Tôi đã sống những ngày tháng với cây đu đủ, như thế cũng vừa đủ để cảm nhận về nó như thế nào. Và sau đây, tôi sẽ chia sẽ một số cảm nhận của riêng tôi, có thể bạn có những cảm nhận khác, dù gì cũng mong bạn chia sẽ những cảm nhận của bạn trong các comment.
Đu đủ là 1 cây ăn trái khá quen thuộc với hầu hết mọi người, hầu như mọi người đều từng nhìn thấy cây đu đủ nào đó ở nơi nào ấy và cũng đều đã ăn đu đủ rồi. Có những người thích ăn đu đủ, có những người không thích, riêng tôi: có thì ăn - còn không thì thôi. Thực tế là như vậy.
Đu đủ là cây khó trồng và chăm sóc và khó bán, ai giải quyết được 2 vấn đề trên thì người ấy sẽ có 1 cuộc sống thoải mái với vườn đu đủ của riêng mình và tôi đang nằm trong số ấy.
1. Đu đủ khó trồng:
Đu đủ là 1 loại cây có rễ mềm, thâm thảo và lá rất to trong khi cuốn lá lại nhỏ.
A. Với bộ rễ mềm thì việc thối rễ diễn ra liên tục và quanh năm, nó rất khó bị đẩy lùi trong khi nó tấn công rất nhanh và mạnh. Việc úng nước trong 24 giờ đồng hồ cũng gây nên 1 cái chết không thể ngăn chặn. Việc nấm bệnh tấn công âm thầm cũng gây thiệt hại đáng kể và rất khó đẩy lùi, vì có nhiều loại nấm ứng với nhiều loại thuốc BVTV cùng mỗi kỹ thuật phun thuốc khác nhau. Thiếu oxi trong đất cũng gây ra 1 tình huống khó xử cho chủ vườn.
B. Thân của đu đủ tương đối yếu so với các loait cây ăn trái khác, nếu có bộ trái nặng cùng bộ lá to và nhiều thì việc bị giông hay lốc hoặc bão đánh gãy ngang là chuyện thường ở huyện. Các chủ vườn nhiều kinh nghiệm sẽ xử lý bằng cách chống hoặc neo các cây trong vườn khi xác định các hướng gió chính sẽ giảm được thương vong đáng kể cho các em í.
C. Cuốn lá dài và mềm, khi đỡ lá to gặp giông bão sẽ khó có khả năng hoàn thành trách nhiệm, và khi bị gãy thì đó là cơ hội cho nấm bệnh đánh vào vườn 1 cách tàn nhẫn.
D. Lá to và mềm như lá đu đủ làm cho việc thoát hơi nước diễn ra mạnh trong các cơn nắng, điều này làm cho bộ rễ phải hoạt động liên tục và nếu chủ vườn không cung cấp đủ nước thì cây sẽ bỏ lá, các lá bị bỏ sẽ vàng úa và rụng đi 1 cách trật tự.
Ngoài ra, lá đu đủ còn là 1 kênh truyền hình, các chủ vườn nhiều kinh nghiệm thường hay quang sát màu sắc, hình dạng và kích thước của lá để phán đoán tình hình dinh dưỡng và các loại bệnh cho cây, nhưng có điều biểu hiện vàng lá ở đu đủ do rất nhiều nguyên nhân gây nên, nên khi lá bị vàng thì đa số nông dân trồng đi đủ không biết "chuyện gì đang xảy ra vậy ta ?".
E. Thời tiết ảnh hưởng khá mạnh đối với cây đu đủ hơn những cây ăn trái khác, như:
- Lúc nắng lúc mưa.
- Mưa dầm.
- Nắng gay gắt.
- sương muối.
- Mưa to gió lớn.
- Giông.
- Bão.
- Rét.
và những ảnh hưởng không thể nói nên lời. Nó gây ảnh hưởng rất nhiều và trong mọi thời kỳ sinh trưởng của cây.
F. Quá nhiều bệnh trên cây đu đủ, gần như nó là loại cây ăn trái có số lượng loại bệnh nhiều nhất. Và trong các loại bệnh có 1 loại đáng sợ nhất, nó gây nỗi âu sầu cho rất nhiều chủ vườn trên trái đất chứ không phải ở mỗi việt nam hay miền nam việt nam: đó là bệnh bạc đầu. Dân giang ưa gọi thế, còn các nhà vườn thì ưa gọi là: bệnh virus. Hiện tại bệnh này chưa có thuốc giải, chỉ có những kỹ thuật đặc biệt nhằm giữ vườn tránh xa căn bệnh quái ắc này.
G. Rất nhạy cảm với thuốc BVTV là đu đủ, tương ứng với 1 loại bệnh thì có rất nhiều loại thuốc BVTV trong các cửa hàng vật tư nông nghiệp, nhưng mà trong số ấy chỉ có ít loại thuốc BVTV mà cây đu đủ chấp nhận.
Ví dụ: khi nhện đỏ tấn công vườn đu đủ của bạn, bạn phát hiện ra rồi chạy ra cửa hàng vật tư nông nghiệp hỏi thuốc, ngoài ấy có rất nhiều loại thuốc trị nhện đỏ, nhưng nên nhớ: "đa số thuốc ấy phun lên đu đủ xong là cả vườn đi tong !".
H. Côn trùng rất thích đu đủ, có rất nhiều loại tấn công vườn, và có nhiều loại đánh "banh" cả cái vườn không quá 60 ngày kể từ khi chúng đón xe bush đến tận vườn.
N. Đu đủ rất dễ bị ăn trộm, hay còn gọi là ăn cắp. Vì nó dễ thương và dễ hái, nên thường là điểm tấn công của các chú em đang học cấp tiểu học, hiện tại cũng chưa có thuốc BVTV trị bệnh này nha bà kon.
M. Khó trồng thành vườn đối với đu đủ, thật tế là vậy. Bạn ít khi nào nhìn thấy 1 vườn chuyên canh đu đủ. Thường bạn thấy vài 3 cây đu đủ ở đâu đó, chúng được trồng ít nên ít bệnh và sống rất thọ. Còn trồng thành vườn thì ít chủ vườn nào có khả năng giữ vườn quá 3 năm mà chưa tàn.
O. Cần 1 số vốn lớn và liên tục thì mới đáp ứng nỗi những gì vườn đu đủ cần, có một số nhà vườn đang trồng đu đủ nhìn vườn tàn lụi mà không thể xoay ra tiền để xoay chuyển tình hình. Chúng cần phân, cần nước và cần thuốc BVTV liên tục và liên tục, nếu không có 1 tài chính vững mạnh thì tôi khuyên bạn: "đừng trồng đu đủ !"
P. Tốn quá nhiều công chăm sóc cho vườn đu đủ, nào nước, nào phân, nào thuốc, nào cỏ, ... và những công tác không thể nói nên lời.
Bạn đọc tới đây thì tôi phải công nhận là bạn kiên nhẫn và tôi nghĩ rằng bạn đang lưới web, nếu đọc hết phần trên mà bạn vẫn cho rằng đu đủ dễ trồng thành vườn thì bạn cứ thử đi.
2. Khi bạn thử trồng, thì có thể thành công hoặc thất bại, nhưng sau khi thành công với việc trồng bạn còn đối mặt với 1 thử thách khá lớn: đó là bán đu đủ.
Đu đủ có thị trường rất hẹp, rất nhiều người trồng được mà lại bán hỏng ai mua. Đây là chuyện hằng ngày ở huyện. Mỗi một thị trường thích mỗi dòng đu đủ khác nhau, nếu trồng sai thị yếu bạn sẽ chết.
Nếu lỗ được gọi là trọng thương, thì mất sạch vốn đầu tư được gọi là tử vong.
Với những ngày tháng qua và với những người tôi đã nói chuyện thì trên 60% nông dân trồng được đu đủ mà lại không bán được là nhận định của riêng tôi, một con số ấn tượng.
May mắn cho tôi là tôi đã giải quyết được cả 2 vấn đề trên: trồng và bán đu đủ. Tôi sẽ có cuộc sống thoải mái với các vườn đu đủ của mình trong tương lai, đó là 1 điều chắc chắn.
Vậy, tôi kêu gọi các nhà đầu tư để làm gì; câu trả lời sẽ được nêu ở phần 3 của "Bộ luật trồng đu đủ !".
3. Tôi kêu gọi đầu tư nhằm mục đích thỏa mãn sự tò mò: "liệu có ai dám bỏ tiền ra cho tôi đi trồng đu đủ ?".
Câu hỏi trên đã nằm trong đầu tôi 10 ngày nay rồi, hiện tại chưa có câu trả lời, tương lai thì chắc chắn có.
Nếu có nhà đầu tư thì rất tốt, còn nếu không có thì cũng tốt không kém. Dù gì cũng chả chết ma nào và dù gì thì 1 ngày của tôi cũng kéo dài từ khi tôi thức dậy cho đến khi tôi đi ngủ, ngày nào cũng giống ngày nào, chả ngày nào khác, bởi vì: ngày nào tôi cũng ngủ !
Các nhà đầu tư cần gì: "1 lợi nhuận chắc chắn và 1 pháp lý rõ ràng". Vâng, nếu có nhà đầu tư thì tôi phải làm thêm 2 việc trên, còn không có thì tôi cứ kéo dây mà đi phun thuốc cả ngày.
4. Lợi nhuận từ đu đủ như thế nào ?
Năng suất trung bình của nông dân miền bắc là 60 tấn/hec, còn miền nam là 120 tấn/hec. Nếu kỹ thuật kém thì năng suất thấp hơn và có lúc 0 tấn/hec, còn nếu kỹ thuật cao thì năng suất cao hơn và có thể gấp đôi ở miền nam, còn miền bắc không thể vì miền bắc có mùa rét làm cho cây đu đủ ngừng sinh trưởng hoặc tệ hơn là vỡ các tế bào dẫn đến tử vong.
Nếu bạn lấy năng suất trung bình trên rồi nhân với giá giả định là 5.000 đ/kg thì bạn sẽ ra doanh thu, trừ đi chi phí đầu tư và chi phí hoạt động thì bạn sẽ có được lợi nhuận trong 12 tháng.
Vâng, chỉ 12 tháng là đối với đu đủ. Nếu xét về cây ăn trái thì nó chỉ chậm hơn dưa hấu và các loại dưa khác, còn với các cây ăn trái khác nó nhanh hơn nhiều.
5. Tại sao có sự khác nhau về năng suất thu hoạch đu đủ giữa các vùng miền ?
Lợi thế của miền nam so với miền tây là miền nam không có lũ và cũng không có lụt.
Lợi thế của miền nam so với tây nguyên là miền nam không có mưa dầm, mưa dầm làm cho việc phun thuốc là không thể hiệu quả, nên việc ngăn chặn các dịch bệnh diễn ra thuận lợi hơn. Ngoài ra miền nam không có gió mạnh như tây nguyên.
Lợi thế của miền nam so với miền trung là miền nam không có nắng gắt và bão như miền trung.
Ngoài mưa giông, gió to và thường xuyên có bão thì miền bắc có rét vào mùa đông.
Chúng tôi, những nông dân trồng đu đủ miền nam việt nam !
6. Lợi thế của tôi:
- Tôi có 1 sư phụ 60 tuổi với 40 năn liền trồng đu đủ và 40 năm kinh nghiệm xương máu với chúng.
- Tôi có 1 tá trình độ và 1 quyết tâm sắt đá. Cùng với nó là nhiều kỹ năng được huấn luyện và tự rèn luyện, tôi đủ khả năng và tố chất để làm 1 chủ vườn tốt.
- Tôi có bộ giống đu đủ được sư phụ lai tạo cho ra sản phẩm được giá cao nhất khi bán, đu đủ của chúng tôi có mặt ở chợ thì các đu đủ khác không được vào chợ.
Túm lại: lợi thế về kỹ thuật, kinh nghiệm, trình độ, bộ giống và 1 tướng tài đang ngồi bấm bấm cái điện thoại samsung note2 bằng 2 ngón tay cái với 2 con mắt nhìn chằm chằm vào cái điện thoại để viết cho bạn đọc đây, hahaha..
Chúc 1 ngày tốt lành !
(P/s: Ê, tiện tay bấm like dùm cái, để tui tăng điểm thành tích lên, hahaha..)
Bạn đọc tới đây thì bạn cũng kiên trì thật, cám ơn đã đọc bài tui viết.
Mọi thắc mắc liên hệ:
1. Email: vuongtriphu@gmail.com
2. Facebook: vựa trái cây Thảo Phương
3. Điện thoại: 0964.855.561
Haclong !
Đu đủ là 1 cây ăn trái khá quen thuộc với hầu hết mọi người, hầu như mọi người đều từng nhìn thấy cây đu đủ nào đó ở nơi nào ấy và cũng đều đã ăn đu đủ rồi. Có những người thích ăn đu đủ, có những người không thích, riêng tôi: có thì ăn - còn không thì thôi. Thực tế là như vậy.
Đu đủ là cây khó trồng và chăm sóc và khó bán, ai giải quyết được 2 vấn đề trên thì người ấy sẽ có 1 cuộc sống thoải mái với vườn đu đủ của riêng mình và tôi đang nằm trong số ấy.
1. Đu đủ khó trồng:
Đu đủ là 1 loại cây có rễ mềm, thâm thảo và lá rất to trong khi cuốn lá lại nhỏ.
A. Với bộ rễ mềm thì việc thối rễ diễn ra liên tục và quanh năm, nó rất khó bị đẩy lùi trong khi nó tấn công rất nhanh và mạnh. Việc úng nước trong 24 giờ đồng hồ cũng gây nên 1 cái chết không thể ngăn chặn. Việc nấm bệnh tấn công âm thầm cũng gây thiệt hại đáng kể và rất khó đẩy lùi, vì có nhiều loại nấm ứng với nhiều loại thuốc BVTV cùng mỗi kỹ thuật phun thuốc khác nhau. Thiếu oxi trong đất cũng gây ra 1 tình huống khó xử cho chủ vườn.
B. Thân của đu đủ tương đối yếu so với các loait cây ăn trái khác, nếu có bộ trái nặng cùng bộ lá to và nhiều thì việc bị giông hay lốc hoặc bão đánh gãy ngang là chuyện thường ở huyện. Các chủ vườn nhiều kinh nghiệm sẽ xử lý bằng cách chống hoặc neo các cây trong vườn khi xác định các hướng gió chính sẽ giảm được thương vong đáng kể cho các em í.
C. Cuốn lá dài và mềm, khi đỡ lá to gặp giông bão sẽ khó có khả năng hoàn thành trách nhiệm, và khi bị gãy thì đó là cơ hội cho nấm bệnh đánh vào vườn 1 cách tàn nhẫn.
D. Lá to và mềm như lá đu đủ làm cho việc thoát hơi nước diễn ra mạnh trong các cơn nắng, điều này làm cho bộ rễ phải hoạt động liên tục và nếu chủ vườn không cung cấp đủ nước thì cây sẽ bỏ lá, các lá bị bỏ sẽ vàng úa và rụng đi 1 cách trật tự.
Ngoài ra, lá đu đủ còn là 1 kênh truyền hình, các chủ vườn nhiều kinh nghiệm thường hay quang sát màu sắc, hình dạng và kích thước của lá để phán đoán tình hình dinh dưỡng và các loại bệnh cho cây, nhưng có điều biểu hiện vàng lá ở đu đủ do rất nhiều nguyên nhân gây nên, nên khi lá bị vàng thì đa số nông dân trồng đi đủ không biết "chuyện gì đang xảy ra vậy ta ?".
E. Thời tiết ảnh hưởng khá mạnh đối với cây đu đủ hơn những cây ăn trái khác, như:
- Lúc nắng lúc mưa.
- Mưa dầm.
- Nắng gay gắt.
- sương muối.
- Mưa to gió lớn.
- Giông.
- Bão.
- Rét.
và những ảnh hưởng không thể nói nên lời. Nó gây ảnh hưởng rất nhiều và trong mọi thời kỳ sinh trưởng của cây.
F. Quá nhiều bệnh trên cây đu đủ, gần như nó là loại cây ăn trái có số lượng loại bệnh nhiều nhất. Và trong các loại bệnh có 1 loại đáng sợ nhất, nó gây nỗi âu sầu cho rất nhiều chủ vườn trên trái đất chứ không phải ở mỗi việt nam hay miền nam việt nam: đó là bệnh bạc đầu. Dân giang ưa gọi thế, còn các nhà vườn thì ưa gọi là: bệnh virus. Hiện tại bệnh này chưa có thuốc giải, chỉ có những kỹ thuật đặc biệt nhằm giữ vườn tránh xa căn bệnh quái ắc này.
G. Rất nhạy cảm với thuốc BVTV là đu đủ, tương ứng với 1 loại bệnh thì có rất nhiều loại thuốc BVTV trong các cửa hàng vật tư nông nghiệp, nhưng mà trong số ấy chỉ có ít loại thuốc BVTV mà cây đu đủ chấp nhận.
Ví dụ: khi nhện đỏ tấn công vườn đu đủ của bạn, bạn phát hiện ra rồi chạy ra cửa hàng vật tư nông nghiệp hỏi thuốc, ngoài ấy có rất nhiều loại thuốc trị nhện đỏ, nhưng nên nhớ: "đa số thuốc ấy phun lên đu đủ xong là cả vườn đi tong !".
H. Côn trùng rất thích đu đủ, có rất nhiều loại tấn công vườn, và có nhiều loại đánh "banh" cả cái vườn không quá 60 ngày kể từ khi chúng đón xe bush đến tận vườn.
N. Đu đủ rất dễ bị ăn trộm, hay còn gọi là ăn cắp. Vì nó dễ thương và dễ hái, nên thường là điểm tấn công của các chú em đang học cấp tiểu học, hiện tại cũng chưa có thuốc BVTV trị bệnh này nha bà kon.
M. Khó trồng thành vườn đối với đu đủ, thật tế là vậy. Bạn ít khi nào nhìn thấy 1 vườn chuyên canh đu đủ. Thường bạn thấy vài 3 cây đu đủ ở đâu đó, chúng được trồng ít nên ít bệnh và sống rất thọ. Còn trồng thành vườn thì ít chủ vườn nào có khả năng giữ vườn quá 3 năm mà chưa tàn.
O. Cần 1 số vốn lớn và liên tục thì mới đáp ứng nỗi những gì vườn đu đủ cần, có một số nhà vườn đang trồng đu đủ nhìn vườn tàn lụi mà không thể xoay ra tiền để xoay chuyển tình hình. Chúng cần phân, cần nước và cần thuốc BVTV liên tục và liên tục, nếu không có 1 tài chính vững mạnh thì tôi khuyên bạn: "đừng trồng đu đủ !"
P. Tốn quá nhiều công chăm sóc cho vườn đu đủ, nào nước, nào phân, nào thuốc, nào cỏ, ... và những công tác không thể nói nên lời.
Bạn đọc tới đây thì tôi phải công nhận là bạn kiên nhẫn và tôi nghĩ rằng bạn đang lưới web, nếu đọc hết phần trên mà bạn vẫn cho rằng đu đủ dễ trồng thành vườn thì bạn cứ thử đi.
2. Khi bạn thử trồng, thì có thể thành công hoặc thất bại, nhưng sau khi thành công với việc trồng bạn còn đối mặt với 1 thử thách khá lớn: đó là bán đu đủ.
Đu đủ có thị trường rất hẹp, rất nhiều người trồng được mà lại bán hỏng ai mua. Đây là chuyện hằng ngày ở huyện. Mỗi một thị trường thích mỗi dòng đu đủ khác nhau, nếu trồng sai thị yếu bạn sẽ chết.
Nếu lỗ được gọi là trọng thương, thì mất sạch vốn đầu tư được gọi là tử vong.
Với những ngày tháng qua và với những người tôi đã nói chuyện thì trên 60% nông dân trồng được đu đủ mà lại không bán được là nhận định của riêng tôi, một con số ấn tượng.
May mắn cho tôi là tôi đã giải quyết được cả 2 vấn đề trên: trồng và bán đu đủ. Tôi sẽ có cuộc sống thoải mái với các vườn đu đủ của mình trong tương lai, đó là 1 điều chắc chắn.
Vậy, tôi kêu gọi các nhà đầu tư để làm gì; câu trả lời sẽ được nêu ở phần 3 của "Bộ luật trồng đu đủ !".
3. Tôi kêu gọi đầu tư nhằm mục đích thỏa mãn sự tò mò: "liệu có ai dám bỏ tiền ra cho tôi đi trồng đu đủ ?".
Câu hỏi trên đã nằm trong đầu tôi 10 ngày nay rồi, hiện tại chưa có câu trả lời, tương lai thì chắc chắn có.
Nếu có nhà đầu tư thì rất tốt, còn nếu không có thì cũng tốt không kém. Dù gì cũng chả chết ma nào và dù gì thì 1 ngày của tôi cũng kéo dài từ khi tôi thức dậy cho đến khi tôi đi ngủ, ngày nào cũng giống ngày nào, chả ngày nào khác, bởi vì: ngày nào tôi cũng ngủ !
Các nhà đầu tư cần gì: "1 lợi nhuận chắc chắn và 1 pháp lý rõ ràng". Vâng, nếu có nhà đầu tư thì tôi phải làm thêm 2 việc trên, còn không có thì tôi cứ kéo dây mà đi phun thuốc cả ngày.
4. Lợi nhuận từ đu đủ như thế nào ?
Năng suất trung bình của nông dân miền bắc là 60 tấn/hec, còn miền nam là 120 tấn/hec. Nếu kỹ thuật kém thì năng suất thấp hơn và có lúc 0 tấn/hec, còn nếu kỹ thuật cao thì năng suất cao hơn và có thể gấp đôi ở miền nam, còn miền bắc không thể vì miền bắc có mùa rét làm cho cây đu đủ ngừng sinh trưởng hoặc tệ hơn là vỡ các tế bào dẫn đến tử vong.
Nếu bạn lấy năng suất trung bình trên rồi nhân với giá giả định là 5.000 đ/kg thì bạn sẽ ra doanh thu, trừ đi chi phí đầu tư và chi phí hoạt động thì bạn sẽ có được lợi nhuận trong 12 tháng.
Vâng, chỉ 12 tháng là đối với đu đủ. Nếu xét về cây ăn trái thì nó chỉ chậm hơn dưa hấu và các loại dưa khác, còn với các cây ăn trái khác nó nhanh hơn nhiều.
5. Tại sao có sự khác nhau về năng suất thu hoạch đu đủ giữa các vùng miền ?
Lợi thế của miền nam so với miền tây là miền nam không có lũ và cũng không có lụt.
Lợi thế của miền nam so với tây nguyên là miền nam không có mưa dầm, mưa dầm làm cho việc phun thuốc là không thể hiệu quả, nên việc ngăn chặn các dịch bệnh diễn ra thuận lợi hơn. Ngoài ra miền nam không có gió mạnh như tây nguyên.
Lợi thế của miền nam so với miền trung là miền nam không có nắng gắt và bão như miền trung.
Ngoài mưa giông, gió to và thường xuyên có bão thì miền bắc có rét vào mùa đông.
Chúng tôi, những nông dân trồng đu đủ miền nam việt nam !
6. Lợi thế của tôi:
- Tôi có 1 sư phụ 60 tuổi với 40 năn liền trồng đu đủ và 40 năm kinh nghiệm xương máu với chúng.
- Tôi có 1 tá trình độ và 1 quyết tâm sắt đá. Cùng với nó là nhiều kỹ năng được huấn luyện và tự rèn luyện, tôi đủ khả năng và tố chất để làm 1 chủ vườn tốt.
- Tôi có bộ giống đu đủ được sư phụ lai tạo cho ra sản phẩm được giá cao nhất khi bán, đu đủ của chúng tôi có mặt ở chợ thì các đu đủ khác không được vào chợ.
Túm lại: lợi thế về kỹ thuật, kinh nghiệm, trình độ, bộ giống và 1 tướng tài đang ngồi bấm bấm cái điện thoại samsung note2 bằng 2 ngón tay cái với 2 con mắt nhìn chằm chằm vào cái điện thoại để viết cho bạn đọc đây, hahaha..
Chúc 1 ngày tốt lành !
(P/s: Ê, tiện tay bấm like dùm cái, để tui tăng điểm thành tích lên, hahaha..)
Bạn đọc tới đây thì bạn cũng kiên trì thật, cám ơn đã đọc bài tui viết.
Mọi thắc mắc liên hệ:
1. Email: vuongtriphu@gmail.com
2. Facebook: vựa trái cây Thảo Phương
3. Điện thoại: 0964.855.561
Haclong !
Last edited: