Giải pháp cho mảnh đất 1500m2 ("thế" mở màn)

Kính chào bà con!
Sau khi tôi đưa ý tưởng tạo một hệ thống "cờ thế" trong nông nghiệp, được Sếp ủng hộ. Tôi nghĩ rằng ý tưởng nào cũng phải bắt tay vào làm thì mới thành hiện thực. Vì vậy tôi mạo muôi đưa ra một "thế" mở màn để lấy...hên và cũng để xem ...không khí thế nào. Nếu thấy có khí thế thì sếp hãy mở box riêng cho khỏi...phí đất.
Vậy mời bà con đưa ra một giải pháp cho mảnh đất của tôi để đạt hiệu quả cao .
Các điều kiện như sau:
Diện tích : 2000m2 trừ đi nhà ở, công trình phụ thì còn khoảng 1500m2
Chất đất : Cát pha đã bạc màu trở thành dúi dẻ, màu xámbạc, cứng vào mùa khô nắng, sình lún vào mùa mưa. Vào mùa mưa có khi ngập nước xâm xấp hai, ba ngày rồi rút.
Nguồn nước : Giếng đào và giếng đóng, không có phèn. Đã có bồn nước 1000lít cao 4m.
Lịch sử : Đã từng trồng mía, củ mì, củ hùynh tinh, trồng lagim, thơm, trồng chanh, mít, xoài, xung quanh vườn còn gần chục cây dừa v.v.. Tóm lại cho thu nhập khoảng...6 triệu/năm
Lao động : 1 lao động mạnh khỏe cỡ...tôi
Vốn : Tôi được phép chi tiêu trong phạm vi...30 triệu.
Nếu những dữ kiện nêu lên cần thêm thì bà con cứ cho biết để bổ sung.

Kính mời các anh hào tham gia cho các giải pháp.
Kính mời các cao nhân vừa nhận xét vừa cho các giải pháp luôn (kẻo không mất quyền lợi...góp ý).
 


bạn cho tôi biết thêm chút chi tiết ngoài những cơ sở hạ tầng (có sẳn) nguồn nước giếng đó có thích hợp cho nuôi thủy sản không ? mức độ nước giếng tối đa trong ngày có thể lấy lên bao nhiêu khối nước ? nguồn điện ?
-lao động cở như bác đã đủ
-tiền vốn lưu động cố gắng huy động khoảng 50 triệu.
thân
 
Bác botienthi,
Tui thấy chủ-đề "thế cờ nông-nghiệp" của bác hay quá, nên tui nhào vô phụ bác hô-hào rất hăng. Rồi nhận thêm được nhiều góp ý. Nhiều ý góp "hết sức thận-trọng". Có ý mạnh hơn, như một cây pháo nổ ngược... khiến tui phải xách cần câu ra ngồi một mình ngoài bờ sông!
Trên, tui đã thưa với bác là ý bác quá hay. Ít nhất là theo lối suy-nghĩ của tui, nên lờì tán-dương bác của tui là lời thật lòng.
Bác botienthi,
Tui không có thói quen nói theo kiểu thuận miệng, hay nói theo kiểu "vui đâu chúc đó". Nó có cái tâm của tui trong đó. Lời tui ngưỡng-mộ bác, nó có cái lòng của tui đi theo. Nên không vì bà con nguội lạnh, lánh né, thậm-chí mỉa-mai mà ý-nghĩ của tui về Chủ-đề của bác giảm gía-trị. Chứ đừng nói là sẽ xếp lại, sẽ quên nó đi cho rồi.
Con đường ham thích nuôi trồng của tui nó chật hẹp quá! Nó gian-nan quá! Không được như quý bạn trong nước. Bởi :
- Tui không đích tay thực-hiện được.
- Tui ở quá xa. Sự hăng say góp ý với bà con thì nhìn thấy ngay là một hình động xí-xọn rõ-ràng (!).
Nhưng không phải vì vậy mà tui có thể dửng-dưng nhìn thấy thêm chủ-đề nầy của bác lại chìm đi. Không phải vậy đâu! Cho dù không có ai, việc tui định làm, đã có suy-nghĩ trước, thì dù khó hơn nữa tui cũng vẫn làm. (Biết bao nhiêu lần trong đời rồi, kể cả đem mạng sống ra đánh cuộc).
Vậy, nếu bác muốn bàn thêm chủ-đề nầy, bác kêu gọi thêm bà con tiếp tay, rồi bắt đầu. Tui xin phép bác được vào danh-sách với.
Thân.
 
Giải pháp cho mảnh đất 1500m2 ("thế" mở màn)
Bác không nói rõ bác đang ở đâu, và tình hình dân cư chung quanh khu đất của bác.thật khó mà góp ý,,vậy Mục tui xin nêu thêm vài chi tiết…. giả thử :

-Nếu khu đất của bác đang ở gần khu công ngiệp…thì theo tôi bác nên xây …nhà trọ cho công nhân, nhất định sẽ đắt khách…với 30 triệu đồng sẽ chỉ xây được 2 phòng tươm tất…vậy bác phải thế chấp đất cho ngân hàng để mượn vốn mới làm thêm được

-nếu thế đất của bác nằm trong khu lao động…thì bác nên kiến tạo thành 1 sân bóng đá mini với thảm cỏ nhân tạo…có hệ thống chiếu sáng mạnh và hàng rào an toàn…ở Saigon 1 giờ cho mướn sân bóng mini là 200 ngàn đồng ( bác vẫn phải mượn tiền ngân hàng rồi)

-Nếu thế đất của bác gần chợ…thì với số vốn đó bác nên trồng rau xanh….lời nhiều lắm đó.

-Nếu thế đất của bác không nằm trong các giả định trên…ngĩa là ở 1 nơi biệt lập xa xôi…thì theo tôi bác nên… bán nó đi..dùng tiền đó mua cổ phiếu ( cổ phiếu đang rẻ như rau muống) bảo đảm vài tháng sau bác sẽ lời nhiều
Bác dùng tiền đó mua đất gần khu dân cư sẽ dễ làm ăn hơn
 
Last edited by a moderator:
Ngoinhanhotrenthaonguyen xung phong “mở đường” cho mảnh đất 1500m2 của bác botienthi nè!
Góp phần ủng hộ cho ý tưởng hay và hết sức ý nghĩa của bác được thành công, có thể giúp ích cho nhiều bà con và các thế hệ con cháu “nông dân” sau này, trong đó có ngoinhanhotrenthaonguyen.

Vì đây là một mảnh đất vừa nhỏ vừa “xấu” nên trồng trọt sẽ không được khả quan cho lắm, phương án đề ra là chăn nuôi sẽ thích hợp hơn, vật nuôi mà ngoinhanhotrenthaonguyen đang nghĩ đến là con thỏ. Bài dưới đây ngoinhanhotrenthaonguyen xin được chia sẻ với mọi người.


Quy trình thành lập trại thỏ và lợi nhuận thu được cho 1 lao động
.
(dựa theo kinh nghiệm thực tế và hiểu biết còn rất hạn chế của ngoinhanhotrenthaonguyen).

*@ Yêu cầu về kiến thức: tham khảo các tài liệu sau (có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu về nuôi thỏ khác nữa), tuỳ điều kiện thực tế mà áp dụng sao cho có hiệu quả nhất.
1. http://blogtiengviet.net/index.php?blog=137728&p=736608&more=1&c=1&tb=1&pb=1
2. http://video.baamboo.com/watch/5/video/572236

*@ Vốn sẵn có: 1500 mét vuông đất + 30 triệu.

*@ Tình trạng đất: Cát pha đã bạc màu trở thành dúi dẻ, màu xám bạc, cứng vào mùa khô nắng, sình lún vào mùa mưa. Vào mùa mưa có khi ngập nước xâm xấp hai, ba ngày rồi rút.

*@ Quy mô: 25 thỏ cái sinh sản + 5 thỏ đực.

*@ Liệt kê quy trình nuôi thỏ:
+Loại thức ăn tinh được dùng: cám viên dành cho heo thịt từ 15kg-30kg, 1 bao 25kg có giá dao động từ 270.000-300.000 vnđ/1bao
+Đực giống, nái chửa: 60g/con/ngày + thức ăn thô.
+Thỏ mẹ nuôi con: trung bình 85g/con/ngày + thức ăn thô.
+Thỏ thịt từ 30 ngày tuổi đến xuất chuồng (khoảng 2,5 tháng): ước lượng 10con/1bao cám viên. (vì từ sơ sinh đến 30 ngày tuổi thì thỏ con bú mẹ và tập ăn) + thức ăn thô.
Xem bảng 9, tiêu chuẩn khẩu phần ăn của thỏ.
http://www.vietnamgateway.org/vanhoaxa/faq/index.php?action=article&cat_id=002&id=1045
+Thỏ trung bình đẻ: 6lứa/1năm.
+Một lứa: 5-6 con (số thỏ con sống được sau 30 ngày tuổi)
+Thỏ thịt xuất chuồng: 2-2,4kg/con.
+Gía thỏ thịt: 55.000-60.000vnđ/1kg. (giá thời điểm hiện tại ở Đăk Lăk).

*@ Chi phí đầu tư ban đầu:
+Bước 1: trồng rau cỏ để tự cung cấp thức ăn thô cho thỏ, bước này được tiến hành trước 2 tháng. Dựa vào tính chất đất đã bạc màu thì ta có thể cải tạo bằng cách cày xới, bón phân hữu cơ…, trồng cây vông, rau lang, rau muống nước... để cho thỏ ăn (những loại rau này thỏ rất thích ăn mà lại dể trồng, thích hợp với mọi loại đất.). Đối với loại đất này thì cây vông vẫn có thể phát triển tốt vào cả hai mùa mưa nắng, mùa khô có thể trồng rau lang (nhưng phải đảm bảo bón đủ phân và tưới đủ nước cho rau), mùa mưa thì có thể trồng rau muống nước… (chi phí cho bước 1 khoảng 4 triệu vnđ)

hình cây vông

+Bước 2:
$ Chuẩn bi 10 bao cám viên hỗn hợp: 2,7 triệu đến 3 triệu vnđ.
$ Chuẩn bị chuồng trại, dụng cụ cho thỏ uống nước, máng thức ăn tinh. Có thể tham khảo chuồng trại của ngoinhanhotrenthaonguyen.

mô hình chuồng
+ Gía chuồng như trên vào thời điểm hiện tại: 10 ô lồng tương đương 1,4 triệu vnđ. (diện tích là 1,2m chiều rộng nhân 2,25m chiều dài).
+ Với quy mô 25 thỏ cái sinh sản, 5 thỏ đực thì ta có thể chuẩn bị khoảng 70 ô lồng (30 ô lồng nuôi thỏ bố mẹ và 40 ô lông nuôi thỏ thịt, mỗi ô lồng nuôi thỏ thịt có thể nuôi từ 3-4 con), tương đương 9,8 triệu vnđ.
+ Chuồng trại bao bọc xung quanh có thể làm bằng cây gỗ, lợp mái tôn, che chắn bằng bạt xung quanh để tránh mưa tạt gió lùa. (khoảng 6 triệu vnđ). Diện tích chuồng khoảng 7m chiều rộng nhân 10m chiều dài (70m2)
+Bước 3:mua con giống chất lượng. (nhớ ghi lại ngày, tháng bắt thỏ để lấy căn cứ tính tuổi của thỏ.)
Mua khoảng 70 thỏ con mới tách mẹ từ nhiều cơ sở giống có uy tín khác nhau. Khoảng 120.000vnđ/1cặp, như vậy 70 thỏ con sẽ tương đương 35 cặp, tương đương 4,2 triệu vnđ. Nuôi riêng thỏ cái và thỏ đực, đồng thời quản lý chặt chẽ để sau này ghép cặp (1 thỏ đực ghép với 5 thỏ nái), tránh hiện tượng đồng huyết gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người chăn nuôi thỏ.
* Tổng chi phí cho 3 bước đầu tiên là (27 triệu ) Số tiền còn lại (3 triệu) để dành phòng khi có rủi ro về con giống.
+Bước 4: chọn lọc lại con giống. Thỏ nuôi được khoảng 2,5 tháng tính từ khi bắt thỏ về thì ta tiến hành chọn lọc 25 thỏ nái, 5 thỏ đực tốt nhất để làm giống (cẩn thận không để có hiện tượng đồng huyểt xảy ra khi ghép cặp), nhốt riêng mỗi con một ô lồng. Số còn lại (40 con) bán thỏ thịt để lấy tiền
“lấy ngắn nuôi dài”.
*Thu nhập từ số thỏ thịt này là:
Min: 40 thỏ thịt nhân 2kg nhân 55.000vnđ = 4,4 triệu vnđ.
Max: 40 thỏ thịt nhân 2,4kg nhân 60.000vnđ = 5,76 triệu vnđ.
*Số tiền này tiếp tục mua thức ăn tinh hỗn hợp, tận dụng chuồng trống ta có thể mua thêm thỏ con về nuôi để bán thỏ thịt, kiếm thêm thu nhập để tiếp tục “lấy ngắn nuôi dài” đợi đến khi thỏ giống sinh sản và cho thu nhập.
+Bước 5: cho thỏ phối giống. khoảng 4 tháng tính từ khi bắt thỏ con về (thỏ đã được 5 tháng tuổi) thì ta tiến hành cho phối giống (căn cứ vào hiện tượng động dục của thỏ). Có thể cho phối giống cách ngày giữa các thỏ nái để sau này có thỏ thịt xuất bán liên tục. Nếu phối giống đồng loạt thì trung bình cứ 2 tháng sẽ có thỏ thịt xuất chuồng một lần. (1 tháng mang thai và một tháng nuôi con từ sơ sinh đến 30 ngày tuổi, rồi lại tiếp tục chu kỳ mang thai…)
Như vậy: 4,5 tháng sau khi phối giống là ta có lứa thỏ đầu tiên để xuất bán (1 tháng thỏ mẹ mang thai và 3,5 tháng nuôi thỏ con từ sơ sinh đến xuất chuồng).


*@ Chi phí đầu tư cho trung bình một chu kỳ thỏ xuất chuồng (trung bình 2 tháng) như sau (chỉ tính thức ăn tinh hỗn hợp, còn thức ăn thô thì tự cung cấp.)
+ Tháng 1: (mang thai) 60g cám viên nhân 30 con (bao gồm cả thỏ đực và thỏ cái) nhân 30 ngày (kết quả là 54kg, tương đương 2,16bao)
+ Tháng 2: (nuôi con)
$ 85g cám viên nhân 25 thỏ cái nhân 30 ngày (kết quả là 63,75kg, tương đương 2,55bao)
$ 60g cám viên nhân 5 thỏ đực nhân 30 ngày (kết quả là 9kg, tương đương 0,36bao)
* Như vậy: tổng chi chí thức ăn cho tháng 1 và tháng 2 là: 5,07 bao.
Min: 5,07bao nhân 270.000vnđ (1.368.900vnđ)
Max: 5,07bao nhân 300.000vnđ (1.521.000vnđ)
+ Tháng 3 và tháng 4:
$ Lặp lại chu kỳ đối với thỏ mẹ (tính vào chi phí của chu kỳ sau)
$ Nuôi thỏ con từ 30 ngày tuổi đến xuất chuồng. (ta có thể tính chi phí theo số thỏ con).
* Số thỏ con sống được sau 30 ngày tuổi.
Min: 25 thỏ mẹ nhân 5 thỏ con (kết quả là 125 thỏ con, tương đương 12,5 bao cám)
Min: 12,5bao nhân 270.000vnđ, (chi phí 3.375.000vnđ).
Max: 12,5bao nhân 300.000vnđ, (chi phí 3.750.000vnđ)
Max: 25 thỏ mẹ nhân 6 thỏ con (kết quả là 150 thỏ con, tương đương 15 bao cám).
Min: 15bao nhân 270.000vnđ, (chi phí 4.050.000vnđ)
Max:15bao nhân 300.000vnđ, (chi phí 4.500.000vnđ)

*@ Doanh thu (tính theo chu kỳ 2 tháng thu hoạch 1 lần)
Min: 125 thỏ thịt nhân 2kg nhân 55.000vnđ = 13.750.000vnđ.
Max: 150 thỏ thịt nhân 2,4kg nhân 60.000vnđ = 21.600.000vnđ


*@ Lãi = doanh thu – chi phí đầu tư. (cái này thì dựa theo bài đã trình bày, mọi người có thể tự tính ra được, lưu ý là chi phí đầu tư cho mỗi chu kỳ 2 tháng xuất thỏ thịt một lần được tính bắt đầu từ khi thỏ mẹ mang thai.)
* Kết quả lãi thu được (tính theo chu kỳ 2 tháng) mà ngoinhanhotrenthaonguyen tính ra được là:
Min: 13.750.000vnđ – (1.521.000vnđ+3.750.000vnđ) = 8.479.000vnđ
Max: 21.600.000vnđ – (1.368.900vnđ+4.050.000vnđ) = 16.181.100vnđ

*@ Tuy nhiên ta cần phải cân nhắc những vấn đề rủi ro về dịch bệnh, thị trường tiêu thụ yếu…
* Cách khắc phục những vấn đề này là:
+ Nguyên tắc Sạch Sẽ phải luôn được đặt lên hàng đầu trong chăn nuôi thỏ: chuồng trại sạch sẽ và không bị nhiễm mầm bệnh (quét dọn thường xuyên, phun thuốc sát trùng…). Nguồn thức ăn sạch sẽ, khô ráo, không bị nhiễm các chất hoá học độc hại… Nước uống cũng phải đảm bảo sạch và trong.
+ Tiêm vacxin phòng bệnh cho thỏ (nếu không có điều kiện thì ngoinhanhotrenthaonguyen nghĩ rằng việc sát trùng, vệ sinh chuồng trại, cho thỏ ăn uống sạch sẽ là cũng đã tốt lắm rồi, vì thỏ là một vật nuôi dễ tính và ít dịch bệnh).
+ Kiếm nơi tiêu thụ thỏ thịt: Ký hợp đồng mua bán uy tín, chất lượng và bền lâu.
..............................
Ngoài ra thì ta có thể tận dụng nguồn phân thỏ để nuôi trùn quế. Nuôi thêm vài con gà ta thả vườn theo phương pháp cổ truyền của cha ông để lại (cho ăn trùn, lúa, bắp…). Nguồn phân trùn quế thu được thì ta lại đổ ra vườn để cải tạo đất, tiếp tục trồng rau cỏ cho thỏ ăn…
HẾT!!!
Trước mắt là như vậy, sau này nếu có điều kiện thì sẽ nâng cấp đầu tư theo hướng quy mô và bài bản hơn.
Ngoinhanhotrenthaonguyen rất mong nhận được sự tham gia góp ý kiến và bổ sung những sai sót trong bài viết này của các bác!
Chân thành cảm ơn mọi người rất nhiều!!!
 
Last edited by a moderator:
Ha ha, bác botienthi,
Mới sáng mở máy ra, đọc được 2 bài nầy, khoái ơi là khoái! Bởi :
- Anh Vĩnh, maquemau, tui biết anh cũng như tui, rất quan-tâm đến mô-hình nhỏ, tổng-hợp. Nên anh có bổn-phận... không được vắng mặt. Đúng không nào?
- Ông anh Mục Tử thì tui ngưỡng-mộ từ hồi... khuya lận! Khỏi nói thêm.
- Còn cái con cháu ngôinhanho mới làm tui ngạc-nhiên, ngẫn tò-te. Rõ-ràng nó là đệ-tử danh-môn chính-phái. Bây giờ nó xuống núi, đường quyền nó vừa đi thật là... tuyệt cú mèo.
Chúc bác, ông anh, anh Vĩnh và cháu nhỏ, cũng như tui, bắt đầu một ngày cũng sảng-khoái!
Thân.
 
Last edited:
Qua ý kiến của mọi người, tôi xin bổ sung thêm dữ liệu về mảnh đất:
Nó ở miền trung - Cách thành phố Quy nhơn 16 km. Cách đó 5km có một khu công nghiệp nhỏ của huyện.
Nước giếng thì rất ngon, uống luôn không sao, nấu rượu rất tuyệt. Bơm khoảng 6 khối một lần chưa thấy cạn. Nguồn điện tương đối ổn định, tuần mất khoảng 1-2 ngày.
Về vốn : Hic! Chỉ có bấy nhiêu : 30tr . Muốn thêm thì phải thế chấp đi vay. (Ngại lắm)
 

Ngoinhanho nè,
Bác cám ơn bài viết chi-tiết của người trong nghề và 2 links dẫn của con. Vậy con cho bác hỏi :
- Với 200m2, thì con sẽ nuôi thỏ như thế nào?
- Và điều bác quan-tâm (theo nhu-cầu của bác) :
1- Khi làm vệ-sinh, phân và nước tiểu, con gom chung hay thu dọn riêng?
2- Bác sẽ dùng phân để nuôi Trùn, vậy trong phân và nước tiểu có thuốc sát-trùng không?
Sau hết, cho bác khen 1 tiếng :
- Con gái giỏi quá! Làm việc có suy-tính, các khía cạnh liên-quan đều được xét đến.
Thương.
 
Bác botienthi,
Với 1500m2 đất của bác, bác cho tui "khai-thác" chung với bác nha! Thu-hoạch nếu hơn 6 triệu/năm thì bác chia với tui. Còn lỗ? Không có gì đâu bác phải lo : - Bác về Nha Huyền, rút tiền ra bù lổ nhá, bác nhá!
Vậy, tui sẽ nói ngay tui với bác sẽ làm gì với miếng đất đó bằng số tiền vốn 30 triệu. Bác đồng ý hợp-tác thì cho biết sớm!
Thân.
 
Chào đại gia đình!với 1500m2 riêng e có ý này.nếu bác muốn làm nông nghiệp. Trước tiên bác phải trồng 1 hàng rào xung quanh chắn gió.sau đó bác trồng mít loại nào mau cho thu hoạch. Khi mít còn nhỏ bác trồng 1loại cây nào đó mau cho thu hoạch hơn, có tán nhỏ vd:mẵng cầu, ổi đài loan...(riêng e trồng chanh không hạt)dất của bác không được phì nhiêu lắm bác nên trồng thêm các loại cây họ đậu vào để giúp cải tạo đất. Sau đó bác nuôi gà thả vườn. đó là mô hình của e, e đang dự định nuôi thêm vài chục thùng ong ngoại.
Vốn đầu tư:1500m2 bác trồng 40 cây mít giá 11000đ 1 cây, trồng chen vào khoãng 60 cây chanh không hạt như e giá 15000đ 1cây. Gà thì tuỳ bác. Bác thấy thế nào 30tr vẫn còn dư chứ. Chỉ trong vòng 1 năm là đã có thu hoạch rồi.
 
Chào đại gia đình!với 1500m2 riêng e có ý này.nếu bác muốn làm nông nghiệp. Trước tiên bác phải trồng 1 hàng rào xung quanh chắn gió.sau đó bác trồng mít loại nào mau cho thu hoạch. Khi mít còn nhỏ bác trồng 1loại cây nào đó mau cho thu hoạch hơn, có tán nhỏ vd:mẵng cầu, ổi đài loan...(riêng e trồng chanh không hạt)dất của bác không được phì nhiêu lắm bác nên trồng thêm các loại cây họ đậu vào để giúp cải tạo đất. Sau đó bác nuôi gà thả vườn. đó là mô hình của e, e đang dự định nuôi thêm vài chục thùng ong ngoại.
Vốn đầu tư:1500m2 bác trồng 40 cây mít giá 11000đ 1 cây, trồng chen vào khoãng 60 cây chanh không hạt như e giá 15000đ 1cây. Gà thì tuỳ bác. Bác thấy thế nào 30tr vẫn còn dư chứ. Chỉ trong vòng 1 năm là đã có thu hoạch rồi.

Bác nói hay quá ! nhưng đất bác ấy đã là đất bạc màu thì trồng mít với chả chanh !
Nói ra mong các tiền bối đừng cười !
Chứ theo e thì với 1500m2 bạc màu và ngập úng khi mùa mưa,nên trồng dừa dứa,vì mùa nắng cây có tàn nên đất ko khô hạn,mùa mưa ngập úng thì chuyện thường đối với cây dừa.
Cây dưa dứa trồng 3-4 năm thì cho trái,mỗi cây trung bình từ 100-150 trái/cây, mỗi trái có giá rẻ nhất cũng từ 5-10ng/trái,vậy mỗi cây thu trên 500 ng/năm/cây.
Cây dừa giống thì khoảng 45ng/cây ,vậy 1500m2 trồng khoảng 40cây với khoảng cách 6x6m,60 cây với khoảng cách 5x5m/cây,tiền giống khoảng 1tr8-3tr. thu nhập mỗi cây là 500ng/cây x cho 40 cây =20tr và 500ng/cây x 60cây =30tr/năm.
Trước tiên trồng tràm ngoài hàng rào khoảng cách 1m 1 cây,sau đó trồng dừa với khoảng cách 6x6m hoặc 5x5m , giữa những hàng dừa nên trồng 1 hoặc 2 hàng tràm tạo bóng mát cho dừa khi còn nhỏ và tạo bóng râm cho chăn nuôi.
Năm thứ 2 kéo lưới b40 ngoài hàng rào tràm,và chăm sóc bón phân cho dừa.
Làm chuồng giữa hàng dừa với diện tích 4x6m với quy mô nhỏ và 4x10m với diện tích lớn và có thể lớn hơn nếu cần ,chuồng được xây bằng gạch xung quanh chuồn cao 15-20cm và nền lát bằng gạch hoặc xi măng,sau khi xây xong chuồng tiến hành xây cột và lợp mái lá theo mái đôi. rào lưới b40 xung quanh.chi phí chắc cũng 10-15tr.sau đó có thể thả gà để nuôi,với mật độ vừa phải,có thể thả nuôi gà vịt trong chuồng và thả vườn khi đã rào lưới,và thả gà trong mùa nắng và nuôi vịt mùa mưa,nên chú ý dọn sạch chuồn và tẩy trùng trước khi thả gà hay vịt vào nuôi,và chăn nuôi trong 3 năm tiếp theo.đến khi dừa cho trái.

Phân gà có chứa hàm lượng đạm cao khoảng 23%,nên khi dọn chuồn nuôi gà có thể lấy phần phân gà đó ủ phân hữu cơ bón cho dừa,và cải tạo đất .dừa có bóng mát che chở cho chuồng và vườn nuôi gà ,vừa có trái thu nhập mỗi năm.
Mùa nắng dừa là thứ nước giải khát rất tốt ,uống hoài ko chán,huốn chi là nước dừa thơm mùi lá dứa.
Bác ấy nói đất gần khu công nghiệp thì chuyện tiêu thụ dừa mùa nắng là cung ko đủ cầu !
Vậy là dừa là thu nhập chính và chăn nuôi là phụ!
Các tiền bối xin cho lời nhận xét ! thank!
 
thưa...
cũng có chút việc bận,nên tôi có gởi mail cho botienthi hôm nay đọc bài nầy http://agriviet.com/home/threads/52316-Cam-on-BQT-da-tao-san-choi- tôi lại nghỉ thêm.thôi cũng chẳng việc gì riêng tư nữa cùng góp ý cho "phong trào" sôi nổi,nên tôi mang nó lên đây luôn.
nuôi cá lóc
bể nổi đã xong chưa ? định lên góp ý cùng bạn trên giải pháp cho 1500 m2 nhưng dạo nầy bận quá,nào theo khiếu kiện quy hoạch,nào đóng lại chuồng cho thỏ nên sợ không theo kịp chủ đề trên topic đó tạm thời gợi ý với bạn thế nầy:
-với bể đã xong bạn nên thả nuôi cá lóc đầu vuông lai nhím với 30 m2 bạn thả 2000 con giống (cá lòng 10)x500đ= 1.000.000đ
-có thể hao hụt thời gian mới thả giống 10o/o
-suốt vụ nuôi hao hụt khoảng 10o/o(chọn lọc loại bỏ ) nữa tổng hao hụt khoảng 30o/o
-còn lại 1500-1700 con, sau 100 ngày trung bình cá đạt thương phẩm 600 gr - 1 kg đạt thương phẩm khoảng 1tấn2 -1tấn5.
tùy theo công thức đạm cao hay thấp hệ số thức ăn dao động 1.5 đến 1.8.
-nơi bạn nếu có ốc bưu vàng giá thành thức ăn sẻ giảm khá nhiều
*tùy theo tuổi cá có thể tăng giảm đạm theo công thức :
-20 o/o bột cá lạt
-20o/o ốc bưu vàng đã lễ(khô ráo)
-10 o/o thức ăn viên công nghiệp
-10 o/o rau xanh (thô độn)
-10o/o bả hèm,xác đậu nành (phải để thật khô)
-30 o/o cám nhiển
*bột gòn +C +men tiêu hóa
tổng đầu tư cho riêng con cá khoảng 15-20 triệu
tôi chưa kịp cập nhật giá hiện nay.
thân
 
Last edited by a moderator:
Ngoinhanho nè,
Bác cám ơn bài viết chi-tiết của người trong nghề và 2 links dẫn của con. Vậy con cho bác hỏi :
- Với 200m2, thì con sẽ nuôi thỏ như thế nào?
- Và điều bác quan-tâm (theo nhu-cầu của bác) :
1- Khi làm vệ-sinh, phân và nước tiểu, con gom chung hay thu dọn riêng?
2- Bác sẽ dùng phân để nuôi Trùn, vậy trong phân và nước tiểu có thuốc sát-trùng không?
Sau hết, cho bác khen 1 tiếng :
- Con gái giỏi quá! Làm việc có suy-tính, các khía cạnh liên-quan đều được xét đến.
Thương.
Con cảm ơn bác! (hì… xấu-“cọp” quá!!!)
Thực ra thì con chưa có nhiều kinh nghiệm trong chăn nuôi thỏ đâu bác! Con chỉ mới tập tành nuôi thỏ được vài tháng thôi. Trước đó thì con đi học nhưng vì mẹ con bị bệnh, sức khoẻ của con thì rất yếu so với mọi người nên không thích nghi được với môi trường ồn ào và ngột ngạt ở thành phố, vì thế nên con quyết định nghỉ học về quê làm nông dân, chọn nuôi thỏ làm nghề nghiệp của mình. Bây giờ con đang sống cùng với gia đình nên mọi quyết định hoàn toàn phụ thuộc vào Ba Mẹ. Bài viết ở trên của con gần giống với dự án mà con đã viết ra trình bày với Ba của con để xin Ba tài trợ vốn, trong hình là toàn bộ số thỏ ít ỏi con đang nuôi đó bác! Con đã chứng minh với Ba của con bằng kết quả thực tế từ đàn thỏ đó. Ba con duyệt cho con rồi nhưng chưa cho phép con tiến hành dự án vì sợ con chưa đủ kinh nghiệm và chưa đủ chín chắn sẽ dễ dẫn đến thất bại. Hì… con vẫn còn ăn bám Ba Mẹ dài dài đó bác! Bây giờ là thời gian để con học hỏi, nếu biết thêm được tí gì thì con sẽ chia sẻ với mọi người, bù lại con cũng sẽ học được rất nhiều kinh nghiệm hay từ mọi người (như vậy là con lời quá rồi còn gì phải không bác!)

- Bác hỏi con: với 200m2 thì con sẽ nuôi thỏ như thế nào?.
Con nghĩ là: nếu có 200m2 thì con sẽ nuôi thỏ theo hướng công nghiệp (cái này thì con chưa có kinh nghiệm), cho thỏ ăn hoàn toàn bằng thức ăn công nghiệp dành cho thỏ (loại thức ăn này rẻ hơn rất nhiều so với thức ăn công nghiệp dành cho heo), thỏ trưởng thành trên 4 tháng tuổi thì bổ sung thêm một ít rau củ quả trong khẩu phần ăn, khẩu phần ăn cho thỏ dựa vào chỉ dẫn in trên bao bì của nhà sản xuất
Số lượng thỏ nuôi nhiều hay ít phụ thuộc vào tiền vốn sẵn có của người nuôi thỏ. Có thể làm chuồng 1 tầng hoặc 2,3 tầng.
- Vấn đề thứ 2 là của bác:
1- Khi làm vệ-sinh, phân và nước tiểu, con gom chung hay thu dọn riêng?
Con chưa có điều kiện nuôi trùn nhưng nếu nuôi trùn thì con sẽ thu dọn phân thỏ riêng để cho trùn ăn, rồi sau đó phun nước rửa nền chuồng sạch sẽ, nước thải sẽ thoát theo rãnh ra ngoài.
2- Bác sẽ dùng phân để nuôi Trùn, vậy trong phân và nước tiểu có thuốc sát-trùng không?
Con nghĩ là “có” nhưng không ảnh hưởng gì đến trùn. Tốt nhất là bác nên thu dọn phân thỏ trước, phun nước rửa sạch nền chuồng rồi mới tiến hành phun thuốc sát trùng.
Bác có thể tự chế tạo thuốc sát trùng theo cách sau (vừa dễ làm, đỡ tốn kém mà lại rất hiệu quả, ít độc hại cho người và thỏ): dùng nước vôi tôi 10% hoặc dung dịch tro bếp 20% đun sôi, lọc kỹ để phun sát trùng chuồng trại và ngâm rửa, sát trùng dụng cụ cho thỏ ăn uống.

Hàng ngày phải quét dọn chuồng trại sạch sẽ là cần thiết, việc sát trùng có ý nghĩa tiêu diệt vi trùng và ký sinh trùng tích tụ lâu ngày. Lịch sát trùng như sau:
- 1 tuần ngâm sát trùng máng ăn, máng uống 2 lần.
- 2 tuần phun sát trùng lồng chuồng và lưới đựng thức ăn thô 1 lần.
- Mỗi quý quét dọn mặt bằng nuôi thỏ, rắc vôi bột hoặc phun thuốc sát trùng, thuốc diệt ruồi muỗi 1 lần.
 
Last edited by a moderator:
Gần tháng nay bận nhiều chuyện quá, không có thời gian viết bài tham gia diễn đàn. Chủ đề này tôi đã đọc qua, thoạt đầu nghĩ chủ đề này khác chi là nêu những mô hình sản xuất nông nghiệp đã thành công trên thực tế, chúng ta nêu lên để mọi người tham khảo học tập. Tuy nhiên suy nghĩ sâu thêm nữa cũng thấy hay hay, chủ đề tạo ra nhằm quy tụ những suy nghĩ táo bạo mang tính đột phá, có khi là ảo tưởng cũng có khi là một cuộc cách mạng trong suy nghĩ?

Nghĩ vậy, tôi xin đưa ra môt hướng đi như là một phương cách để giải thế cờ này, còn thế giải hay hoặc dỡ tùy mọi người nhận xét, không mơ mộng giật giải thưởng gì đó?

Tôi đánh giá những ưu khuyết điểm của trường hợp của anh botienthi:

1. Ưu điểm: Anh có những ưu điển rất lớn mà chưa chắc người khác có được.

- Nhân công: là chính anh với một sức khỏe tốt, trong nhiều trường hợp người sản xuất nông nghiệp có phương án rất tốt nhưng cuối cùng k thực hiện được hoặc thất bại chỉ vì khâu nhân công. Nhân công làm thuê thì không bao giờ bằng chính mình được.

- Có tư duy, có khả năng tìm hiểu và học hỏi: điều này cũng vô cùng quan trọng, có thể dẫn đến thành công một cách nhanh chóng.

- Nguồn nước tốt: rất quan trọng trong tất cả lĩnh vực chăn nuôi hay trồng trọt.

- Vị trí không quá gần hay quá xa khu dân cư, điều này đặc biệt phù hợp với lĩnh vực chăn nuôi.

- Có điện, đường đi là những điều kiện giúp sản xuất nông nghiệp dễ thành công, và tiết kiệm chi phí sản xuất.

2. Khuyết điểm:

- Đất tương đối xấu, sẽ tốn chi phí cải tạo đất khi thực hiện trồng trọt, năng suất có thể không cao.

- Bản thân chưa định vị được một hướng đi nào chắn chắn nên dễ xu hướng, làm theo và đương nhiên dễ thất bại, và những thất bại này rất dễ dẫn tới sự nản chí, bỏ cuộc giữa chừng.

- Diện tích 1500m2 mà thu nhập chỉ có 6.000.000đồng /năm là kém.

- Vốn đầu tư 30 triệu là hơi thấp.

Từ phân tích những ưu khuyết điểm trên tôi xin đề nghị với anh một hướng đi mới cho mảnh vườn 1.500 m2 này.

Tôi xin kết hợp ý tưởng của cô bé thảo nguyên với MrHailua và của tôi nữa.

Thực hiện chương trình chăn nuôi kết hợp trồng trọt. Một dây chuyền công việc liên hoàn nhằm tạo ra sản phẩm mang lại giá trị cao mà chi phí thì thấp nhất.

1. Chăn nuôi: nuôi thỏ và nuôi gà ác.

- Về nuôi thỏ tôi cơ bản đồng ý với bài viết của cô bé trên thảo nguyên, tuy nhiên trong cách tính toán hiệu quả nên chú ý thêm tỷ lệ sống của thỏ và năng suất sinh sản. Và tổng đàn nên nâng lên nhiều hơn, ít nhất là 100 thỏ sinh sản bằng phương pháp nhân đàn. Nuôi ít sẽ lãng phí công chăm sóc, khó tạo thị trường, đó cũng là một cách tính chi phí.

Phân thỏ dùng nuôi trùn quế: tôi đã nuôi rồi, rất tốt. Lấy trùn quế nuôi gà ác.

Phân thỏ được thu mỗi ngày, từ hố thu phân. Thiết kế hố thu phân thỏ ở cuối dãy trại thỏ, sau mỗi lần xịt nước rửa nền trại thỏ, phân thỏ sẽ chảy về hố thu phân có đặt thiết bị thu phân bằng rỗ hay lưới có mắt nhỏ ( nước thoát, phân ở lại). Cũng là để rửa bớt nồng độ amoniac trong phân.

Trên mảnh vườn ta thiết kế từng ô nuôi trùn, cứ mỗi ngày tạo một ô ( mùa nắng thì đào hố nuôi luôn dưới đất) mùa mưa thì nuôi trong thùng ( vì đất của anh bị ứ nước vào mùa mưa) việc làm này sẽ có tác dụng cải tạo đất nhằm phục vụ cho công trình trồng trọt sau này. Việc tạo ô nuôi trùn dưới đất cũng phải tính toán cư ly khoảng cách hợp lý để sau này dùng hố đó trồng mít.

Mỗi ngày với đàn thỏ trên 100 thỏ sinh sản và mấy trăm thỏ thịt sẽ đủ phân cho khoảng 1 ô ( 1 x 1 x 0.4). Đầy ô nào ta tiến hành bỏ trùn giống vào nuôi ô đó, xung quanh ô nuôi trùn ta lấy lưới rào lại, đồng thời che nắng mưa cho hố nuôi trùn. Như vậy sau 1 tháng ta có 30 ô trùn quế, và ô đầu tiên đã bắt đầu có thể thu hoạch. Lúc này ta thả khoảng 1000 con gà ác thà rong ngoài vườn. mỗi ngày ta cho nó ăn một ô bằng cách tháo lưới rào, xúc toàn bộ trùn bỏ ra một tấm đệm cho gà tự bưi kiếm trùn để ăn, sinh khối còn lại đem ương nuôi hố trùn khác. Sau 30 ngày sẽ hết số ô trùn trong một đợt và quay lại ô đầu tiên của đợt thứ hai. Lúc này cũng là lúc xuất bán toàn bộ đàn gà ác khi trọng lượng đạt 200g/con và bắt đầu nuôi đợt gà tiếp theo. Phân trùn ta bỏ trở lại hố để chuẩn bị trồng mít. Nuôi như vầy chắc chỉ tốn tiền mua gà giống thôi khoảng 5.000đ/con, còn giá bán gà 200g khoảng 12.000 - 15.000đ/con.

2.Trồng mít:

Theo các hố nuôi trùn, qua đợt thu trùn cho gà ác ăn, ta cho phân trùn trở lại hố, thêm đất và tiến hành trồng mít trên những hố này.

Nói về trồng mít, thì hiện có nhiều giống, mà giống nào cũng hấp dẫn về mặt giá cả. Có điều mọi người khi trồng hay băn khoăn là liệu nên trồng loại mít nào? Câu hỏi lớn được đặt ra là chọn giống nào để khi thu hoạch sẽ có giá bán cao nhất? câu trả lời không hề đơn giản. Còn tôi thì không tìm câu trả lời quá khó đó, tôi trồng một lúc mỗi hố 2,3 loại mít, chấp nhận tốn tiền mua giống còn hơn phải tốn thời gian trồng lại sau mấy năm đằng đẳng chờ có trái. Đến thời kỳ thu hoạch, giống mít nào hiệu quả nhất thì chừa lại còn không thì loại bỏ. Cách làm này của tôi có thể có người cho là kỳ cục, nhưng cứ thử đi sẽ cảm thấy yên tâm hơn trồng một loại.

3. Trồng hoa màu:

Sau thời gian đào hố nuôi trùn, ta sẽ có một lượng lớn phân trùn thu được, có thể sử dụng để trồng rau màu hoặc bán.

Cái quan trọng nhất trong mô hình là mảnh vườn của anh sẽ ngày càng màu mỡ do những hố nuôi trùn cho gà ác ăn. Lúc đó muốn trồng cây gì cũng tốt.

4. Nuôi kỳ đà:

Bên cạnh trại thỏ, anh làm thêm một chuồng nuôi kỳ đà. Hằng ngày sẽ có thỏ con bị chết, gà ác chết anh dùng đó để nuôi kỳ đà rất mau lớn, mà bán lại có giá cao hơn nữa.

5. Thiết kế hệ thống dẫn nước tưới cho mít:

Tôi gọi là hệ thống dẫn nước tưới chứ không dám gọi là tưới nhỏ giọt vì cách của tôi làm cũng không giống ai, quan trọng là có nước tưới đến từng gốc khỏi mất công mua máy bơm đi tưới mỗi ngày vừa cực công vừa tốn tiền.

Tôi dùng ống trúc, mỗi đoạn ống trúc dài khoảng 0,6m, cứ 3 đoạn có 2 mắt ở giữa, lấy đoạn sắt đập dẹp một đầu dài 1m (dài hơn đoạn trúc giữa 2 mắt) đục bỏ 2 mắt ở trong ruột ống trúc mà không cần phải cắt rời nhiều đoạn, như vậy tôi có một ống trúc dài khoảng 1,8m. những đoạn trúc dài 1,8m được nối với nhau bằng ống nhựa mềm dài khoảng 0,1m có cùng đường kính.

Tôi nối đi đến từng gốc mít, tại đó sẽ khoan một lỗ nhỏ cho nước chảy rỉ rả vào gốc mít, Chổ nào cần ngã ba thì dùng nhựa Bình Minh và cũng nối với ống trúc bằng ống nhựa mềm, nối lên bồn cũng vậy. Quan trọng nhất là chi phí cực kỳ thấp, không đóng rong, không mục, không bị chuột bọ cắn phá, lâu lâu đoạn nào hư, nứt thì lấy đoạn khác thay vào, mục đích cuối cùng là tưới nhỏ giọt cho cây mít vẫn đảm bảo.

Tới đây thì ván cờ của tôi trên mảnh đất của anh botienthi tạm thời kết thúc, anh xem nếu thích làm thì cứ làm, thu nhập không nhỏ đâu.

Kết luận:

- Tăng thu nhập lên rất nhiều lần so với hiện nay ( 6.000.000đ/năm) nhờ thu nhiều sản phẩm: thỏ, gà, kỳ đà, mít, hoa màu…

- Lấy ngắn nuôi dài, mô hình này hỗ trợ mô hình kia do đó giá thành sản xuất sẽ rất thấp, lợi nhuận rất cao.

- Sau vài năm sẽ có một vườn mít hoàn chỉnh.

- Khi mô hình đã khép kín quỹ đất, nhân rộng ra nơi khác. Sẽ làm tăng quỹ đất, sau này đất có giá sẽ là một khối tài sản không nhỏ.

Một ý tưởng mơ hồ xin góp cùng các bạn.
 
Mô-hình của anh nguyenhungdung tuyệt quá! Trong đó đoạn 4. Nuôi kỳ-đà là phần mà tui chưa hề nghĩ đến. Khoái hết sức khi học được anh nguyenhungdung phần nầy.
Phần kết của anh nguyenhungdung cũng là phần mà tui nhắm tới :
* Một nông-trại thu-hẹp theo điều-kiện của đa-số bà con. Nông-trại nầy không bỏ sót bất cứ thứ gì từ nông-trại ra :
- Thương-phẩm : bán ra thị-trường.
- Phế-phẩm : biến trở thành hữu-ích xử-dụng lại cho nông-trại, hay bán ra thị-trường.
Thân.

***

4. Nuôi kỳ đà:

Bên cạnh trại thỏ, anh làm thêm một chuồng nuôi kỳ đà. Hằng ngày sẽ có thỏ con bị chết, gà ác chết anh dùng đó để nuôi kỳ đà rất mau lớn, mà bán lại có giá cao hơn nữa.
Kết luận:

- Tăng thu nhập lên rất nhiều lần so với hiện nay ( 6.000.000đ/năm) nhờ thu nhiều sản phẩm: thỏ, gà, kỳ đà, mít, hoa màu…

- Lấy ngắn nuôi dài, mô hình này hỗ trợ mô hình kia do đó giá thành sản xuất sẽ rất thấp, lợi nhuận rất cao.

- Sau vài năm sẽ có một vườn mít hoàn chỉnh.

- Khi mô hình đã khép kín quỹ đất, nhân rộng ra nơi khác. Sẽ làm tăng quỹ đất, sau này đất có giá sẽ là một khối tài sản không nhỏ.
 
chua ro rang,tac ca deu chua ro rang
moi nguoi chi ban den viec tang thu nhap chu chua tinh den ton that va su kho khan
chua tinh den dia hinh,thoi tiet khu vuc
neu la o thanh pho thi co cong xa nuoc chu con o nong thon thi cu xa tran tran vao moi truong
moi nguoi wen la khu dat cua anh botientri bi ngap nuoc vao mua mua,chua tinh den chuyen xay dung va nang cao chuong trai chu ko phai la lay dat nen co san
day la khu dat trong khu dan cu chu ko phai la khu quy hoach nen chung ta can phai tinh den chuyen xa nuoc thai va chat thai cua dong vat,rui dich benh va mui hoi cong nghiep
rui thoi gian de nuoi duong vat nuoi se rat kho khan khi mua mua toi,it nhat la 3 thang mua,den day chung ta lai tinh den chuyen di doi.ma di doi thi tac nhien phai ton that

vi toi cung dang dung truoc tinh the nay va chua tim dc cach giai quyet nen cung co the chua dong tinh voi y kien cua moi nguoi nen neu co sai sot gi thi moi nguoi bo wa nhe
thank

(Đề nghị lần sau bạn viết bài có dấu để mọi người dễ đọc với nhé!)
 
Last edited by a moderator:
chua ro rang,tac ca deu chua ro rang
moi nguoi chi ban den viec tang thu nhap chu chua tinh den ton that va su kho khan
chua tinh den dia hinh,thoi tiet khu vuc
neu la o thanh pho thi co cong xa nuoc chu con o nong thon thi cu xa tran tran vao moi truong
moi nguoi wen la khu dat cua anh botientri bi ngap nuoc vao mua mua,chua tinh den chuyen xay dung va nang cao chuong trai chu ko phai la lay dat nen co san
day la khu dat trong khu dan cu chu ko phai la khu quy hoach nen chung ta can phai tinh den chuyen xa nuoc thai va chat thai cua dong vat,rui dich benh va mui hoi cong nghiep
rui thoi gian de nuoi duong vat nuoi se rat kho khan khi mua mua toi,it nhat la 3 thang mua,den day chung ta lai tinh den chuyen di doi.ma di doi thi tac nhien phai ton that

vi toi cung dang dung truoc tinh the nay va chua tim dc cach giai quyet nen cung co the chua dong tinh voi y kien cua moi nguoi nen neu co sai sot gi thi moi nguoi bo wa nhe
thank

hi...hi qua đọc bài botienthi và nói chuyện qua điện thoại đã biết vùng đất nơi bạn botienthi hay ngập úng vào mùa mưa và khô cằn vào mùa nắng nóng,vả lại với số vốn 30 triệu cho nên không dám tính chuyện xa vời cho nên góp ý cùng botienthi nuôi cá lóc "củi đậu nấu đậu"qua được ngưởng con cá lóc hảy tính chuyện làm giàu bằng con cá bống tượng (bể nổi không bị tác động bởi vùng úng ngập hay khô cằn)
thân

chua ro rang,tac ca deu chua ro rang
moi nguoi chi ban den viec tang thu nhap chu chua tinh den ton that va su kho khan
chua tinh den dia hinh,thoi tiet khu vuc
neu la o thanh pho thi co cong xa nuoc chu con o nong thon thi cu xa tran tran vao moi truong
moi nguoi wen la khu dat cua anh botientri bi ngap nuoc vao mua mua,chua tinh den chuyen xay dung va nang cao chuong trai chu ko phai la lay dat nen co san
day la khu dat trong khu dan cu chu ko phai la khu quy hoach nen chung ta can phai tinh den chuyen xa nuoc thai va chat thai cua dong vat,rui dich benh va mui hoi cong nghiep
rui thoi gian de nuoi duong vat nuoi se rat kho khan khi mua mua toi,it nhat la 3 thang mua,den day chung ta lai tinh den chuyen di doi.ma di doi thi tac nhien phai ton that

vi toi cung dang dung truoc tinh the nay va chua tim dc cach giai quyet nen cung co the chua dong tinh voi y kien cua moi nguoi nen neu co sai sot gi thi moi nguoi bo wa nhe
thank

hi...hi qua đọc bài botienthi và nói chuyện qua điện thoại đã biết vùng đất nơi bạn botienthi hay ngập úng vào mùa mưa và khô cằn vào mùa nắng nóng,vả lại với số vốn 30 triệu cho nên không dám tính chuyện xa vời cho nên góp ý cùng botienthi nuôi cá lóc "củi đậu nấu đậu"qua được ngưởng con cá lóc hảy tính chuyện làm giàu bằng con cá bống tượng (bể nổi không bị tác động bởi vùng úng ngập hay khô cằn)
thân
 
Về nuôi thỏ tôi cơ bản đồng ý với bài viết của cô bé trên thảo nguyên, tuy nhiên trong cách tính toán hiệu quả nên chú ý thêm tỷ lệ sống của thỏ và năng suất sinh sản. Và tổng đàn nên nâng lên nhiều hơn, ít nhất là 100 thỏ sinh sản bằng phương pháp nhân đàn. Nuôi ít sẽ lãng phí công chăm sóc, khó tạo thị trường, đó cũng là một cách tính chi phí
Ngoinhanho xin ghi nhận ý kiến nhận xét của chú nguyenhungdung!
Chú đã có ý kiến nhận xét thì ngoinhanho cũng xin có ý kiến để bảo vệ luận án của mình:
-- Về tỉ lệ sống của thỏ-con (ngoinhanho đã tính rồi): Thỏ có thể đẻ được 1 lứa trung bình 6-8 con, 5-6 (hoặc có thể hơn) thỏ con sống được sau 30 ngày tuổi thì mới đạt yêu cầu để làm giống.
-- Về năng suất sinh sản của thỏ-mẹ: Vì mô hình này chỉ nuôi với quy mô 25 thỏ nái sinh sản nên 1 công lao động vẫn có đủ khả năng kiểm soát, kịp thời loại bỏ những con nái có năng suất sinh sản thấp. Tuy nhiên nếu chưa có điều kiện loại bỏ ngay thì ảnh hưởng của nó đến hiệu quả lợi nhuận đã tính ban đầu cũng không đáng kể hoặc không có ảnh hưởng gì (vì trong khâu chọn giống ta đã rất cẩn thận rồi, nhưng nếu trong đàn vẫn còn có những thỏ-mẹ sinh sản không tốt thì chắc chắn vẫn có một tỉ lệ nào đó thỏ sinh sản tốt hơn, nuôi con giỏi hơn. Như vậy là cân bằng với tính toán ban đầu của ta).
-- Về việc nâng đàn lên ít nhất là 100 thỏ sinh sản: Hiện tại với vốn đầu tư ban đầu là 30 triệu và 1 công lao động thì ngoinhanho nghĩ là không đủ khả năng. Bên cạnh đó thì kinh nghiệm cũng chưa có nhiều, không nên mạo hiểm làm ăn lớn (bỏ qua giai đoạn tích luỹ kinh nghiêm sẽ dễ dẫn đến thất bại).
-- Việc tạo thương hiệu, tạo thị trường là yếu tố quan trọng để quyết định sự thành công của một doanh nhân. Điều này đối với một người nông dân không phải là không thể làm được nhưng rất-khó-khăn, nhất là khi vốn đầu tư ban đầu chỉ có một nhân công và 30 triệu. Có lẽ là phải đợi vài năm nữa để tích luỹ vốn và kinh nghiệm thì mới có thể tạo thị-trường được.


Còn đối với mô hình của chú nguyenhungdung thì ngoinhanho xin có ý kiến nhận xét (ý kiến chủ-quan của riêng ngoinhanho thôi): bài viết của chú hay nhưng thiếu-tính-thực-tế vì chú chưa chú ý đến điều kiện thực tế như tình trạng đất đã bạc màu, khô hạn vào mùa khô và ngập nước vào mùa mưa, chỉ có 1 nhân công và 30 triệu.
-- 1 lao động bình thường thì không đủ khả năng để làm tốt nhiều công việc cùng một lúc.
-- Với 30 triệu thì không đủ để trang trải chi phí cho mô hình mà chú đã trình bày (cải tạo đất, giống cây trồng, chuồng gà và chuồng thỏ, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, hệ thống dẫn nước…)


Ngoinhanho rất mong chú nguyenhungdung có ý kiến bảo vệ cho mô hình của mình để mọi người có cái nhìn khách-quan hơn! Cảm ơn chú!

------ 8 minutes:

chua ro rang,tac ca deu chua ro rang
moi nguoi chi ban den viec tang thu nhap chu chua tinh den ton that va su kho khan
chua tinh den dia hinh,thoi tiet khu vuc
Mong bạn đọc kỹ lại bài viết của mình, sẽ có câu trả lời giải đáp những thắc mắc của bạn. Việc ngập nước vào mùa mưa thì mình đã có giải pháp ở bước 1, còn về chuồng trại thì chuồng thỏ tất nhiên là phải cao rồi...!
Cảm ơn bạn!
 
Last edited by a moderator:


Back
Top