Diệt sâu hại lúa mà không cần dùng thuốc trừ sâu

  • Thread starter timwilliam2007
  • Ngày gửi
Trồng hoa quanh ruộng lúa được đánh giá là “công nghệ sinh thái” bền vững trong canh tác lúa, giúp nông dân giảm chi phí sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, đảm bảo năng suất lúa và tăng lợi nhuận. Điều đáng lưu ý với công nghệ này là môi trường sinh thái được phục hồi, thu hút thiên địch có lợi, giảm ô nhiễm môi trường và hạn chế độc hại cho người sản xuất...




Nhiều lợi ích
Trong giai đoạn rầy nâu còn hoành hành tại ĐBSCL, khi công tác chống dịch sử dụng nhiều thuốc hóa học tốn kém thì Viện lúa quốc tế IRRI phối hợp Trung tâm bảo vệ thực vật phía Nam, Trường đại học Cần Thơ, Viện khoa học nông nghiệp miền Nam… thử nghiệm mô hình “Cộng đồng sử dụng công nghệ sinh thái để quản lý rầy nâu và bệnh virus trên cây lúa” tại hai huyện Cai Lậy và Cái Bè (Tiền Giang). Mô hình này gồm trồng các loài hoa dại trên bờ ruộng dẫn dụ các loài thiên địch nhằm khống chế côn trùng gây hại, giữ cân bằng hệ sinh thái ruộng lúa. Ban đầu, nhiều nông dân còn nghi ngờ vì “cây hoa không thể thay được thuốc trừ sâu”, tuy nhiên, kết quả năm đó cho thấy mỗi hecta nông dân tiết kiệm tới 400.000 đồng tiền thuốc phòng trừ sâu rầy và 100.000 đồng tiền thuê công phun thuốc. Dù giảm được 4 - 5 lần phun thuốc trừ sâu rầy nhưng năng suất lúa vẫn đạt cao, tăng từ 0,5 - 1 tấn/ha so với canh tác bình thường, đạt trung bình 7 - 8 tấn.
Chi cục BVTV Tiền Giang cho biết, ruộng trong mô hình có mật số và số loài các loại thiên địch về trú ngụ rất cao so với ruộng đối chứng. Mật số rầy nâu xuất hiện thấp, tỷ lệ bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá giảm đáng kể, nông dân tham gia trong mô hình trong suốt vụ từ gieo sạ đến thu hoạch hoàn toàn không sử dụng thuốc trừ sâu rầy (chỉ sử dụng thuốc trừ bệnh 2 lần/vụ), năng suất giữa trong và ngoài mô hình gần như bằng nhau. Lợi nhuận tăng thêm trên mỗi ha tham gia trong mô hình từ 1,9 - 2,5 triệu đồng, từ việc tiết kiệm phân đạm không cần thiết, đặc biệt là thuốc BVTV.
Tại buổi sơ kết mô hình này do Trung tâm bảo vệ thực vật phía Nam phối hợp với chuyên gia Viện nghiên cứu lúa quốc tế - IRRI tổ chức, TS. KL. Heong (IRRI) cảnh báo, Việt Nam là nước nhập khẩu rất nhiều thuốc trừ sâu, điều này mang đến nhiều nguy hiểm. Nhà sản xuất, phân phối thuốc BVTV khuyến cáo nông dân sử dụng quá nhiều thuốc bằng chính sách quà tặng, khuyến mãi… Nếu dùng nhiều thuốc trừ sâu, cây lúa không được bảo vệ tự nhiên, thiên địch có lợi biến mất, tăng áp lực sâu bệnh. Áp dụng đa dạng sinh học giúp bảo vệ cây lúa, bảo vệ thiên địch có lợi, giúp cây lúa thụ phấn tốt. Theo TS. Hồ Văn Chiến, giám đốc Trung tâm bảo vệ thực vật phía Nam, mô hình này phù hợp với việc phát triển nền nông nghiệp bền vững, mang lại 3 lợi ích (giảm chi phí, tăng hiệu quả; không ô nhiễm môi trường; cảnh quan đồng ruộng đẹp, cân bằng sinh thái). Nông dân giảm rất nhiều thuốc BVTV, thậm chí có mô hình không cần phun thuốc.
Cần nhân rộng
Nhờ hiệu quả cao, đến nay tỉnh Tiền Giang đã nhân rộng mô hình này trên phạm vi toàn tỉnh với 105 điểm, tổng cộng 1.982 ha. Nông dân tham gia trong mô hình đã tiết kiệm được từ 1,9 - 2,5 triệu đồng/ha/vụ, nếu tính trên 1 ha sản xuất 3 vụ lúa/năm thì nông dân đã tiết kiệm được từ 5,7 - 7,5 triệu đồng. Quan trọng hơn, mô hình đã giúp nông dân thay đổi dần tập quán sản xuất theo lối truyền thống, hạn chế một lượng hóa chất BVTV đáng kể để phun rải xuống đồng ruộng (từ 30 - 37,5 kg (lít)/ha/năm, tức 1,67 - 2,08 kg/lần phun x 3 vụ/năm), từ đó giúp cho hệ sinh thái ruộng lúa phần nào đã trở về được trạng thái cân bằng. Việc trồng hoa trên bờ ruộng vừa tạo vẻ mỹ quan, vừa dẫn dụ được các loài thiên địch đến trú ngụ để khống chế một số dịch hại chủ yếu trên ruộng lúa.
Chi cục BVTV Tiền Giang và An Giang cho rằng, hiệu quả được khẳng định từ mô hình sinh thái này, tuy nhiên, khó khăn hiện nay khiến nông dân chưa áp dụng rộng rãi là do các bờ đê đa số còn quá nhỏ không thuận tiện để bố trí trồng hoa, dễ làm cho hoa chết. Thiếu nước cho hoa nên khó nhân rộng, việc xác định thời gian ra hoa từng loại chưa thích hợp. Giống hoa sẽ mất đi ở vùng lúa ngập lũ, tốn công trồng lại vụ sau. Một số hộ nông dân chưa thấy hết được lợi ích của việc trồng hoa, chưa tích cực tham gia cùng thực hiện cũng như xây dựng mô hình. Theo Chi cục BVTV Tiền Giang, việc bảo tồn các giống hoa đã trồng gặp nhiều khó khăn trong những tháng nắng hạn hoặc xâm nhập mặn. Nông dân còn tập quán sản xuất cũ, ít hoặc không chăm sóc hoa đã trồng, còn có thói quen phun thuốc diệt cỏ bờ hoặc sử dụng thuốc cỏ hậu nảy mầm làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của các loài hoa đã trồng…
Cục trưởng Cục BVTV Nguyễn Xuân Hồng thừa nhận rằng, các địa phương cần tổng hợp lại mô hình, đề xuất đây là tiến bộ kỹ thuật cần áp dụng, phổ biến rộng cho hệ thống khuyến nông, giảm bớt và loại bỏ dần thuốc BVTV có hại cho sức khỏe và môi trường.
Nguồn:www.khoahocphothong.com.vn.
Tác giả:pHƯƠNG DUY.
Các bài viết liên quan.
Bài 1: http://www.khoahocphothong.com.vn/n...ghe-sinh-thai”-trong-hoa-quanh-ruong-lua.html
Bài 2: http://vinhlong.agroviet.gov.vn/ContentDetail.aspx?CatID=63&Id=10013
Bài 3: http://www.nhandan.com.vn/mobile/_mobile_kinhte/_mobile_tintuc/item/18498902.html
Bài 4: http://thvl.vn/?p=255638
Bài 5: http://giamngheo.mpi.gov.vn/Default...tainerSrc=[G]Containers/_default/No+Container
Bài 6: http://www.baovinhlong.com.vn/newsdetails.aspx?newsid=65456
Bài 7:
http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/72/2/2/105833/An-Giang-SX-lua-VietGAP.aspx
Bài 8: http://sonongnghiepkiengiang.gov.vn/news.php?id=16
Bài 9:
http://thapmuoi.dongthap.gov.vn/wps...ntucsukien/sitatinkinhte/589mo+hinh+hoa+ruong
Còn rất nhiều bài viết liên quan các bạn có thể tìm kiếm trên google về tính hiệu quả của phương pháp này.


 


Last edited by a moderator:
Mình củng ở cái bè mà chửa thấy ai dám áp dụng mô hình này hết, bài này chả biết độ chính xác là pao nhjêu nữa, khôg biết có viết theo hình thức nổ banh xác hay không, thời buổi này mà nój làm lúa khôg sử dụng thuốc trừ sâu thật là khó tin.
 
Nếu hiệu quả thì đáng mừng đó chứ! Quê mình làm lúa mà dùng thuốc ghê quá, hậu quả không còn con cá, con cua đồng luôn, bây giờ kiếm vài con nhái, con cóc cho rắn ăn mà đỏ mắt luôn, hichic,..
 
ruộng trong mô hình có mật số và số loài các loại thiên địch về trú ngụ rất cao so với ruộng đối chứng
Chúng trú ngụ cao thì chết nhiều hơn, hay sinh đẻ nhiều hơn so với đối chứng?
Sâu bọ trú ở nơi nào nó thích ăn nhất. Sâu lúa thì ở lúa chứ không ở khoai sắn.
Sâu khoai sắn thì không ở trong ruộng lúa. Lẽ nào sâu lúa bỏ lúa mà vào ruộng bông?
*
Theo thuyết cổ truyền, phải phát quang bụi rậm quanh ruộng để sâu bọ không có
chỗ trú và sinh đẻ, vì chúng khó chết ở những chỗ này khi ta phun thuốc trừ sâu.
*
Mặt khác, đất để trồng cấy cho thu hoạch, chứ không dư đất trồng cây dụ sâu bọ.
Ra bắc mà coi ruộng: bờ nhỏ xíu, đôi khi chỉ đủ một bàn chân đặt xuống để khỏi lọi
xuống bùn, làm gì có đất trồng bông?
*
Giả thuyết này không đứng vững trươc những câu hỏi của tôi. Đừng dại mà nghe theo.
*
 
Tôi cũng có một vài Quan điểm giống các bạn là chưa tin vào sự thành công của mô hình. Nhưng cũng phải nói thêm là hiện chúng tôi đag thử nghiệm MH cấy lúa sinh thái không sử dụng thuốc trừ sâu 100% vụ vừa rồi đạt năng xuất TB - 1.6 tạ 1 sào. MH này có kết hợp nuôi cá, Tôm, có sử dụng chế phẩm EM từ khi làm đất( vụ đầu), ngâm giống, các thời kỳ sâu bệnh đều sử dụng kết hợp với các thảo dược phù hợp với từng giai đoạn. Qua 1 vụ thấy rất ok vì không phải tốn nhiều phân đạm ( 5kg 1 sào )không tốn thuốc,công phun. Mọi người chỗ tôi người đánh gía đây là MH làm chơi mà ăn thật. Chung tôi sẽ kiểm chứng tiếp vụ này nữa xem KQ thế nào. Nhưng chủ quan thấy ok vì làm MH này từ vụ này chúng tôi không phải làm ruộng nữa vì nước luôn ngập, tôm cá sục đất rất mềm, chỉ việc tháo cạn nc đi là xạ luôn, phân không bón, thuốc không dung,chỉ vất vả hơn là gặt ruộng ướt. Nhưng giảm đc 120k tiền lam đất + 200k tiền phân đạm+ 120k thuốc sâu, công phun. Cân bằng hệ sinh thái là việc làm cấp thiết hiện nay nhưng vì không phải nồi cơm nhà họ nên các nhà khoa học không mấy nhiệt tình
 
mình thì không biết mô hình này như thế nào. nhưng 1 tháng tới nữa đây ông anh của mình sẽ làm thử mô hình này. theo ông anh nói thì trồng hoa trên các bờ ruộng để kiếm thêm thu nhập thôi chứ ổng cũng chẳn biết là nó có diệt được sâu rầy hay không. đọc xong tin này chắc phải chú ý nhiều đến ruộng của ông anh quá. :D
 

mô hình trồng hoa sinh thái trên ruộng lúa là tiến bộ mới của khoa học trong nông nghiệp. mọi người nên tin tưởng và làm theo sẽ thấy hiệu quả. tại nhiều tỉnh đã làm mô hình này rồi, tiền giang hiện nay đang làm 6 mô hình kiểu này, tại 5 huyện là chợ gạo, gò công tây, gò công đông, thị xã gò công, châu thành. ai không tin thì có thể đến xem. mô hình này là kết hợp với tiêu chí 1 phải 5 giảm của nhà nước.
để đất trồng lúa thì có lợi về cây lúa nhưng tốn tiền phun thuốc, hại sức khoẻ cũng vậy. dành một ít đất để trồng hoa sinh thái thì ít sâu hại sẽ ít phun thuốc, ít chi phí, ít hại sức khoẻ thì vẫn tốt hơn chứ
để mình giải thích cho nghe vì sao trồng hoa trên bờ ruộng lúa lại hạn chế sâu: trong tự nhiên thì sâu hại và thiên địch sẽ cạnh tranh môi trường sống, nếu phun thuốc trừ sâu nhiều thì thiên địch chết, sâu kháng thuốc và như vậy sẽ ngày càng tốn nhiều tiền thuốc hơn. trồng các loại hoa như: sao nhái, trâm ổi, xuyến chi, cẩm tú, cúc mặt trời, mười giờ, ... trên ruộng sẽ thu hút nhiều ong, chuồn chuồn, nhên, ... nói chung là thiên địch. thiên địch này sẽ ăn sâu cuốn lá, sâu đục bẹ, rầy nâu, ... như vậy mật độ sâu hại sẽ giảm và giảm chi phí thuốc.
ai vẫn còn chưa rõ về trồng hoa sinh thái thì có thể liên lạc với mình để mình cung cấp thêm thông tin. đừng đưa những ý kiến tào lao không có khoa học lạc hậu làm ảnh hưởng đến nguời khác. email masterquockhanh@gmail.com
 
Có vẻ hợp lí..
nhìn trong hình…không phải là hoa dại mà là Cúc Chuồn có rất nhiều màu ..

Cúc Chuồn 47 ngày sau khi gieo hột bắt đầy ra nụ…ngày thứ 53 nở hoa đầu tiên, ngày thứ 60 nở rộ…ngày thứ 80 rực rỡ đỉnh điểm… ngày thứ 90 bắt đầu tàn…

Tôi trồng cúc chuồn để chơi thôi..không thấy sâu bịnh trên cây này…
Giòng họ nhà cúc nếu nhổ lên vùi vào gốc cây bị bịnh tuyến trùng hại rễ..sẽ hết bịnh tuyến trùng, tuyến trùng là “lì lợm” làm ổ trong rễ..còn chết
Như vậy bản thân cúc chuồn đã là thuốc rồi….sâu bọ không thích nó nên tránh xa. Nhờ thế ruộng lúa được an toàn
 
namnongdan
Tôi cũng có một vài Quan điểm giống các bạn là chưa tin vào sự thành công của mô hình. Nhưng cũng phải nói thêm là hiện chúng tôi đag thử nghiệm MH cấy lúa sinh thái không sử dụng thuốc trừ sâu 100% vụ vừa rồi đạt năng xuất TB - 1.6 tạ 1 sào. MH này có kết hợp nuôi cá, Tôm, có sử dụng chế phẩm EM từ khi làm đất( vụ đầu), ngâm giống, các thời kỳ sâu bệnh đều sử dụng kết hợp với các thảo dược phù hợp với từng giai đoạn. Qua 1 vụ thấy rất ok vì không phải tốn nhiều phân đạm ( 5kg 1 sào )không tốn thuốc,công phun. Mọi người chỗ tôi người đánh gía đây là MH làm chơi mà ăn thật. Chung tôi sẽ kiểm chứng tiếp vụ này nữa xem KQ thế nào. Nhưng chủ quan thấy ok vì làm MH này từ vụ này chúng tôi không phải làm ruộng nữa vì nước luôn ngập, tôm cá sục đất rất mềm, chỉ việc tháo cạn nc đi là xạ luôn, phân không bón, thuốc không dung,chỉ vất vả hơn là gặt ruộng ướt. Nhưng giảm đc 120k tiền lam đất + 200k tiền phân đạm+ 120k thuốc sâu, công phun. Cân bằng hệ sinh thái là việc làm cấp thiết hiện nay nhưng vì không phải nồi cơm nhà họ nên các nhà khoa học không mấy nhiệt tình​
Em tạm tính: 1 sào ở Hưng Yên là 360m[SUP]2[/SUP], 1.6 tạ = 160kg, 1kg thóc bán ra khoảng 5,000vnđ => 1ha (10,000m[SUP]2[/SUP]) thu được tầm tầm 4,500kg ~ 22 triệu/vu ~ 66 triệu/năm (chưa tính lợi nhuận từ tôm cá)
Em chỉ mới tạm tính mà chưa chiết tính vì em vẫn chưa biết là trồng theo phương pháp của bác thì cần khấu hao những gì? Bao nhiêu lao động chính? Bao nhiêu công mướn? Bao nhiêu vốn cho cây giống - con giống? Bao nhiêu vốn cho EM? Bao nhiêu vốn thức ăn của con vật nuôi (nếu có)? Khi thực nghiệm MH này thì các ruộng lúa xung quanh có bị các đợt dịch hại xảy ra hay không? Lá lúa đứng hay nằm? Sạ lang hay sạ hàng? 1ha sạ bao nhiêu kg giống? Có bị thiên tai gì không? Có gặp mưa khi lúa trổ không?
Nếu sau khi chiết tính mà lợi nhuận đạt từ 40 triệu/ha/laođộng thì quả thật là quá tuyệt vời.
Em đã bỏ không ít tâm huyết vào cây lúa, vào nông dân làm lúa nên em thực lòng nói chuyện với anh chứ không phải nói kháy hay chọc ngoáy gì đâu. Nếu được thì anh em mình trao đổi riêng về vấn đề này ha.
Lưu ý: Phương pháp của em khác anh. Em chỉ muốn học hỏi để biết thêm là chính. Em đã từ bỏ khát vọng làm thay đổi tư duy và phương pháp trồng lúa của nông dân ta từ cách đây cả năm rồi.
 
Last edited:
rất vui vì có nhiều anh em ủng hộ cho mô hình trồng hoa sinh thái để hạn chế sâu bệnh, hạn chế dùng thuốc BVTV. Chúc nhà nông phát triển bền vững trên cơ sở khoa học và thành công
email masterquockhanh@gmail.com
 
Mô hình này em đọc lâu rùi
Nhưng chưa thấy ai làm và phát biểu, ngoài 1 nội dung mà các trang báo copy của nhau rồi đưa lên.
Mà ở VN cái gì chỉ tin theo 1 nguồn thì ...móm:blink:
 
các bác có thể trồng cây phân xanh họ đậu quanh ruộng lúa vùa có tác dụng cải tạo đất vừa dẫn dụ sâu bọ đến. khi nào mật độ cao ta phun thuốc lên những cây dẫn dụ đó mà ko phải phun thuốc nên cây trồng chính. điển hình là cây muồng lá khế, muồng dùi đục.

tại công ty rau hữu cơ oganik của tiến sĩ Nguyễn Bá Hùng rộng hơn 4ha ở trên đà lạt hiện cũng đang áp dụng mô hình sinh thái này mà ko phải dùng 1 lọ thuốc trừ sâu nào. tất nhiên là rau của tiến sĩ rất đắt có giá 3-4 trăm ngàn đồng 1 cân, lên máy bay xuất đi nước ngoài. đã đến lúc chúng ta cần cân nhắc giữa việc sử dụng thuốc bvtv đối với sức khỏe và nòi giống của chúng ta rồi đấy các bác ạ.
 
các bác có thể trồng cây phân xanh họ đậu quanh ruộng lúa vùa có tác dụng cải tạo đất vừa dẫn dụ sâu bọ đến. khi nào mật độ cao ta phun thuốc lên những cây dẫn dụ đó mà ko phải phun thuốc nên cây trồng chính. điển hình là cây muồng lá khế, muồng dùi đục.

tại công ty rau hữu cơ oganik của tiến sĩ Nguyễn Bá Hùng rộng hơn 4ha ở trên đà lạt hiện cũng đang áp dụng mô hình sinh thái này mà ko phải dùng 1 lọ thuốc trừ sâu nào. tất nhiên là rau của tiến sĩ rất đắt có giá 3-4 trăm ngàn đồng 1 cân, lên máy bay xuất đi nước ngoài. đã đến lúc chúng ta cần cân nhắc giữa việc sử dụng thuốc bvtv đối với sức khỏe và nòi giống của chúng ta rồi đấy các bác ạ.

Cái ông tiến sỹ này kẹt thật hàng xuất sang bển giá cao mà ko chia sẻ với bà con việt kiều campuchia hồi hương gì cả. cơ bản là đầu ra nếu 300k 1 ký chắc bà con sẽ chồng rau ko cần thuốc bằng cách rau ở đâu người ở đó quá. có con sâu nào bắt luôn 10kg rau là 3tr rồi.
bác có địa chỉ và sdt của nhà nông học này không a
 
Last edited by a moderator:


Back
Top