Du lịch nông nghiệp... Góc nhìn từ đại dịch covid19

Du lịch dịch vụ, đang là ngành công nghiệp không khói mang lại nguồn thu nhập đứng thứ nhất trong cơ cấu GDP
  • Nông nghiệp 17.4%
  • Công nghiệp 38.8%
  • Dịch vụ 43.7%
    1.jpg

  • Tuy vậy, nghành du lịch nông nghiệp vẫn chưa có một cơ chế chính sách thỏa đáng...
  • Trong những ngày covid 19 hoành hành nghành du lịch... Cá nhân em mạo muội đưa ra một Chủ đề để cả nhà cùng cho ý kiến..
  • VÌ SAO CẦN LÊN KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ?
    Đa số chúng ta bắt đầu một farmstay đều thiếu nguồn lực tài chính hoặc thiếu diện tích đất để có thể đầu tư đúng như mong muốn. Chúng ta thường muốn những điều lớn hơn nguồn lực thực tế mà mình nắm giữ. Vậy nên lên kế hoạch đầu tư là cách để bạn phân bố nguồn lực về tài chính, quỹ đất, nhân sự hay đôi khi là chờ đợi sự chuyển mình của thị trường.
    Có người nghĩ rằng việc đầu tư một farmstay phải bắt đầu từ phần farm trước rồi mới làm phần stay. Suy nghĩ này chưa đúng.
    Với một số khu đất gần trung tâm thành phố hoặc trên tuyến giao thông chính tiếp cận thành phố thì đôi khi đầu tư phần stay trước để thu hút một lượng khách lưu trú nhất định rồi mới quy hoạch phần farm sau. Vậy việc lên kế hoạch đầu tư không phải một suy nghĩ thông thường kiểu: Canh tác farm xong rồi mới xây dựng phần stay. Mà chúng ta cần nhận định, đánh giá đa chiều, khách quan và xem xét nguồn lực rồi mới quyết định bước đi đầu tiên của farmstay.
    MỘT SỐ SUY NGHĨ CHƯA ĐÚNG TRONG LÊN KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ
    1. LÊN KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ CHỈ ĐỂ CÂN ĐỐI VỀ TÀI CHÍNH
    Theo tôi, suy nghĩ lên kế hoạch đầu tư chỉ để cân đối về tài chính là chưa đúng. Trong thực tế lên kế hoạch đầu tư không chỉ là việc xem xét khía cạnh tài chính đầu tư mà còn phải xem xét đến những yếu tố khác như nhân sự, độ lớn thị trường, sự hỗ trợ từ chính sách nhà nước hay là thủ tục hành chính trong việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất…
    Ví dụ: Một farmstay dự định đầu tư ngay vào phần stay nhưng khi bắt đầu xây dựng thì chính quyền địa phương đến hỏi về giấy phép xây dựng vì theo luật, đất nông nghiệp không được phép xây dựng. Ngoài ra, thảm thực vật trên khu đất vẫn còn nghèo nàn, mức độ che phủ của cây xanh còn thấp, độ mùn trong đất kém, ánh sáng mặt trời vẫn chiếu rọi trực tiếp vào mặt đất…
    Vì những lý do này, nếu có hoạch định tốt thì giai đoạn một của quá trình phát triển farmstay nên là bước tăng trưởng thảm thực vật, cây xanh và làm đất tơi xốp để hệ vi sinh vật làm cho đất màu mỡ hơn. Song song với quá trình này, bạn đi xin chuyển đổi một phần đất nông nghiệp thành loại đất được phép xây dựng. Thông thường, thời gian này mất khoảng vài tháng đến một năm. Sau một năm thì thảm thực vật và các cây nông nghiệp trên khu đất canh tác của bạn cũng đã tăng trưởng được tương đối nhiều, lúc này chúng ta mới qua giai đoạn hai là xây dựng phần stay.
    Trong giai đoạn này, bạn có thể chia thành nhiều giai đoạn nhỏ hơn để thu hút dần lượng khách, giảm tỷ lệ trống phòng do lượng khách của thị trường chưa đủ đông.
    2. KHÔNG CẦN LÊN KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ VÌ TÔI CÓ RẤT NHIỀU TIỀN
    Đôi khi lý do chính để ra quyết định lên kế hoạch đầu tư là do chưa có nhân sự để vận hành farmstay hoặc nhân sự chưa đủ năng lực để vận hành một khu farmstay lớn.
    Các bạn có để ý rằng một số nhà đầu tư bỏ hàng trăm tỷ để xây dựng một khu du lịch sinh thái sau đó một vài năm phải đóng cửa. Các bạn có đồng ý với tôi rằng: Nhân sự đóng vai trò rất quan trọng trong thành công của một doanh nghiệp không? Vận hành một khu farmstay không hề đơn giản như nhiều người vẫn nghĩ vì người vận hành farmstay cần hai loại kỹ năng chính là: Tạo kịch bản trải nghiệm và duy trì dịch vụ thích hợp với giá tiền đang lấy của du khách. Vậy, lên kế hoạch đầu tư là việc cần xem xét từ nhiều khía cạnh. Hãy quan sát và thăm dò xem trình độ của nhân lực địa phương có đủ để bạn vận hành ổn định một farmstay với hàng chục phòng hay không?
    3. LÊN KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ KHÔNG CẦN THIẾT VÌ TÔI LÀM ĐẾN ĐÂU HAY ĐẾN ĐÓ
    Farmstay là một mô hình tương đối phức tạp khi bao gồm phần farm cần phải lên kế hoạch canh tác, phần stay cần lên kế hoạch xây dựng, cần lên kịch bản trải nghiệm, lên kế hoạch marketing, bán hàng, đào tạo nhân sự,... Vậy kỹ năng cần có là kỹ năng quản lý dự án. Đừng nghĩ rằng ngày nào tôi cũng tỉnh dậy và chăm sóc cây rồi tự làm những ngôi nhà theo cách đến đâu hay đến đó. Việc lên kế hoạch đầu tư chính là: Viết ra bảng kế hoạch của từng giai đoạn trong từng hạng mục đầu tư. Việc này giúp bạn biết tất cả nguồn lực tham gia vào từng giai đoạn là gì.
    Ví dụ: Bạn là người rất giỏi canh tác farm khi có nhiều năm kinh nghiệm trong việc trồng trọt, chăm sóc cây cối. Tuy vậy, khi bước vào xây dựng một ngôi nhà trong phần stay, bạn đã tính đến việc cần bao nhiêu nhân sự với những kỹ năng gì, cần bao nhiêu nguyên vật liệu, cần bao nhiêu máy móc, cần bao nhiêu ngày để thi công, trời mưa thì sao, trời nắng thì sao,... Tất cả những yếu tố này cần được lên kế hoạch trong giai đoạn lên kế hoạch đầu tư để chuẩn bị tốt nhân sự, tài chính, nguyên vật liệu, pháp lý,...
    LÊN KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ NHƯ THẾ NÀO LÀ HỢP LÝ?
    Bạn có thể dùng một bảng Excel hoặc viết tay để thiết lập các giai đoạn đầu tư của dự án
    Theo tôi các thứ tự ưu tiên cho việc lên kế hoạch đầu tư là:
    a. Lên kế hoạch dựa theo pháp lý đất
    b. Lên kế hoạch dựa theo tài chính
    c. Lên kế hoạch dựa theo nhân sự
    d. Lên kế hoạch dựa theo độ lớn thị trường
    e. Lên kế hoạch dựa theo hệ sinh thái trên đất
    Album ảnh dưới đây tôi có chia sẻ một bảng mẫu về phân chia kế hoạch đầu tư một farmstay tại Đà Lạt. Bây giờ tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách chia giai đoạn đầu tư:
    a. Đầu tiên, các bạn cần cùng kiến trúc sư hoặc người có chuyên môn xây dựng liệt kê, tính toán chi phí xây dựng các công trình, hạng mục có trên khu đất. Ví dụ: Bạn dự định xây dựng 4 bungalow 2 giường, 2 bungalow 1 giường, 1 nhà hàng, 1 quầy lưu niệm,... Hãy liệt kê tất cả những công trình có thể có và cùng kiến trúc sư tính toán chi phí xây dựng cho từng công trình cụ thể. Qua đó bạn có thể có cái nhìn tổng thể về kinh phí cùng những công trình có trong farmstay của bạn.
    b. Tiếp theo, các bạn cần sự tư vấn của những chuyên gia có kinh nghiệm về canh tác nông nghiệp để tính toán được một tháng bạn cần bao nhiêu tiền để duy trì hoạt động canh tác nông nghiệp. Những chi phí đó có thể gồm: Chi phí nhân sự canh tác, chi phí điện, nước, chi phí giống cây trồng,...
    c. Sau khi đã có số liệu về công trình trên farmstay cùng chi phí canh tác nông nghiệp, bạn cần xem xét lại những yếu tố nội lực của mình như: Tài chính, nhân sự, thời gian,... rồi chọn ra những hạng mục nào cần thực hiện trước trong sáu tháng hoặc một năm đầu tiên, những hạng mục nào cần thực hiện trong một hoặc hai năm tiếp theo… Từ số lượng những hạng mục cần phải làm trong một giai đoạn, kết hợp với hai bảng số liệu tại mục a và b, bạn tính được mỗi giai đoạn cần bao nhiêu tiền đầu tư.
    d. Cuối cùng, khi đã tính toán và tổng hợp số liệu đầy đủ, bạn cần thiết lập bảng thời gian thực hiện các giai đoạn theo tuần/tháng/năm như bảng tôi gợi ý ở dưới. Với hàng trục ngang là thời gian được chia theo tuần/tháng/năm tùy theo độ dài dự án của bạn và trục dọc là các công việc trong từng giai đoạn dự án. Bảng tổng hợp này giúp bạn có cái nhìn tổng quan về thời gian thực hiện các giai đoạn của dự án.
 


Last edited:
Tân Châu farm hoạt động ổn chứ
Dạ em hết tiền nên tạm hoãn đầu tư... Bây giờ chỉ giữ nguyên hiện trạng tự nó nuôi nó đã... Có cái ổn là nó tự sống được rồi không cần phải cấp thêm tiền nữa... Em chạy đi kiếm thêm tiền trong lĩnh vực Design Achitecture Landscape
 
a e ai có mô hình, khái toán xây dựng farmstay chia sẻ mình mới. đang ấp ủ, xây dựng 1 cái ở ngoại thành Hải Phòng, thuê được 2ha đất nông nghiệp 50 năm rồi
 
E nghĩ uan trọng nhất là chúng ta phải làm đc maketing tốt or có đồng đội làm tốt ko thì thuê đc đội ngũ đủ tốt để làm mảng maketing. Ngoài ra làm phải có hồn để chạm đc vào trái tim khách hàng. ... vân vân và mây mây
 

M
Mình vùng hưng yên xa có đất trồng lúa nhỏ lẻ có làm đc ko bạn
 


Back
Top