Hỏi cách làm bơm nước không cần nhiên liệu?

Chào cả nhà.
E tìm hiểu trên mạng thì có mấy bài nói về vấn đề này. Nhưng chưa có bài nào dạy cách làm cái này cả. Nhà e cũng gần 1 suối nhưng nó ở phía dưới k đưa nước vào hồ dc, e muốn làm cái này để bơm nước vào hồ và tưới cho cây
Vươn e cao hợn con suối là 4m. Chổ cao nhất thì 7m. Vậy bác nào biết cách làm cái này thì chỉ vs. E xin cảm ơn và hậu tạ ạ
 


+Vì bạn anhmytran gợi ý là nên góp ý thẳng vào chỗ nào sai; tôi không quay lại đề tài bơm RAM mà góp ý thẳng vào bài này của bạn:
+Làm bơm nước bằng buồng xoắn động lực (cái cọn nước, tức là chế ra quạt nước -hình thức như bánh xe nước bằng tre ở Sông Trà Khúc-Quảng Ngãi, hoặc các vùng cao phí bắc) đặt trên dòng chảy. Sức nước của dòng chảy làm quay quạt nước. tạo ra công hữu ích từ đó làm quay trục bơm nước.
1-Để chế tạo quạt nước, phải biết tính toán D quạt nước (căn cứ vào động năng dòng chảy), tính được tỷ số truyền từ trục quay quạt nước đến trục quay bơm nước. Kết cấu này thường dùng hệ thống truyền động puly-dây cu-roa chứ không ai dùng hộp số như bạn anhmytran, vì sức ỳ của hệ thống hộp số khá lớn, nó chỉ ứng dụng cho xe ô tô khi thay đổi tỷ số truyền (vô số), nếu làm cho quạt nước sức ỳ sẽ ghì quạt nước khi khởi động,, ai ngồi đó mà vô số? Rồi phải chọn hộp số (đồ cũ) cở nào cho phù hợp, hay chế ra 1 hộp số mới với chỉ 2 bánh răng trụ răng thẳng?
2- Đã có động lực tạo ra mô men xoắn làm quay trục, mắc mớ gì phải chạy tuốc bin điện, rồi dùng điện chạy mô tơ bơm nước. Cần biết rằng công hữu ích của quạt nước khi chạy tua bin điện bị suy giảm khoảng 20-30%; từ tua bin điện chạy mô tơ bơm nước cũng tốn từng ấy công hữu ích nữa. Tại sao không chạy quay trực tiếp bơm nước?
3-Bạn anhmytran căn cứ vào đâu để nói "Nước bơm lên một cái tháp cao hơn mặt ruộng 1 mét."? Cao bao nhiêu đều phải tính toán để đưa ra thông số cụ thể chứ không thể "nói mò" kiểu nông dân như bạn. Lại nữa, mắc mớ gì phải đặt bơm chìm dưới dòng nước chảy siết mà không đặt trên cao, nơi khô ráo, không bị lũ cuốn rồi câu đầu ống hút nước và "đầu bin" xuống nước?
Tóm lại, cách làm của bạn anhmytran là tưởng tượng theo kiểu nông dân, không khoa học và thiếu thực tế. Tuy nhiên, tôi không có thời gian để tranh luận những chuyện vô bổ như vậy với bạn. Cái gì bạn nói đúng thì là thầy tôi, nếu sai tôi bỏ qua chứ không nặng phần ăn thua. Ở đời ai cũng phải học mới hiểu biết, bạn à.
Đây là lần cuối cùng tôi bỏ công tranh luận với bạn...
+"Ví dụ máy bơm 1 ngựa, thì máy phát điện 1 ngựa" Trời đất! Bạn làm thử xem nó có cháy máy phát điện không?
+"Nên nhớ con ngựa này là máy, sức nó khỏe
gấp 2 gấp 3 con ngựa thật đấy nhé". Pó tay chấm com với kiến thức về động lực học của bạn lun!
bác này phát ngôn hơi mạnh rồi
cái người ta đúng thì bác nên nghĩ đã, đừng vội phê
việc không chạy từ cọn ra bơm ngay mà ra điện rồi mới ra bơm có lý của nó. tuy hao tổn công, nhưng bù lại là bơm có thể đặt tùy thích, không bị trói vào cái cọn. còn bơm đặt gần nước chứ không đặt cao hay xa mặt nước là để dễ hút, không bị lọt khí mất nước (còn gọi là bị e). nếu bom bị trói vào cọn, khi lũ lớn không kịp chạy thì mất cả cọn lẫn bơm, khi nước cạn thì cọn yếu mà bơm không đủ ống cắm xuống nước, làm sao mà hút.
Trích vài chỗ trong bài báo:


Bình luận của tôi: Tốt hơn mơ ước về mọi mặt.
Tuy nhiên, cần phải coi kỹ xem bài báo có viết
đúng không, hay có tâng bốc thêm.

Trả lời các bạn vè lời bình:
Các bạn đều đúng cả. Cái ý tưởng của tôi có
rất nhiều chỗ khó khăn. Ý tưởng nào cũng thế
cả. Mình phải coi các ý tưởng, chỗ nào hay,
chố nào dở, có hợp với mình không. Thế mới gọi
là chọn. Chả lẽ trên đời này chỉ có một cách
làm duy nhất?

Về thiết kế nói chung, ý tưởng của tôi là tách
ra làm 2 bộ phận: phát điện và bơm điện. Bộ
phát điện gồm 2 bộ phận: lấy sức nước, qua phần
đổi tốc độ và máy phát điện. Phần đổi tốc độ,
có thể nói là kiểu nông dân, và đó là mục đích
của tôi, không muốn làm khó dễ bà con. Hộp số
thì không nói là hộp số xe hơi Toyota hay xe máy
Honda, mà tùy người chủ sẽ chọn, hay thuê thợ
làm 2 bánh răng như bạn đã gợi ý. Về hộp số có
sức ỳ, thì máy nào cũng có sức ỳ, chứ không chỉ
hộp số mới có mà thôi. Khi khởi động, chủ máy có
thể khởi động bằng bắt tay kéo cho cọn chạy.
Cúng không cần phải cài số nọ số kia, nhất là khi
chạy bằng đai truyền thì làm gì có số?

Câu bình luận về máy 1 ngựa thì bạn lầm rồi. Đó
là máy phát điện kéo máy bơm, chứ không phải máy
bơm kéo máy phát điện. Máy bơm 1 ngựa có thể chạy
khi nguồn điện không đủ 1 ngựa. Điều đó thường xảy
ra ở Việt Nam. Tôi sống ở Việt nam đến năm 35 tuổi,
và chưa từng thấy điện ở Việt Nam bao giờ đủ điện
thế cả. Thế mà tất cả các động cơ điện đều chạy.

Còn sức ngựa của máy gấp mấy sức ngựa thật, thì
tùy theo kiến thức của bạn. Kiến thức của tôi khác
bạn ở chỗ đó. Về sức ngựa, bạn có thể tham khảo lại
để bổ sung kiến thức. Tôi không tiện đưa tài liệu
cho bạn.Về máy bơm, có 2 loại: loại trên khô
rất phổ biến ở Việt Nam, và loại dưới
nước, đắt tiền hơn, ở các nước tiên tiến.
Loại trên khô khó hút nước hơn, và cần
công suất ở mức nào đó mới hút được nước
lên được. Đôi khi phải mồi. Tôi đã từng
phải mồi nước cả chục thùng khi thời tiết
giá lạnh để mồi bơm rồi. Đó là một cái bơm
khủng, đường kính miệng ra bằng cả một gang
tay. Mặc dàu không phải lội xuống nước lạnh
buốt, nhưng múc một chục thùng nước to lên
đổ thật nhanh vào máy bơm rất mệt. Khi máy
chạy, ra được nước, thì thở không ra hơi,
tay chân lạnh toát. Tôi không muốn bà con
phải chạy máy bơm này. Loại dưới nước rất
dễ đẩy nước lên. Loại này đòi hỏi kỹ thuật
cao, vì có thể rò điện ra ngoài dễ hơn loại
trên khô. Có lẽ khó kiếm ở Việt Nam.

Bình luận như trên mới hết nhẽ. Không nên
chê loại nọ mà khen loại kia. Mỗi loại có
ưu nhược điểm khác nhau. Tôi đã sai lầm khi
chọn loại mắc tiền vào ý tưởng này.
bác nói đúng, nhưng chưa đủ là : ở VN giờ bơm chìm cũng đầy rồi, kể cả bơm chìm giếng khoan luôn

tuy nhiên có 1 điều mà các bác chưa tính hết, đó là sức nước. nếu suồi thì thườinglà lượng nước ít, do đó sức nước cũng kém. còn nếu là kênh như có bác nêu ở trên, thì nước tuy có nhưng chảy chậm lắm, vậy nên sức cũng kém. ngoài ra gần đây biến đổi khí hậu nhiều, nên nhiều nơi hạn hán, phải dùng nước giếng khoan. tôi có lần lên chơi đập thủy điện hòa bình, thấy nước cạn khô, lộ cả đáy cửa xả ra. vậy nên muốn dùng sức nước phải căn cứ dòng chảy cụ thể, ví dụ lưu lượng có đủ không, tốc độ có nhanh không ...
còn bài dùng máy phát điện thì nghe cao siêu, nhưng nay thì đơn giản mà. các loại bộ phát điện cũ tháo dỡ từ các máy ra bây giờ rất nhiều và rẻ hơn mua mới nhiều, đơn cử như củ phát của ô tô các loại, rồi củ phát của máy phát điện chạy xăng ... lấy 1 củ phát ấy lắp cua roa cho chạy bằng sức nước cũng ra điện ngay. kể cả lắp cánh quạt gió với củ phát ấy cũng ra điện gió luôn, khó gì đâu. tất nhiên dùng củ phát thì cần có hiểu biết về máy phát chút, chứ không phải ai cũng được. còn 1 cái đơn giản nhất là củ đi na mô của xe đạp, cho nó chạy bằng sức gió hay sức nước cũng có điện thắp sáng, tuy nhỏ.
 


Last edited by a moderator:
điều kiện của mình như thế này: rẫy cách nguồn nước 300m ( kênh thủy lợi nước quanh năm, kênh rộng >10m sâu > 3m). kênh dạng nổi nên có thể kéo nước chảy tới chân đồi chứ không lên nổi trên đồi. nếu đặt bơm RAm dưới bờ kênh có thể thâp hơn mực nước trong kênh >1,5m. vậy mình có thể đưa nước lên cao và đi xa như vậy được không????
Điều kiện của bạn là quá thuận lợi!
Không cần nước trong kênh phải chảy mạnh, chỉ cần kênh đủ nước, và chênh lệch độ cao >1.5m là ổn. Thông thường có thể bơm nước lên đến khoảng 40m. Bơm lên 200m như HTA nói cũng có, nhưng thiết kế bình phải đặc biệt (nồi nén chịu áp suất lớn + van búa xả nước cũng ở áp suất cao hơn).
Tôi đã xem bơm Ram hoạt động, nhưng tôi không ở Việt Nam nên không biết có ai chế tạo hoặc nhập về để bán không.
Đây là trang web của 1 nhà sản xuất đài loan:
http://www.gdcl.com.tw/F02.do?pgid=F02&kind1=02&kind2=02&seq=4
 
Điều kiện của bạn là quá thuận lợi!
Không cần nước trong kênh phải chảy mạnh, chỉ cần kênh đủ nước, và chênh lệch độ cao >1.5m là ổn. Thông thường có thể bơm nước lên đến khoảng 40m. Bơm lên 200m như HTA nói cũng có, nhưng thiết kế bình phải đặc biệt (nồi nén chịu áp suất lớn + van búa xả nước cũng ở áp suất cao hơn).
Tôi đã xem bơm Ram hoạt động, nhưng tôi không ở Việt Nam nên không biết có ai chế tạo hoặc nhập về để bán không.
Đây là trang web của 1 nhà sản xuất đài loan:
http://www.gdcl.com.tw/F02.do?pgid=F02&kind1=02&kind2=02&seq=4
Nhìn cung ngon đấy nhỉ. Không biết giá cả ntn
 
Chuyện có gì to tác mà mấy bác tranh luận ghê quá !

Tui củng ko có đọc tranh luận của mấy bác - nhưng có lướt qua toppic - và hiểu vấn đề

Nói thật tui sống ở Vĩnh Long miền tây sông nước - bây giờ ở TP - tui củng chưa từng thấy cái thác nó như thế nào

NHƯNG : chỉ cần có nước - ko cần dòng chảy liên tục - ko cần áp lực dòng chảy mạnh yếu gì cả

Tôi chắc ăn đưa nước lên cao 50 mét thậm chí 100 mét và cả 200 mét tùy vào khả năng tài chính và quy mô - nói về nguyên lý rất đơn giản - nói về chi phí thậm chí trẻ con củng làm được để nâng nước lên vài mét - với các vật dụng đi xin - còn mình làm quy mô hơn chắc củng vài triệu để tưới vài ha đất đồi

Như tôi đả nói - tôi ko có làm vì tôi làm để làm gì ??? - nhưng nếu các bạn cần - thì tôi sẽ nói - vấn đề là các bạn có thực sự cần và biến nó thành thực tế hay không mà thôi

Các bạn muốn tìm hiểu mô hình bơm nước tự động HTA ko ??? - Ko có trên google đâu - khỏi tra hỏi mất công

HTA là mô hình hatuananh đó - kha kha ! - đọc xong chắc có nhiều người chửi lắm vì ko tưởng ra - cứ chửi đi - nếu có người cần tôi sẽ nói - rùi người chửi tự hiểu chính mình - bạn nhé .

Đọc từ đầu đến đây, tôi thấy rất hay, nhưng ngang bài của bạn thì hơi buồn, ban thông cảm.
Để đưa trọng lượng của cái gì đó lên cao thì phải tốn năng lượng.
Để đưa năng lượng điện lên cao (hơn so với mặt đất), thì chỉ tốn dây dẫn.
Chủ thớt đã có nguồn năng, chỉ cần tận dụng nó, rồi biến thành 1 dạng năng lượng khác sao cho sau đó dùng nguồn nặng lượng mới tạo thành đưa nước lên cao để sử dụng là xong.
Có nhiều cách, mọi người đang thảo luận thì bạn xen vào, không nói cách của mình, (cái cách làm mà bạn chưa từng làm, chỉ mới có trong đầu) mà chỉ nói: "nếu có người cần tôi sẽ nói "
Không có người cần thì làm gì có chủ đề này?!
Hồi xưa, khi con trẻ tôi làm rồi, làm theo cách của bà con dân tộc miền núi, làm cái guồng, sức nước làm nó quay, khi quay lên cao thì nghiêng gàu, nước đổ vào máng và chảy về doanh trai (bộ đội),
Bây giờ tôi biết nhiều hơn xưa, nếu cần tôi cũng có thể tự làm ( tôi có học qua loa cơ khí, điện và điện tử). Và đang thích thú theo dỗi chue để, đọc bài của bạn tôi buồn quá nên có mây lời, có gì không phải, bạn bỏ qua cho,
ko ai chửi bạn haanhtuan đâu
người ta thương hại bạn thôi.

Em thấy mọi người đều nói đến bơm RAM, nhưng ko có nơi bán.
Vậy ai đã dùng thử bơm RAM ngoài thực tế chưa vậy ạ? Nó có bơm đc tận 30m không
Tôi cũng chưa biết loài này, nhưng theo nguyên lý của nó, tôi nghĩ là được, và còn hơn nưa bạn à, sức (khỏe) tôi giờ chỉ nâng nỗi vật nặng 20kg, nhưng tùy theo "điểm tựa và đòn bẫy", tôi vẫn nâng được quả đất
 
Last edited:
Thì các bạn cứ cười tự nhiên - agriviet thì chỉ có thế - nên tôi biết trước - và tôi đả nói trước

Có ai biết con đội không - chỉ cần không khí nén - đội mấy chục tấn
Có ai biết ống bơm xe đạp ngày xưa không - nếu mà van 1 chiều tôi dùng tay bơm nổ cả bánh xe tải

Nén = nước - biết khoan thủy lực không - khoan sâu cả ngàn mét còn khoan xuyên đá luôn

Đó là nguyên lý hoạt động

Để cho mọi người tự hiểu - tôi không cần giải thích - biết máy nén khí không - vậy làm máy nén nước được không - vậy nếu máy nén nước mà nước không bị nén - vậy nó dâng lên bao xa

Đưa nước lên 200 mét là tôi nói chính tôi làm được - còn cả một công nghệ chắc đưa nước lên tận mây xanh

Tự hiểu đi nhé - tôi chỉ nói cho người thật sự cần - đến đây còn tiếp tục cười thì cười tiếp đi - nói gì nữa

Thân chào !!!

P/S : sẳn tiện nói luôn - mấy bạn coi haclong là thánh cô hồn - nhưng cả trăm năm sau mấy bạn chưa có được tầm nhìn của anh ấy - chỉ có điều anh ấy mất dạy quá mà thôi . - chính tui là người tác động KTD lock cả 2 nick haclong và mayman
 
Last edited by a moderator:
Ko dùng dầu thì dùng điện bác ak!
Thì các bạn cứ cười tự nhiên - agriviet thì chỉ có thế - nên tôi biết trước - và tôi đả nói trước

Có ai biết con đội không - chỉ cần không khí nén - đội mấy chục tấn
Có ai biết ống bơm xe đạp ngày xưa không - nếu mà van 1 chiều tôi dùng tay bơm nổ cả bánh xe tải

Nén = nước - biết khoan thủy lực không - khoan sâu cả ngàn mét còn khoan xuyên đá luôn

Đó là nguyên lý hoạt động

Để cho mọi người tự hiểu - tôi không cần giải thích - biết máy nén khí không - vậy làm máy nén nước được không - vậy nếu máy nén nước mà nước không bị nén - vậy nó dâng lên bao xa

Đưa nước lên 200 mét là tôi nói chính tôi làm được - còn cả một công nghệ chắc đưa nước lên tận mây xanh

Tự hiểu đi nhé - tôi chỉ nói cho người thật sự cần - đến đây còn tiếp tục cười thì cười tiếp đi - nói gì nữa

Thân chào !!!

P/S : sẳn tiện nói luôn - mấy bạn coi haclong là thánh cô hồn - nhưng cả trăm năm sau mấy bạn chưa có được tầm nhìn của anh ấy - chỉ có điều anh ấy mất dạy quá mà thôi . - chính tui là người tác động KTD lock cả 2 nick haclong và mayman
Bác nói hay vl, áp dụng được thì giàu rồi, kaka
 

Điều kiện của bạn là quá thuận lợi!
Không cần nước trong kênh phải chảy mạnh, chỉ cần kênh đủ nước, và chênh lệch độ cao >1.5m là ổn. Thông thường có thể bơm nước lên đến khoảng 40m. Bơm lên 200m như HTA nói cũng có, nhưng thiết kế bình phải đặc biệt (nồi nén chịu áp suất lớn + van búa xả nước cũng ở áp suất cao hơn).
Tôi đã xem bơm Ram hoạt động, nhưng tôi không ở Việt Nam nên không biết có ai chế tạo hoặc nhập về để bán không.
Đây là trang web của 1 nhà sản xuất đài loan:
http://www.gdcl.com.tw/F02.do?pgid=F02&kind1=02&kind2=02&seq=4
Bạn đang ở đại loan a? Mình xem video thấy nó rất ngon. Giá mà dưới 5 triệu la ok
 
Mình cũng từng nghiên cứu chủ đề này. Nhưng hướng của mình là dùng năng lượng mặt trời, nhưng có lẽ mức đầu tư cao:
- Tấm pin năng lượng mặt trời.
- Bộ chuyển đổi (inverter).
- Bình acqui.
- Bơm nước DC.
Các thiết bị trên ở công suất phù hợp.
 
xung quanh em là suối. gió thì lồng lộng. muốn làm bơm sức gió thì thế nào nhỉ? chi phí bao nhiêu để có thể tưới đủ cho 2 ha cây ăn trái các bác nhỉ??
 
Chuyện có gì to tác mà mấy bác tranh luận ghê quá !

Tui củng ko có đọc tranh luận của mấy bác - nhưng có lướt qua toppic - và hiểu vấn đề

Nói thật tui sống ở Vĩnh Long miền tây sông nước - bây giờ ở TP - tui củng chưa từng thấy cái thác nó như thế nào

NHƯNG : chỉ cần có nước - ko cần dòng chảy liên tục - ko cần áp lực dòng chảy mạnh yếu gì cả

Tôi chắc ăn đưa nước lên cao 50 mét thậm chí 100 mét và cả 200 mét tùy vào khả năng tài chính và quy mô - nói về nguyên lý rất đơn giản - nói về chi phí thậm chí trẻ con củng làm được để nâng nước lên vài mét - với các vật dụng đi xin - còn mình làm quy mô hơn chắc củng vài triệu để tưới vài ha đất đồi

Như tôi đả nói - tôi ko có làm vì tôi làm để làm gì ??? - nhưng nếu các bạn cần - thì tôi sẽ nói - vấn đề là các bạn có thực sự cần và biến nó thành thực tế hay không mà thôi

Các bạn muốn tìm hiểu mô hình bơm nước tự động HTA ko ??? - Ko có trên google đâu - khỏi tra hỏi mất công

HTA là mô hình hatuananh đó - kha kha ! - đọc xong chắc có nhiều người chửi lắm vì ko tưởng ra - cứ chửi đi - nếu có người cần tôi sẽ nói - rùi người chửi tự hiểu chính mình - bạn nhé .
Chia sẻ đi bạn! Cần lắm chứ!
 
cái vụ máy bơm này về kỹ thuật thì quá đơn giản, nhưng tranh luận thì lại quá mênh mông. tôi thấy bác nào có ý muốn thực sự thì nên nói rõ ra, có thể có tư vấn tốt.
còn bác nào chưa rõ, thì nên nghiên cứu thêm, đừng vội suy luận mà bế tắc
tôi thấy cái bài đưa nước lên cao hiện nay thật đơn giản nếu biết dùng kỹ thuật. thị trường đang có nhiều loại bơm cao áp dùng cho rửa xe đó. bơm này có 2 phần : phần mô tơ và phần bơm (có 3 xi lanh). lấy 1 cái bơm cao áp này, tháo bỏ mô tơ, còn cụm bơm có sẵn cái vô lăng, mắc cua roa vào vô lăng này và dùng 1 cánh quạt gió hay cánh quạt nước để kéo, tức khắc bơm sẽ hoạt động, thế thôi. còn hoạt động thế nào, khỏe hay yếu, nhanh hay chậm, nước nhiều hay nước ít ... tùy theo người lắp đặt tính toán các trị số cánh quạt và các kích thước liên quan. và thực tế với cơ cấu ấy thì đẩy nước lên cả trăm m được, miễn là vòi chịu đủ áp suất ấy. như bọn tôi đã làm trong khi vận hành, với áp suất đẩy nước là 3 kg/cm2 thì đẩy cao được lên nhà 7 tầng. mà cụm bơm áp thông thường thiết kế hoạt động ở áp suất 10 kg/cm2, vậy nó có thể đẩy nước lên nhà hơn 20 tầng rồi. tất nhiên càng đẩy cao thì lưu lượng càng giảm. với các bác thử nghiệm, có thể mua các cụm này từ đồ cũ, nó khá rẻ và dễ kiếm. còn bác nào giỏi chế tạo, theo mẫu ấy chế ra cái to hơn, khỏe hơn.
nguyên lý ấy rất đơn giản, có 1 bộ xi lanh và pit tông, trên xi lanh có 2 cửa nước vào và nước ra, mỗi cửa có 1 van 1 chiều. để đẩy kéo pit tông cần có 1 tay biên gắn vào 1 trục khuỷu. khi trục này quay, sẽ đẩy và kéo pit tông. làm quay trục khuỷu này thì có thể dùng cánh quạt nước hay cánh quạt gió. bơm chế sẵn dùng 3 bộ xi lanh thì trục khuỷu có 3 khuỷu, và thân bơm có 2 buồng góp (buồng góp nước vào và buồng góp nước ra). cần nói thêm là số liệu kỹ thuật cho thấy bơm cao áp loại này chạy điện, muốn đạt được áp suất nén ở đầu ra 10 kg/cm2 thì cần tới mô tơ 2 kw. và lưu lượng nước của nó cũng nhỏ thôi, thích ứng cho rửa xe chứ không đủ cho tưới ruộng. vậy nên bác nào định tưới ruộng cần làm cái xi lanh to hơn.
còn nếu muốn đưa nước lên hàng trăm m như có bác đã nói, tôi nghĩ là không khó, chỉ việc làm cái xi lanh chắc chắn hơn, ống chắc hơn, và cánh quạt nước to ra.
xung quanh em là suối. gió thì lồng lộng. muốn làm bơm sức gió thì thế nào nhỉ? chi phí bao nhiêu để có thể tưới đủ cho 2 ha cây ăn trái các bác nhỉ??
độ vài triệu là ổn thôi bác ơi, nếu muốn, làm thêm cả cái téc chứa nước dự phòng cho lúc hết gió
 
Bơm lên cao quá là không thể làm được.
Nên biết mỗi mét cao thì áp suất là 100 gram,
10 mét thì áp suất là 1 ký. Áp suất này nén làm
bục các ống nước, và nhất là đè lên máy bơm, làm
không bơm lên được. Mỗi máy bơm chỉ có thể chịu
được một áp suất thiết kế thôi.

Để bơm nước lên cao, ta nên làm, và đôi khi phải
làm nhiều chặng. Mỗi chặng là một bể chứa nước.
Làm kiểu này, có thể đưa nước lên cao vô tận, tới
tận trời xanh, cao hơn đỉnh Fanxipan.

Các bơm đã bàn, đều có thể làm được, và đã làm.
Tôi chỉ tranh cãi ở chỗ thiếu sót thôi, và đưa ra
tài liệu bổ sung. Tôi không hề biết các loại máy
bơm này. Tôi chỉ đọc và nhận xét nó có thiếu sót
như thế nào, và vì thế, không thực hiện được.

Bạn nói nước có chiều cao một mét rưỡi. Đó không
phải là suối. Đó là một cái thác. Bạn nên biết tiếng
Việt có sông, suối, ghềnh, và thác, để nói độ giốc
của nước chảy. Như tấm ảnh chụp tôi cóp nhặt trên
Internet, người ta phải ngăn suối lại, cho nó dâng
lên, thành một cái thác, chỉ cao độ mấy chục centimet
thôi, đến đầu gối, hay ngang thắt lưng là tốt lắm
rồi. Cái cọn trong hình tôi đưa ra, độ chênh lệch
chỉ vài centimet, lợi dụng giòng nước chảy là chính.
Ví dụ sông Hồng ở Hà Nội chênh lệch độ cao 2 mét thì
phải xa 5 chục cây số. Vậy có thể nói không có chênh
lệch độ cao ở chỗ đặt máy bơm, mà chỉ có tốc độ giòng
nước chảy mà thôi. Chúng ta đừng nhầm lẫn tốc độ
giòng nước chảy và áp suất nước. Trong vật lý, tốc
độ tỷ lệ nghịch với áp suất. Điều đó có nghĩa khi
nước lặng thì áp suất cao nhất. Học Vật Lý xong, chữ
thày trả thày, nên đôi khi đọc tài liệu trên Internet
cũng chẳng hiều được, vì đã quên mất định luật vật lý
căn bản rồi.Một điều bà con không hiểu về bơm RAM là:
Bà con cứ nghe nói nước chảy vào bơm, nhưng
không biết nước chảy từ bơm ra thì đi đâu?
Nếu không chảy đi đâu được, thì nó ứ đầy ở
bơm, làm sao nước chảy vào nó được nữa mà bơm?

Kết luận lại: bơm RAM đòi hỏi phải ở độ cao
giữa đầu nước vào và đầu nước chảy ra, không
thể thấp hơn đầu nước chảy ra. Nếu giòng suối
chảy phẳng lặng, thì bơm RAM không chạy.

Bài tôi bổ sung, lấy nguồn Internet, có nói rõ,
hiệu suất bơm RAM rất thấp. Trừ giòng nước chảy
vào và chảy ra khỏi bơm để chạy bơm, thì giòng
nước được bơm rất nhỏ yếu. Vấn đề không phải ở
chỗ đó. Chỉ cần nó bơm được 1 giọt cũng quý rồi.
Như cối giã gạo suối, công suất cũng thấp, nhưng
cả buổi nó cũng giã được một cối, còn hơn chính
mình phải giã, dù chỉ một lúc. Vấn đề ở chỗ mua
máy này ở đâu để lắp khớp vào suối của mình. So
với máy phát điện và máy bơm điện thì cách nào
hay hơn?
 
Last edited:
Cách đơn giản và rẻ tiền
làm 1 bánh xe công tác. Các bạn search pelton wheel. Chi phí luôn bạc đạn upc, công hàn... khoảng 3T
1 bơm thuốc sâu, hay bơm rửa xe loại 3 piston lớn. Cũ khoảng 600k
1 ống phi 90 dài 50m truyền nước từ đầu nguồn xuống bánh xe công tác . giá 2t2
ống thuốc sâu. 1 cuộn 50m giá 600k. Mình dùng 4 cuộn vì cao theo chiều thẳng đứng 60m kéo xa 200m lên tới đỉnh núi.
Lưu lượng hiện bơm được 1 ngày đêm : 8 - 10m3
hiện sử dụng poluya bánh xe là 28, poluy của máy bơm là 10
hôm nào lên rẩy sẽ chụp lại hình từng chi tiết cho các bạn

thêm thông tin: từ nguồn nước tới chổ đặt bơm cao 12m, dài 50m. Lưu lượng vào là 5 lit/s chạy trong ống 90 nhựa cứng
từ bơm lên nhà cao 60m, dài 200m.
 
hay quá bác. hôm nào bác chụp hình úp lên cho anh em chiêm ngưỡng nha. chỗ em dòng chảy không ôn định,chỉ có gió là bao la. vào mùa khô,lúc cần tưới cho cây thì gió rất mạnh.

nếu chi phí thấp em cũng làm để tiết kiệm điện. mỗi tháng hơn triệu tiền điện, 10 năm thì tiết kiệm được ối tiền.
 
Gửi bác anhmytran
về phát điện để bơm nước. Mình chưa thử chạy dinamo. Nhưng đã thử củ phát loại 3kw để kéo trực tiếp bơm nén 0,5 ngựa nhưng cũng không đề nổi dù đã chế k3 đề. Kéo cái máy cắt gỗ cầm tay 1200w thì chạy nhưng lại tụt áp, chạy 1 phút thì đứng. Máy khoan 300w thì chạy vô tư.
vấn đề đặt ra là làm điện sao cho đủ công suất để bơm lên tới 1 độ cao yêu cầu --> cái này mình nghĩ chi phí sẽ rất lớn.
chế tạo bơm nén có vẻ hợp lý hơn. Giá thành rẻ hơn.
hiện tại, do địa hình nên mình đào 1 hồ trên đỉnh, bơm lên đó nên khi tưới chỉ việc xả van... cũng tiết kiệm thêm 1 phần.
Nhược điểm là vì lưu lượng ít, phải có hồ trữ lớn, bơm ngày đêm nên dễ hư piston tuy nhiên thay thế hoặc mua cũng rẻ tiền nên cũng không đáng ngại lắm.

Ps: nói thật, có 1 số anh em không hiểu, hoặc chưa làm thực tế, hoặc góp nhặt qua internet mà đã vội post bài lên, làm loãng chủ đề, đả kích nhau làm mất thời gian mọi người thì nên tự xấu hổ mà im lặng. Đừng vì ngứa tay mà để người khác quýnh giá mình
Đôi lời góp ý
+Mình có đưa lên 2 mô hình:Chế tạo bơm RAM và làm chong chóng gió trục đứng (bơm nước nhờ sức gió, nếu không có dòng chảy)
+Bạn tải file về, giải nén và theo đó làm thử, có gì vướng mắc, liên hệ với tôi:vodinhtienpt@gmail.com.
Chú ý: file THIET KE QUAT GIO TRUC DUNG phải có phần mềm AutoCad để mở. Nếu ai không rành, mang file đến các tiệm quảng cáo in ra khổ A0 và mang đến tiệm cơ khí có người đọc được bản vẽm, họ sẽ theo đó chế tạo hoàn chỉnh cho bạn.
+Nhắn bạn amytran: Bạn là thành viên tích cực, lĩnh vực nào bạn cũng tham gia, chỉ dạy mọi người. Tuy nhiên, mỗi người có chuyên sâu từng lĩnh vực, không có ai toàn diện về mọi lĩnh vực, do đó, bạn nên khiêm tốn và thảo luận nhẹ nhàng, không nên chê bai người khác để làm mình nỗi bật lên!. Như bài bơm RAM, thấy bạn nói nhiều chỗ không đúng và không hiểu nguyên lý lẫn thực tế nhưng tôi không tranh luận lại, vì tôi vào đây để học tập, thấy ai đúng thì học, sai thì bỏ qua, đồng thời trình bày trên diễn đàn tất cả những gì mình biết...Nếu động chạm, mong bạn thông cảm!

Cho hỏi phải anh tiến chuyên làm thủy điện ngoài phan thiết không ?
 
Gửi bác anhmytran


Cho hỏi phải anh tiến chuyên làm thủy điện ngoài phan thiết không ?

Đúng rồi đó. Mình đã giúp nông dân cả nước (miễn phí) làm thủy điện siêu nhỏ, làm hệ thống tưới, làm bơm RAM, làm quạt gió bơm nước trục đứng. Trước đây mình tư vấn qua điện thoại, nhưng ngày càng nhiều người gọi điện, bất kể lúc nào. Do đó, hiện nay mình chỉ tư vấn qua email thôi. Hình như bạn là 1 trong những người đã được mình tư vấn thì phải?Nói thêm: Về nguyên lý, cái dinamo phát điện do máy nỗ kéo và củ điện (tua bin điện loại đứng hay ngồi) đều cùng chung nguyên lý chế tạo. Nó khác với điện lưới quốc gia (điện nhà) ở chỗ: điện lưới có cường độ khoảng 20 amp/60 hz; trong khi điện dinamo (hoặc tua bin) cường độ dòng điện chỉ 1-2 amp, chu kỳ 40-80 hz. Do đó, nguồn điện độc lập từ dinamo hoặc tua bin, nếu thiết kế đúng, chỉ kéo được nhiều lắm là 70% công suất, nhưng không dùng được cho những đồ điện có công suất quá lớn khi khởi động (ví dụ, máy lạnh, máy bơm CS 1 KW, khi khởi động cần cường độ I gấp 3 lần, tức chịu được 3KW; đó là lý do bạn hvcs2202 gặp phải những vấn đề nêu trên. Muốn khắc phục, phải dùng bộ nắn dòng, hoặc làm 1 lúc 3-4 máy phát (nếu luuw lượng nước cho phép) và phải sử dụng bộ hòa đồng bộ.
Trong trường hợp điện lưới, nếu quá nhiều user trên cùng đường dây dẫn; hiệu điện thế sẽ tụt, xài mô tơ quá lớn, mô tơ sẽ chạy 1 lát rồi...cháy!
Bởi vậy, ai nghe lời xúi bậy của người không am hiểu, thiệt hại ráng chịu.
 
Mình cũng từng nghiên cứu chủ đề này. Nhưng hướng của mình là dùng năng lượng mặt trời, nhưng có lẽ mức đầu tư cao:
- Tấm pin năng lượng mặt trời.
- Bộ chuyển đổi (inverter).
- Bình acqui.
- Bơm nước DC.
Các thiết bị trên ở công suất phù hợp.
CÀi này nghe có vẻ tốn nhiêu tiên đâ
Gửi bác anhmytran
về phát điện để bơm nước. Mình chưa thử chạy dinamo. Nhưng đã thử củ phát loại 3kw để kéo trực tiếp bơm nén 0,5 ngựa nhưng cũng không đề nổi dù đã chế k3 đề. Kéo cái máy cắt gỗ cầm tay 1200w thì chạy nhưng lại tụt áp, chạy 1 phút thì đứng. Máy khoan 300w thì chạy vô tư.
vấn đề đặt ra là làm điện sao cho đủ công suất để bơm lên tới 1 độ cao yêu cầu --> cái này mình nghĩ chi phí sẽ rất lớn.
chế tạo bơm nén có vẻ hợp lý hơn. Giá thành rẻ hơn.
hiện tại, do địa hình nên mình đào 1 hồ trên đỉnh, bơm lên đó nên khi tưới chỉ việc xả van... cũng tiết kiệm thêm 1 phần.
Nhược điểm là vì lưu lượng ít, phải có hồ trữ lớn, bơm ngày đêm nên dễ hư piston tuy nhiên thay thế hoặc mua cũng rẻ tiền nên cũng không đáng ngại lắm.

Ps: nói thật, có 1 số anh em không hiểu, hoặc chưa làm thực tế, hoặc góp nhặt qua internet mà đã vội post bài lên, làm loãng chủ đề, đả kích nhau làm mất thời gian mọi người thì nên tự xấu hổ mà im lặng. Đừng vì ngứa tay mà để người khác quýnh giá mình
Đôi lời góp ý

Cho hỏi phải anh tiến chuyên làm thủy điện ngoài phan thiết không ?
vì cái tính hay cải cùn của bã ý nên mình cũng đã lập hản 1 topic nói về bác ấy. Nhưng bị a e agriviet ném đá mạnh quá. :)
Mà bác @anhmytran nên lên youtube tìm từ ram pums để hiểu về bơm ram đi. Xem xong và hiểu hảng quay lại đây nói chuyện với a e. Thế giới người ta làm nhiêu rồi chứ không phải giơ mới làm đâu bác ạ. Mong bác đừng tranh cải ở topic này khi bản thân bác cũng chưa biết gì về nó. Cảm ơn bác nhiều!
Mà không biết nguyên lý cái bơm của bác @hvcs2202 như thế nào vậy? Hóng quá:)
 
Đúng rồi đó. Mình đã giúp nông dân cả nước (miễn phí) làm thủy điện siêu nhỏ, làm hệ thống tưới, làm bơm RAM, làm quạt gió bơm nước trục đứng. Trước đây mình tư vấn qua điện thoại, nhưng ngày càng nhiều người gọi điện, bất kể lúc nào. Do đó, hiện nay mình chỉ tư vấn qua email thôi. Hình như bạn là 1 trong những người đã được mình tư vấn thì phải?Nói thêm: Về nguyên lý, cái dinamo phát điện do máy nỗ kéo và củ điện (tua bin điện loại đứng hay ngồi) đều cùng chung nguyên lý chế tạo. Nó khác với điện lưới quốc gia (điện nhà) ở chỗ: điện lưới có cường độ khoảng 20 amp/60 hz; trong khi điện dinamo (hoặc tua bin) cường độ dòng điện chỉ 1-2 amp, chu kỳ 40-80 hz. Do đó, nguồn điện độc lập từ dinamo hoặc tua bin, nếu thiết kế đúng, chỉ kéo được nhiều lắm là 70% công suất, nhưng không dùng được cho những đồ điện có công suất quá lớn khi khởi động (ví dụ, máy lạnh, máy bơm CS 1 KW, khi khởi động cần cường độ I gấp 3 lần, tức chịu được 3KW; đó là lý do bạn hvcs2202 gặp phải những vấn đề nêu trên. Muốn khắc phục, phải dùng bộ nắn dòng, hoặc làm 1 lúc 3-4 máy phát (nếu luuw lượng nước cho phép) và phải sử dụng bộ hòa đồng bộ.
Trong trường hợp điện lưới, nếu quá nhiều user trên cùng đường dây dẫn; hiệu điện thế sẽ tụt, xài mô tơ quá lớn, mô tơ sẽ chạy 1 lát rồi...cháy!
Bởi vậy, ai nghe lời xúi bậy của người không am hiểu, thiệt hại ráng chịu.
Đúng rồi anh. Hôm gọi hỏi anh gắn song song 3 củ điện 3kw, nhưng thấy phức tạp quá. Em đang lên kế hoạch làm hẳn 1 cái 20kw luôn. Vì lợi thế bên em độ dốc rất lớn. Nếu kéo ống 150m thì độ cao theo chiều thẳng đứng được khoảng 30m, lực nước rất mạnh. Nếu thành công em sẽ kéo dây điện lên đầu nguồn bơm ngược qua đồi bên nhà, giảm được độ cao cũng như khoảng cách. Đang tìm chổ gia công cái bánh xe công tác (em làm dạng pelton wheel) đường kính khoảng 70cm, anh biết chổ nào chỉ giúp với. Hôm nào mời anh lên đức trọng hỗ trợ dùm nha.
To doanhatinh: mình k phê phán ai trực tiếp, cái gì biết thì góp với anh em. Tuy nhiên, Cái gì cũng phải thực tế thì mới thấu được. Cái bơm làm trong trại mình cũng đơn giản thôi, lấy lực nước kéo cái bơm thuốc sâu loại lớn, hiện cũng bơm được 60m cao và xa 200m. Cho mình nợ hình vì đang ở nhà, hôm nào lên trại chụp gửi sau
 


Back
Top