trước tiên tôi cám ơn các bác nhiều.đã nhiệt tình tranh luận cho tôi nhiều ý,tôi đang lưu tâm 3 bác .1 là mục-tử, 2 là viktor.3 là thuy canh. huy vọng tôi sẻ chọn 3 ý +lại !!
Hì hì, chia sẻ chút kinh nghiệm với bác thôi.
Làm nông nghiệp - lãi suất bây giờ ít lắm - mà muốn đầu tư hoành tráng thì khó lắm! Khó khấu hao.
Quan điểm của cá nhân em là làm như thế nào đạt được mục tiêu mà càng rẻ thì càng tốt. Không nhất thiết phải bền lắm, bền đến 20-30-50 năm không để làm gì cả! Nhấn mạnh đây là quan điểm cá nhân em thôi!
toi muốn phân tích thêm 1 chút xíu mà bác viktor đang hỏi ? 20 m3 nước tưới cho diện tích 5 ha là hơi ít. Sao bác không xây 4x4 hoặc 5x5?
-tôi dùng bơm điện 3 ngựa chạy ống 6,bơm từ ao đến hồ là 150m đặt giữa rãy vị trí này là cao nhất. dẫn ống ra tưới điểm xa nhất 200m theo tôi tính.
bơm lên gần đầy hồ ,rồi mình mở van ra tưới, máy bơm vẫn bơm liên tục trong thời gian tưới .tôi nghĩ sẽ đủ .
1 rãy kế bên,họ dùng bơm trực tiếp đến điểm tưới,tôi thấy bất lợi .
1là đường ống càng xa, máy bơm càng yếu,
2 là khi kéo tưới ống bị gấp là máy phá bể ống. bỏ chạy đi tắt máy bơm là hết hơi.
Bác nghĩ thế cũng hợp lý. Tuy nhiên, bác cần lưu ý khi dùng cách này:
- Nước tự chảy sẽ "yếu", nôm na là không "xịt" được, lượng nước ra không nhiều như khi dùng bơm trực tiếp!
- Khắc phục việc trên, bác chỉ có thể dùng ống phi lớn hơn bình thường và hơi cứng. Ống mềm quá mà dài thì nó tự xẹp, lượng nước lại càng ít hơn.
- Tuy nhiên, nó có ưu điểm là khi cần, bác có khả năng mua ống lớn, thì có thể tăng tốc độ tưới: 2 -3 người cùng tưới hoặc một người dùng ống thật lớn. Thứ hai, ít phụ thuộc vào bơm điện: vẫn có thể tưới được vài tiếng khi cúp điện/ bơm hư. Thứ 3, nếu có chăn nuôi thì có luôn có nước cho vật nuôi uống.
- Người ta có thể khắc phục tình trạng khi kéo tưới ống bị gấp là máy phá bể ống, bỏ chạy đi tắt máy bơm là hết hơi bằng cách làm 1 cây cột cao (10-20m), tốt nhất là dựa vào 1 cây lớn nào có sẵn, cột một đoạn ống lên cao tới ngọn cây. Gắn ống này vào chữ T với ống dẫn từ bơm ra. Khi ống tưới bị gập thì nước sẽ bị đẩy lên ngọn cây, không phá ống hoặc làm cháy bơm.
tôi chỉ lo là ,bơm lên hồ cố định bằng ống 6 ,dẫn ra ống 6 để tưới có công bằng không.
nghĩa là bên bơm nhanh hơn bên xả,xảy ra tình trạng tràn hồ.máy bơm phải nghỉ đứt quảng ,khởi động lại bất tiện.
Chắc chắn là không cân bằng!!!
Nhưng cái lo này có thể khắc phục được, tính được thôi.
- Bơm điện 3 ngựa, bình thường được khoảng 15m3/h (đoán mò thôi, thực tế tuy theo tình trạng bơm, loại bơm, độ chênh mực nước, ống dẫn, khoảng cách,... mà nó có thể dao động từ 10-30 m3/h).
Cứ đo theo thực tế là biết: bật bơm khi hồ hết nước, bơm 30p, tính lượng nước trong hồ, nhân 2, là ra m3/h ngay.
- Em chưa rõ ống 6 của bác là gì? phi 60 thì nhỏ quá, mà 6 inches thì lớn quá!!
- Lượng nước tưới bằng ống 6 của bác cũng không rõ.
Cứ đo theo thực tế là biết: khi hồ đầy nước, tưới 30p, tính lượng nước trong hồ, trừ đi, nhân 2, là ra m3/h ngay.
Ví dụ tính được 10 m3/h.
- Như vậy bác tìm ra ngay chênh lệch bơm vào - tưới ra là 5m3/h.
- Như vậy, khi nào bể gần hết thì bác hãy bật bơm. Và tưới khoảng 4 tiếng thì tắt bơm, tưới thêm được 2 tiếng nữa thì hồ hết.
** Trong trường hợp nước tưới nhiều hơn nước bơm vào: buổi sáng dậy sớm, bật bơm, khi hồ đầy bắt đầu tưới, khi nước tưới yếu thì nghỉ, canh khi đầy hồ lại tưới.
- Những con số trên là gợi ý, chỉ để tham khảo. Cần ý kiến tư vấn chi tiết hơn về kỹ thuật thì bác cứ pm em.
Chúc bác chuẩn bị tốt phương án chống hạn cho mùa khô sắp tới.
----------------
Oh, hôm nay rảnh, vô gõ vài chữ giúp bác chủ.
Đang gõ, chạy đi đón con, về thấy bác MT góp ý rồi.
Cũng hơi trùng lặp 1 chút xíu, bác MT thông cảm nhé. Diễn đàn ảo, tình người thật - em không có ý gì khác đâu! :mellow:
Sẵn, em góp ý luôn, vì lâu lâu em mới vào mạng 1 lần:
1. Có thể tắt bơm điện từ xa. Hôm trước đọc báo có thấy người ta làm được thiết bị đóng mở bằng điện thoại di động.
- Nôm na là bác mua thêm 2 sim, gắn vào thiết bị đó. Khi bác gọi vào sim A thì nó bật bơm, khi bác gọi vào sim B thì nó tắt bơm. Cũng có thể tích hợp vào 1 sim.
- Có thể không cần gọi, mà chỉ nhá máy cho chuông reng là OK.
- Không đắt lắm, nhưng em quên là bán ở đâu rồi.
2. Dùng phao tự động tại bể và công tắc áp lực tại bơm như bác MT nói là chuẩn nhất. Tuy nhiên, cần lưu ý:
- Thiết bị đóng ngắt thông dụng chỉ dùng cho công suất nhỏ, thông thường là dưới 5A. Máy bơm bác 3HP thì dòng trên 10A, khi khởi động còn cao hơn nữa.
- Do đó, nhiều khả năng là bác phải gắn thêm 1 CCT, cũng không nhiều tiền lắm, khoảng trên dưới 500K. Điều này là bắt buộc nếu bác dùng bơm 3 pha.
- Lưu ý là phải tốn thêm 150 m dây điện đôi (từ ao đến bể) nếu dùng phao tự động tại bể. Treo dây thế nào cho an toàn? ban đêm không mất trộm?
- Khi bác dùng phướng án ĐTDD thì cũng phải dùng CCT.
3. Biện pháp cột ống lên ngọn cây em đã làm thử rồi, sử dụng nhiều năm rồi, thấy tốt. Theo em thì cũng đạt được cái mình muốn. Không phải bảo trì bảo dưỡng.
Tuy nhiên, nếu gần đấy không có cây cao thì phải trồng cột - tốn tiền.
4. Cái vụ áp lực nước thì không cần / không nên tính toán gì đâu. Bởi vì tính thì khó lắm!!!
- Thực tế thì bác đã kéo ống tưới được (bằng bơm điện), có nghĩa là bơm của bác có khả năng bơm tới hồ.
- Còn để nước tự chảy đi từ hồ, nếu bác dùng ống "rất mềm" (tức là dạng như sợi vải nilon, để là xẹp) thì rất khó nói nếu khoảng cách xa (bể và điểm tưới) và ống nhỏ. Dùng ống lớn, cứng thì rất nhiều hi vọng.