Gắn kết bạn bè làm giàu bằng trồng trọt.

Chào anh em trên diễn đàn, chào anh em nhà vườn.
Qua theo dõi diễn đàn, tôi thấy rất nhiều anh em quan tâm tới trồng cây gì, khởi nghiệp như thế nào, tôi có thể gợi ý chia sẻ với anh em một ít theo hiểu biết của tôi.
Tôi tự giới thiệu, tôi làm nghề kỹ thuật nông nghiệp, đã đi nhiều vùng đất ở Miền Nam, đi nhiều đồng ruộng. Và tôi biết nhiều loại cây làm giàu mức lợi nhuận 400 - 1 tỷ - trên 1 tỷ 1 ha/ 1 năm.
Kết hợp sách vở, thực tế, lắng nghe cách canh tác của anh em nhà vườn mà cho đến nay, tôi có thể nói là biết tương đối kha khá về kỹ thuật trồng trọt các loại cây đó.
Những cây đó là gần gũi, rất đời thường, rất dân dã, không xa lạ mà trong công việc của tôi tiếp xúc được tôi có thể liệt kê dưới đây:
1/ Số 1 theo tôi là cam xoàng có lợi nhuận trên 1 tỷ/ 1 năm.
2/ Kế tới là quýt đường có lợi nhuận thấp hơn nhưng cũng tầm mức hàng tỷ.
3/ Càm sành thấp hơn nhưng cũng có mức lợi nhuận thuộc hàng trên 700 đến cá biệt hàng tỷ.
3/ Chanh các loại bao gồm lim ca, chanh giấy cũng có mức 4 - 5 trăm triệu. Tài liệt kỹ thuật có nói limca có thể đạt năng suất 80 tấn/ 1 ha/ 1 năm; nếu thu vào tháng 3 giá tầm 40 thì sẽ là 2,4 tỷ doanh thu. Nhưng tôi chưa chứng kiến được năng suất đó.
4/ Tiêu Chư Sê.
5/ Vài loại rau màu khác thì phải biết "lướt sóng" cũng có mức lợi nhuận rất cao.
Ngoài ra, còn có một số loại cây khác cũng có giá trị kinh tế cao, nhưng tôi không đi sâu nghiên cứu đặc điểm thực vật học của từng loại nên tôi không nêu ra.
Cùng là cây có múi, nguyên lý chung thì giống nhau, nhưng mỗi cây sẽ có mỗi khác. Việc ra bông cam xoàn khác ra bông quýt đường. Rồi việc ra bông chanh khác việc ra bông cam sành. Ngay kỹ thuật ra bông chanh linca cũng khác chanh giấy.
Tuy nhiên, ngay chính các nhà nông chính hiệu đang trồng những cây trên cũng đa ca bài ca "được mùa rớt giá". Và chính các nông dân đang trồng các cây trên hiện tại nhà đang không có gạo ăn, không có tiền chi tiêu cũng là bình thường.
Nguyên nhân của nó là toàn miền nam có 1 mùa mưa, mà mùa mưa thì cây ăn trái chỉ ra đọt không ra hoa; vào đầu tháng 10 âl lịch, toàn miền nam có một đợt thời tiết giá lạnh, cây ngừng sinh trưởng dinh dưỡng, bước qua thời kỳ sinh trưởng sinh sản, và ra hoa đồng loạt khi thời tiết nắng ấm trở lại vào tháng 11 - 12 âm lịch thì lẽ tất nhiên trái cây dư thừa, dội chợ, giá rẻ là đương nhiên.
Vấn đề muốn có lợi nhuận là phải biết làm trái nghịch vụ.
Nghịch vụ có nghĩa là gì? là trái với tự nhiên: khi thời tiết mưa dầm tháng 7 - 8 âm lịch, khi cây đang "xung, phát đọt" thì lại bắt nói ngừng ra đọt, suy yếu để chuyển sang ra hoa. Khi vào mùa đông, về mặt tự nhiên cây ngừng sinh trưởng dinh dưỡng thì lại bắt nó "xung" để nuôi trái đã ra nghịch mùa và không được "ngừng sinh trưởng dinh dưỡng" để không được ra hoa.
Để giúp anh em rút ngắn khoảng thời gian tìm hiểu tôi chỉ ra rằng, cơ sở lý luận của nó là:
1/ "Giáo trình ra hoa cây ăn trái - tác giả Trần Văn Hâu - ĐH Cần Thơ". Khi đọc cuốn này bạn sẽ lý giải được vì sao cây ra hoa và vì sao cây không ra hoa để điều khiển cây ra hoa theo ý muốn và không ra hoa theo ý muốn.
2/ "Cẩm nang giám định bệnh cây". Khi đọc cuốn này bạn sẽ biết được cây của mình đang bị bệnh gì.
3/ "Giáo trình Hóa bảo vệ thực vật": khi đọc cuốn này bạn sẽ biết cách điều trị bệnh cho cây của mình.
Đó là những "hằng đẳng thức đáng nhớ" trong canh tác cây ăn trái.
Các bạn thân mến, tôi nghĩ các bạn ở diễn đàn này đều có kiến thức, các bạn khát khao lập nghiệp, các bạn hãy nghĩ thêm đi. Ở Lai Vung - Đồng Tháp; Trà Ôn - Vĩnh Long, đất của 1 nhà vườn chỉ khoảng vài ngàn m2. Ấy thế mà họ lập nên kỳ danh nhà vườn thực thụ, với thu nhập rất vững vàng.
Có những nông dân mà mình thật khâm phục, ví như có 1 lần gặp 1 nông dân tên Ngoan ở Cai Lậy, anh ấy ghi chép và nắm rất rõ đọt cây sầu riêng mon thon bao nhiều ngày thì già lá, 8 ri bao nhiêu ngày ngày già lá, khổ qua bao nhiêu ngày già lá để tác động paclo ngày thứ mấy thì có hiệu quả nhất.
Hoặc cách đây 4 năm, mình có gặp 1 nông dân tên Bưu ở Lai Vung, khi ấy anh ấy rất nghèo, nhà lá lụp xụp, cả gia đình chỉ nhìn vào 1.000 m2 quýt đường. Lý do mình tiếp xúc với anh ấy là đại lý chỉ mình vào khắc phục 1.000 m2 quýt đó đang ngủ ngày và mất trắng. Mình tìm ra lý do, đơn giản là pH quá thấp, dưới 2 nên rễ bị hư hết, sau khi đánh CaO cây phục hồi ngay. Thế năm đó anh ấy thu được gần 200 tr ở công quýt đó và đủ vốn làm 5 công huệ... năm ngoái đây anh ấy nhớ mình và đt mời mình xuống ăn tân gia, mình bận không xuống được, mới hôm rồi mình xuống ghé thăm, thì ra anh ấy cất nhà hơn 1 tỷ, trên một miếng đất mới mua cũng gầy 1 tỷ.
Vậy thì các bạn, những người có tri thức, biết đọc hiểu, biết hỏi, các bạn hãy cố gắng lên nhé.
Đối với những anh em nhà vườn đang canh tác cây ăn trái nói riêng, cây trồng cạn nói chung, nếu gặp vấn đề cứ alo cho mình nhé, mình sẽ lý giải và giải đáp tận tình hiện tượng trên vườn của bạn trong phạm vi có thể. Số ĐT của mình là 0903.081.036 mình tên Việt.
Những anh em nhà vườn ở xa chỗ mình, biết lý thuyết và đã làm bông nghịch vụ những năm qua nhưng chưa được mỹ mãn, cứ gọi đt cho mình, chúng ta cùng thảo luận trao đổi để đưa ra giải pháp tối ưu nhất.
Những anh em nhà vườn đã làm trái nghịch vụ 2014 xong, nếu thấy dấu hiệu trái lọt kích cỡ khi thu hoạch, hãy mạnh dạn gọi đt cho mình, mình tin rằng mình sẽ thảo luận cùng anh em để xử lý thành công.
Đối với những anh em nhà vườn ở gần chỗ mình (Lê Minh Xuân - Bính Chánh) có trồng cây có múi mà chưa yên tâm về biện pháp canh tác của mình, thì hãy đến thăm vườn của mình (Thạnh Lợi - Bến Lức - Long An) cho cụ thể rồi mình sẽ đưa ra giải pháp khắc phục.
Mình có đọc qua diễn đàn, thấy có một số anh em đang làm nghành nghề khác tại TP HCM muốn chuyển sang nghề trồng trọt, mình sẽ giúp các bạn lựa chọn đất đai, cây trồng ở gần TP HCM với số vốn đầu tư ban đầu (kể cả tiền thuê đất không quá 30 tr/1 Ha) và vốn chăm sóc không quá 100 tr/ 1 Ha để có lợi nhuận 300 - 600 tr nhé.
Năm nay, ở vùng gần chỗ mình, người trồng mía lỗ rất nặng, giá thuê đất trống sẽ rất rẻ; giá bán đất cũng sẽ rất rẻ (vì phải bán đất để trả nợ mà). Anh em nào ở SG yêu nghề vườn mà có chút vốn cứ nhờ cò đất đi tìm đất mía mà mua, họ bắt đầu kêu bán đất rồi đó.
Mình tin rằng, qua diễn đàn này, qua thời gian giao lưu, chúng ta sẽ có những gắn kết tình bạn chặt chẽ thông qua công việc.
 


Last edited:
Chào các bạn.
Hôm nay, có một số nhà vườn đt hỏi tôi một số vấn đề. những vấn đề không mang tính thời sự tôi đã trả lời qua đt, còn vấn đề mang tính thời sự chung, khó khăn chung ở thời điểm hiện tại, ngày 20/11/2014 aal đó là vấn đề rụng trái non ở cây chanh, nhất là chanh không hạt.
Tôi chia sẻ quan điểm của tôi, theo nhận thức của tôi và cách suy luận của tôi để nhà vườn tham khảo.
Quan điểm suy luận của tôi như sau: Trước hết, theo tôi, cần phân biệt rụng sinh lý và rụng bệnh lý.
Về sinh lý: Cách nay hơn 1 tháng, ở Miền Tây nắng khô hanh, hàm ẩm không khí thấp, nước bay hơi trên bề mặt líp nhanh nên pH bề mặt thấp, cây lại vừa qua mùa mưa ngập úng nên bị thúi rễ cám (đào rễ lên, vuốt rễ cám thấy vuột rễ nhiều) nên rễ ít đi, hút nước cung cấp lên cây ít đi. Trong khi bề mặt lá lại bay hơi nhanh, sáng sớm và chiều trời lạnh, cây sẽ đóng khí khổng để tự vệ nên tổng hợp được ít auxin, trong khi trái non lại cần au xin để phát triển. Gần đây, cách vài ngày lại tiếp tục có một đợt mưa trái mùa 2 ngày, ngay trong ngày mưa thì cây tươi tỉnh lại, nhưng vừa hết đợt mưa cây lập tức chuyển màu vàng úa rất nhanh. Lý do nước mưa lại một lần nữa rửa phèn ở mặt líp chảy xuống phần dưới rễ cám, tiếp tục gây bất lợi kép cho cây thêm 1 lần nữa.
Như vậy, về sinh lý, trái nhỏ sẽ có hiện tượng rất chậm lớn (nếu so sánh với tầm mắt quan sát trái nhỏ ra trong mùa mưa) ta thấy rõ việc này.
Ở một số chùm trái non ta thấy lớn rất chậm, mặc dù trái chưa rụng, nhưng sắc tố không có màu xanh mởn nón chuối của sự màu mỡ, hoặc tệ hơn là sắc tố màu vàng. Những chùm trái này trước hay sau cũng phải rụng rất nhiều.
Và khi gặp trường hợp này, hầu hết tuyệt đại đa số nhà vườn nghĩ ngay, và chỉ nghĩ đến sinh lý nên sử dụng dưỡng trái, "có canxi bo lo gì rụng trái", rồi nhiều nhà vườn đã xài kẽm, vi lượng...
Theo tôi, như thế là chưa đúng, chưa triệt để. Trước hết, cần phải đánh CaO ngay, cứ tăng 1 độ pH thì đầu lông hút sẽ tăng lên gấp 100 lần, rễ mới sẽ ra rất mạnh mẽ, và chính đầu lông hút mớt này cung cấp auxin nội sinh cho cây và cây sẽ ra đọt rất mạnh mẽ (không tin cứ đánh thử 1 bao vôi càn long cho 20 gốc chanh mà thí nghiệm xem).
Về mặt cấp thời, phải cung cấp hooc môn ngoại sinh tức thời ngay với NAA nông độ phun 10 ppm, GA3 nồng độ 10 ppm, để ngăn chặn ngay việc hình thành tầng rời ở cuống trái. Nếu bổ sung thêm các hooc môn trích ly từ thực vật như comcac của Cty hóa nông lúa vàng hoặc lacatoso của Tân Thành thì sẽ tối ưu hơn (2 Cty này họ chỉ tham gia thị trường lúa, không đăng ký ứng dụng vào thị trường nhỏ là cây ăn trái).
Về mặt bệnh lý: Mặt dù thời tiết ban ngày khô hanh, nhưng ban đêm nhiệt độ xuống rất thấp, nước trong không khí sẽ kết tinh nhưng không đủ để tạo thành mưa mà ta thường có thói quen gọi là sương muối. Chính hàm ẩm cao đã tạo điều khiện cho nấm bệnh thán thư bông, thán thư cổ bông, thán thư trái non, bệnh ghẻ lá (và đồng thời ghẻ trái) phát triển.
Chúng ta lật cuống trái lên, quan sát kỹ trái non bị rụng sẽ thấy những chấm đen, vệt đen. Đó chính là nấm bệnh, hoặc là vết vi khuẩn (do điều kiện quan sát mắt thường nên sẽ không xác định đó là vết nấm hay vi khuẩn). Nhưng về nguyên tắc, có nấm là có vi khuẩn, và ngược lại, có vi khuẩn là có nấm. Nên ta phải sử dụng cả thuốc nấm và vi khuẩn.
Một nguyên nhân phổ biến về bệnh lý nữa là những ngày qua bọ trĩ phát triển trên diện rộng đã chích hút gây tổn thương bông và trái non cũng gây rụng, và dù không gây rụng thì cũng tạo vết thương cho nấm và vi khuẩn tấn công.
Tôi nêu quan điểm của tôi, nếu nhà vườn gặp hiện tượng này (mà tôi tin chắc là gặp nhiều) thì hãy cầm trái non bị rụng đến đại lý VTNN để họ lấy thuốc nấm + thuốc vi khuẩn (hoạt chất streptomycin cho rẻ tiền vì vi khuẩn trên chanh chưa kháng strep) + NAA + GA3 cho 1 lần phun.
 


Last edited:
Anh có thể cho e biết làm sao để cây cam sành ra trái ngịch vụ đc ko,nhà em cũng có vườn cam nhưng thấy nó ra ít hoa lắm,xịt siêu lân,phaân bón lá 10-60-10 mấy lần rồi mà nó ko chịu ra hoa.
 
Đề tài và phân tích của anh Việt quá hay , cám ơn anh đã chia sẽ, mình comment vào topic để đánh dấu dài cho tiện tham khảo. Mình nghĩ việc dùng vôi nâng pH và dùng auxin kích rễ có lẽ là giải pháp tức thời, còn về lâu dài nên dùng phân hữu cơ vi sinh để nâng pH, nếu kích thích ra rễ có thể dùng Humic, nếu dùng CaO lâu dài sẽ gây ra hiện tượng mất đạm, chai đất.... do Ca gây kết tủa ( chỉ là suy nghĩ cá nhân, mình chưa làm thực tế).
 
Anh có thể cho e biết làm sao để cây cam sành ra trái ngịch vụ đc ko,nhà em cũng có vườn cam nhưng thấy nó ra ít hoa lắm,xịt siêu lân,phaân bón lá 10-60-10 mấy lần rồi mà nó ko chịu ra hoa.
Uh. Em chỉ xịt siêu lân, 10 - 60 - 10 thì nó không ra hoa là phải rồi!
Cây cam sành ra hoa trái vụ là vào tháng 8 - 9 al, 7 tháng sau là tháng 3 - 6 năm sau mới có giá. Hiện bây giờ là tháng 11 al, cây đang chuẩn bị ra hoa thuận vụ, sẽ cho thu vào tháng 10 năm sau.
Như vậy, cây của em không có trái nghịch vụ thì buộc phải có trái thuận vụ, mà khi có trái thuận vụ thì khi trên cây có nhiều trái nó sẽ không ra hoa nữa nên sẽ không làm được trái nghịch vụ.
Do đó, em phải làm thế nào để cây không được ra hoa thuận vụ (thực tế là ra hoa ít). Và đến tháng 4 - 5 al, nếu trên cây còn trái thì phải thuê người vào vườn hái trái dục bỏ đi hết để chuẩn bị khiển trái nghịch vụ.
1/ Hạn chế ra bông thuận vụ: em bón phân đạm, mà phân cây hấp thụ mạnh nhất là đạm NO3 có trong Ca(NO3)2.5H2O, ở thị trường có bán dưới các tên thương mại Nitrat Bo dạng bao 25 Kg của Yara (và nhiều Cty khác cũng có đóng gói bán hóa chất này nhưng anh ko rành các tên thương mại của họ). Kết hợp với phun các loại phân bón lá giàu đạm như 30 - 10 - 10, 31 - 11 - 11 kết hợp với GA3 (loại thuốc viên, em phải mua loại có giá 25.000 đ/ 1 viên sử dụng cho 200 lít nước, nếu mau loại rẻ tiền 3 - 4 - 5 - 8 - 12 - 15 ngàn 1 viên hiệu quả rất yếu).
2/ Ra hoa nghịch vụ: Về lý thuyết, quy trình thì rất ngắn gọn; Nhưng thực tế áp dụng sẽ rất khó, khó là bởi phải 3 nhìn: nhìn trời, nhìn đất, nhìn cây để xác định liều lượng sử dụng, sử dụng lúc nào, lúc nào là đủ độ thuần thục để ra hoa, nếu không xác định được thì chỉ ra đọt chứ không ra hoa. Nó gồm có các bước:
2.1/ Tăng tỷ lệ C/N bằng cách ngưng bón phân đạm, bón SP lân liều cao (50 kg/ 1 công, 2 lần cách nhau 15 - 20 ngày).
2.2/ Gây stress cho cây bằng cách xiết nước.
2.3/ Dùng auxin ngoại sinh: Thực tế, các tay "cao thủ" làm bông chi làm 2 nhóm "trường phái" khác nhau, một nhóm thì sử dụng paclo, 1 nhóm lại bac bỏ paclo mà sử dụng ethephon. Việc sử dụng nồng độ nào phải căn cứ vào việc nhìn trời, nhìn đất, nhìn cây.
2.4/ Xác định đủ độ thuần thục để ra hoa: Rất tiếc rằng, bệnh viện không có máy siêu âm để siêu âm chuẩn đoán mầm hoa đả đủ 9 tháng 10 ngày hay chưa. Việc xác định đủ độ thuần thục ra hao cũng không thể theo "giáo trình ra hoa" hay một công trình, đề tài nghiên cứu nào được. Bởi lẽ, các công trình, đề tài dù chính xác tuyệt đối đến đâu đi nữa thì nó sẽ khác với điều kiện của em ở điều kiện phun, nồng độ phun, thời tiết trong gia đoạn phun.
Bằng tầm mắt, kinh nghiệm để quan sát, khi thấy "lá này phải ra hoa thôi" thì bắt đầu kích thích cho ra hoa.
Theo "tầm mắt" của anh thì nó đủ thuần thục khi "cái lá nó mốc cời lên"; cái kim nhỏ ở đẩu đọt cam "biến mất".
Hình: Cái lá mốc cời lên mới có thể ra bông:
upload_2015-1-11_21-56-21.png

Việc kích thích ra hoa lại còn quá nhiều "trường phái hơn nữa"; nhưng việc đơn giản nhất mà nông dân thường làm là bón 20 - 20 - 15, phun kích phát tố (thiên nông) mà bản chất là NAA + GA3 tỷ lệ 7/1, thourea (nhưng nói trước đây là con dao 2 lưỡi, nó có thể gây rụng lá hàng loạt làm suy kiệt cây, dù có ra hoa thì cũng không đậu trái được, hoặc không rụng lá nhưng lá cứ vàng mãi, liên tục phóng thích etylen là rụng hoa, rụng trái non sau này...
Nhìn chung, khi làm bông nghịch vụ em phải xác định mấy việc:
1/ Về tâm lý: Em có "dám" không cho ra hoa vào tháng 11 - 12 al hay không; em có dám thuê người vào hái trái dục bỏ đi vào tháng 4 - 5 hay không! Oh tiếc quá, không thể nào làm được đâu, không dám đâu.
2/ Về tài chính: Em có đủ tài chính để làm trái nghịch vụ hay không với chi phỉ tổng khoảng 100 tr/ 1 ha/ 1 năm.
3/ Em có đủ lá gan hay không? Làm trái nghịch vụ là đánh bài, không phải giàu mà làm được, không phải nhiều tiền mà làm được mà phải gan dạ, dũng cảm, chịu chơi mới làm được. Này nhé, để xài thuốc bệnh dưỡng cho cữ phun trái thuận vụ chỉ vài trăm ngàn, thậm chí 1 trăm ngàn/ 1 lầm phun/ 1 ha; còn phun thuốc, dưỡng cho trái nghịch vụ phải 1 - 2 triệu/ 1 lần phun; và không phải là phun 1 lần mà là nhiều lần; vừa phun xong, 2 - 3 ngày sau chưa vừa ý ta lại "chơi tiếp" nữa. Chịu chơi như thế đấy!
Anh gửi em vài bức ảnh tư liệu nhé:
upload_2015-1-11_21-41-22.png



Còn đây là vườn cam của anh Hai Nghĩa - Vĩnh Xuân (TT Trà Ôn đi xuống, a ko rõ là thuộc Vĩnh Long hay Trà Vinh)
upload_2015-1-11_21-45-59.png


Còn đây là anh Lẹ, một tay "cao thủ" làm bông cam ở Vĩnh Xuân nè:
upload_2015-1-11_21-47-46.png

Còn đây là chị Thạch Tám (nghe họ là biết rồi hé)
upload_2015-1-11_21-49-50.png

Còn đây là ngôi nhà của anh Cao phong cất lên sau khi trúng cam sành nè:
upload_2015-1-11_21-51-36.png

Để trông coi vườn cam phải có thằng này nè:
upload_2015-1-11_22-0-43.png

Và vợ của nó nữa nè:
upload_2015-1-11_22-1-19.png

Thấy chưa, làm cây ăn trái nghịch vụ vui lắm, lãng mạn lắm. Đúng không.
Có kỹ thuật trồng sen không anh. Đang định nhổ lúa trồng sen không biết bắt đầu thế nào từ cây giống.
Oh. rất tiếc, anh ko nghiên cứu về cây thủy canh. Anh nghiên cứu về cây trồng cạn em ạ.
Đề tài và phân tích của anh Việt quá hay , cám ơn anh đã chia sẽ, mình comment vào topic để đánh dấu dài cho tiện tham khảo. Mình nghĩ việc dùng vôi nâng pH và dùng auxin kích rễ có lẽ là giải pháp tức thời, còn về lâu dài nên dùng phân hữu cơ vi sinh để nâng pH, nếu kích thích ra rễ có thể dùng Humic, nếu dùng CaO lâu dài sẽ gây ra hiện tượng mất đạm, chai đất.... do Ca gây kết tủa ( chỉ là suy nghĩ cá nhân, mình chưa làm thực tế).
Oh. Có rất, rất, và rất nhiều nông dân đã nghĩ như em. Có đến khoảng 95% nông dân min canh tác cây không đạt ngưỡng năng suất cao và không duy trì được năng suất cao. Lý do quan trọng hàng đầu là pH.
Phân hữu có là hợp chất hữu cơ, hợp chất các bon như rơm, rạ, cỏ trấu... nhưng trong điều kiện rơm, rạ, cỏ, trấu ít thì ta phải dùng tới thực vật hóa thạch là cây dương xỉ đã chôn vùi lâu thành than bùn. Như vậy, hữu cơ không hạ phèn (mà là để tơi xốp đất).
Vi sinh hiện tại ứng dụng trong nông nghiệp không tăng pH.
Bản chất của dùng vôi tăng pH đất là để trung hòa ion SO4, cứ giảm 1 độ pH thì ion SO4 có trong 1 Ha đất bề mặt 20 cm sẽ ước khoảng 1,6 tấn.
Khi đó, ta thực hiện phương trình phản ứng Ca + SO4 = CaSO4.
Theo phương trình này, tính số mol và cân bằng, cứ đánh khoảng 3 tấn CaO thì tăng được 1 độ pH.
Trên mạng cũng như thực tế, có rất nhiều tài liệu nói đánh 100 Kg vôi/ 1 ha. Đánh vôi như thế thì hầu như là chưa đánh.
Hiệu lực của đánh vôi lên thực vật như sau; Sau đánh vôi rễ phát triển rất mạnh, cây phóng đọt mới ngay, lá mởn ngay. Cứ 1 ha đánh hết 10 triệu tiền vôi, hiệu quả cao hơn nhiều lần rải 4 - 5 triệu tiền phân, trái sẽ rất nhanh lớn, lớn lên từng ngày trông thấy được, nhất là giai đoạn trái non.
Lẽ tất nhiên, sẽ tạo CaSO4 kết tủa gây chai đất. Nhưng chúng ta không có lựa chọn nào khác mà phải chấp nhận nó và khắc phục bằng cách bón thêm hữu cơ.
 

File đính kèm

  • upload_2015-1-11_21-54-57.png
    upload_2015-1-11_21-54-57.png
    158 KB · Lượt xem: 61
Chào bạn, b hướng dẫn mình cách chăm sóc bưởi diễn được không? Bưởi trồng 7 8 năm rồi mà ít quả quá
 

Cảm ơn anh đả trả lời câu hỏi cũa em,giờ thì em cũng hiểu gọi là sơ sơ rồi hì hì,em sẻ gọi hỏi thăm a một ngày gần nhất.cảm ơn những chia sẻ cũa anh.
 
Uh. Em chỉ xịt siêu lân, 10 - 60 - 10 thì nó không ra hoa là phải rồi!
Cây cam sành ra hoa trái vụ là vào tháng 8 - 9 al, 7 tháng sau là tháng 3 - 6 năm sau mới có giá. Hiện bây giờ là tháng 11 al, cây đang chuẩn bị ra hoa thuận vụ, sẽ cho thu vào tháng 10 năm sau.
Như vậy, cây của em không có trái nghịch vụ thì buộc phải có trái thuận vụ, mà khi có trái thuận vụ thì khi trên cây có nhiều trái nó sẽ không ra hoa nữa nên sẽ không làm được trái nghịch vụ.
Do đó, em phải làm thế nào để cây không được ra hoa thuận vụ (thực tế là ra hoa ít). Và đến tháng 4 - 5 al, nếu trên cây còn trái thì phải thuê người vào vườn hái trái dục bỏ đi hết để chuẩn bị khiển trái nghịch vụ.
1/ Hạn chế ra bông thuận vụ: em bón phân đạm, mà phân cây hấp thụ mạnh nhất là đạm NO3 có trong Ca(NO3)2.5H2O, ở thị trường có bán dưới các tên thương mại Nitrat Bo dạng bao 25 Kg của Yara (và nhiều Cty khác cũng có đóng gói bán hóa chất này nhưng anh ko rành các tên thương mại của họ). Kết hợp với phun các loại phân bón lá giàu đạm như 30 - 10 - 10, 31 - 11 - 11 kết hợp với GA3 (loại thuốc viên, em phải mua loại có giá 25.000 đ/ 1 viên sử dụng cho 200 lít nước, nếu mau loại rẻ tiền 3 - 4 - 5 - 8 - 12 - 15 ngàn 1 viên hiệu quả rất yếu).
2/ Ra hoa nghịch vụ: Về lý thuyết, quy trình thì rất ngắn gọn; Nhưng thực tế áp dụng sẽ rất khó, khó là bởi phải 3 nhìn: nhìn trời, nhìn đất, nhìn cây để xác định liều lượng sử dụng, sử dụng lúc nào, lúc nào là đủ độ thuần thục để ra hoa, nếu không xác định được thì chỉ ra đọt chứ không ra hoa. Nó gồm có các bước:
2.1/ Tăng tỷ lệ C/N bằng cách ngưng bón phân đạm, bón SP lân liều cao (50 kg/ 1 công, 2 lần cách nhau 15 - 20 ngày).
2.2/ Gây stress cho cây bằng cách xiết nước.
2.3/ Dùng auxin ngoại sinh: Thực tế, các tay "cao thủ" làm bông chi làm 2 nhóm "trường phái" khác nhau, một nhóm thì sử dụng paclo, 1 nhóm lại bac bỏ paclo mà sử dụng ethephon. Việc sử dụng nồng độ nào phải căn cứ vào việc nhìn trời, nhìn đất, nhìn cây.
2.4/ Xác định đủ độ thuần thục để ra hoa: Rất tiếc rằng, bệnh viện không có máy siêu âm để siêu âm chuẩn đoán mầm hoa đả đủ 9 tháng 10 ngày hay chưa. Việc xác định đủ độ thuần thục ra hao cũng không thể theo "giáo trình ra hoa" hay một công trình, đề tài nghiên cứu nào được. Bởi lẽ, các công trình, đề tài dù chính xác tuyệt đối đến đâu đi nữa thì nó sẽ khác với điều kiện của em ở điều kiện phun, nồng độ phun, thời tiết trong gia đoạn phun.
Bằng tầm mắt, kinh nghiệm để quan sát, khi thấy "lá này phải ra hoa thôi" thì bắt đầu kích thích cho ra hoa.
Theo "tầm mắt" của anh thì nó đủ thuần thục khi "cái lá nó mốc cời lên"; cái kim nhỏ ở đẩu đọt cam "biến mất".
Hình: Cái lá mốc cời lên mới có thể ra bông:
Xem file đính kèm 3284
Việc kích thích ra hoa lại còn quá nhiều "trường phái hơn nữa"; nhưng việc đơn giản nhất mà nông dân thường làm là bón 20 - 20 - 15, phun kích phát tố (thiên nông) mà bản chất là NAA + GA3 tỷ lệ 7/1, thourea (nhưng nói trước đây là con dao 2 lưỡi, nó có thể gây rụng lá hàng loạt làm suy kiệt cây, dù có ra hoa thì cũng không đậu trái được, hoặc không rụng lá nhưng lá cứ vàng mãi, liên tục phóng thích etylen là rụng hoa, rụng trái non sau này...
Nhìn chung, khi làm bông nghịch vụ em phải xác định mấy việc:
1/ Về tâm lý: Em có "dám" không cho ra hoa vào tháng 11 - 12 al hay không; em có dám thuê người vào hái trái dục bỏ đi vào tháng 4 - 5 hay không! Oh tiếc quá, không thể nào làm được đâu, không dám đâu.
2/ Về tài chính: Em có đủ tài chính để làm trái nghịch vụ hay không với chi phỉ tổng khoảng 100 tr/ 1 ha/ 1 năm.
3/ Em có đủ lá gan hay không? Làm trái nghịch vụ là đánh bài, không phải giàu mà làm được, không phải nhiều tiền mà làm được mà phải gan dạ, dũng cảm, chịu chơi mới làm được. Này nhé, để xài thuốc bệnh dưỡng cho cữ phun trái thuận vụ chỉ vài trăm ngàn, thậm chí 1 trăm ngàn/ 1 lầm phun/ 1 ha; còn phun thuốc, dưỡng cho trái nghịch vụ phải 1 - 2 triệu/ 1 lần phun; và không phải là phun 1 lần mà là nhiều lần; vừa phun xong, 2 - 3 ngày sau chưa vừa ý ta lại "chơi tiếp" nữa. Chịu chơi như thế đấy!
Anh gửi em vài bức ảnh tư liệu nhé:
Xem file đính kèm 3278


Còn đây là vườn cam của anh Hai Nghĩa - Vĩnh Xuân (TT Trà Ôn đi xuống, a ko rõ là thuộc Vĩnh Long hay Trà Vinh)
Xem file đính kèm 3279

Còn đây là anh Lẹ, một tay "cao thủ" làm bông cam ở Vĩnh Xuân nè:
Xem file đính kèm 3280
Còn đây là chị Thạch Tám (nghe họ là biết rồi hé)
Xem file đính kèm 3281
Còn đây là ngôi nhà của anh Cao phong cất lên sau khi trúng cam sành nè:
Xem file đính kèm 3282
Để trông coi vườn cam phải có thằng này nè:
Xem file đính kèm 3285
Và vợ của nó nữa nè:
Xem file đính kèm 3286
Thấy chưa, làm cây ăn trái nghịch vụ vui lắm, lãng mạn lắm. Đúng không.

Oh. rất tiếc, anh ko nghiên cứu về cây thủy canh. Anh nghiên cứu về cây trồng cạn em ạ.

Oh. Có rất, rất, và rất nhiều nông dân đã nghĩ như em. Có đến khoảng 95% nông dân min canh tác cây không đạt ngưỡng năng suất cao và không duy trì được năng suất cao. Lý do quan trọng hàng đầu là pH.
Phân hữu có là hợp chất hữu cơ, hợp chất các bon như rơm, rạ, cỏ trấu... nhưng trong điều kiện rơm, rạ, cỏ, trấu ít thì ta phải dùng tới thực vật hóa thạch là cây dương xỉ đã chôn vùi lâu thành than bùn. Như vậy, hữu cơ không hạ phèn (mà là để tơi xốp đất).
Vi sinh hiện tại ứng dụng trong nông nghiệp không tăng pH.
Bản chất của dùng vôi tăng pH đất là để trung hòa ion SO4, cứ giảm 1 độ pH thì ion SO4 có trong 1 Ha đất bề mặt 20 cm sẽ ước khoảng 1,6 tấn.
Khi đó, ta thực hiện phương trình phản ứng Ca + SO4 = CaSO4.
Theo phương trình này, tính số mol và cân bằng, cứ đánh khoảng 3 tấn CaO thì tăng được 1 độ pH.
Trên mạng cũng như thực tế, có rất nhiều tài liệu nói đánh 100 Kg vôi/ 1 ha. Đánh vôi như thế thì hầu như là chưa đánh.
Hiệu lực của đánh vôi lên thực vật như sau; Sau đánh vôi rễ phát triển rất mạnh, cây phóng đọt mới ngay, lá mởn ngay. Cứ 1 ha đánh hết 10 triệu tiền vôi, hiệu quả cao hơn nhiều lần rải 4 - 5 triệu tiền phân, trái sẽ rất nhanh lớn, lớn lên từng ngày trông thấy được, nhất là giai đoạn trái non.
Lẽ tất nhiên, sẽ tạo CaSO4 kết tủa gây chai đất. Nhưng chúng ta không có lựa chọn nào khác mà phải chấp nhận nó và khắc phục bằng cách bón thêm hữu cơ.


BÁC ĐÚNG LÀ CAO THỦ TRONG CÂY CÓ MÚI, LÓT DÉP NGÓNG CHỜ BÁC CHỈ DẠY TIẾP. BÁC CÓ FACE BOOK KO BÁC? CHO MÌNH XIN ĐỂ TẦM SƯ BÁC... THANKS BÁC NHIỀU.
 
Chào bạn, b hướng dẫn mình cách chăm sóc bưởi diễn được không? Bưởi trồng 7 8 năm rồi mà ít quả quá
Chào bạn.
Mình ở Miền Nam. không có thực tế về bưởi diễn. Về lý thuyết thì "ai nói mà chẳng được" nền mình không dám hướng dẫn bạn.
Tuy nhiên, có 1 lần đi chơi ngoài ấy mình thấy bà con trông bưởi dày quá, không tỉa cành, cành vô hiệu nhiều nên mình nghĩ sẽ khó đậu trái,
 
Hay quá, cảm ơn anh Việt nhiều! Hy vọng được gặp anh trong một ngày gần nhất. Thành lập một Câu lạc bộ làm vườn đi anh Việt, hội tụ được những con người như thế này thì anh em mình còn sợ gì đói nghèo nhỉ? Chúc anh sức khỏe, thành công!
Vâng. Chào anh.
Hihihi... nếu có điều kiện, chúng ta thành lập câu lạc bộ riêng của những tay đang làm vườn anh nhỉ. những tay làm vườn tốt anh nhỉ. Còn gì đẹp hơn nếu trong vườn cây chuyên canh của chúng ta nuôi vài chục con gà thả vườn, để sẵn vài chục lít rượu, lâu lâu hoặc chiều chiểu luân phiên rủ nhau tụ tập nhỉ...
Tôi có nghe một nhà sử học nói rằng văn hóa miền Tây miệt vườn là 'cải lương vạn tuế, rượu đế muôn năm". Ý họ muốn nói rằng anh em nhà vườn nghèo nàn về văn hóa... Hihihi... không sao, chúng ta có thể đi thăm vườn hết ngày nay sang ngày khác để đọc và hiểu được đọt cây muốn gì, trái cây muốn gì, rễ cây muốn gì, chúng nó đang khóc vì bệnh, đang khóc vì môi trường, đang buồn vì thời tiết, và chúng nó đang ca cải lương với mình là được rồi...
 
Nhờ anh chia sẽ giúp cách xử lý phèn với giếng mới khoan, cách điều chỉnh pH, nếu dùng PAC để lắng phèn rồi cho qua bể lọc có được không ạ.
 
Vâng. Chào anh.
Hihihi... nếu có điều kiện, chúng ta thành lập câu lạc bộ riêng của những tay đang làm vườn anh nhỉ. những tay làm vườn tốt anh nhỉ. Còn gì đẹp hơn nếu trong vườn cây chuyên canh của chúng ta nuôi vài chục con gà thả vườn, để sẵn vài chục lít rượu, lâu lâu hoặc chiều chiểu luân phiên rủ nhau tụ tập nhỉ...
Tôi có nghe một nhà sử học nói rằng văn hóa miền Tây miệt vườn là 'cải lương vạn tuế, rượu đế muôn năm". Ý họ muốn nói rằng anh em nhà vườn nghèo nàn về văn hóa... Hihihi... không sao, chúng ta có thể đi thăm vườn hết ngày nay sang ngày khác để đọc và hiểu được đọt cây muốn gì, trái cây muốn gì, rễ cây muốn gì, chúng nó đang khóc vì bệnh, đang khóc vì môi trường, đang buồn vì thời tiết, và chúng nó đang ca cải lương với mình là được rồi...
Em sẽ ghé thăm vườn của anh ngay trong ngày mai (thứ 3) anh Việt nha? Anh em nào có hứng thú đi gặp sư phụ Việt thì ngày mai cùng đi luôn thôi, cảm thấy chuẩn bị lượm được vàng rồi!!!
 
Bác Việt cho em hỏi, cây có múi rất hay bị sâu vẽ bùa khi đâm đọt non mà không phun hay xịt thuốc. Cách trị thì chắc chán là đọt đâm lên khoảng 2cm là phải phun rồi. Nhưng dùng thuốc nào hiệu quả cao mà ít độc hại.
 
cho em hỏi GA3 phun cho rau xà lách thủy canh được không. em nghe nói phun nó cây vọt nhanh lắm.
 
Bận đi ngủ rùi - ko đọc hết - nhưng đừng để tui nói những câu khó nghe nhé !

" đừng nghe những gì người ta nói - hảy coi những gì người ta làm "

Tôi quê gốc ở Tam Bình - Vĩnh Long - xứ sở của cây cam sành đây
Tương lai tôi muốn là mua đất ở Thạnh Lợi - Bến Lức - Long An

Tôi nghĩ tôi ở TP 20 năm rùi - nhưng tôi còn rành về cây và đất hơn nhiều người trong toppic

Tưởng tượng thì ai không tưởng ra - tỉnh giấc mơ - coi lại mình đả làm được gì và đả có những gì đi nhé

Nực cười nhất là : trồng quýt mà ko biết đất phèn nặng ( đợi đo mới biết đất bị phèn quá nặng ) - nằm mơ củng ko thấy 1 nông dân dốt thế - lại còn thuê đất và làm giàu nữa mới ghê

Ai đo độ PH ??? - Người đo làm nghề gì ??? - Mục đích ??? - Kết quả có thu phí hay không ??? - Tôi hy vọng mua đất ở thạnh lợi - bến lức - long an - để nhờ đo độ PH và tư vấn giúp tôi trồng cây gì nơi ấy - ngoài các loại cây mà người nông dân thực thụ họ đả trồng như : mít, mía, khóm, khoai mở, cây có múi ...- hay họ ngu đến nổi chỉ biết trồng tràm

Máy đo độ Ph - giá 890.000 VNĐ - có hướng dẩn sử dụng - kha kha !!!

Người dân trồng lúa đầu tiên ở Thạnh Hóa _ long An - ông ta đo độ PH bằng lưỡi ( còn hay hơn cả máy đo PH ) - và tạo ra giống lúa chịu phèn trên vùng đất này 30 năm trước

Người đầu tiên trồng chanh ở vùng đất phèn này - củng là vô tình nhặt bí kíp - và từ bí kíp ấy mới biết được cây có múi chịu được đất phèn nặng

Người đầu tiên phát hiện ra khoai mỡ - trồng tốt trên đất phèn này củng là nông dân - chứ ko phải nhà khoa học mang 2 bên túi 1 bên là cái điện thoại và 1 bên là máy đo độ PH mini

Bao nhiêu người viết sách chẳn phát hiện ra được cái gì cả - ngay cả ông Võ Tòng Xuân - còn lui cui học hỏi cậu của tôi trồng lúa - chính tôi chứng kiến mặc dù với cương nghị ông ấy trong trường thì tôi phải gọi là thầy.

Thôi đi ngủ đây - sorry !
 
Last edited by a moderator:
Nhờ anh chia sẽ giúp cách xử lý phèn với giếng mới khoan, cách điều chỉnh pH, nếu dùng PAC để lắng phèn rồi cho qua bể lọc có được không ạ.
Tôi ko có kiến thức về xử lý phèn, Tuy nhiên tôi cũng đang ở vùng giếng bị phèn (Lê Minh Xuân - Bình Chánh). Và tôi xử lý nước phèn như sau: Tôi bơm nước vào bồn 1 m3, dùng NaOH tăng pH lên 8 để kết tủa ion kim loại, bồn tôi để ngoài nắng nên đóng rong rêu, chính rong rêu này cung cấp oxy cho việc oxy hóa Fe và Al, (tôi chưa phân tích, nhưng bằng cảm quan tôi biết vì Fe tủa màu vàng đỏ, Al tủa màu trắng) và tủa này sẽ hấp phụ As, sau khi bơn nước lên để khoảng 15 - 20 phút sẽ trong, nếu ngày mai xài thì xử lý buôi tối để qua đêm nước sẽ rất trong. Bạn kết hợp thêm phèn chua và PAC trợ lắng sẽ có kết quả tốt hơn.
Nước tôi lắng là để tắm giặt, rửa chứ không dùng nấu ăn. Nếu dùng nấu ăn bạn phải nghiên cứu chính xác, tôi nghĩ hướng nghiên cứu kết tủa kim loại bằng PH cao, hiệu chỉnh pH bằng HCL, dùng phèn chua, PAC trợ lắng, hoặc trợ lắng lọc bằng các chất lắng hoặc lưới lọc anion, cation...
cho em hỏi GA3 phun cho rau xà lách thủy canh được không. em nghe nói phun nó cây vọt nhanh lắm.
Hihi... không dám bàn luận việc này....
 
Chao Bac lecongtuananh toi cung la nguoi goc lang an , cung co lam dat o thanh loi , trong khom. Khu gan bo bo kinh c .Nhung cho thue dat roi ,vi cong viec ban nhieu qua , vai nam nua cung ve lam lai , co dip nao ve do bat ca nuoc phen nhau voi bac nhe (theo toi thay ca dong bay gio khong co o dau ngon bang khu vuc do dau bac a , vi nho co phen do ...hi..hi...phen cung co cai loi cua no bac ha
 


Back
Top