Giải pháp cho mảnh đất 1500m2 ("thế" mở màn)

Kính chào bà con!
Sau khi tôi đưa ý tưởng tạo một hệ thống "cờ thế" trong nông nghiệp, được Sếp ủng hộ. Tôi nghĩ rằng ý tưởng nào cũng phải bắt tay vào làm thì mới thành hiện thực. Vì vậy tôi mạo muôi đưa ra một "thế" mở màn để lấy...hên và cũng để xem ...không khí thế nào. Nếu thấy có khí thế thì sếp hãy mở box riêng cho khỏi...phí đất.
Vậy mời bà con đưa ra một giải pháp cho mảnh đất của tôi để đạt hiệu quả cao .
Các điều kiện như sau:
Diện tích : 2000m2 trừ đi nhà ở, công trình phụ thì còn khoảng 1500m2
Chất đất : Cát pha đã bạc màu trở thành dúi dẻ, màu xámbạc, cứng vào mùa khô nắng, sình lún vào mùa mưa. Vào mùa mưa có khi ngập nước xâm xấp hai, ba ngày rồi rút.
Nguồn nước : Giếng đào và giếng đóng, không có phèn. Đã có bồn nước 1000lít cao 4m.
Lịch sử : Đã từng trồng mía, củ mì, củ hùynh tinh, trồng lagim, thơm, trồng chanh, mít, xoài, xung quanh vườn còn gần chục cây dừa v.v.. Tóm lại cho thu nhập khoảng...6 triệu/năm
Lao động : 1 lao động mạnh khỏe cỡ...tôi
Vốn : Tôi được phép chi tiêu trong phạm vi...30 triệu.
Nếu những dữ kiện nêu lên cần thêm thì bà con cứ cho biết để bổ sung.

Kính mời các anh hào tham gia cho các giải pháp.
Kính mời các cao nhân vừa nhận xét vừa cho các giải pháp luôn (kẻo không mất quyền lợi...góp ý).
 
cây khi mọc thành tre thì tôi nghĩ cũng có thể làm được gì đấy vì bản chất nó là...tre. Nhưng khi đã trồng măng điền trúc mà để thành tre thì quá phí, vì một cây tre nếu bán tại vườn ở chỗ tôi cũng chỉ được 9-10 ngàn, trong khi một cái măng đã được 20-30 ngàn. Nếu có điều kiện và thời gian thì có lẽ nuôi dúi kết hợp để tận dụng tre thải loại sẽ có hiệu quả cao. Tuy nhiên tôi vẫn chưa làm được cũng vì không có thời gian nữa.
trồng tre một khi đã lấy măng rồi, thì không nên vì giá măng rẻ mà để thành cây, vì như thế sản lượng chắc chắn sẻ giảm, mà giá trị của cây tre sẻ không cao, cây sẻ có gióng ngắn, cây không cao, phẩm chất cây không được tốt nên giá thành không được như tre không lấy măng. nhưng dù sao bán măng vẫn cho thu nhập cao hơn là tre mà.
 
chà cũng đã lâu rồi không có dịp vào thăm trang trại bác Thanh.kế hoạch là thế nhưng đôi khi phải uyển chuyển theo tình thế.
bác định lúc nào mới cho mấy chú siêu sâu vào trong danh mục chăn nuôi của trang trại bác.tôi vừa nghe được thêm thông tin về loại siêu sâu cho nhà hàng.???
 
Trở lại việc tôi nuôi trùn. Tôi xin trình bày sơ qua:
Diện tích nuôi trùn trên mảnh đất này là 50m2. Nguồn thức ăn cho trùn là đi mua phân bò tại chuồng các nhà có nuôi bò chở về. Cho vào hai bể xây đựng phân dự trư rồi đổ nước đầy để ngâm. Có phủ bạt che. Mức độ cho trùn ăn là 30 cộ rùa một lần, 7 ngày cho ăn một bữa. Từ khi bị dế phá đến giờ tôi luôn luôn để mắt theo dõi phòng trừ kiến, dế.
Thu hoạch : Phân trùn thu bình quân khoảng hơn 1.5 tấn / tháng. 3 tháng thu một lần.
Con trùn thì ít thu hoạch vì để nó "sản xuất" phân. Nếu thu thì tôi chỉ dám cho "định mức" 1kg/m2/tháng.
Thời gian dành cho con trùn "rất khỏe"! Tháng đi tìm mua phân 2-3 lần thuê chở về xúc bỏ bể dự trữ. Tuần cho trùn ăn một lần tốn hơn nửa ngày. Vì hòa nước sền sệt cho trùn ăn nên sinh khối trùn lúc nào cũng đủ độ ẩm, không phải tưới nước giữ ẩm nữa kể cả khi trời nắng nóng như hiện nay. Ba tháng khai thác phân một lần để bán ...lai rai. Còn trùn thì thích lúc nào "xử lý" lúc đó. Nói chung tôi chưa sử dụng hiệu quả con trùn vì diện tích nhỏ, sản lượng ít, khó bán. Kết hợp cho gà được tý gì hay tý nấy.
Chào bác botienthi cho e hỏi là nếu mình mua phân bò về nuôi trùn thì thu họach bán phân trùn có lấy lại dc vốn mà mình đã mua phân bò ko hoặc có lời hơn tiền mình đã mua phân bò ko vậy(tính theo giá bán sỉ) cám ơn bác
 
Last edited by a moderator:
.....................
.....................................
Chào bác botienthi cho e hỏi là nếu mình mua phân bò về nuôi trùn thì thu họach bán phân trùn có lấy lại dc vốn mà mình đã mua phân bò ko hoặc có lời hơn tiền mình đã mua phân bò ko vậy(tính theo giá bán sỉ) cám ơn bác

Hưc...hưc...!
Hôm nay đọc lại mới để ý thấy hàng câu hỏi này. Xem lại thời gian thì đã quá lâu rồi. Xin lỗi bạn vậy!
Muộn còn hơn không. Thôi thì cứ nói những điều tôi thấy và nghĩ coi như may ra có ích cho ai đó thì cũng đều tốt:
Theo tôi thì nếu có nơi mua đều đều thì tiền bán phân trùn thôi cũng đủ chi phí. Trùn là lãi thêm. (Tất nhiên là bạn phải nuôi ở mức độ đủ cho nó thành thương phẩm chứ vài m2 thì khỏi bàn). Giá bán phân trùn sỉ hiện nay tôi cho là 3000/kg (tôi đóng gói nhỏ thì 4000/kg). Giá lẻ từ 6000-10.000/kg tùy chỗ. Cứ 3kg phân bò tươi thành một kg phân trùn thương phẩm. Tôi mua lúc cao nhất là 400.000/tấn. Cứ như vậy tính ra thì sẽ rõ. Nếu như bạn lại bán được giống (sinh khối) thường xuyên thì thu nhập sẽ cao hơn hẳn.
 
Hưc...hưc...!
Hôm nay đọc lại mới để ý thấy hàng câu hỏi này. Xem lại thời gian thì đã quá lâu rồi. Xin lỗi bạn vậy!
Muộn còn hơn không. Thôi thì cứ nói những điều tôi thấy và nghĩ coi như may ra có ích cho ai đó thì cũng đều tốt:
Theo tôi thì nếu có nơi mua đều đều thì tiền bán phân trùn thôi cũng đủ chi phí. Trùn là lãi thêm. (Tất nhiên là bạn phải nuôi ở mức độ đủ cho nó thành thương phẩm chứ vài m2 thì khỏi bàn). Giá bán phân trùn sỉ hiện nay tôi cho là 3000/kg (tôi đóng gói nhỏ thì 4000/kg). Giá lẻ từ 6000-10.000/kg tùy chỗ. Cứ 3kg phân bò tươi thành một kg phân trùn thương phẩm. Tôi mua lúc cao nhất là 400.000/tấn. Cứ như vậy tính ra thì sẽ rõ. Nếu như bạn lại bán được giống (sinh khối) thường xuyên thì thu nhập sẽ cao hơn hẳn.
Chào bác botienthi. Tre điền trúc có phải là măng tây ko? nếu đúng thì có thể mua giống ở đâu được? Mình dự tính trồng ở gần Long khánh- Đồng nai.
 
Tre điền trúc:
new_of_new_of_new_of_new_of_new_of_new_of_new_of_new_of_new_of_new_of_new_of_1.jpg

Măng tây:
mangtay.jpg
 
Bác nguyenhungdung cho em hỏi vài điều mà hôm qua tới giờ em chưa thông:
1> Chưa nghe bác nhắc tới quy mô chuồng thỏ cần bao nhiêu đất?
2> Chuồng trại nuôi kỳ đà cần diện tích là bao nhiêu theo mô hình mà chú đề cập?
3> Đất của bác botienthi có nhược điểm là ngập úng vào mùa mưa. Vậy thì câu hỏi đặt ra là cây mít có chịu úng được trong trường hợp đó không?
4> Khoảng cách trồng giữa các cây mít là bao nhiêu? Bác cho em xin thông số luôn ạ!
5> Cái này là em xin góp ý thêm. Nếu khoảng cách trồng giữa các cây mít là tương đối thì ta có nên trồng dừa xen vào giữa những cây mít đó không? Trồng theo kiểu cứ giữa 4 cây mít thì ta lại trồng 1 cây dừa.
Vì em dại nghĩ là cây dừa khi phát triển thì tán cây dừa không lớn, ảnh hưởng đến cây mít là không đáng kể.
Mong chờ lời giải đáp của bác!

Nếu em là bác botienthi thì em sẽ vừa bỏ 200m2 để làm cái ao nổi, 1 phần nữa để nuôi thỏ, phần còn lại thì trồng mít + chăn nuôi như giải pháp của bác nguyenhungdung. Và nếu được thì làm vài chục gốc dừa cũng có kinh tế lắm chứ. Hihi
Các bác nhiều cao kế, e rất hóng đề tài này!
 
Trên lý thuyết thì dễ nhưng thực tế không dễ chút nào, phải khảo sát thế đất, vị trí đất, chất đất, điều kiện thời tiết...mới bố trí phù hợp được
 
Các bác nhiều cao kế, e rất hóng đề tài này!
cho em được bon chen góp tý ý kiến cho bác baby_plm và segovia về câu hỏi của bác baby_plm:
1, 1 con thỏ đẻ cần diện tích 1ô lồng là rộng 60 or 70 cm, dài 70 or 80cm, cao 50 or 60 cm, cứ vậy mà nhân lên cho bao nhiêu thỏ nái bạn muốn nuôi.
trung bình 1 thỏ mẹ đẻ 4 con 1 lứa, thỏ con nuôi 3,5 tháng mới xuất thịt ( ngày trước em nuôi cho đẻ 2 tháng 10 ngày/1tho mẹ/ đẻ 2 lứa_ nghĩa là thỏ mẹ đẻ xong 3 hay 5 ngày sau là cho phối giống lại ( cho phối sớm như em cũng hại thỏ giống lắm_ ko khuyến khích).
thỏ con nuôi đến thịt thì ?con/?m vuông bác vui lòng nhờ bác google, nhưng nếu bác muốn nuôi 10 thỏ đẻ thì phải chuẩn bị chuồng thêm cho ...130 thỏ (tách mẹ tới xuất bán)@@@
2, kỳ đà em ko nuôi nên bó tay!
3, cây mít chịu nước cũng ko tồi! ngập (ngang mắt cá 1 tuần ko sao cả), nhưng đó là khi nó đã lớn gốc to như cổ chân trở lên.còn đất mà rịn nước suốt mấy tháng mưa luôn (cây mới trồng or trồng vài tháng thì chết chắc) thì giải pháp chỉ có lên mô_ luống!
5, trồng xen cây dừa vào giữa 2 cây mít theo em là ko nên. tán nó tuy gọn nhưng hệ rễ thì@@@@..bá đạo vô cùngxí quên còn tý nữa cái phần 1,
phần mái trại cho chuồng thỏ thì cứ căn cứ theo số ô lồng nuôi + S lối đi rộng 1m giữa 2 dãy lồng. còn phần làm mái trại (gồm khung, mái che)thế nào tiết kiệm chi phí nhất ( độ bền tệ nhất cũng 6 năm) mà nhìn vẫn đẹp đẹp vẫn ra dáng 1 cái trại thì.. khi nào gặp lại em bàn tiếp ( đã và đang áp dụng)
 
@ ngoinhanhotrenthaaonguyen:

Thú vị, tưởng bài viết mông lung của mình chỉ là góp vui trên dđ, nào ngờ được sự chú ý của nhiều người, trong đó có bạn ngoinhanhotrenthaonguyen.

Trước tiên mình khẳng định lại là có thể đây chỉ là một cách giải mông lung không thực tế mà mình nghĩ ra thôi. Nói vậy chứ cái này mình cũng đang thực hiện đây.

Còn ý kiến của bạn cũng rất hay, có thể suy nghĩ của tôi và bạn chưa tương đồng ở một vài điểm, nhưng trên cơ bản tôi vẫn đồng ý với phân tích của bạn. Viết theo yêu cầu bạn, không tranh cải mà chủ yếu nói rõ hơn thôi.

1. Chưa tính hết tỷ lệ chết (hao hụt) và năng suất sinh sản: Xin dẫn chứng:

- Mua 70 thỏ con ban đầu : chọn 25 con thỏ nái và 5 con thỏ đực giống, còn lại 40 con nuôi thỏ thịt và xuất bán thịt. Vậy hao hụt là 0%, điều này trên thực tế rất khó, khi tính toán nên đặt ra một tỷ lệ hao hụt nhất định mà người nuôi có khả năng đạt được.

- Chọn được 25 thỏ nái lúc 2 tháng tuổi, có thể ở đây bạn chọn lưa dựa vào đặc tính sinh trưởng và thể hình, nên tỷ lệ sinh sản tốt trên toàn bộ 25 thỏ sinh sản là khó lắm, thực tế tỷ lệ này chỉ khoảng trên dưới 70% mà thôi. Do đó trong quá trình nuôi và chọn lọc giống ta vẫn phải tiếp tục loại thải. Do đó công thức tính thỏ sinh sản ra thỏ con các lứa tiếp theo trên 25 thỏ nái ban đầu là chưa hợp lý. Chỉ nên tính khoảng 65% thỏ nái thôi, tức khoảng 16 con.

- Bạn tính bình quân mỗi lứa thỏ con thấp nhất là 5 con , cao nhất là 6 con nuôi sống đến khi xuất thịt, thực tế chỉ khoảng 4-5 con thôi. Nhất là giai đoạn mới bước vào chăn nuôi thỏ sinh sản thì tỷ lệ này có thể còn thấp hơn. Khi kinh nghiệm có nhiều, nhất là khâu quản lý sinh sản tốt thì mới có thể nâng dần tỷ lệ này.

2. Nên nuôi ít nhất 100 thỏ sinh sản: Vì sao?

- Nếu tính trước sẽ nuôi khoảng 100 thỏ sinh sản thì khi thiết kế chuồng trại nên tính ngay từ ban đầu, sẽ có lợi hơn nếu sau này nâng đàn phải tính toán thiết kế lại chuồng trại . Đồng ý rằng vấn đề sẽ ảnh hưởng tới vốn đầu tư ban đầu là chỉ có 30 triệu, nhưng có những khâu có thể làm trước cho tổng đàn 100 con, còn những cái nào có thể làm sau, làm từ từ thì sẽ làm từ từ, hố phân, kích thước ô chuồng, chọn vị trí…có thể tính trước nhưng vẫn không ảnh hưởng nhiều đến vốn đầu tư so với 25 con thỏ nái ban đầu. Còn vấn đề nâng đàn thì sẽ chọn lọc từ 25 thỏ nái đầu tiên. Vấn đề ở đây là ý tôi nói nâng đàn lên 100 thỏ nái chứ không phải bắt buộc đầu tư một lúc ngay từ đầu. Quá trình nuôi nâng đàn sẽ tích góp kinh nghiệm, vấn đề còn tùy thuộc vào người chăn nuôi.

- Với 100 thỏ nái sẽ phù hợp với năng suất cung cấp phân để nuôi trùn, phù hợp với năng suất lao động bỏ ra, vì thực tế việc chăm sóc 100 thỏ nái và thỏ thịt từ 100 thỏ nái này cũng không phải là phức tạp lắm, nếu biết sắp xếp quy trình và công việc. Còn những công việc khác như nuôi trùn, nuôi gà và trồng mít là những công việc không đòi hỏi quá nhiều công chăm sóc cùng tập trung một lúc. Riêng trồng hoa màu thì tùy năng lực vì công việc này chiếm nhiều công lao động, có thể thuê thêm nhân công thời vụ. không bắt buộc là chỉ một nhân công thôi? Quan trọng là anh botienthi bám sát công việc để thực hiện.

- Vấn đề tạo thị trường ở đây tôi không phải nói là thương hiệu. Nhưng nếu nuôi ít thì ít người biết, khó tạo mối tiêu thụ ổn định, thỏ đến lứa muốn chở đi bán cũng sẽ khó khăn hơn trong vận chuyển. Nuôi nhiều thì vấn đề này sẽ dễ dàng hơn, đó là kinh nghiệm của tôi.

3. Về vấn đề mô hình đã đưa ra:

Vì đất xấu bạc màu, nên tôi chủ động chọn cách cải tạo từ từ bằng việc kết hợp đào hố nuôi trùn với cải tạo đất, đồng thời tận dụng trùn quế để nuôi gà ác, tận dụng phân trùn để trồng trọt.

Vấn đề nắng hạn là yếu tố khắc nghiệt của vùng đất, nhưng lại có ưu thế ở nước ngầm dồi dào thì cũng không phải là khó khăn đến mức phải bỏ đất, thiết kế hệ thống dẫn nước cũng là để phục vụ cho công tác chống hạn.

Toàn bộ mô hình không phải thực hiện cùng một lúc mà lấy kết quả ngắn hạn như nuôi gà ác, nuôi thỏ phục vụ cho dài hạn là cây mít, thực ra trồng mít theo mô hình cũng chỉ tốn tiền mua cây giống lúc ban đầu, còn tất cả những cái khác đều tận dụng từ các khâu đi trước như hố đào, phân bón, rào chắn…

Cuối cùng xin cám ơn ý kiến đóng góp, mổ xẻ vấn đề của bạn nhỏ trên thảo nguyên. Và mô hình này cũng chỉ là 1 mô hình trong rất nhiều mô hình khác có thể hay hơn. Mô hình có thể có sự thay thế cây trồng vật nuôi phụ thuộc như nuôi gá ác thành nuôi cá lóc như anh ba Vĩnh, nuôi gà thả vườn của MrHailua…Thay trồng mít bằng trồng những cây khác như dừa, ổi, chanh…, tất cả đều có thể ghép vào mô hình này. Sỡ dĩ tôi chọn con gà ác vì vốn đầu tư ban đầu thấp, thị trường rộng và thời gian nuôi ngắn hạn (30 ngày) phù hợp hơn với đặc thù vốn ít và lấy ngắn nuôi dài. Quan trọng là nguồn trùn quế và phân trùn được sản xuất từ phân thỏ.

Xin chào bạn, chúc bạn luôn tươi trẻ và thành đạt.
Xin hỏi anh đã có bài nào chia sẽ trên dđ về nuôi gà ác chưa, nếu có xin cho đường link với. Xin cảm ơn
 
Hay quá, em ngồi nghe các bác lão nông bày kế:Bop:
Kính chào bà con!
Sau khi tôi đưa ý tưởng tạo một hệ thống "cờ thế" trong nông nghiệp, được Sếp ủng hộ. Tôi nghĩ rằng ý tưởng nào cũng phải bắt tay vào làm thì mới thành hiện thực. Vì vậy tôi mạo muôi đưa ra một "thế" mở màn để lấy...hên và cũng để xem ...không khí thế nào. Nếu thấy có khí thế thì sếp hãy mở box riêng cho khỏi...phí đất.
Vậy mời bà con đưa ra một giải pháp cho mảnh đất của tôi để đạt hiệu quả cao .
Các điều kiện như sau:
Diện tích : 2000m2 trừ đi nhà ở, công trình phụ thì còn khoảng 1500m2
Chất đất : Cát pha đã bạc màu trở thành dúi dẻ, màu xámbạc, cứng vào mùa khô nắng, sình lún vào mùa mưa. Vào mùa mưa có khi ngập nước xâm xấp hai, ba ngày rồi rút.
Nguồn nước : Giếng đào và giếng đóng, không có phèn. Đã có bồn nước 1000lít cao 4m.
Lịch sử : Đã từng trồng mía, củ mì, củ hùynh tinh, trồng lagim, thơm, trồng chanh, mít, xoài, xung quanh vườn còn gần chục cây dừa v.v.. Tóm lại cho thu nhập khoảng...6 triệu/năm
Lao động : 1 lao động mạnh khỏe cỡ...tôi
Vốn : Tôi được phép chi tiêu trong phạm vi...30 triệu.
Nếu những dữ kiện nêu lên cần thêm thì bà con cứ cho biết để bổ sung.

Kính mời các anh hào tham gia cho các giải pháp.
Kính mời các cao nhân vừa nhận xét vừa cho các giải pháp luôn (kẻo không mất quyền lợi...góp ý).
bản thân cháu nghĩ bác nên trồng dư hấu vào mùa hề sẽ rất tốt, đất cát pha mau rut nước rất thích hợp cho cây dua hấu, 1 năm bác làm 2 vụ dưa hấu cũng thu vào lợi nhuân trên 20tr(sau khi trừ chi phí), còn lại bác có thể trồng ớt, hoac gừng, giá rất cao
 
Last edited by a moderator:
Tuyệt quá... đúng những thứ em đang cần... diễn đàn thật là bổ ích.. hi vọng mọi người tiếp tục chia sẻ thêm kinh nghiệm hay của gia đình, bản thân để em và nhiều người có dịp mở rộng tầm mắt và áp dụng cho bản thân.
 
Dừa trồng khoảng cách 5X5 hay 6X6 thì tàu lá
của cây này đè lên tàu lá của cây bên cạnh.
Tôi không tin khoảng cách này có thể trồng dừa
có năng suất.

Cứt thỏ có thuốc sát trùng mà nuôi giun thì
giun chết hết.
 
........

Cứt thỏ có thuốc sát trùng mà nuôi giun thì
giun chết hết.

Phân thỏ nuôi trùn tốt. Thuốc sát trùng chuồng trại k ảnh hưởng đến trùn và vật nuôi, ngoại trừ thuốc trừ sâu, mà thuốc trừ sâu thì tuyệt nhiên k được dùng trong trại chăn nuôi.
 
Tình hình là mình cũng có mảnh đất như bạn botienthi, và em định giã từ vũ khí về quê, khởi nghiệp làm nông dân, nhưng em nghe là quý 3 năm nay sẽ ký hiệp định TPP, những hộ chăn nuôi nhỏ sẽ khó lòng trụ vững nổi

Các chú các bác, các anh các chị cho em hỏi là trong tương lai gần (5-10 năm tới) thì người chăn nuôi nhỏ lẻ ở VN mình có thể bám trụ được hay không?

Các bác có nhiều kinh nghiệm đã có định hướng gì cho tương lai chăn nuôi nhỏ lẻ của mình hay chưa?

Em xin cám ơn ạ!
 
Tình hình là mình cũng có mảnh đất như bạn botienthi, và em định giã từ vũ khí về quê, khởi nghiệp làm nông dân, nhưng em nghe là quý 3 năm nay sẽ ký hiệp định TPP, những hộ chăn nuôi nhỏ sẽ khó lòng trụ vững nổi

Các chú các bác, các anh các chị cho em hỏi là trong tương lai gần (5-10 năm tới) thì người chăn nuôi nhỏ lẻ ở VN mình có thể bám trụ được hay không?

Các bác có nhiều kinh nghiệm đã có định hướng gì cho tương lai chăn nuôi nhỏ lẻ của mình hay chưa?

Em xin cám ơn ạ!
TPP không ảnh hưởng mà ngược lại làm cho cơ hội nhà năng thêm chi phí, chắm sóc, thứ ăn sẽ giảm, và giá xuất thì cao.............vì tránh được các loại thuế , bác nào thấy điều ngược lại thì bổ sung ah
 
Back
Top