hỏi kỷ thuật xây bể nước

  • Thread starter hiền cam ranh
  • Ngày gửi
tôi có 5 hecta, cần làm hồ chứa nước ở giữa rảy 3x3nước cao 2.5m khoảng 20m3.để bơm lên rồi dẫn nước ra tưới ,và trổ van ở giữa đáy hồ,thay vì ngang đáy hồ. điều muốn hỏi ở đây,1 là kỷ thuật xây hồ và làm đáy ra sao cho an toàn. 2 là trổ ống ra ở giữa đáy hồ ,vì tôi cần áp lực đảy tôi đả thử qua cái lon ,đục ở giữa đáy và lổ ngang đáy ,ở giữa chảy mạnh và nhanh hơn , so với lổ ngang .rồi tôi mướn thợ về xây hồ như trên. mỗi thợ đưa ra mỗi kỷ thuật khác nhau.vì họ chỉ có kinh nghiệm xây nhà mà thôi.vậy hôm nay tôi muốn hỏi quí bạn nào có kinh nghiệm hoạt đã xây hồ rồi.cho tôi kỷ thuật và lời khiêm cuối cùng ?thay lời cảm ơn trước.
 


Người ta cứ hay than phiền hồ nước mau mất nước..hoặc mau hư sau vài năm xử dụng..

Hồ an toàn nhất là hồ beton cốt thép đúc liền khối...vì áp lực nước rất mạnh..gạch chịu nén tốt nhưng không chịu nổi lực đẩy ngang do đó sau vài năm chịu đựng gạch bị “nhớm bung “ ra là nước thoát hết

Trong các kiểu hồ thì hồ hình trụ hoặc tròn là chịu lực mạnh nhất....nhưng khó làm và thợ phải có tay ngề cao do đó giá thành mắc

Hồ hình vuông kết cấu beton và gạch dễ làm hơn cũng bền và ít tốn kém
Đổ đáy bằng beton dày 10cm 4 góc có cột beton 20x20.. cách nhau 1m5 lại thêm 1 cột
Túm lại 4 góc có 4 cột..mỗi cạnh lại có 1 cột ở giữa..tổng cộng là 8 cột..

Cụ thể như sau
-Gia cố nền thật kĩ..đặt ống nối đáy bể trong nền
- hôm trước đổ beton đáy . sắt chân cột kết cấu vào vỉ đáy lộ lên chờ...
-hôm sau ốp cốp pha vào sắt cột rồi đổ beton cột luôn nhớ để sắt râu để câu vào tường
-Hôm sau tháo cốp pha, kéo sắt râu ra rồi xây gạch lên tới đầu cột là 1m2..đổ cây đà beton giằng chung quang bể trên đầu tường và cột
Cây đà này sẽ là chủ lực để kiên cố cho thành bể không bị lực đẩy ngang của nước phá vỡ
Hôm sau nữa đóng cốp pha đổ beton nối các cột lên đúng 2m5 sau đó xây gạch...cuối cùng đổ cây đà giằng trên cùng..

Khi tô nhớ sàng cát thật kỹ...vì chỉ cần 1 cục đất nhỏ lộn vào hoặc 1 mảnh gỗ nhỏ..thời gian sẽ làm mảnh gỗ này mục ra và nước thấm vào gạch theo mạch hồ thoát đi hoặc làm mục gạch
Nên xây bằng gạch đặc ngang 0m2 với mác hồ cao( 3 cát + 1 ciment)
Khi tô xong nhớ làm lều hoặc phủ bạt che nắng cho hồ được mát..( vì khô coi chừng lớp tô sẽ bị răng )...thấy ciment hơi cứng thì cho nước vào 0m2 để bảo dưỡng đáy hồ không bị nứt
Đồng thời cứ vài giờ phun mưa toàn bộ hồ để hồ luôn ẩm
Sau 5 ngày có thể cho nước vào 1/3 hồ... sau 10 ngày cho nước vào nửa hồ ,sau 1 tháng có thể cho nước đầy hồ
Mỗi năm nhớ tháo cạn hồ 1 lần rồi chống thấm bằng ( flinkot đen = dầu hắc)
Nếu làm cẩn thận hồ này bền tới 100 năm

daybe.jpg


Đáy bể nên kết cấu tròn : xây ngang 50 rồi dật bậc lên thành 20 sau đó bo tròn..
Vì cạnh đáy là chỗ chịu lực ép ngang của nước mạnh nhất. nên đáy dùng kết cấu tròn gạch mới chịu nổi

Cha mẹ tôi khi xưa xây bể kiểu này đến nay đã mấy chục năm rồi...vẫn chưa nhúc nhích do hằng năm đều có bảo dưỡng, chống thấm nên trông cứ như mới toang
 
lúc trước e thấy người ta xây hồ bơi, cái hồ nhỏ xíu (mực nước cũng thấp hơn của bác) mà phải dùng toàn sắt gân đan 3 lớp, đúc 100% bằng bê tông, bề dầy khoảng trên 20cm.
 
Một bể nước cao 2.5m và dung-tích 20m3 so với cột nước đáy 1 tấc vuông thì áp-suất trên cm2 ở 2 đáy cũng bằng nhau, tia nước khoét dưới đáy xịt ra vẫn mạnh bằng nhau. Nhưng vì diện-tích đáy bể nước lớn hơn, nên áp-lực lớn hơn.

Bể của bạn cao 2.5m, bạn khoét dưới đáy, thì sức nước bắn ra là 25kg. Và bể kế bên cũng cao 2.5m dung-tích gấp đôi, thì nước vẫn bắn ra mạnh 25kg. Không khác. Một cột nước khác, nhỏ bằng cái thùng phuy, cũng cao 2.5m thì sức nước bắn ra cũng bằng như vậy. Cũng không khác, bởi chiều cao chúng bằng nhau.
Điều nầy có nghĩa: Nếu bạn không khoét lổ dưới đáy, mà khoét bên hông, cao hơn đáy 1 tấc, thì sức nước bắn ra sẽ là 24kg, thay vì 25kg như khoét dưới đáy. Chỉ sai biệt chút xíu thôi, tui đề-nghị bạn khoét bên hông.

Thêm 1 đề-nghị nữa. Bể chắc nhứt là bể tròn. Không có dạng bể nào chắc hơn. Bể xi-măng bị sạt, nứt là do khối nước quá lớn. Đó là do sức nặng. Ngày nay, người ta làm bể tròn bằng plastic, hay bạt. Nền đặt bể, chỉ cần nện chặc cũng đủ. Kiểu bể nầy không sợ bể, sạt, lại dễ chuyển chỗ nếu cần.
Bạn thấy sao?
Thân.
 
...... Chỉ sai biệt chút xíu thôi, tui đề-nghị bạn khoét bên hông.

........

Ma đầu đừng có xúi dại đó nhe .
Đặt ống ngang hông đâu có rẻ tiền hơn đặt ống đáy nơi “rốn” của bể nước ?
mà công dụng của đặt ống nơi rốn bể lại rất cao : các chất cặn bã hàng ngày sẽ tích tụ tại đây..theo ống xả ra tưới cây hết...như vậy bể luôn sạch trong suốt..

Hằng năm khi cần tu bổ bảo dưỡng chỉ cần tháo van là nước ra cạn hết

Đặt ống nơi thành bể cao hơn 1 tấc so với đáy..là dùng cho để lấy nước ăn uống thôi vì nước sẽ trong do cặn lắng xuống đáy
Rồi khi cần bảo dưỡng làm sao tháo hết nước ?

Túm lại bạn nên làm 2 ống lấy nước :
1 nơi đáy chỗ rốn của bể để tưới cây
1 nơi hông cao hơn đáy 1 tấc để lấy nước sài khi cần
 
Last edited by a moderator:
Đục lỗ bên hông sẽ không tốn chi phí nâng đáy bể lên vài dm, nếu sợ lắng cặn thì láng đáy dốc về phía lỗ thoát, nếu muốn nước mạnh hơn thì nâng cao thành thêm vài dm nữa vẫn rẽ và an toàn hơn là nâng nền ?. hihi.
 
Xây dựng bể nước là xây dựng cơ bản, không nên ngần ngại sự tốn tiền . hồ nước là điểm sanh tử của trang trại... hồ nước hư là trang trại ngừng họat động..
do đó phải cẩn thận về chất lượng để bền với thời gian lâu dài...ngiên cứu kĩ lưỡng vị trí. Để sau này không bị lạc điệu nếu có thay đổi về bố cục lại điền trang
Cần phải” âm “ đáy hồ xuống cả 1 mét, hoặc tối thiểu cũng ½ m..để an toàn cho các cạnh của đáy hồ ( dù đã bo tròn bên trong..)
Vì khi “âm” sẽ không sợ mưa dầm dề làm sạt lở đế...vì khi đất đế hồ bị sạt lở...hồ sẽ dễ dàng bung đáy

Nếu ai đó 1 lần lên Bạch Dinh* ở sườn núi lớn Vũng Tàu...sẽ thấy trước cửa dinh là 1 bể trữ nước lớn xây đã trên 100 năm mà trông vẫn như mới, vẫn máy móc chạy ầm ì để cấp nước cho hồ
vẫn máy bơm chạy rầm rì để cung cấp cho dinh và vườn chung quanh.

Thế mới biết :làm cho có chất lượng tưởng như phí tiền...nhưng thực sự đó mới chính là rẻ nhất

*= http://vi.wikipedia.org/wiki/Bạch_Dinh
 

Hôm rồi đi miệt Chợ Gạo - Tiền Giang có rất nhiều nhà sử dụng hồ chứa nước tròn bằng bê tông cốt thép kính cỡ 3 mét, cao quá đầu người. Hỏi thăm họ nói có đội quân chuyên nghiệp có sẳn khuôn chỉ việc chở đến xử lý nền móng rồi đúc thôi, không rõ khi đi xa làm ít họ có chịu di chuyển không!
 
Ma đầu đừng có xúi dại đó nhe .
Đặt ống ngang hông đâu có rẻ tiền hơn đặt ống đáy nơi “rốn” của bể nước ?
mà công dụng của đặt ống nơi rốn bể lại rất cao : các chất cặn bã hàng ngày sẽ tích tụ tại đây..theo ống xả ra tưới cây hết...như vậy bể luôn sạch trong suốt..


Hằng năm khi cần tu bổ bảo dưỡng chỉ cần tháo van là nước ra cạn hết

Đặt ống nơi thành bể cao hơn 1 tấc so với đáy..là dùng cho để lấy nước ăn uống thôi vì nước sẽ trong do cặn lắng xuống đáy
Rồi khi cần bảo dưỡng làm sao tháo hết nước ?

Túm lại bạn nên làm 2 ống lấy nước :
1 nơi đáy chỗ rốn của bể để tưới cây
1 nơi hông cao hơn đáy 1 tấc để lấy nước sài khi cần


Bác Mục tử có chỗ nhầm rồi!

1. Thuy canh nói đúng nhưng chưa chính xác ("... sức nước bắn ra").

2. Trong bể nước cần có rốn. Rốn là vị trí thấp nhất.
- Thường thì tại rốn luôn có ống xả.
- Nếu chứa nước sạch để ăn thì ống ra không được nằm tại rốn.
- Nếu chứa nước tưới thì ống ra nên nằm tại rốn.

3. Rốn không nhất thiết phải nằm giữa bể, có thể nằm bên cạnh, sát thành bể.
- Đáy bể phải tạo độ dốc để toàn bộ nước có thể chảy về rốn.
- Bể lớn quá có thể có vài rốn.

4. Tùy theo địa hình mà đặt bể nước ở chỗ nào:
- Nếu chỉ để chứa nước ---> đặt tại gần nguồn nước cho dễ.
- Nếu kèm nước sinh hoạt ---> đặt gần nhà.
- Nếu dự định tưới bằng áp lực của hồ ---> đặt tại vị trí cao nhất, có thể trên gò, đồi. Thậm chí phải làm tháp.

5. Xây bể chìm 0,5m như bác MT nói thì rất tốt để bào vệ chân bể tránh xói mòn. Nhưng nhược điểm là mực nước chết nhiều ---> bản thân bể khó (mực nước hữu ích ít) để tự tưới bằng áp lực.
- Người ta có giải pháp là xây nổi, đắp đất 0,5m chèn xung quanh. Rồi có thể phải xây tường phía ngoài, để tránh đất sạt lở.

6. Tóm lại, em tư vấn cho bác chủ như sau (theo em hiểu, bác cần bể tự tưới cho rẫy):

- Nên xây bể ở vị trí đất cao nhất.

- Chiều cao bể 2,5 m là không quá cao nên có thể dùng gạch. Tất nhiên là có tiền thì đổ bể thành bê tông, dày 200 là lý tưởng, nhưng tốn lắm!
+ Gạch đinh,
+ Tường 2 tấc. Cứ khoảng 0,5m tường cao thì đặt 2 thanh thép phi 8 song song để làm giằng tường.
+ Một giải pháp trung hòa ( về độ bền và giá tiền) giữa vách bê tông và vách gạch là dùng khung bê tông + vách gạch.

- Có thể xây nổi - tức là nền bể đặt trực tiếp nên nền đất cứng.
+ Nếu bác có kinh nghiệm lu lèn đất thì có thể đắp đất thêm khoảng vài tấc. Nhưng lưu ý chân móng luôn phải nằm dưới nền đất cũ, tức là phải đào xuống mà xây, khoảng 0,5m.
+ Phía chân đáy làm như Bác MT là rất tốt.

- 20 m3 nước tưới cho diện tích 5 ha là hơi ít. Sao bác không xây 4x4 hoặc 5x5?

- Rốn bể đặt sát bên vách bể.
+ Thông thường 5 tấc x 5 tấc sâu 1 tấc.
+ Nếu bể nổi thì có ống xả. Bể chìm thì không làm ống xả nhưng phải sâu 2 tấc.

- Ống dẫn nước ra nên để bên hông, ở vị trí thấp nhất có thể.
Nên làm thêm 1 ống ra có vòi ở cao độ 0,5m để lấy nước cho nhưng mục đích khác.

- Nắp bể cũng là vấn đề nếu bác muốn có nước sạch.
Nếu làm được nắp bê tông là tốt nhất. Tuy nhiên tốn tiền!!!

- Bể nên xây xa các cây lớn. Rễ cây lớn sẽ làm hỏng bể,


Hy vọng bác chủ xây được bể nước như ý.
 
Ma đầu đừng có xúi dại đó nhe .
Đặt ống ngang hông đâu có rẻ tiền hơn đặt ống đáy nơi “rốn” của bể nước ?
mà công dụng của đặt ống nơi rốn bể lại rất cao : các chất cặn bã hàng ngày sẽ tích tụ tại đây..theo ống xả ra tưới cây hết...như vậy bể luôn sạch trong suốt..

Hằng năm khi cần tu bổ bảo dưỡng chỉ cần tháo van là nước ra cạn hết

Đặt ống nơi thành bể cao hơn 1 tấc so với đáy..là dùng cho để lấy nước ăn uống thôi vì nước sẽ trong do cặn lắng xuống đáy
Rồi khi cần bảo dưỡng làm sao tháo hết nước ?

Túm lại bạn nên làm 2 ống lấy nước :
1 nơi đáy chỗ rốn của bể để tưới cây
1 nơi hông cao hơn đáy 1 tấc để lấy nước sài khi cần
Lão nầy chỉ được cái nói... đúng!
Đúng đây là đúng với bể cạn thủy-sản. Xả cặn giữa rốn là số một.. Nhưng bồn tưới trồng-trọt thì cần áp-suất, nên thường bồn được đặt trên cao, nhưng vẫn lấy vòi ra bên hông, sát đáy.
Lão nói rất đúng về cái vụ xả cạn, làm sạch. Bồn tui 4500 lít, 1-2 năm 1 lần, tui chui vô xịt nước cho sạch bợn chung quanh vách, xong dùng bơm điện chìm thả bên trong bơm ra.
Mời Lão xem, mấy bồn plastic xanh đỏ, mỗi bồn gần 5000 lít, tui làm giàn, đưa lên thật cao. Bồn màu lụa nhạt là bồn làm bằng fibre-glass (sợi thủy-tinh), rất chắc, tui để lên gò, đủ cao.
Tất cả đều lấy nước ngang... bẹn, à không, bên hông, sát đáy... Lý-do người ta chế lấy nước ngang hông, mà không dưới đáy, là để khi chuyển chỗ, không bị gãy ống.
Thân.
Picture027.jpg
Picture045.jpg
Picture232.jpg
 
.................
+ Tường 2 tấc. Cứ khoảng 0,5m tường cao thì đặt 2 thanh thép phi 8 song song để làm giằng tường.
...........................

Hi, chú em rất chuyên ngiệp...

nhưng lão mỗ lại có kinh ngiệm đau đớn về “ thêm sắt vào mạch hồ” để tăng cường thêm sức chịu lực bẻ ngang
Đó là cái bể nước dung lượng 2m khối, xây bằng gạch đặc có bổ trụ beton trên sân thượng
Cứ mỗi độ cao 0m5 lại đặt 1 cây sắt “gân” phi 10 vào giữa mạch hồ

Sau khoảng 10 năm xử dụng. hồ không có dấu hiệu thấm...nhưng có các vết nứt ngang chạy dài theo thân bể nước..
Lão cho thợ đập ra và phát giác các cây sắt tăng cường trong mạch hồ này rỉ sét và bung ra tạo thành các vết nứt.. các mảnh tường trên và dưới thanh sắt không còn dính với nhau nữa..dùng tay gỡ ra vẫn được..
Dù thế hồ vẫn không thấm vì bên trong còn có lớp keo dày chống thấm

Kết luận : dùng cách thêm sắt vào mạch hồ sẽ không bền
Sắt chỉ nên có trong beton vì kết cấu beton rất đặc nên khó rỉ sét
Xây bể dùng khung beton với tường gạch vẫn chắc chắn lại rẻ tiền hơn hồ beton đúc liền khối

Khi phá cái bể nước trên sân thượng và thế vào đó bằng 1 cái bồn inox 1m khối...lão mỗ cười thầm cho mình :
Giữa vườn Cái bể nước của cha mẹ xây 30 mét khối nước vẫn hiên ngang với thời gian dù đã khoảng 50 năm rồi..
Còn cái bể 2 khối nước của tôi...hic... thấy mà tủi thân
 
Last edited by a moderator:
Hi, chú em rất chuyên ngiệp...

nhưng lão mỗ lại có kinh ngiệm đau đớn về “ thêm sắt vào mạch hồ” để tăng cường thêm sức chịu lực bẻ ngang
Đó là cái bể nước dung lượng 2m khối, xây bằng gạch đặc có bổ trụ beton trên sân thượng
Cứ mỗi độ cao 0m5 lại đặt 1 cây sắt “gân” phi 10 vào giữa mạch hồ

Sau khoảng 10 năm xử dụng. hồ không có dấu hiệu thấm...nhưng có các vết nứt ngang chạy dài theo thân bể nước..
Lão cho thợ đập ra và phát giác các cây sắt tăng cường trong mạch hồ này rỉ sét và bung ra tạo thành các vết nứt.. các mảnh tường trên và dưới thanh sắt không còn dính với nhau nữa..dùng tay gỡ ra vẫn được..
Dù thế hồ vẫn không thấm vì bên trong còn có lớp keo dày chống thấm

Kết luận : dùng cách thêm sắt vào mạch hồ sẽ không bền
Sắt chỉ nên có trong beton vì kết cấu beton rất đặc nên khó rỉ sét
Xây bể dùng khung beton với tường gạch vẫn chắc chắn lại rẻ tiền hơn hồ beton đúc liền khối
...

Bác MT nhiều kinh nghiệm thật.

Tuy nhiên, 1992 tôi xây bể nước >1m3 trên sân thượng: vách gạch đơn, có thép phi 8 giằng, không đổ bê tông, không bổ trụ.
Năm 2006 sửa chữa nhà, đập bỏ bể: hoàn toàn không có vết nứt, thép không bị rỉ sét, không có dấu hiệu bị thấm nước ở các vách tường.
Trong gần 15 năm sử dụng liên tục không hề có bảo dưỡng. Trên sân thượng SG thì nắng chói chang - hoàn toàn không có bóng râm.

Do đó, tay nghề thợ và người thiết kế, giám sát có vai trò quan trọng, ảnh hưởng nhiều đến tuổi thọ công trình.

------------------------------------------------
"
...
Cứ mỗi độ cao 0m5 lại đặt 1 cây sắt “gân” phi 10 vào giữa mạch hồ
...
"
Link: http://agriviet.com/home/threads/116082-hoi-ky-thuat-xay-be-nuoc#ixzz3phsbWYjK


Về mặt chịu lực thì hai thanh thép song song khác nhiều so với một thanh nằm giữa.
 
.......
Do đó, tay nghề thợ và người thiết kế, giám sát có vai trò quan trọng, ảnh hưởng nhiều đến tuổi thọ công trình.
.................

Vậy có thể kết luận...cách kết cấu ( thiết kế)..tay ngề người thợ và lương tâm của họ, sẽ làm nên chất lượng công trình..
Đến đây bác chủ thớt đã nắm được 1 số vấn đề về cái bể nước 20 mét khối của bác rồi
 
trước tiên tôi cám ơn các bác nhiều.đã nhiệt tình tranh luận cho tôi nhiều ý,tôi đang lưu tâm 3 bác .1 là mục-tử, 2 là viktor.3 là thuy canh. huy vọng tôi sẻ chọn 3 ý +lại !! toi muốn phân tích thêm 1 chút xíu mà bác viktor đang hỏi ? 20 m3 nước tưới cho diện tích 5 ha là hơi ít. Sao bác không xây 4x4 hoặc 5x5? -tôi dùng bơm điện 3 ngựa chạy ống 6,bơm từ ao đến hồ là 150m đặt giữa rãy vị trí này là cao nhất. dẫn ống ra tưới điểm xa nhất 200m theo tôi tính. bơm lên gần đầy hồ ,rồi mình mở van ra tưới, máy bơm vẫn bơm liên tục trong thời gian tưới .tôi nghĩ sẽ đủ .1 rãy kế bên,họ dùng bơm trực tiếp đến điểm tưới,tôi thấy bất lợi .1là đường ống càng xa, máy bơm càng yếu,2 là khi kéo tưới ống bị gấp là máy phá bể ống.bỏ chạy đi tắt máy bơm là hết hơi. tôi chỉ lo là ,bơm lên hồ cố định bằng ống 6 ,dẫn ra ống 6 để tưới có công bằng không.nghĩa là bên bơm nhanh hơn bên xả,xảy ra tình trạng tràn hồ.máy bơm phải nghỉ đứt quảng ,khởi động lại bất tiện.
 
Chà.... bài toán của bác rắc rối...

áp lực nước ngay tại đáy là 22k5 trên 1 tấc vuông
bác dùng ống 60 thì áp lực trên ống này là khoảng 7kg...với áp lực này tưới ngay tại chỗ thì đã lắm
nhưng lại còn phải kéo đi cả trăm mét.. hic..sợ chảy không nổi..
Nhưng may mắn là bác để hồ trên thế đất cao...như vậy trọng lượng nước khi tuột dốc sẽ tăng áp lực
Để Ma Đầu Thuy Canh là “chiên da” tính toán tính dùm bác vậy...

Lão mỗ đến đây chịu thua rồi

... tràn hồ khởi động lại máy bơm rất bất tiện .

nếu bác đặt phao ngắt điện tự động khi gần đầy... và tự khởi động khi mực nước hồ cạn xuống 1 tấc thì chuyện này không còn bất tiện nữa
Bộ phao này thường dùng cho các bồn nước dân dụng đặt trên nóc nhà...giá khoảng 1 trăm ngàn 1 bộ rất bền...bác tìm mua tại cửa hàng điện khí hoặc các nơi bán bồn nước

....,2 là khi kéo tưới ống bị gấp là máy phá bể ống.bỏ chạy đi tắt máy bơm là hết hơi.

Cái vụ này...giải quyết được nếu bác đặt 1 công tắc áp lực ngay tại máy bơm
Nguyên lí hoạt động rất đơn giản : khi ống bị gấp lại áp lực tăng cao sẽ làm đẩy 1 màng trống phồng lên..
Khi màng phồng lên sẽ đẩy tiếp điểm ngắt điện..
Khi giải quyết đường ách tắc xong áp lực được xả, màng sẽ xẹp xuống đóng tiếp điểm và máy bơm lại chạy
Công tắc này được dùng cho máy tắm nước nóng trực tiếp
Và nhưng người trồng kiểng hay dùng ( vẫn phải chỉnh sửa thêm)..khi tưới cây nếu thấy cần phải chỉnh sửa cây 1 chút họ khóa vòi bơm..áp lực tăng cao....máy ngắt điện không bơm
 
Last edited by a moderator:
trước tiên tôi cám ơn các bác nhiều.đã nhiệt tình tranh luận cho tôi nhiều ý,tôi đang lưu tâm 3 bác .1 là mục-tử, 2 là viktor.3 là thuy canh. huy vọng tôi sẻ chọn 3 ý +lại !!

Hì hì, chia sẻ chút kinh nghiệm với bác thôi.
Làm nông nghiệp - lãi suất bây giờ ít lắm - mà muốn đầu tư hoành tráng thì khó lắm! Khó khấu hao.
Quan điểm của cá nhân em là làm như thế nào đạt được mục tiêu mà càng rẻ thì càng tốt. Không nhất thiết phải bền lắm, bền đến 20-30-50 năm không để làm gì cả! Nhấn mạnh đây là quan điểm cá nhân em thôi!

toi muốn phân tích thêm 1 chút xíu mà bác viktor đang hỏi ? 20 m3 nước tưới cho diện tích 5 ha là hơi ít. Sao bác không xây 4x4 hoặc 5x5?

-tôi dùng bơm điện 3 ngựa chạy ống 6,bơm từ ao đến hồ là 150m đặt giữa rãy vị trí này là cao nhất. dẫn ống ra tưới điểm xa nhất 200m theo tôi tính.

bơm lên gần đầy hồ ,rồi mình mở van ra tưới, máy bơm vẫn bơm liên tục trong thời gian tưới .tôi nghĩ sẽ đủ .

1 rãy kế bên,họ dùng bơm trực tiếp đến điểm tưới,tôi thấy bất lợi .
1là đường ống càng xa, máy bơm càng yếu,
2 là khi kéo tưới ống bị gấp là máy phá bể ống. bỏ chạy đi tắt máy bơm là hết hơi.


Bác nghĩ thế cũng hợp lý. Tuy nhiên, bác cần lưu ý khi dùng cách này:

- Nước tự chảy sẽ "yếu", nôm na là không "xịt" được, lượng nước ra không nhiều như khi dùng bơm trực tiếp!

- Khắc phục việc trên, bác chỉ có thể dùng ống phi lớn hơn bình thường và hơi cứng. Ống mềm quá mà dài thì nó tự xẹp, lượng nước lại càng ít hơn.

- Tuy nhiên, nó có ưu điểm là khi cần, bác có khả năng mua ống lớn, thì có thể tăng tốc độ tưới: 2 -3 người cùng tưới hoặc một người dùng ống thật lớn. Thứ hai, ít phụ thuộc vào bơm điện: vẫn có thể tưới được vài tiếng khi cúp điện/ bơm hư. Thứ 3, nếu có chăn nuôi thì có luôn có nước cho vật nuôi uống.

- Người ta có thể khắc phục tình trạng khi kéo tưới ống bị gấp là máy phá bể ống, bỏ chạy đi tắt máy bơm là hết hơi bằng cách làm 1 cây cột cao (10-20m), tốt nhất là dựa vào 1 cây lớn nào có sẵn, cột một đoạn ống lên cao tới ngọn cây. Gắn ống này vào chữ T với ống dẫn từ bơm ra. Khi ống tưới bị gập thì nước sẽ bị đẩy lên ngọn cây, không phá ống hoặc làm cháy bơm.

tôi chỉ lo là ,bơm lên hồ cố định bằng ống 6 ,dẫn ra ống 6 để tưới có công bằng không.
nghĩa là bên bơm nhanh hơn bên xả,xảy ra tình trạng tràn hồ.máy bơm phải nghỉ đứt quảng ,khởi động lại bất tiện.


Chắc chắn là không cân bằng!!!
Nhưng cái lo này có thể khắc phục được, tính được thôi.

- Bơm điện 3 ngựa, bình thường được khoảng 15m3/h (đoán mò thôi, thực tế tuy theo tình trạng bơm, loại bơm, độ chênh mực nước, ống dẫn, khoảng cách,... mà nó có thể dao động từ 10-30 m3/h).
Cứ đo theo thực tế là biết: bật bơm khi hồ hết nước, bơm 30p, tính lượng nước trong hồ, nhân 2, là ra m3/h ngay.

- Em chưa rõ ống 6 của bác là gì? phi 60 thì nhỏ quá, mà 6 inches thì lớn quá!!

- Lượng nước tưới bằng ống 6 của bác cũng không rõ.
Cứ đo theo thực tế là biết: khi hồ đầy nước, tưới 30p, tính lượng nước trong hồ, trừ đi, nhân 2, là ra m3/h ngay.
Ví dụ tính được 10 m3/h.

- Như vậy bác tìm ra ngay chênh lệch bơm vào - tưới ra là 5m3/h.

- Như vậy, khi nào bể gần hết thì bác hãy bật bơm. Và tưới khoảng 4 tiếng thì tắt bơm, tưới thêm được 2 tiếng nữa thì hồ hết.

** Trong trường hợp nước tưới nhiều hơn nước bơm vào: buổi sáng dậy sớm, bật bơm, khi hồ đầy bắt đầu tưới, khi nước tưới yếu thì nghỉ, canh khi đầy hồ lại tưới.

- Những con số trên là gợi ý, chỉ để tham khảo. Cần ý kiến tư vấn chi tiết hơn về kỹ thuật thì bác cứ pm em.


Chúc bác chuẩn bị tốt phương án chống hạn cho mùa khô sắp tới.

----------------



Oh, hôm nay rảnh, vô gõ vài chữ giúp bác chủ.

Đang gõ, chạy đi đón con, về thấy bác MT góp ý rồi.
Cũng hơi trùng lặp 1 chút xíu, bác MT thông cảm nhé. Diễn đàn ảo, tình người thật - em không có ý gì khác đâu! :mellow:


Sẵn, em góp ý luôn, vì lâu lâu em mới vào mạng 1 lần:

1. Có thể tắt bơm điện từ xa. Hôm trước đọc báo có thấy người ta làm được thiết bị đóng mở bằng điện thoại di động.
- Nôm na là bác mua thêm 2 sim, gắn vào thiết bị đó. Khi bác gọi vào sim A thì nó bật bơm, khi bác gọi vào sim B thì nó tắt bơm. Cũng có thể tích hợp vào 1 sim.
- Có thể không cần gọi, mà chỉ nhá máy cho chuông reng là OK.
- Không đắt lắm, nhưng em quên là bán ở đâu rồi.

2. Dùng phao tự động tại bể và công tắc áp lực tại bơm như bác MT nói là chuẩn nhất. Tuy nhiên, cần lưu ý:
- Thiết bị đóng ngắt thông dụng chỉ dùng cho công suất nhỏ, thông thường là dưới 5A. Máy bơm bác 3HP thì dòng trên 10A, khi khởi động còn cao hơn nữa.
- Do đó, nhiều khả năng là bác phải gắn thêm 1 CCT, cũng không nhiều tiền lắm, khoảng trên dưới 500K. Điều này là bắt buộc nếu bác dùng bơm 3 pha.
- Lưu ý là phải tốn thêm 150 m dây điện đôi (từ ao đến bể) nếu dùng phao tự động tại bể. Treo dây thế nào cho an toàn? ban đêm không mất trộm?
- Khi bác dùng phướng án ĐTDD thì cũng phải dùng CCT.

3. Biện pháp cột ống lên ngọn cây em đã làm thử rồi, sử dụng nhiều năm rồi, thấy tốt. Theo em thì cũng đạt được cái mình muốn. Không phải bảo trì bảo dưỡng.
Tuy nhiên, nếu gần đấy không có cây cao thì phải trồng cột - tốn tiền.

4. Cái vụ áp lực nước thì không cần / không nên tính toán gì đâu. Bởi vì tính thì khó lắm!!!
- Thực tế thì bác đã kéo ống tưới được (bằng bơm điện), có nghĩa là bơm của bác có khả năng bơm tới hồ.
- Còn để nước tự chảy đi từ hồ, nếu bác dùng ống "rất mềm" (tức là dạng như sợi vải nilon, để là xẹp) thì rất khó nói nếu khoảng cách xa (bể và điểm tưới) và ống nhỏ. Dùng ống lớn, cứng thì rất nhiều hi vọng.
 
Last edited by a moderator:
By Viktor :.... Biện pháp cột ống lên ngọn cây em đã làm thử rồi, sử dụng nhiều năm rồi, thấy tốt. Theo em thì cũng đạt được cái mình muốn. Không phải bảo trì bảo dưỡng.

Bác ứng dụng cách điều áp cho ống nước của máy bơm rất tuyệt :

Trước giải phóng nếu đi trên xa lộ Biên Hòa ( bây giờ gọi là xa lộ Hà Nội) khúc từ Thủ Đức về SaiGon
Cứ khoảng 1 cây số bên đường lại có 1 cái tháp giống như hỏa tiễn đúc bằng beton rất đẹp và cao ( vài chục mét)
Hỏi ra mới biết đây là tháp điều áp cho ống nước bơm từ Thủ Đức về thành phố
Nguyên lý hoạt động rất đơn giản : khi thành phố sài ít nước áp lực trong ống tăng cao nước sẽ dâng lên tháp để giữ cho đường ống cấp nước chính không bị nổ

dieuap.jpg
 
nếu là em em mua luôn bồn nước composite hoặc bồn thép lắp ghép, sau này có gì mình bán lại được :blush:. ưu điểm là bền, lắp đặt nhanh, áp lực nước mạnh do đặt trên cao, có thể dùng cho hệ thống tưới nhỏ giọt hoặc phun mưa cho vườn ươm, rẫy rau....
 
cho em tham gia tí hihi...
về cách làm thì các bác đã nói rồi nhưng cần chú ý ở điểm sau:
khi đổ sàn và Xây bể phải sàng cát rồi mang cát nhúng xống nước để các gỗ củi và những thứ khác nổi lên ta loại bỏ,vị trí đặt ống dẫn nước ra ngoài thì mua chất aquastop về trộn với bê tông đổ quanh ống đó thứ này chống thấm rất hay, đổ bê tông sàn xong tiến hành xây ngay 1 hàng gạch chú ý mạch hồ xây phải kín,hôm sau bơm nước lên rồi đổ xi măng bột khoả cho tan,cứ 1tiếng lại dùng chổi khoả 1 lần từ sáng tới chiều là ok, vì trong hỗn hợp bê tông có nước và không khí bê tông đông đặc lại thì không khí thoát ra sẽ có lỗ nhỏ li ti ta làm vậy thì bột xi măng lọt vào những lỗ nhỏ đó (chống thấm và bảo dưỡng luôn) đổ bê tông xong khoảng 2 đến 3 tiếng cũng phải tưới nước nếu trời nắng to mặt sàn sẽ bị dạn chân chim,ống xả thiết kế giảm dần ví dụ như ống 200 giảm 140 giảm tiếp còn 90... sẽ tạo thêm áp lực nước.Chào các Bác.
 
Last edited by a moderator:


Back
Top