Heo nuôi chung chuồng cắn nhau??? Phải làm sao???

  • Thread starter Chú nông dân
  • Ngày gửi
Gần đây trên forum tui thấy có người quan tâm đến tình trạng heo cắn nhau, sẵn hôm nay rảnh nên tui chia sẻ 1 bài viết, hi vọng giúp ích được cho bà con. Nếu được quan tâm bữa sau tui sẽ viết tiếp cách khắc phục, chứ dài quá không có thời gian. Bà con thông cảm!

Kiểm soát việc heo cắn nhau khi nuôi nhóm

Trước hết, có 2 dạng cắn nhau: 1 là cắn nhau khi hình thành nhóm, 2 là cắn nhau khi được cho ăn. Nếu heo cắn nhau trong lúc cho ăn có thể được giải quyết bằng hệ thống cho ăn và cách kết cấu nhóm. Còn việc cắn nhau giữa các heo khi tạo nhóm sẽ được khảo sát khi thành lập nhóm.


Thường thì mấy con heo nái khi được đưa vào nhóm mới sẽ trải qua khoảng 10 phút cắn nhau và gần như đa số hành động này xuất hiện trong vòng 24 giờ đầu khi thành lập nhóm. Hầu hết heo chỉ bị trầy da ở cổ và vai, còn tỷ lệ heo bị thương nghiêm trọng thường dưới 1%. Đặc biệt, mấy con nái già và lớn hơn thì thường cắn nhau nhiều hơn mà lại ít bị thương hơn là mấy con nái trẻ.


Tuy nhiên, vẫn có thể kiểm soát được tình trạng cắn nhau này. Nghiên cứu cho thấy heo náí không cắn nhau khi chung quen biết, vì thế có thể làm giảm sự cắn nhau của nái bằng cách giảm tỷ lệ các heo nái mới được đưa vào nhóm. Nếu như bắt buộc phải đưa heo mới vào thì nên đưa ít nhất 10% heo mới vào, làm cho tụi nó muốn cắn nhiều con hơn => mỗi con bị thương nhẹ hơn.


Đặc biệt, heo được nuôi trong nhóm lớn (>40 cá thể) sẽ hình thành hành vi khác nhau đối với các con heo khác trong nhóm của chúng. Chúng trở nên ôn hòa hơn và ít có khuynh hướng đánh nhau khi có con mới được đưa vào.


Ngoài ra, có thể kiểm soát hành vi cắn nhau bằng cách lựa chọn các nái dựa theo tính khí của chúng. Chúng ta có thể phân chia heo dựa vào 2 loại hành vi: chủ động - thụ động và tự tin - sợ hãi. Heo có tính thụ động ít cắn nhau so với heo có tính hiếu động và phù hợp với việc đưa vào nuôi nhóm. Nghiên cứu về các đặc điểm hành vi của nái còn tương đối mới và thậm chí có thể được sử dụng cho việc lựa chọn nái nhằm đạt được đàn nái có tính xã hội cao khi tạo nhóm hoặc là một chiến lược lâu dài cho việc chọn lọc di truyền.

Đến đây thôi, khi nào rảnh lại viết tiếp cho bà con!

Lưu ý: bài viết được tui tham khảo và tổng hợp từ nhiều nguồn (mà chủ yếu là chephamsinhhoc.net). Hổng có vi phạm bản quyền nhe!!!
 


Last edited by a moderator:
Chẳng giải quyết đc gì.chi tiết hơn đi. nên viết ngắn ngọn cách giải quyết đi, viết dài quá khó hiểu. Nói ít hiểu nhiều, nói nhiều hiểu không hết. nhưng mà dù sao vẫn cảm ơn !!!!
 
Last edited by a moderator:
Vâng e có dan heo 11con tam 70kg vua roi can nhau chết mất 1 con.vài ngày sau lại bi tiếp con nữa may can thiệp kip thời tách sang chuồng khác nen ko sao.
 
Heo to bị sốt. K để ý là bị cắn đến chết. Lúc nó bị sốt nó phát ra mùi khác với những con khác. Sau khi khỏe nên gộp vài con cho vào 1 phát, cho vào tầm tối luac nó đang ngủ, hoặc lúc tắm cho heo sẽ hạn chế.
 
Xem nền chuồng có cao quá k. Nếu nền chuồng cao quá heo sẽ có tính hiếu động muốn cắn nhau. Hoặc do khí hậu nóng quá heo cũng bị ảnh hưởng.
 
Cảm ơn chia sẻ của các bác :)
 



Back
Top