có lẽ mr haclong giấu bài, nên cũng ko tiện hỏi nhiều. Ngay cả bài số 3 về "Bộ luật trồng đu đủ", nó giống như 1 cái Điều lệ công ty CP, trong đó quy định mọi thứ liên quan đến cổ phần, cổ đông (ai thích thì D cho 1 bản, tại hôm bữa lập kế hoạch trồng bơ đã chuẩn bị sẵn (copy từ cái điều lệ công ty của D)).

Cả cái kế hoạch trồng bơ bằng file excel, tính toán đầy đủ về kế hoạch triển khai, khả năng thu hồi vốn, .... cũng có hết trong đó, ai muốn ... cho luôn.

Nhưng mà tất cả các kế hoạch đó, thì đều được lập từ MỘT NGƯỜI CHƯA TỪNG TRỒNG BƠ, khác với mr haclong là ngày đêm lăn lộn với cây đu đủ. Có lẽ đó là lý do duy nhất mà D nghĩ thua mr haclong. còn tất cả những tính toán, hay những dự tính trên đây, D làm khá kỹ và đầy đủ.

Giờ đây thì D đang đi 1 kế hoạch khác chắc chắn và toàn vẹn hơn, chỉ có điều là khó hơn. Cũng chưa có thành công gì đáng kể, nên bước đầu xin không chia sẻ. ^^. Nói chung đang dần dần bổ sung những thứ mình đang còn thiếu.

Chào @lmduc13 !

Về giá bán là giá loại 1 tại vườn và giả định (nó phụ thuộc vào đầu ra của tất cả các cổ đông và tôi cũng là 1 cổ đông). Còn nhà vườn hái hay lái buôn hái thì chuyện đâu còn có đó, không ai thiệt thòi đâu.

Anh @hongdang hỏi haclong: "1 hecta trồng được bao nhiêu cây @haclong (chứ không hỏi: "1 hecta haclong trồng được bao nhiêu cây ?". 2 câu hỏi là khác nhau nhé anh lmduc13.

Số cây trồng được trong vườn nó phụ thuộc vào chất đất là chính, nên không có 1 con số cụ thể. Nó giống như việc đánh phân, không có 1 công thức phân nào cụ thể, tùy chất đất và tùy lực của cây mà mỗi lần 1 công thức.

Cám ơn lmduc13 đã comment !
 
Cả cái kế hoạch trồng bơ bằng file excel, tính toán đầy đủ về kế hoạch triển khai, khả năng thu hồi vốn, .... cũng có hết trong đó, ai muốn ... cho luôn.

Nhưng mà tất cả các kế hoạch đó, thì đều được lập từ MỘT NGƯỜI CHƯA TỪNG TRỒNG BƠ, khác với mr haclong là ngày đêm lăn lộn với cây đu đủ. Có lẽ đó là lý do duy nhất mà D nghĩ thua mr haclong. còn tất cả những tính toán, hay những dự tính trên đây, D làm khá kỹ và đầy đủ.

Giờ đây thì D đang đi 1 kế hoạch khác chắc chắn và toàn vẹn hơn, chỉ có điều là khó hơn. Cũng chưa có thành công gì đáng kể, nên bước đầu xin không chia sẻ. ^^. Nói chung đang dần dần bổ sung những thứ mình đang còn thiếu.
Xin lỗi chủ thớt làm loãng topic. Bạn Đức cho mình xin file của bạn vào địa chỉ tvm2010@yahoo.com
Xin chân thành cám ơn!
Chào @lmduc13 !

Về giá bán là giá loại 1 tại vườn và giả định (nó phụ thuộc vào đầu ra của tất cả các cổ đông và tôi cũng là 1 cổ đông). Còn nhà vườn hái hay lái buôn hái thì chuyện đâu còn có đó, không ai thiệt thòi đâu.

Anh @hongdang hỏi haclong: "1 hecta trồng được bao nhiêu cây @haclong (chứ không hỏi: "1 hecta haclong trồng được bao nhiêu cây ?". 2 câu hỏi là khác nhau nhé anh lmduc13.

Số cây trồng được trong vườn nó phụ thuộc vào chất đất là chính, nên không có 1 con số cụ thể. Nó giống như việc đánh phân, không có 1 công thức phân nào cụ thể, tùy chất đất và tùy lực của cây mà mỗi lần 1 công thức.

Cám ơn lmduc13 đã comment !
Thuê đất là công đoạn cuối của quy trình hùn vốn trong khi nó quyết định đến số cây trồng trên một đơn vị diện tích, tức là quyết định đến hiệu quả của dự án.
Vậy tôi e rằng sẽ khó tìm được sự đồng thuận giữa các cổ đông.
 
Xin lỗi chủ thớt làm loãng topic. Bạn Đức cho mình xin file của bạn vào địa chỉ tvm2010@yahoo.com
Xin chân thành cám ơn!

Thuê đất là công đoạn cuối của quy trình hùn vốn trong khi nó quyết định đến số cây trồng trên một đơn vị diện tích, tức là quyết định đến hiệu quả của dự án.
Vậy tôi e rằng sẽ khó tìm được sự đồng thuận giữa các cổ đông.
không đồng thuận cũng không được...vì có "tướng đu đủ" quyết định rồi...vì nó đã nằm trong dự toán của "tướng" rồi ...và nếu bạn đã là nhà đầu tư thì bạn phải tin vào mọi quyết định của tướng...tóm lại..nếu là cổ đông và bạn không phải là 1 trong các tướng thì bạn chỉ đc phép " đầu tư >> đưa tiền.............. giám sát>>đứng nhìn,đừng ý kiến ý cò............. thu hoạch>>>đợi điếm tiền...." thắng thì vui vẻ tái đầu tư....v.v. tùy bạn...hihi nói vậy hông biết có sai hông nữa a @haclong !
 
Đọc qua topic của bạn tôi có vài điều muốn chia sẻ như sau:

1/Nhìn ở góc độ là người góp vốn hoặc nhà đầu tư:


-Tôi không phân tich chi tiết vào số liệu vì chắc chắn là thực tế sẽ khác xa với con số lý thuyết. Bất kỳ 1 dự án kinh doanh nào cũng đưa ra những con số "rất hấp dẫn".

-Có thể tác giả rất rành kỹ thuật trồng Đu đủ nhưng việc dự án có lãi là 1 chuyện khác. Vì nó cần phải giải quyết rất nhiều thứ và đôi khi sự thành công lại nằm ở yếu tố khách quan. Nhất là ở lĩnh vực nông nghiệp cụ thể hơn là ngành trồng trọt.

-Mặt khác phương thức cổ phần theo cách bán trọn gói 1000 cây rất không hợp lý cho dù nó là 1 con số rõ ràng. Vì: Cùng diện tích có thể trồng dao động số lượng cây rất lớn.

-Yếu tố ko kém phần quan trọng là giải quyết rủi ro! Nhà đầu tư sẽ được gì và mất gì nếu đầu tư vào dự án này?
..
-Nếu tác giả cam kết được chất lượng Đu đủ ngọt, ổn định đáp ứng được tiêu chuẩn thị trường. Thay vì làm nhà đầu tư tôi có thể thu mua tại vườn với giá tốt.

2/ Nhìn ở góc độ là bạn bè:
Ok! Tôi có thể giúp anh.

P/s:
Theo tôi mô hình phù hợp để làm dự án này là: Hợp tác xã. Mỗi bên sẽ góp Vốn, Đất hoặc Kỹ thuật.
Nếu dự án thành công thì mọi người cùng vui vẻ. Nếu thất bại thì mỗi người sẽ học dc thêm 1 nghề mới và tác giả sẽ không thiệt hại gì.
 
bất kỳ 1 dự án kinh doanh nào cũng đưa ra những con số "rất hấp dẫn".

-Có thể tác giả rất rành kỹ thuật trồng Đu đủ nhưng việc dự án có lãi là 1 chuyện khác. Vì nó cần phải giải quyết rất nhiều thứ và đôi khi sự thành công lại nằm ở yếu tố khách quan.
Loan thích nhất cái 2 câu này
-----------------------
Nếu tác giả cam kết được chất lượng Đu đủ ngọt

P/s: Loan đã từng nói khi nào ăn được trái đu đủ tự tay hái từ vườn anh @haclong ! , do anh trồng lấy thì lúc đó việc đầu tư sẽ có câu trả lời, hiihihi sẽ giữ quan điểm này đến cùng...:p:p:p:p
 
Chào @hongdang !

1 hecta có thể trồng từ 2.000 đến 5.500 cây, tùy cậu chủ quyết định.

Sao lại chênh nhiều thế hả @haclong ! ? Vì điều này thực sự rất quan trọng với tôi đấy. Nếu 1ha trồng 2000 cây chắc chắn chi phí sẽ khác nhiều so với 5.500 cây. Ý tôi muốn hỏi là, theo anh thì mức chuẩn mà anh mong muốn (hoặc đang áp dụng) số lượng cây/1ha là bao nhiêu? Điều này sẽ giúp tôi đưa ra quyết định lựa chọn phương án hợp tác dựa trên số vốn hiện có của mình. Cảm ơn!
 
@hohuuthuc@minhtv Đã gửi file cho 2 bạn. Có 1 vài công thức chưa đúng (chỉ là công thức) trong file, lâu rồi có chỉnh sửa nên ngại cập nhật.

Các bạn giữ đừng chia sẻ cho ai nếu không được sự đồng ý của D nhé! File cũng ko quan trọng gì, nhưng dù sao thì cũng là sản phẩm của D. ^^
 
Thì ra trồng đu đủ uống cong là học của China à! Vậy mà hôm trước xem ở đâu lại thấy bảo nông dân VN sáng tạo ra mới hài chứ:D:D
hihi...uốn cong thi co nhiều cách..nhưng mình thích nhất o cái clip này là kĩ thuật..quy mô..và cuối cùng là đầu ra..nghe không hiểu gì hết..:Dapdau::Dapdau::Dapdau:...nhưng thấy thu hoạch xong chỡ tới vựa đóng gói là thích rồi..:Haha::Haha::Haha:
 
Nhân chuyện góp vốn, D cũng xin đóng góp vài ý kiến gọi là kinh nghiệm của mình. Ý kiến phân ra thành 2 phần.

Phần 1: Các nguyên tắc trong kêu gọi đầu tư (kêu gọi góp vốn).

Phần 2: Những điều cần lưu tâm khi góp vốn.


PHẦN 1: CÁC NGUYÊN TẮC TRONG KÊU GỌI ĐẦU TƯ (KÊU GỌI GÓP VỐN).


Đầu tiên, D khẳng định kêu gọi đầu tư là một việc quan trọng trong quá trình làm ăn, vì nguồn lực thì có hạn, cơ hội thì không phải lúc nào cũng đến, nên nếu tự mình làm thì thường không tốt bằng cùng làm, và về bản chất, muốn phát triển thì phải “cùng làm”.


Nguồn lực ở đây thì bao gồm sức người, sức của. Nhưng nhìn chung, mọi thứ đều có thể quy về sức của, vì nếu có sức của thì có thể thuê được sức người. Bởi thế mới có chuyện “Kêu gọi đầu tư”, “hợp tác làm ăn”, “hay góp vốn” đều có chung 1 nghĩa.


Để huy động vốn thì cũng có 2 dạng chính, là vốn vay, và vốn cổ phần: Vốn vay bao gồm vay ngân hàng, vay từ trái phiếu…, vốn cổ phần thì thường là cổ phiếu. Nếu một vụ làm ăn người ta chắc chắn 100% thì người ta thường vay, còn có rủi ro thì người ta muốn cổ phần, vì vay sẽ rẻ hơn, là một khoản nợ, còn cổ phần phải chia lãi, nhưng san sẻ rủi ro.


Vay thì chỉ phải trả lãi và gốc, còn lại mọi thứ do tự mình quyết định. Còn cổ phần thì chung với nhau, nên nhiều người quyết định. Và đương nhiên nguyên tắc bất di bất dịch, ai góp nhiều thì có tiếng nói lớn (ngoài trừ trường hợp cổ đông sáng lập). Và vì thế, nhiều nơi, chỉ có cổ đông sáng lập và cổ đông lớn mới có tiếng nói, còn cổ đông nhỏ lẻ thì không có quyền can dự gì vào công việc chung bởi phần của họ ít quá. Tất nhiên là cũng có những bộ luật bảo vệ cổ đông nhỏ lẻ, nhưng nói chung về cơ bản, bỏ tiền nhiều, có quyền. Cái đó là luật.


Thế thì trên cương vị người góp vốn, họ cần được biết họ có tiếng nói gì không trong “đại cục”. Bởi thế mới phải có cái gọi là “Tổng mức đầu tư”. Tổng mức đầu tư được xây dựng từ những phần việc cần thiết. Trong ngành Bất Động Sản như công ty D thì có khoảng 16 mục chi phí lớn để tạo thành tổng mức đầu tư. Còn như trong nông nghiệp thì D nghĩ có thể bao gồm các mục chi phí lớn như: 1. Tiền đất (thuê hoặc mua), 2. Tiền đầu tư ban đầu (làm đất, xử lý đất, cây giống, trồng), 3. Tiền chăm sóc (nhân công, phân bón, thuốc…), 4. Tiền công cụ, dụng cụ (Làm chòi, mua các loại máy móc, đầu tư hệ thống tưới, …), 5. Tiền ý tưởng và khảo sát (tiền này dành cho người tướng). Từ tổng mức đầu tư, người ta sẽ chia thành cổ phần (thường là 10k/co phần), và bán ra xem mỗi người mua bao nhiêu cổ phần, với lượng cổ phần tối thiểu bao nhiêu thì được quyền có ý kiến, nếu lượng cổ phần dưới mức đó thì coi như chỉ nghe theo, không được có ý kiến.


Bên cạch đó, cần có cái gọi là mục tiêu, kế hoạch đạt được mục tiêu đó, và chế độ báo cáo. Mỗi cổ đông dù bỏ ít bỏ nhiều, thì họ cũng cần phải được nhìn thấy một cái mục tiêu, nhìn được kế hoạch, và được nhận báo cáo theo định kỳ để biết tiền của mình đang đi đâu, về đâu.


Và cái quan trọng nhất, là mỗi nhà đầu tư cần biết được cái họ nhận được là gì. Đấy là một kế hoạch tài chính, trong đó ghi rõ tổng mức đầu tư, tổng doanh thu, dòng tiền vào, ra theo thời điểm. Người tướng có thể vẻ vời dự án cho đẹp, và nhà đầu tư khôn ngoan phải biết đánh giá mức độ chính xác của những điều người tướng vẽ nên. Nhưng điều tiên quyết, thông tin phải minh bạch, và mọi thắc mắc phải được trả lời rõ ràng. Có 2 dạng nhà đầu tư: Họ biết mọi chuyện, họ đầu tư vì cân đối được giữa lợi nhuận và rủi ro, đây là những NHÀ ĐẦU TƯ THÔNG MINH. Còn loại thứ 2 là đầu tư vì tin tưởng người tướng, thành công thì không sao, nhưng thất bại… thì mọi chuyện sẽ khá tệ cho mối quan hệ giữa nhà đầu tư và người tướng.


Thất bại không ai muốn, nhưng nó luôn tồn tại. Bởi thế, tốt nhất nên hãy là NHÀ ĐẦU TƯ THÔNG MINH, phải ý thức được những gì mình làm, những rủi ro có thể có, và chuẩn bị cho mình những câu hỏi cần thiết để hỏi. Một khi đã bỏ tiền, nếu có thất bại thì trước tiên là do bản thân mình cân nhắc chưa đủ, thay vì trách người này người khác. Nên nhớ, người tướng giỏi thì cũng không thể TRĂM TRẬN TRĂM THẮNG, và có muôn vàn điều dù họ đã có gắng cũng không thể tiên liệu hết, có lẽ bởi thế họ mới yêu cầu góp vốn, còn nếu họ có thể làm mọi thứ, chắc chắn mọi thứ, và thuyết phục được mọi thứ, thì họ đi vay sẽ tốt hơn. Có đặt niềm tin, thì chỉ đặt niềm tin vào sự chính trực, và tài năng của vị tướng. Chứ khi thất bại, vị tướng cũng mất tiền như ai, nhưng ngoài mất tiền, vị tướng còn mất niềm tin từ người khác thì tội cho họ lắm.


Chốt lại dành cho các nhà đầu tư

- Phải biết tổng mức đầu tư, để coi mình có “số má gì không”.

- Phải biết luật chơi chung.

- Phải biết tiền mình đi đâu, về đâu, bao giờ về, với số lượng bao nhiêu.

- Phải sẵn sàng có các câu hỏi cần thiết, để làm rõ những vấn đề mình chưa rõ.

- Và hãy là nhà đầu tư thông minh.
 
@hohuuthuc@minhtv Đã gửi file cho 2 bạn. Có 1 vài công thức chưa đúng (chỉ là công thức) trong file, lâu rồi có chỉnh sửa nên ngại cập nhật.

Các bạn giữ đừng chia sẻ cho ai nếu không được sự đồng ý của D nhé! File cũng ko quan trọng gì, nhưng dù sao thì cũng là sản phẩm của D. ^^
Okie, thank bác. Em đã có cây giống, đã có nhà đầu tư, đang lựa chọn địa điểm. Nhưng chắc chắn sẽ triển khai trong năm nay
 
PHẦN 2: NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU TÂM KHI GÓP VỐN.

Mục này D sẽ nói cụ thể về việc kêu gọi của mr haclong, dựa trên những gì mr haclong viết trên diễn đàn này


Mr haclong có thể (có thể nhé) là một vị tướng giỏi, nhưng anh ấy cung cấp quá ít thông tin. Có thể những thông tin đầy đủ và trọn vẹn nhất thì chỉ nhà đầu tư mới biết. Nhưng trong khuôn khổ diễn đàn này, những thông tin của mr haclong là quá ít.


Những thông số cơ bản nhất của một kế hoạch kêu gọi đầu tư như tổng mức đầu tư, đầu tư cho cái gì, bao nhiêu, dòng tiền thế nào đều không có ghi rõ. Tại sao phải chi tiết tổng mức đầu tư, vì chi tiết ra thì nhà đầu tư mới biết con số đó có phù hợp hay không. Vì thế hãy chuẩn bị thật nhiều câu hỏi cho mr haclong.


Cái kế hoạch của mr haclong cũng có chút lưu tâm. Nó trải dài từ rằm tháng 9 đến rằm tháng giêng năm kế tiếp nữa, nghĩa là kéo dài trong 16 tháng (không phải 1 năm), và cái khoảng thời gian này trải qua 2 cái Tết. Mà người Việt thì biết rồi đó, nửa tháng trước Tết và nửa tháng sau Tết, người ta không làm gì cả. Coi như mất đi 2 tháng trong chuỗi 16 tháng, và tiếc thay 2 tháng này không nằm trong giai đoạn nuôi cây, mà nằm trong giai đoạn chuẩn bị và kết thúc.


Một điều quan trọng mà các nhà đầu tư cần lưu tâm, là tiến độ đóng tiền. Cam kết góp 100tr không có nghĩa là đóng 100tr ngay lập tức. Nếu 100tr là bao gồm chi phí cho tất cả các mục từ Đất, trồng, chăm sóc, mua dụng cụ…, thì cứ đến mỗi giai đoạn thì đóng 1 lần theo tiến độ công việc. Giả sử trong 100tr đó, có 20tr cho đất, thì giai đoạn ban đầu, để đi kiếm đất, chỉ cần đóng 20tr thôi. Vì giai đoạn nào cũng có rủi ro, và kế hoạch thay đổi theo thực tế công việc. Vậy nên theo nguyên tắc, cứ qua mỗi giai đoạn thì đóng tiền theo giai đoạn.


Giả sử:

Trong thời gian quy định, không kiếm được đất, và dự án phải dừng lại. Nếu ban đầu, các nhà đầu tư chỉ góp phần tiền để tìm đất (giả sử 20tr trong 100tr), không tìm được, thì trả lại, rất công bằng. Còn nếu mà các nhà đầu tư góp đủ 100tr ngay từ ban đầu, và giờ trả lại, thì sẽ có người dị nghị rằng, “thằng tướng này bày mưu để chiếm dụng vốn trong một khoảng thời gian”, người ta dị nghị cũng có lý do bởi nếu tiền đất chỉ có 20tr, thì giữ 100tr làm gì?


Đó là chưa kể trường hợp tiền đất thực tế cao hơn hoặc thấp hơn so với kế hoạch (D đoán hiện tại chưa có sẵn đất, và mọi thứ chỉ là dự tính, nếu đã có sẵn thì ko cần tới 3 tháng để tìm). Lúc đó chính xác là phải họp lại điều chỉnh tổng mức đầu tư, mà theo kinh nghiệm làm kế hoạch, thì người lập sẽ luôn dự tính mức trần, để tránh trường hợp thực tế cao hơn kế hoạch. Kêu người ta góp ít lại thì dễ, chứ kêu người ta bỏ thêm tiền thì khó.


Tương tự như đất, mỗi giai đoạn, thì tiền mới được đóng góp riêng, điều này tránh rủi ro cho nhà đầu tư. Trong xây dựng người ta hay gọi là các “điểm dừng kỹ thuật”, cứ qua mỗi giai đoạn, thì sẽ góp vốn tương ứng. Tại sao phải như thế?


Vì hiểu biết của mỗi người bao gồm những thứ sau: “Biết cái mình biết”, “Biết cái mình không biết”, “Không biết cái mình không biết”, và nguy hiểm nhất “Tưởng mình biết cái mình không biết” – hay người ta còn nói là “Anh tưởng anh biết hết mọi thứ, nhưng thật sự anh không biết gì cả” (câu này của một người anh nói với D). Ví dụ cho cái nguy hiểm này chính là: Một người đam mê cá độ bóng đá, trước khi cầm nhà để cược vào 1 trận đấu, họ sẽ rất tự tin, và dựa vào phân tích trong nghề của mình, nghĩ rằng, tỉ số trận đấu nó phải thế, vì chả ai cầm nhà để cá cược cho một thứ mà mình nghĩ là mình mơ hồ cả. Tuy nhiên, thực tế thì người này chả biết gì về cái thứ mà anh ta nghĩ là anh ta biết cả.


Trở lại vấn đề, huy động vốn quá dễ dàng, dễ khiến người ta có những bước đi sai lầm, hoặc chí ít là không khôn ngoan. D đã phải trả giá đắt để cảm nhận đầy đủ điều này. Nên có backup cho mọi quyết định của mình, càng cẩn thận thì càng tránh được thất bại. Một minh chứng rất rõ cho điều này, là khi ngân hàng càng dễ cho vay, thì càng nhiều nợ xấu, không phải người vay nợ họ muốn xù ngân hàng, mà bởi tiền có được quá dễ, họ sẽ quên cân nhắc đầu tư, dẫn đến rủi ro cao hơn. Đừng để mình rơi vào tình huống thất hứa dù không muốn, bởi lực bất tòng tâm, vì những sai lầm do không cẩn thận.


Tự tin là điều cần thiết, và dám mạo hiểm cũng cần thiết, nhưng cẩn thận là điều không thừa. Cân nhắc một chút có thể tránh được khá nhiều rủi ro mất vốn vô ích. Và nếu trả giá để có kinh nghiệm, thì trả ít vẫn tốt hơn.


D rất tâm đắc câu nói: “Siêng thì khá, nhưng muốn giàu thì phải trời cho”. Đừng tự tin quá mà loại bỏ sự tác động của ông trời ở đây. Những người giàu mà D tiếp xúc, phần lớn họ đều nói nhờ trời mới giàu.


Đời là thế, nhiều khi thành công không biết tại sao, cũng đôi khi thất bại không biết tại sao luôn.


P/S: Nếu ai muốn học hỏi kinh nghiệm thất bại, thì D có thể chia sẻ. ^^. Tại chưa thành công, nên không có kinh nghiệm thành công mà chia sẻ.
 
Back
Top