Giải pháp cho mảnh đất 1500m2 ("thế" mở màn)

Kính chào bà con!
Sau khi tôi đưa ý tưởng tạo một hệ thống "cờ thế" trong nông nghiệp, được Sếp ủng hộ. Tôi nghĩ rằng ý tưởng nào cũng phải bắt tay vào làm thì mới thành hiện thực. Vì vậy tôi mạo muôi đưa ra một "thế" mở màn để lấy...hên và cũng để xem ...không khí thế nào. Nếu thấy có khí thế thì sếp hãy mở box riêng cho khỏi...phí đất.
Vậy mời bà con đưa ra một giải pháp cho mảnh đất của tôi để đạt hiệu quả cao .
Các điều kiện như sau:
Diện tích : 2000m2 trừ đi nhà ở, công trình phụ thì còn khoảng 1500m2
Chất đất : Cát pha đã bạc màu trở thành dúi dẻ, màu xámbạc, cứng vào mùa khô nắng, sình lún vào mùa mưa. Vào mùa mưa có khi ngập nước xâm xấp hai, ba ngày rồi rút.
Nguồn nước : Giếng đào và giếng đóng, không có phèn. Đã có bồn nước 1000lít cao 4m.
Lịch sử : Đã từng trồng mía, củ mì, củ hùynh tinh, trồng lagim, thơm, trồng chanh, mít, xoài, xung quanh vườn còn gần chục cây dừa v.v.. Tóm lại cho thu nhập khoảng...6 triệu/năm
Lao động : 1 lao động mạnh khỏe cỡ...tôi
Vốn : Tôi được phép chi tiêu trong phạm vi...30 triệu.
Nếu những dữ kiện nêu lên cần thêm thì bà con cứ cho biết để bổ sung.

Kính mời các anh hào tham gia cho các giải pháp.
Kính mời các cao nhân vừa nhận xét vừa cho các giải pháp luôn (kẻo không mất quyền lợi...góp ý).
 
TPP không ảnh hưởng mà ngược lại làm cho cơ hội nhà năng thêm chi phí, chắm sóc, thứ ăn sẽ giảm, và giá xuất thì cao.............vì tránh được các loại thuế , bác nào thấy điều ngược lại thì bổ sung ah
Trước giờ mình thấy các loại thịt heo, bò, gà khi nhập vào VN giá rất rẻ, bây giờ nếu nhập về VN với thuế = 0% thì lúc ấy nền nông nghiệp nước nhà sẽ khoa cạnh tranh được, nhất là người chăn nuôi nhỏ lẻ, còn cơ hội thì chỉ dành cho các doanh nghiệp xuất khẩu thôi. Nói tóm lại, TPP sẽ có lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu và bất lợi cho doanh nghiệp không xuất khẩu.
 
Ngoinhanho,
Con nhắc tới cao-nhân, chỗ khác thì có vị nói đến người lùn, vậy con nghĩ bác thuộc vào loại nào? Nói đúng, bác tặng con cặp rượu mừng (dán giấy đỏ)! (Bật mí 1 chút : Bác tên Trung, vậy bác là Trung-nhân (ha ha)! Nhưng cấm con không được đoán là bác ở ngang... thắt lưng. Nhớ!).

Bác botienthi,
Nhìn lên bàn cờ của bác, thấy đã đủ tướng-soái, tả-phù, hữu-bật... cộng thêm hàng Chốt nữa mới oai chứ! Tui đồng ý với bác đây là thế cờ mở :
- Thế cờ mở (cửa) : Xin bà con thoãi-mái vào thăm.
- Thế cờ mở (rộng) : Nên tùy tình-thế mà ứng-dụng, không nhất thiết phải đặc-biệt cho một địa-phương nào.
Đây là thế cờ Nông-nghiệp (không phải là cờ Tướng : Có quyền xem, nhưng cấm mách nước), nên xin bà con vào xem, bà con tự bị buộc phải có vài lời "mách nước".
Thế cờ Nông-nghiệp nầy của bác botienthi là "thế Liên-hoàn" không khác với thế của chú nguyenhungdung, mà tui gọi là "thế Liên-đới, Hỗ-tương", và tui xin lấy cái khung của nguyenhungdung treo lên vách, để làm kim chỉ-nam cho các bước đi của thế cờ :
" Trong tính toán kinh tế trang trại, người nào tính được thật lý tưởng công thức : phế phẩm của quy trình này là nguyên liệu của quy trình kia thì người đó sẽ có cơ hội thành công cao nhất và có lợi thế cạnh tranh tốt nhất. " (nguyenhungdung).

Vậy tui xin phép tình-nguyện đi Tiên-phuông. Trước khi phất tay cho thế cờ chuyển-động. Tui muốn xem xét lại các con cờ, để trang-bị, huấn-luyện... sao cho đạt hiệu-quả cao nhất, dĩ-nhiên vẫn trong thế liên-hoàn. Các quân cờ chúng ta đang có :
- Nuôi cá.
- Trồng rau.
- Trồng mít.
- Trồng tre.
- Nuôi gà ri.
- Nuôi kỳ-đà.
- Nuôi thỏ.
- Nuôi trùn.
- ... (dòng nầy tui xin mở dấu ngoặc : - Xin bà con thoãi-mái cho thêm vào bản liệt-kê trên, phát-huy thế cờ).
Bác botienthi thấy sao? Hỏi bác thì tui cũng hỏi luôn con bé trên thảo-nguyên. Dân trong nghề đó! Vậy, Ngoinhanho thấy sao?
Thân.
Cháu xin thêm một quân cờ nhỏ xem các bác thấy thế nào: nuôi trăn.
 
Chào các bác các anh các chị. em có mảnh đất cát bạc màu 5000m2 tại nhơn trạch đồng nai đang trồng củ mì mà giờ muốn chuyển giống cây trồng ko biết lên trồng cây gì. đất có nhà cấp 4 điện nước đầy đủ
 
TPP không ảnh hưởng mà ngược lại làm cho cơ hội nhà năng thêm chi phí, chắm sóc, thứ ăn sẽ giảm, và giá xuất thì cao.............vì tránh được các loại thuế , bác nào thấy điều ngược lại thì bổ sung ah
Việt Nam là một đất nước nông nghiệp nhưng nền nông nghiệp nước ta chủ yếu là nhỏ lẻ, manh mún, chưa áp dụng được nhiều tiến bộ kỹ thuật hiện đại như các nước khác. Việc VN gia nhập TPP sẽ là cơ hội lớn cho các ngành xuất khẩu chủ lực của nước mình như lúa gạo, dệt may, cà phê, thủy sản; nhưng lại là thách thức đối với ngành nông nghiệp chăn nuôi. Mình nghĩ các bạn nên tìm hiểu cho kỹ càng việc trồng cây gì, nuôi con gì, thị trường tiêu thụ ra sao và lời lãi thế nào trước để tránh việc lãng phí vốn liếng công sức mà kết quả thu được chẳng đáng là bao.
 
Gần tháng nay bận nhiều chuyện quá, không có thời gian viết bài tham gia diễn đàn. Chủ đề này tôi đã đọc qua, thoạt đầu nghĩ chủ đề này khác chi là nêu những mô hình sản xuất nông nghiệp đã thành công trên thực tế, chúng ta nêu lên để mọi người tham khảo học tập. Tuy nhiên suy nghĩ sâu thêm nữa cũng thấy hay hay, chủ đề tạo ra nhằm quy tụ những suy nghĩ táo bạo mang tính đột phá, có khi là ảo tưởng cũng có khi là một cuộc cách mạng trong suy nghĩ?

Nghĩ vậy, tôi xin đưa ra môt hướng đi như là một phương cách để giải thế cờ này, còn thế giải hay hoặc dỡ tùy mọi người nhận xét, không mơ mộng giật giải thưởng gì đó?

Tôi đánh giá những ưu khuyết điểm của trường hợp của anh botienthi:

1. Ưu điểm: Anh có những ưu điển rất lớn mà chưa chắc người khác có được.

- Nhân công: là chính anh với một sức khỏe tốt, trong nhiều trường hợp người sản xuất nông nghiệp có phương án rất tốt nhưng cuối cùng k thực hiện được hoặc thất bại chỉ vì khâu nhân công. Nhân công làm thuê thì không bao giờ bằng chính mình được.

- Có tư duy, có khả năng tìm hiểu và học hỏi: điều này cũng vô cùng quan trọng, có thể dẫn đến thành công một cách nhanh chóng.

- Nguồn nước tốt: rất quan trọng trong tất cả lĩnh vực chăn nuôi hay trồng trọt.

- Vị trí không quá gần hay quá xa khu dân cư, điều này đặc biệt phù hợp với lĩnh vực chăn nuôi.

- Có điện, đường đi là những điều kiện giúp sản xuất nông nghiệp dễ thành công, và tiết kiệm chi phí sản xuất.

2. Khuyết điểm:

- Đất tương đối xấu, sẽ tốn chi phí cải tạo đất khi thực hiện trồng trọt, năng suất có thể không cao.

- Bản thân chưa định vị được một hướng đi nào chắn chắn nên dễ xu hướng, làm theo và đương nhiên dễ thất bại, và những thất bại này rất dễ dẫn tới sự nản chí, bỏ cuộc giữa chừng.

- Diện tích 1500m2 mà thu nhập chỉ có 6.000.000đồng /năm là kém.

- Vốn đầu tư 30 triệu là hơi thấp.

Từ phân tích những ưu khuyết điểm trên tôi xin đề nghị với anh một hướng đi mới cho mảnh vườn 1.500 m2 này.

Tôi xin kết hợp ý tưởng của cô bé thảo nguyên với MrHailua và của tôi nữa.

Thực hiện chương trình chăn nuôi kết hợp trồng trọt. Một dây chuyền công việc liên hoàn nhằm tạo ra sản phẩm mang lại giá trị cao mà chi phí thì thấp nhất.

1. Chăn nuôi: nuôi thỏ và nuôi gà ác.

- Về nuôi thỏ tôi cơ bản đồng ý với bài viết của cô bé trên thảo nguyên, tuy nhiên trong cách tính toán hiệu quả nên chú ý thêm tỷ lệ sống của thỏ và năng suất sinh sản. Và tổng đàn nên nâng lên nhiều hơn, ít nhất là 100 thỏ sinh sản bằng phương pháp nhân đàn. Nuôi ít sẽ lãng phí công chăm sóc, khó tạo thị trường, đó cũng là một cách tính chi phí.

Phân thỏ dùng nuôi trùn quế: tôi đã nuôi rồi, rất tốt. Lấy trùn quế nuôi gà ác.

Phân thỏ được thu mỗi ngày, từ hố thu phân. Thiết kế hố thu phân thỏ ở cuối dãy trại thỏ, sau mỗi lần xịt nước rửa nền trại thỏ, phân thỏ sẽ chảy về hố thu phân có đặt thiết bị thu phân bằng rỗ hay lưới có mắt nhỏ ( nước thoát, phân ở lại). Cũng là để rửa bớt nồng độ amoniac trong phân.

Trên mảnh vườn ta thiết kế từng ô nuôi trùn, cứ mỗi ngày tạo một ô ( mùa nắng thì đào hố nuôi luôn dưới đất) mùa mưa thì nuôi trong thùng ( vì đất của anh bị ứ nước vào mùa mưa) việc làm này sẽ có tác dụng cải tạo đất nhằm phục vụ cho công trình trồng trọt sau này. Việc tạo ô nuôi trùn dưới đất cũng phải tính toán cư ly khoảng cách hợp lý để sau này dùng hố đó trồng mít.

Mỗi ngày với đàn thỏ trên 100 thỏ sinh sản và mấy trăm thỏ thịt sẽ đủ phân cho khoảng 1 ô ( 1 x 1 x 0.4). Đầy ô nào ta tiến hành bỏ trùn giống vào nuôi ô đó, xung quanh ô nuôi trùn ta lấy lưới rào lại, đồng thời che nắng mưa cho hố nuôi trùn. Như vậy sau 1 tháng ta có 30 ô trùn quế, và ô đầu tiên đã bắt đầu có thể thu hoạch. Lúc này ta thả khoảng 1000 con gà ác thà rong ngoài vườn. mỗi ngày ta cho nó ăn một ô bằng cách tháo lưới rào, xúc toàn bộ trùn bỏ ra một tấm đệm cho gà tự bưi kiếm trùn để ăn, sinh khối còn lại đem ương nuôi hố trùn khác. Sau 30 ngày sẽ hết số ô trùn trong một đợt và quay lại ô đầu tiên của đợt thứ hai. Lúc này cũng là lúc xuất bán toàn bộ đàn gà ác khi trọng lượng đạt 200g/con và bắt đầu nuôi đợt gà tiếp theo. Phân trùn ta bỏ trở lại hố để chuẩn bị trồng mít. Nuôi như vầy chắc chỉ tốn tiền mua gà giống thôi khoảng 5.000đ/con, còn giá bán gà 200g khoảng 12.000 - 15.000đ/con.

2.Trồng mít:

Theo các hố nuôi trùn, qua đợt thu trùn cho gà ác ăn, ta cho phân trùn trở lại hố, thêm đất và tiến hành trồng mít trên những hố này.

Nói về trồng mít, thì hiện có nhiều giống, mà giống nào cũng hấp dẫn về mặt giá cả. Có điều mọi người khi trồng hay băn khoăn là liệu nên trồng loại mít nào? Câu hỏi lớn được đặt ra là chọn giống nào để khi thu hoạch sẽ có giá bán cao nhất? câu trả lời không hề đơn giản. Còn tôi thì không tìm câu trả lời quá khó đó, tôi trồng một lúc mỗi hố 2,3 loại mít, chấp nhận tốn tiền mua giống còn hơn phải tốn thời gian trồng lại sau mấy năm đằng đẳng chờ có trái. Đến thời kỳ thu hoạch, giống mít nào hiệu quả nhất thì chừa lại còn không thì loại bỏ. Cách làm này của tôi có thể có người cho là kỳ cục, nhưng cứ thử đi sẽ cảm thấy yên tâm hơn trồng một loại.

3. Trồng hoa màu:

Sau thời gian đào hố nuôi trùn, ta sẽ có một lượng lớn phân trùn thu được, có thể sử dụng để trồng rau màu hoặc bán.

Cái quan trọng nhất trong mô hình là mảnh vườn của anh sẽ ngày càng màu mỡ do những hố nuôi trùn cho gà ác ăn. Lúc đó muốn trồng cây gì cũng tốt.

4. Nuôi kỳ đà:

Bên cạnh trại thỏ, anh làm thêm một chuồng nuôi kỳ đà. Hằng ngày sẽ có thỏ con bị chết, gà ác chết anh dùng đó để nuôi kỳ đà rất mau lớn, mà bán lại có giá cao hơn nữa.

5. Thiết kế hệ thống dẫn nước tưới cho mít:

Tôi gọi là hệ thống dẫn nước tưới chứ không dám gọi là tưới nhỏ giọt vì cách của tôi làm cũng không giống ai, quan trọng là có nước tưới đến từng gốc khỏi mất công mua máy bơm đi tưới mỗi ngày vừa cực công vừa tốn tiền.

Tôi dùng ống trúc, mỗi đoạn ống trúc dài khoảng 0,6m, cứ 3 đoạn có 2 mắt ở giữa, lấy đoạn sắt đập dẹp một đầu dài 1m (dài hơn đoạn trúc giữa 2 mắt) đục bỏ 2 mắt ở trong ruột ống trúc mà không cần phải cắt rời nhiều đoạn, như vậy tôi có một ống trúc dài khoảng 1,8m. những đoạn trúc dài 1,8m được nối với nhau bằng ống nhựa mềm dài khoảng 0,1m có cùng đường kính.

Tôi nối đi đến từng gốc mít, tại đó sẽ khoan một lỗ nhỏ cho nước chảy rỉ rả vào gốc mít, Chổ nào cần ngã ba thì dùng nhựa Bình Minh và cũng nối với ống trúc bằng ống nhựa mềm, nối lên bồn cũng vậy. Quan trọng nhất là chi phí cực kỳ thấp, không đóng rong, không mục, không bị chuột bọ cắn phá, lâu lâu đoạn nào hư, nứt thì lấy đoạn khác thay vào, mục đích cuối cùng là tưới nhỏ giọt cho cây mít vẫn đảm bảo.

Tới đây thì ván cờ của tôi trên mảnh đất của anh botienthi tạm thời kết thúc, anh xem nếu thích làm thì cứ làm, thu nhập không nhỏ đâu.

Kết luận:

- Tăng thu nhập lên rất nhiều lần so với hiện nay ( 6.000.000đ/năm) nhờ thu nhiều sản phẩm: thỏ, gà, kỳ đà, mít, hoa màu…

- Lấy ngắn nuôi dài, mô hình này hỗ trợ mô hình kia do đó giá thành sản xuất sẽ rất thấp, lợi nhuận rất cao.

- Sau vài năm sẽ có một vườn mít hoàn chỉnh.

- Khi mô hình đã khép kín quỹ đất, nhân rộng ra nơi khác. Sẽ làm tăng quỹ đất, sau này đất có giá sẽ là một khối tài sản không nhỏ.

Một ý tưởng mơ hồ xin góp cùng các bạn.
Ôi thôi thôi, nhức đầu quá... cứ 100 con thỏ thì nuôi được 1 ổ trùn quế, cứ 1 ổ trùn quế thì nôi được 100 con gà ác, cứ 100 con gà ác thì trồng được 1 luống rau, cứ 1 luống rau thì nuôi được 1 con ..... vợ bé....
...Trời ạ, tôi không có tư duy như thế này, chưa từng nghĩ tới tư duy như thế này. Và nếu tôi có một miếng đất này tôi sẽ hô biến ngay... Miếng đất này không cho phép một chuyên gia trồng trọt tác nghiệp thể hiện tài năng.
Việt Nam là một đất nước nông nghiệp nhưng nền nông nghiệp nước ta chủ yếu là nhỏ lẻ, manh mún, chưa áp dụng được nhiều tiến bộ kỹ thuật hiện đại như các nước khác. Việc VN gia nhập TPP sẽ là cơ hội lớn cho các ngành xuất khẩu chủ lực của nước mình như lúa gạo, dệt may, cà phê, thủy sản; nhưng lại là thách thức đối với ngành nông nghiệp chăn nuôi. Mình nghĩ các bạn nên tìm hiểu cho kỹ càng việc trồng cây gì, nuôi con gì, thị trường tiêu thụ ra sao và lời lãi thế nào trước để tránh việc lãng phí vốn liếng công sức mà kết quả thu được chẳng đáng là bao.
Đúng vậy chúng ta ko nên giải bàn cờ này, tốn quá nhiều công sức mà kết quả thu nhập chẳng đáng là bao, không đáng quan tâm tới bán cờ này.
 
Ôi thôi thôi, nhức đầu quá... cứ 100 con thỏ thì nuôi được 1 ổ trùn quế, cứ 1 ổ trùn quế thì nôi được 100 con gà ác, cứ 100 con gà ác thì trồng được 1 luống rau, cứ 1 luống rau thì nuôi được 1 con ..... vợ bé....
...Trời ạ, tôi không có tư duy như thế này, chưa từng nghĩ tới tư duy như thế này. Và nếu tôi có một miếng đất này tôi sẽ hô biến ngay... Miếng đất này không cho phép một chuyên gia trồng trọt tác nghiệp thể hiện tài năng.

Đúng vậy chúng ta ko nên giải bàn cờ này, tốn quá nhiều công sức mà kết quả thu nhập chẳng đáng là bao, không đáng quan tâm tới bán cờ này.

Trước năm 1986, mặc dù xác định Vn là một nước nông nghiệp, chiếm đến hơn 80% trong cơ cấu nền kinh tế, thế mà cũng tư duy như thế này mà để cho Thái Lan chiếm lĩnh thị trường thức ăn chăn nuôi (CP) đến giờ này thì sự chi phối đó không còn có cơ hội san bằng.

Một nông hộ, với số vốn hạn chế, xin chuyên gia cho một bài giải cho miếng đất 1500m2 này để làm sao có thể có thu nhập, ít nhất là không bỏ đất trống, chờ trồng cột bê tông.
 
Trước năm 1986, mặc dù xác định Vn là một nước nông nghiệp, chiếm đến hơn 80% trong cơ cấu nền kinh tế, thế mà cũng tư duy như thế này mà để cho Thái Lan chiếm lĩnh thị trường thức ăn chăn nuôi (CP) đến giờ này thì sự chi phối đó không còn có cơ hội san bằng.

Một nông hộ, với số vốn hạn chế, xin chuyên gia cho một bài giải cho miếng đất 1500m2 này để làm sao có thể có thu nhập, ít nhất là không bỏ đất trống, chờ trồng cột bê tông.
Vâng.
Đây là bài toán của nông hộ/ vốn hạn chế/ có sức khỏe/ không có lựa chọn khác (buộc phải bám đất)/ chẳng lẽ nhìn đất mà chết đói. Nó khác với bài toán của tôi: Nông hộ/ vốn có thể luân chuyển được/ có sức khỏe, có tính toán và có lựa chọn/ phân tích được phương án đầu tư, khả năng sinh lãi và lựa chọn được việc đầu tư ở đâu và không đầu tư ở đâu.
Hai cách suy nghĩ này là không cùng phương pháp suy luận.
Và hiện tại hàng triệu hộ gia đình VN đang tồn tại trong bối cảnh này, thay vì lựa chọn cho nhà hàng xóm kế bên thuê đất (vì ko có vốn), đi làm Cty và đi học thêm mở mang kiến thức, sau đó tìm cơ hội lập nghiệp.
Có một lần, tôi về Tiền Giang, tính theo trục lộ 1 A từ SG xuống, phía tay trái về Ngũ Hiệp là vườn sầu riêng sầm uất trù phú, còn phía tay phải là làm ruộng, trồng màu xen. Tôi chứng kiến nhiều cặp vợ chồng mới được cha mẹ chia cho 1 - 2 công đất, họ sống rất lam lũ, dù có sức khỏe tốt, 3 giờ chiều sau giờ làm ruộng, mỗi người góp 1 cái bánh dừa, 1 gói mỳ tôm, 1 lít rượu đế... và thế là say xỉn, còn các cô vợ của họ mới có 1 - 2 con thì thật là tội nghiệp...
Tôi nghĩ chỉ có cách dồn điển, đổi thửa, tích lũy ruộng đất... còn nếu cứ bám lấy 1.500 m2, và một sức lao động khỏe mạnh như tôi (kiến thức hạn chế) sẽ không giải quyết được vấn đề.
Cách đây khoảng gần 10 năm, tôi có ngồi uống cà phê với một anh người Thailand tên là Them, kỹ sư thủy sản, quản lý của CP ở Sóc Trăng, anh ấy kể nhiều chuyện phím rất hay, và có chuyện rất triết lý mà tôi còn nhớ:
Câu chuyện 1: Người miền Bắc chê người Nghệ an là ăn cá rô cây; người miền Tây chê người Miền Bắc là ăn rau muốn (anh ấy dùng đúng từ miệt thị của người miền Tây dành cho người miền Bắc nhé, ra muốn tức là rau muống), cọng rau muốn lòi ra lỗ đít. Thế mà bây giờ tôi về Nghệ an đường xá nhà cửa rất đàng hoàng, người Miền Bắc đi khắp nơi làm quản lý, làm chủ ở các khu CN rất nhiều, còn người Miền Tây thì đang loay hoay ở Miền Tây.
Như vậy tôi đánh giá anh ấy rất giỏi về văn hóa VN, một quốc gia xa xôi nơi anh ấy đến làm việc.
Câu chuyện 2: Anh ấy kể rằng cty anh ấy có hơn 1.000 kỹ sư người VN, và anh ấy nhận xét người VN rất giỏi toán, vật lý, sinh học, và người Thái chúng tôi phải học hỏi rất nhiều ở các kỹ sư VN, nhưng tôi đã làm quản lý vì có một điểm tôi giỏi hơn họ ở ứng dụng.
Như vậy, tôi hỏi lại rằng, anh ấy có bám lấy mảnh đất 1.500 m2 ở quê cha đất tổ hay anh ấy đi học để hiểu về một quốc gia xa xôi, và anh ấy đến đó là với chức vụ quản lý ở quốc gia đó?
 
Vâng.
Đây là bài toán của nông hộ/ vốn hạn chế/ có sức khỏe/ không có lựa chọn khác (buộc phải bám đất)/ chẳng lẽ nhìn đất mà chết đói. Nó khác với bài toán của tôi: Nông hộ/ vốn có thể luân chuyển được/ có sức khỏe, có tính toán và có lựa chọn/ phân tích được phương án đầu tư, khả năng sinh lãi và lựa chọn được việc đầu tư ở đâu và không đầu tư ở đâu.
Hai cách suy nghĩ này là không cùng phương pháp suy luận.
Và hiện tại hàng triệu hộ gia đình VN đang tồn tại trong bối cảnh này, thay vì lựa chọn cho nhà hàng xóm kế bên thuê đất (vì ko có vốn), đi làm Cty và đi học thêm mở mang kiến thức, sau đó tìm cơ hội lập nghiệp.
Có một lần, tôi về Tiền Giang, tính theo trục lộ 1 A từ SG xuống, phía tay trái về Ngũ Hiệp là vườn sầu riêng sầm uất trù phú, còn phía tay phải là làm ruộng, trồng màu xen. Tôi chứng kiến nhiều cặp vợ chồng mới được cha mẹ chia cho 1 - 2 công đất, họ sống rất lam lũ, dù có sức khỏe tốt, 3 giờ chiều sau giờ làm ruộng, mỗi người góp 1 cái bánh dừa, 1 gói mỳ tôm, 1 lít rượu đế... và thế là say xỉn, còn các cô vợ của họ mới có 1 - 2 con thì thật là tội nghiệp...
Tôi nghĩ chỉ có cách dồn điển, đổi thửa, tích lũy ruộng đất... còn nếu cứ bám lấy 1.500 m2, và một sức lao động khỏe mạnh như tôi (kiến thức hạn chế) sẽ không giải quyết được vấn đề.
Cách đây khoảng gần 10 năm, tôi có ngồi uống cà phê với một anh người Thailand tên là Them, kỹ sư thủy sản, quản lý của CP ở Sóc Trăng, anh ấy kể nhiều chuyện phím rất hay, và có chuyện rất triết lý mà tôi còn nhớ:
Câu chuyện 1: Người miền Bắc chê người Nghệ an là ăn cá rô cây; người miền Tây chê người Miền Bắc là ăn rau muốn (anh ấy dùng đúng từ miệt thị của người miền Tây dành cho người miền Bắc nhé, ra muốn tức là rau muống), cọng rau muốn lòi ra lỗ đít. Thế mà bây giờ tôi về Nghệ an đường xá nhà cửa rất đàng hoàng, người Miền Bắc đi khắp nơi làm quản lý, làm chủ ở các khu CN rất nhiều, còn người Miền Tây thì đang loay hoay ở Miền Tây.
Như vậy tôi đánh giá anh ấy rất giỏi về văn hóa VN, một quốc gia xa xôi nơi anh ấy đến làm việc.
Câu chuyện 2: Anh ấy kể rằng cty anh ấy có hơn 1.000 kỹ sư người VN, và anh ấy nhận xét người VN rất giỏi toán, vật lý, sinh học, và người Thái chúng tôi phải học hỏi rất nhiều ở các kỹ sư VN, nhưng tôi đã làm quản lý vì có một điểm tôi giỏi hơn họ ở ứng dụng.
Như vậy, tôi hỏi lại rằng, anh ấy có bám lấy mảnh đất 1.500 m2 ở quê cha đất tổ hay anh ấy đi học để hiểu về một quốc gia xa xôi, và anh ấy đến đó là với chức vụ quản lý ở quốc gia đó?

Đây là một bài toán, đặt bài toán đó vào một trình độ thích hợp để giải, giống như một học sinh cấp 1 không thể giải một bài toán của hs cấp 2, 3.

Vấn đề dồn điền đổi thửa là tư duy thay đổi phương thức sản xuất cho phù hợp với trình độ sản xuất, đó là chiến lược sản xuất lớn trong nông nghiệp. Tôi đã từng chứng kiến những người nông dân cần cù sáng tạo, từ một mảnh đất ban đầu rất nhỏ, bằng sức lao động của mình, công với tư duy sáng tạo trong công việc mà sau một thời gian họ đã tích lũy được một diện tích rất lớn bằng cách mua lại từ từ những diện tích của những người xung quanh ngại khó, thiếu tư duy sáng tạo trong sản xuất, đó cũng là một cách dồn điền đổi thửa.

Như vậy xuất phát ban đầu như nhau, nhưng hiệu quả sau cùng lại hoàn toàn khác nhau.

Nếu ai cũng nghĩ rằng chỉ với 1500m2, vốn ít ỏi, trình độ hạn chế... tốt nhất nên bỏ k làm thì chắc chắn mãi mãi sẽ nghèo đói và bị thâu tóm. Bài toán ở đây là dành cho người nông dân, chứ ko nói về vấn đề chọn nghề nghiệp.

Người Israel còn làm cả thế giới kinh ngạc, khi biến những vùng sa mạc thành trang trại với công nghệ tưới nhỏ giọt nổi tiếng, đó là một tư duy sáng tạo đáng khâm phục, mà mọi người nên cần học hỏi.
 
Đây là một bài toán, đặt bài toán đó vào một trình độ thích hợp để giải, giống như một học sinh cấp 1 không thể giải một bài toán của hs cấp 2, 3.

Vấn đề dồn điền đổi thửa là tư duy thay đổi phương thức sản xuất cho phù hợp với trình độ sản xuất, đó là chiến lược sản xuất lớn trong nông nghiệp. Tôi đã từng chứng kiến những người nông dân cần cù sáng tạo, từ một mảnh đất ban đầu rất nhỏ, bằng sức lao động của mình, công với tư duy sáng tạo trong công việc mà sau một thời gian họ đã tích lũy được một diện tích rất lớn bằng cách mua lại từ từ những diện tích của những người xung quanh ngại khó, thiếu tư duy sáng tạo trong sản xuất, đó cũng là một cách dồn điền đổi thửa.

Như vậy xuất phát ban đầu như nhau, nhưng hiệu quả sau cùng lại hoàn toàn khác nhau.

Nếu ai cũng nghĩ rằng chỉ với 1500m2, vốn ít ỏi, trình độ hạn chế... tốt nhất nên bỏ k làm thì chắc chắn mãi mãi sẽ nghèo đói và bị thâu tóm. Bài toán ở đây là dành cho người nông dân, chứ ko nói về vấn đề chọn nghề nghiệp.

Người Israel còn làm cả thế giới kinh ngạc, khi biến những vùng sa mạc thành trang trại với công nghệ tưới nhỏ giọt nổi tiếng, đó là một tư duy sáng tạo đáng khâm phục, mà mọi người nên cần học hỏi.
OK. Hãy để người nông dân này sống, làm việc và lãn mạng.
 
người nông dân việt nam cứ bám vào cái phao 1500m2 và dậm chân tại chỗ nhìn ra nn thế gioi
 
người nông dân việt nam cứ bám vào cái phao 1500m2 và dậm chân tại chỗ nhìn ra nn thế gioi
Ko bám vào đó thì bám vào đâu hả bác. Bác cho em lời khuyên nên làm gi khác ngoài bám vào cái phao kia với
 
Chào đại gia đình!với 1500m2 riêng e có ý này.nếu bác muốn làm nông nghiệp. Trước tiên bác phải trồng 1 hàng rào xung quanh chắn gió.sau đó bác trồng mít loại nào mau cho thu hoạch. Khi mít còn nhỏ bác trồng 1loại cây nào đó mau cho thu hoạch hơn, có tán nhỏ vd:mẵng cầu, ổi đài loan...(riêng e trồng chanh không hạt)dất của bác không được phì nhiêu lắm bác nên trồng thêm các loại cây họ đậu vào để giúp cải tạo đất. Sau đó bác nuôi gà thả vườn. đó là mô hình của e, e đang dự định nuôi thêm vài chục thùng ong ngoại.
Vốn đầu tư:1500m2 bác trồng 40 cây mít giá 11000đ 1 cây, trồng chen vào khoãng 60 cây chanh không hạt như e giá 15000đ 1cây. Gà thì tuỳ bác. Bác thấy thế nào 30tr vẫn còn dư chứ. Chỉ trong vòng 1 năm là đã có thu hoạch rồi.
Bác cho e hỏi loại mít gì mà siêu sớm vậy hả bác..
 
Các cao thủ làm rối như tô mì tôm. Vấn đề là đất xấu còn ngập nước thì trồng cây làm gì cho mất công. Tập trung chăn nuôi thôi các thủ trưởng nhỉ. Mà có nuôi thì cũng chăm lấy một thứ vd nuôi con zợ rồi cũng có thể nuôi con bồ, nhưng 1 bồ kết thôi, nhiều Em đau đầu . . gối lắm. Con thỏ, nhím, ếch, baba, cá... Đại gia súc thì hơi khó vs1500m các thầy nhỉ. Nhưng đầu tư có chiều sâu áp dụng khoa học kỹ thuật cao và nâng qui mô dần qua từng thời kỳ chắc ko đói nghèo.
 
mình có mảnh đất 2000m2 ở Long Thành ( đất đỏ cứng ) từ quận 1 đến đất mất khoảng 35phut đi cao tốc. Mình đang làm tại tphcm , mình chưa biết khai thác sao cho hiệu quả. Các bạn cho ý kiến nhé!! thanks!!!
 
Đọc từ 1-19 hơi bị chóng cái mặt...không biết chủ top áp dụng mô hình nào rồi nhỉ... kết quả khả quan không nhỉ..thông báo ae biết ma mừng nữa chứ
 
Đây là một bài toán, đặt bài toán đó vào một trình độ thích hợp để giải, giống như một học sinh cấp 1 không thể giải một bài toán của hs cấp 2, 3.

Vấn đề dồn điền đổi thửa là tư duy thay đổi phương thức sản xuất cho phù hợp với trình độ sản xuất, đó là chiến lược sản xuất lớn trong nông nghiệp. Tôi đã từng chứng kiến những người nông dân cần cù sáng tạo, từ một mảnh đất ban đầu rất nhỏ, bằng sức lao động của mình, công với tư duy sáng tạo trong công việc mà sau một thời gian họ đã tích lũy được một diện tích rất lớn bằng cách mua lại từ từ những diện tích của những người xung quanh ngại khó, thiếu tư duy sáng tạo trong sản xuất, đó cũng là một cách dồn điền đổi thửa.

Như vậy xuất phát ban đầu như nhau, nhưng hiệu quả sau cùng lại hoàn toàn khác nhau.

Nếu ai cũng nghĩ rằng chỉ với 1500m2, vốn ít ỏi, trình độ hạn chế... tốt nhất nên bỏ k làm thì chắc chắn mãi mãi sẽ nghèo đói và bị thâu tóm. Bài toán ở đây là dành cho người nông dân, chứ ko nói về vấn đề chọn nghề nghiệp.

Người Israel còn làm cả thế giới kinh ngạc, khi biến những vùng sa mạc thành trang trại với công nghệ tưới nhỏ giọt nổi tiếng, đó là một tư duy sáng tạo đáng khâm phục, mà mọi người nên cần học hỏi.

Hầu hết thì những người nông dân có 1, 2 công đất đều nghèo. Nhưng không vì thế mà nghĩ rằng, có vài công đất thì bỏ cả, đi lên thành phố học nghề, cho người khác thuê - để "dồn điền - đổi thửa" ?! Đồng ý với bác @nguyenhungdung, rằng "Nếu ai cũng nghĩ rằng chỉ với 1500m2, vốn ít ỏi, trình độ hạn chế... tốt nhất nên bỏ k làm thì chắc chắn mãi mãi sẽ nghèo đói và bị thâu tóm. Bài toán ở đây là dành cho người nông dân, chứ ko nói về vấn đề chọn nghề nghiệp."

Thiết nghĩ, các cao thủ nếu có tình thương đồng loại, với tấm lòng quảng đại, sẽ hợp nhau lại để cho ra các mô hình thích hợp cho những nông dân nghèo chỉ có vài công đất; chứ đừng ngồi ở thế "chuyên gia" mà xét xử, mà phê phán, cười vào cái nghèo của người nông dân. Nhưng đó chỉ là chuyện cổ tích ! Vì hầu hết có chuyên gia ấy đều dấu nghề "như mèo dấu cứt". Và họ sợ người khác mà nắm được các bí quyết thì có nghĩa là "xuống hố cả nút"; do vậy, buộc phải dấu !

Chỉ người nông dân lối thoát ư ? Chỉ là chuyện cổ tích đối với các chuyên gia đó.

Mong cho chủ topic này thành công. Sự thành công ấy, nếu đạt, thực là niềm vinh hạnh lớn lao cho hàng triệu nông dân Việt Nam chơn chất, thiệt thà !
 
Các bác cho tôi hỏi cũng với 1 mô hình như vậy nhưng hiện nay tôi bỏ ra 200 m2 để trồng hoa ly dịp tết, còn mùa khác trồng rau. Cho tôi hỏi phân giun quế có dùng để trồng hoa ly đc ko( bình thường tôi hay dùng phân vi sinh mua sẵn)?
 
Ngoinhanhotrenthaonguyen xung phong “mở đường” cho mảnh đất 1500m2 của bác botienthi nè!
Góp phần ủng hộ cho ý tưởng hay và hết sức ý nghĩa của bác được thành công, có thể giúp ích cho nhiều bà con và các thế hệ con cháu “nông dân” sau này, trong đó có ngoinhanhotrenthaonguyen.

Vì đây là một mảnh đất vừa nhỏ vừa “xấu” nên trồng trọt sẽ không được khả quan cho lắm, phương án đề ra là chăn nuôi sẽ thích hợp hơn, vật nuôi mà ngoinhanhotrenthaonguyen đang nghĩ đến là con thỏ. Bài dưới đây ngoinhanhotrenthaonguyen xin được chia sẻ với mọi người.


Quy trình thành lập trại thỏ và lợi nhuận thu được cho 1 lao động
.
(dựa theo kinh nghiệm thực tế và hiểu biết còn rất hạn chế của ngoinhanhotrenthaonguyen).

*@ Yêu cầu về kiến thức: tham khảo các tài liệu sau (có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu về nuôi thỏ khác nữa), tuỳ điều kiện thực tế mà áp dụng sao cho có hiệu quả nhất.
1. http://blogtiengviet.net/index.php?blog=137728&p=736608&more=1&c=1&tb=1&pb=1
2. http://video.baamboo.com/watch/5/video/572236

*@ Vốn sẵn có: 1500 mét vuông đất + 30 triệu.

*@ Tình trạng đất: Cát pha đã bạc màu trở thành dúi dẻ, màu xám bạc, cứng vào mùa khô nắng, sình lún vào mùa mưa. Vào mùa mưa có khi ngập nước xâm xấp hai, ba ngày rồi rút.

*@ Quy mô: 25 thỏ cái sinh sản + 5 thỏ đực.

*@ Liệt kê quy trình nuôi thỏ:
+Loại thức ăn tinh được dùng: cám viên dành cho heo thịt từ 15kg-30kg, 1 bao 25kg có giá dao động từ 270.000-300.000 vnđ/1bao
+Đực giống, nái chửa: 60g/con/ngày + thức ăn thô.
+Thỏ mẹ nuôi con: trung bình 85g/con/ngày + thức ăn thô.
+Thỏ thịt từ 30 ngày tuổi đến xuất chuồng (khoảng 2,5 tháng): ước lượng 10con/1bao cám viên. (vì từ sơ sinh đến 30 ngày tuổi thì thỏ con bú mẹ và tập ăn) + thức ăn thô.
Xem bảng 9, tiêu chuẩn khẩu phần ăn của thỏ.

http://www.vietnamgateway.org/vanhoaxa/faq/index.php?action=article&cat_id=002&id=1045
+Thỏ trung bình đẻ: 6lứa/1năm.
+Một lứa: 5-6 con (số thỏ con sống được sau 30 ngày tuổi)
+Thỏ thịt xuất chuồng: 2-2,4kg/con.
+Gía thỏ thịt: 55.000-60.000vnđ/1kg. (giá thời điểm hiện tại ở Đăk Lăk).

*@ Chi phí đầu tư ban đầu:
+Bước 1: trồng rau cỏ để tự cung cấp thức ăn thô cho thỏ, bước này được tiến hành trước 2 tháng. Dựa vào tính chất đất đã bạc màu thì ta có thể cải tạo bằng cách cày xới, bón phân hữu cơ…, trồng cây vông, rau lang, rau muống nước... để cho thỏ ăn (những loại rau này thỏ rất thích ăn mà lại dể trồng, thích hợp với mọi loại đất.). Đối với loại đất này thì cây vông vẫn có thể phát triển tốt vào cả hai mùa mưa nắng, mùa khô có thể trồng rau lang (nhưng phải đảm bảo bón đủ phân và tưới đủ nước cho rau), mùa mưa thì có thể trồng rau muống nước… (chi phí cho bước 1 khoảng 4 triệu vnđ)

hình cây vông

+Bước 2:

$ Chuẩn bi 10 bao cám viên hỗn hợp: 2,7 triệu đến 3 triệu vnđ.
$ Chuẩn bị chuồng trại, dụng cụ cho thỏ uống nước, máng thức ăn tinh. Có thể tham khảo chuồng trại của ngoinhanhotrenthaonguyen.

mô hình chuồng
+ Gía chuồng như trên vào thời điểm hiện tại: 10 ô lồng tương đương 1,4 triệu vnđ. (diện tích là 1,2m chiều rộng nhân 2,25m chiều dài).
+ Với quy mô 25 thỏ cái sinh sản, 5 thỏ đực thì ta có thể chuẩn bị khoảng 70 ô lồng (30 ô lồng nuôi thỏ bố mẹ và 40 ô lông nuôi thỏ thịt, mỗi ô lồng nuôi thỏ thịt có thể nuôi từ 3-4 con), tương đương 9,8 triệu vnđ.
+ Chuồng trại bao bọc xung quanh có thể làm bằng cây gỗ, lợp mái tôn, che chắn bằng bạt xung quanh để tránh mưa tạt gió lùa. (khoảng 6 triệu vnđ). Diện tích chuồng khoảng 7m chiều rộng nhân 10m chiều dài (70m2)
+Bước 3:mua con giống chất lượng. (nhớ ghi lại ngày, tháng bắt thỏ để lấy căn cứ tính tuổi của thỏ.)
Mua khoảng 70 thỏ con mới tách mẹ từ nhiều cơ sở giống có uy tín khác nhau. Khoảng 120.000vnđ/1cặp, như vậy 70 thỏ con sẽ tương đương 35 cặp, tương đương 4,2 triệu vnđ. Nuôi riêng thỏ cái và thỏ đực, đồng thời quản lý chặt chẽ để sau này ghép cặp (1 thỏ đực ghép với 5 thỏ nái), tránh hiện tượng đồng huyết gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người chăn nuôi thỏ.

* Tổng chi phí cho 3 bước đầu tiên là (27 triệu ) Số tiền còn lại (3 triệu) để dành phòng khi có rủi ro về con giống.
+Bước 4: chọn lọc lại con giống. Thỏ nuôi được khoảng 2,5 tháng tính từ khi bắt thỏ về thì ta tiến hành chọn lọc 25 thỏ nái, 5 thỏ đực tốt nhất để làm giống (cẩn thận không để có hiện tượng đồng huyểt xảy ra khi ghép cặp), nhốt riêng mỗi con một ô lồng. Số còn lại (40 con) bán thỏ thịt để lấy tiền
“lấy ngắn nuôi dài”.
*Thu nhập từ số thỏ thịt này là:
Min: 40 thỏ thịt nhân 2kg nhân 55.000vnđ = 4,4 triệu vnđ.
Max: 40 thỏ thịt nhân 2,4kg nhân 60.000vnđ = 5,76 triệu vnđ.
*Số tiền này tiếp tục mua thức ăn tinh hỗn hợp, tận dụng chuồng trống ta có thể mua thêm thỏ con về nuôi để bán thỏ thịt, kiếm thêm thu nhập để tiếp tục “lấy ngắn nuôi dài” đợi đến khi thỏ giống sinh sản và cho thu nhập.
+Bước 5: cho thỏ phối giống. khoảng 4 tháng tính từ khi bắt thỏ con về (thỏ đã được 5 tháng tuổi) thì ta tiến hành cho phối giống (căn cứ vào hiện tượng động dục của thỏ). Có thể cho phối giống cách ngày giữa các thỏ nái để sau này có thỏ thịt xuất bán liên tục. Nếu phối giống đồng loạt thì trung bình cứ 2 tháng sẽ có thỏ thịt xuất chuồng một lần. (1 tháng mang thai và một tháng nuôi con từ sơ sinh đến 30 ngày tuổi, rồi lại tiếp tục chu kỳ mang thai…)
Như vậy: 4,5 tháng sau khi phối giống là ta có lứa thỏ đầu tiên để xuất bán (1 tháng thỏ mẹ mang thai và 3,5 tháng nuôi thỏ con từ sơ sinh đến xuất chuồng).

*@ Chi phí đầu tư cho trung bình một chu kỳ thỏ xuất chuồng (trung bình 2 tháng) như sau (chỉ tính thức ăn tinh hỗn hợp, còn thức ăn thô thì tự cung cấp.)

+ Tháng 1: (mang thai) 60g cám viên nhân 30 con (bao gồm cả thỏ đực và thỏ cái) nhân 30 ngày (kết quả là 54kg, tương đương 2,16bao)
+ Tháng 2: (nuôi con)
$ 85g cám viên nhân 25 thỏ cái nhân 30 ngày (kết quả là 63,75kg, tương đương 2,55bao)
$ 60g cám viên nhân 5 thỏ đực nhân 30 ngày (kết quả là 9kg, tương đương 0,36bao)
* Như vậy: tổng chi chí thức ăn cho tháng 1 và tháng 2 là: 5,07 bao.
Min: 5,07bao nhân 270.000vnđ (1.368.900vnđ)
Max: 5,07bao nhân 300.000vnđ (1.521.000vnđ)
+ Tháng 3 và tháng 4:
$ Lặp lại chu kỳ đối với thỏ mẹ (tính vào chi phí của chu kỳ sau)
$ Nuôi thỏ con từ 30 ngày tuổi đến xuất chuồng. (ta có thể tính chi phí theo số thỏ con).
* Số thỏ con sống được sau 30 ngày tuổi.
Min: 25 thỏ mẹ nhân 5 thỏ con (kết quả là 125 thỏ con, tương đương 12,5 bao cám)
Min: 12,5bao nhân 270.000vnđ, (chi phí 3.375.000vnđ).
Max: 12,5bao nhân 300.000vnđ, (chi phí 3.750.000vnđ)
Max: 25 thỏ mẹ nhân 6 thỏ con (kết quả là 150 thỏ con, tương đương 15 bao cám).
Min: 15bao nhân 270.000vnđ, (chi phí 4.050.000vnđ)
Max:15bao nhân 300.000vnđ, (chi phí 4.500.000vnđ)

*@ Doanh thu (tính theo chu kỳ 2 tháng thu hoạch 1 lần)
Min: 125 thỏ thịt nhân 2kg nhân 55.000vnđ = 13.750.000vnđ.

Max: 150 thỏ thịt nhân 2,4kg nhân 60.000vnđ = 21.600.000vnđ

*@ Lãi = doanh thu – chi phí đầu tư. (cái này thì dựa theo bài đã trình bày, mọi người có thể tự tính ra được, lưu ý là chi phí đầu tư cho mỗi chu kỳ 2 tháng xuất thỏ thịt một lần được tính bắt đầu từ khi thỏ mẹ mang thai.)

* Kết quả lãi thu được (tính theo chu kỳ 2 tháng) mà ngoinhanhotrenthaonguyen tính ra được là:
Min: 13.750.000vnđ – (1.521.000vnđ+3.750.000vnđ) = 8.479.000vnđ
Max: 21.600.000vnđ – (1.368.900vnđ+4.050.000vnđ) = 16.181.100vnđ

*@ Tuy nhiên ta cần phải cân nhắc những vấn đề rủi ro về dịch bệnh, thị trường tiêu thụ yếu…

* Cách khắc phục những vấn đề này là:
+ Nguyên tắc Sạch Sẽ phải luôn được đặt lên hàng đầu trong chăn nuôi thỏ: chuồng trại sạch sẽ và không bị nhiễm mầm bệnh (quét dọn thường xuyên, phun thuốc sát trùng…). Nguồn thức ăn sạch sẽ, khô ráo, không bị nhiễm các chất hoá học độc hại… Nước uống cũng phải đảm bảo sạch và trong.
+ Tiêm vacxin phòng bệnh cho thỏ (nếu không có điều kiện thì ngoinhanhotrenthaonguyen nghĩ rằng việc sát trùng, vệ sinh chuồng trại, cho thỏ ăn uống sạch sẽ là cũng đã tốt lắm rồi, vì thỏ là một vật nuôi dễ tính và ít dịch bệnh).
+ Kiếm nơi tiêu thụ thỏ thịt: Ký hợp đồng mua bán uy tín, chất lượng và bền lâu.


..............................
Ngoài ra thì ta có thể tận dụng nguồn phân thỏ để nuôi trùn quế. Nuôi thêm vài con gà ta thả vườn theo phương pháp cổ truyền của cha ông để lại (cho ăn trùn, lúa, bắp…). Nguồn phân trùn quế thu được thì ta lại đổ ra vườn để cải tạo đất, tiếp tục trồng rau cỏ cho thỏ ăn…

HẾT!!!
Trước mắt là như vậy, sau này nếu có điều kiện thì sẽ nâng cấp đầu tư theo hướng quy mô và bài bản hơn.
Ngoinhanhotrenthaonguyen rất mong nhận được sự tham gia góp ý kiến và bổ sung những sai sót trong bài viết này của các bác!
Chân thành cảm ơn mọi người rất nhiều!!!

Bác này đưa ra giải pháp này nghe hay quá, bác cho e đưa lên trang blog của e nhé.
 
Back
Top