Hướng đầu tư trang trại

  • Thread starter Nongdan_xomVac
  • Ngày gửi
Tôi có người bạn ở xã miền núi huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An. Bạn tôi có diện tích đất trên 50Ha (đất rừng theo Nghị định 163/CP) tọa lạc trong một thung lũng (xe ô tô có thể vào được), trong đó có 4ha đất bằng phẳng có thể trồng ngô, khoai, sắn còn lại là đất đồi có độ dốc khoảng 45 độ (chủ yếu đất thịt rất thích hợp trồng lát, keo, soan đâu,...). Hiện nay bạn tôi đã khai hoang trồng được gần 10Ha các loại cây keo, soan đâu, lát hoa, các diện tích còn lại là cây gỗ tự nhiên được bảo vệ theo chủ trương giao đất giao rừng Nhà nước. Với tiềm năng về đất đai như vậy, bạn tôi đang mong muốn có phương hướng gì đó để phát triển kinh tế bền vững dựa vào đất rừng (kể cả chăn nuôi và trồng trọt), mặc dù đã trồng gần 10 ha cây nhưng điều đó cũng không đảm bảo bền vững được bởi do sự phá hoại của trâu bò thả rông của người dân (đặc điểm huyện miền núi quê tôi là người dân nuôi trâu bò thả rông trong rừng, đến mùa gặt trâu bò mới về nhà), nếu đầu tư làm trang trại thì có một khó khăn rất lớn về nước (đào giếng khoảng 20 mét mới có nước), về vốn thì bạn tôi không có nhiều lắm, nếu cắm bìa vay ngân hàng thì cũng chỉ được trên dưới 100 triệu (nên chăng!!?)
Với một số đặc điểm như vậy, tôi mong muốn có sự tư vấn, giúp đỡ tử ACE agriviet để giúp bạn tôi có hướng phát triển. Vì bạn tôi không có điều kiện tiếp cận với INTERNET nên tôi hỏi giúp bạn tôi vấn đề này.
 


Sao bác không mua dây thép gai về rồi đóng cọc rào xung quanh. Nếu chỗ bác gần cái doanh trại quân đội nào thì vào đó hỏi mua lại hàng thanh lý của họ xem, giá cả rẻ hoen nhiều đó. Còn không có vốn thì kêu gọi hợp tác cùng người khác. Chứ em nghĩ 100t mà 50 ha thì quá ít vốn để đầu tư
 


Sao bác không mua dây thép gai về rồi đóng cọc rào xung quanh. Nếu chỗ bác gần cái doanh trại quân đội nào thì vào đó hỏi mua lại hàng thanh lý của họ xem, giá cả rẻ hoen nhiều đó. Còn không có vốn thì kêu gọi hợp tác cùng người khác. Chứ em nghĩ 100t mà 50 ha thì quá ít vốn để đầu tư

50ha đất là của bạn mình thôi (trong đó đã trồng lát, soan đâu, keo lai được vài ha rồi), thú thực là người bạn của mình đã rủ mình đầu tư vốn vào đó để làm nên chuyện gì đấy, mình thì đang phân nên đầu tư thế nào cho hiệu quả, về vốn thì mình chưa có sẵn, nếu xoay sở giỏi lắm thì cũng chỉ được khoảng 100tr, mà đầu tư vào đó nếu không bảo vệ được sản phẩm thì biết cách nào để trả nợ nên vấn đề mình quan tâm trước mắt là làm hàng rào bảo vệ.
 
chào bạn nongdan xomvac
nếu nuôi gà hoang dả thì:

1/ làm chuồng hơi kiêng cố có cửa tốt
vì mình sẻ cho trấu vào và sáng ra thì hốt ( thường xuyên xịt thuốc khử trùng )

2/ khi cho gà ăn thì gỏ kẻng và cho gà ăn trực tiếp trong chuồn ngũ

3/ pha nước có muối cho gà uốn hàng ngày củng ở
trong chuồng ( có muối uốn là chúng không bỏ đi hoang đâu )

4/ muốn bất thì đóng cửa chuồn lại
 
chào bạn nongdan xomvac
nếu nuôi gà hoang dả thì:

1/ làm chuồng hơi kiêng cố có cửa tốt
vì mình sẻ cho trấu vào và sáng ra thì hốt ( thường xuyên xịt thuốc khử trùng )

2/ khi cho gà ăn thì gỏ kẻng và cho gà ăn trực tiếp trong chuồn ngũ

3/ pha nước có muối cho gà uốn hàng ngày củng ở
trong chuồng ( có muối uốn là chúng không bỏ đi hoang đâu )

4/ muốn bất thì đóng cửa chuồn lại

Cảm ơn bạn Tanthanh về những góp trong việc nuôi gà, chắc hẳn bạn đã có kinh nghiệm thực tế trong việc nuôi gà thả đồi, những góp ý của bạn mình thấy rất bổ ích và hoàn toàn phù hợp đối với mình.
Mình muốn hỏi bạn để rõ thêm về góp ý tại mục 1 là:
Làm chuông kiên cố thì nên xây chuồng bằng táp lô hoặc làm bằng vật liệu gì cho thích hợp, kích thước, thiết kế như thế nào? (nuôi với quy mô lớn)
Đổ trấu vào chuồng nhằm mục đích gi?
Cảm ơn bạn và rất mong được bạn góp ý và chia sẻ thêm nhiều kinh nghiệm!
 
chào bạn

1/ làm chuồn kiêng cố thì tránh được gió bảo ,có khóa cẳng thậng tránh trộm cắp và dể bất gà khi muốn bán

-làm chuồng thế nào mà đông ấm .hè mát

- chuồng thì xây gạch ,lộp tôn , nền lót gạch tàu hay tráng xi măng ( nóc chuồng có quả cầu thông gió càng tốt ) ,thoát nước khi cằng rửa chuồng

-tính nuôi nhiều hay ít thì mình xây to hay nhỏ ,nếu có ít tiền thì làm nhà cấp 4 ,khoảng 30-50 m2

- nếu có điều kiệng thì làm nhà 2 mái kiểu thái ,phần trên làm gát ,đề đồ linh tinh

2/ - 4 vách tường thì mình làm 4 hàng ổ cho gà vào đẻ


3/ -đổ trấu là : khi gà vào chuồng ngủ sẻ thải phân trên trấu

không làm dơ chuồng ,hạn chế dịch bệnh ,vì mỉnh cho gà ăn trong chuồng hàng ngày mà

- nếu có mùa đông lạnh thì sẻ làm cho gà bớt lạnh

- trấu với phân gà thì đem bón cây

4/ lưa ý . nuôi gà bán hoang dã mà không cho em nó ăn đủ và đúng giờ, uốn
nước muối thường xuyên thì nguy cơ em nó bỏ đi là cao lấm đó nha
 
mình có làm 1 topic về xây dựng chuồng trại, sau nhiều đóng góp của mọi người mình dự tính thế này các bác xem có được không nhé :
diện tích dự kiến : 100m2 chia làm 2 chuồng. mỗi chuồng 50m2
chuồng thứ 1 (50m2 ) : cao 2m5 - 3m, nền tráng xi măng ( không tráng kỹ 7 phần cát 3 phần xi măng hoặc 4 6 gì đó), cột xi măng (6 cây cột), máy lợp tôn, 50m2 lưới b40 (dày 3 ly, 1kg mình biết là khoảng 2,8kg), 50m2 bạt cao su che mưa gió. chuồng này ngăn ra làm 2 (có cửa thông qua lại) mỗi bên nuôi 15 con mái + 1 trống. những thứ linh tinh như xây gạch vào vách làm chổ đẻ mình không tính vô đây.
như vậy các bác nếu đã từng xây dựng thì chắc cũng nhớ giá cả xin giúp đở :
S 50m2 :
- bao nhiêu xe cát x giá (?) = ?
- máy bao xi măng x giá (?) = ?
- 50m2 B40 x giá (?) =?
- 6 cột xi măng x giá (?) = ?
- 50m2 bạt cao su X giá (?) =?
- 3 cánh cửa chuồng X giá (?) =?
những thứ linh tinh như dây điện, ổ khóa bóng đèn,... mình không tính vô vì nhà buôn bán cái này heheh.
+++ chuồng thứ 2 cũng xây như thế nhưng chỉ dùng để nuôi gà giò.
các bác nào vưa xây chuồng hay có biết sơ qua giá cả thì cung cấp giúp mình, và cũng là định hình chung cho những ai mới bước vào nghề như mình có cái nhìn khái quát và chuẩn bị ngăn sách chu đáo 1 tí.
-----------------------
vấn đề hạn chế tối đa lớp độn chuồng bị dơ, mình lam thế này, làm giàn đậu trong chuồng mỗi chiều khi lùa gà vô chuồng (mình nuôi gà thả vườn) dưới những giàn đậu mình dùng bạt cao su hay bao bố lót phía dưới để gà ỉa phân lên đây. sáng ra dọn dep tuy phải chà rữa cực 1 tí nhưng bù lại mình tận dụng được nguồn phân, chất độn chuồng lâu dơ hơn, chuồng trại sạch sẽ hơn.
 
mình có làm 1 topic về xây dựng chuồng trại, sau nhiều đóng góp của mọi người mình dự tính thế này các bác xem có được không nhé :
diện tích dự kiến : 100m2 chia làm 2 chuồng. mỗi chuồng 50m2
chuồng thứ 1 (50m2 ) : cao 2m5 - 3m, nền tráng xi măng ( không tráng kỹ 7 phần cát 3 phần xi măng hoặc 4 6 gì đó), cột xi măng (6 cây cột), máy lợp tôn, 50m2 lưới b40 (dày 3 ly, 1kg mình biết là khoảng 2,8kg), 50m2 bạt cao su che mưa gió. chuồng này ngăn ra làm 2 (có cửa thông qua lại) mỗi bên nuôi 15 con mái + 1 trống. những thứ linh tinh như xây gạch vào vách làm chổ đẻ mình không tính vô đây.
như vậy các bác nếu đã từng xây dựng thì chắc cũng nhớ giá cả xin giúp đở :
S 50m2 :
- bao nhiêu xe cát x giá (?) = ?
- máy bao xi măng x giá (?) = ?
- 50m2 B40 x giá (?) =?
- 6 cột xi măng x giá (?) = ?
- 50m2 bạt cao su X giá (?) =?
- 3 cánh cửa chuồng X giá (?) =?
những thứ linh tinh như dây điện, ổ khóa bóng đèn,... mình không tính vô vì nhà buôn bán cái này heheh.
+++ chuồng thứ 2 cũng xây như thế nhưng chỉ dùng để nuôi gà giò.
các bác nào vưa xây chuồng hay có biết sơ qua giá cả thì cung cấp giúp mình, và cũng là định hình chung cho những ai mới bước vào nghề như mình có cái nhìn khái quát và chuẩn bị ngăn sách chu đáo 1 tí.
-----------------------
vấn đề hạn chế tối đa lớp độn chuồng bị dơ, mình lam thế này, làm giàn đậu trong chuồng mỗi chiều khi lùa gà vô chuồng (mình nuôi gà thả vườn) dưới những giàn đậu mình dùng bạt cao su hay bao bố lót phía dưới để gà ỉa phân lên đây. sáng ra dọn dep tuy phải chà rữa cực 1 tí nhưng bù lại mình tận dụng được nguồn phân, chất độn chuồng lâu dơ hơn, chuồng trại sạch sẽ hơn.

Vấn đề kỹ thuật mình chưa có kinh nghiệm nên không giám góp ý với bạn, về nguyên vật liệu theo mình ước tính (không chắc lắm): Khoảng 2-3 xe cát = 500n, 6 tạ xi măng (12 bao) kết hợp dùng để đổ cột= 600n, 3 cánh của hàn sắt khoảng 1.500.000đ, thép đổ cột 50kg = ước tính 500n (không biết giá); phương án lợp proximang: khoảng 60 tấm x 40n = 2.4000n; hoành (tùy thuộc gỗ) 100m khoảng 3 triệu đồng (nếu lợp tôn thì bạn tính 110m2 theo giá thị trường chỗ bạn nhé); tiền công = 5 triệu ==> ước tính khoảng: 15 triệu đồng.
Tuy nhiên, theo mình mình thấy với diện tích 100m2 để nuôi 30 con gà thì rất lãng phí, với diện tích đó có thể nuôi nhiều hơn nữa.
 

diện tích 100m2 để nuôi 30 con gà thì rất lãng phí, với diện tích đó có thể nuôi nhiều hơn nữa.[/quote]
50m2 /30 con hoặc có thể cứ 15m2 là 15 con mái 1 trống.50m2 còn lại để làm chổ ngủ cho gà giò có thể 100 con hay hơn vì tùy tình hinh cụ thể
 
Hàng rào keo lai + mây nếp

Không biết có ACE nào đã làm theo mô hình này chưa. Mô hình hàng rao của mình là:
-Năm thứ nhất: Trồng keo bông vàng (keo sẻ, keo lá nhỏ) với khoảng cách: cây cách cây 1m, trồng thành 2 hàng sole cách nhau 50cm.
-Năm thứ hai: Khi cây keo đã lớn và có tán, tiến hành trồng mây nếp chính giữa hàng keo như sau: mỗi lỗ trồng 2 cây, cây cách cây 30cm, hàng cách hàng 40cm.
Vì cây mây là cây sống dưới tán rừng, nên ta trồng keo trước cho có tán che nắng thì cây mây rất mau phát triển. Hằng năm ta có thể lấy dây mây nào đan chéo vào dây mây khác, hoặc có thể cho bám lên cây keo. Sau 3 năm sẽ có một hàng rào vững chắc, không có một con vật nuôi nào mà qua khỏi.
Sau 4 năm mình có thể thu hoạch những dây mây đã già và bán cho các cơ sở mây tre đan (rất có giá trị kinh tế).
Mô hình này mình đang trồng trồng được vài tháng, nhưng mình cũng học tập từ mô hình của trang trại tại nơi mình trồng.
 
Cây Mây là cây phổ biến trồng ở nông thôn miền bắc . Nói kỹ thuật thì
cũng khó, nhưng không kỹ thuật thì cũng dễ . Cứ thấy cây non thì bứng
cả rễ về trồng xuống đất thôi . Chẳng tưới bón chăm chút gì nó cũng
mọc tốt, tuy không bằng có kỹ thuật . Rất ít khi nó bị chết, hay bị còi.
Có điều, nó cần có cây gỗ đứng thẳng để leo bám vào . Nếu không, nó bò
loằng ngoằng dưới đất, chủ hay gà cũng khó đi vào hay đi qua nơi nó mọc.
Khi thu hoạch, chỉ cần cắt gốc, rồi rút nó ra khỏi bụi thôi. Nếu có cây
Xoan mọc cách nhau rồi, lại trồng Mây xen vào nữa, thì bịt bùng, may
ra chỉ có gà chui lọt. Mây ở nhà quê tuy trồng được, nhưng lúc nào bán
cũng có giá cao, vì một cây phải mấy năm mới cắt được, tôi không rõ bao
lâu, nhưng mây non thì không có giá trị gì.
*
Nói về nuôi gà bán hoang dã, thì vốn từ xưa bà con nông dân vẫn nuôi bán
hoang dã . Gà chạy đi kiếm ăn, rồi tối lại về chuồng . Nó chỉ đi theo trai
theo gái thôi, như chim câu cũng vậy . Mình có chuồng tốt, có cho ăn tốt,
thì nó không bỏ đi đâu . Nhưng hàng xóm nó nuôi tốt hơn, thì nó chẳng tình
nghĩa gì với mình. Chỉ có chó và ngựa là trung thành thôi.
*
Tôi đề nghị làm chuồng gà chỉ để ngủ đêm, và để cho gà mái đẻ thôi, nên
nền chỉ đủ cho chúng đậu sát vào nhau, không có khoảng cách. Chúng không
đứng xuống đất, mà ở trên sàn tre nứa ken mây để ỉa cứt lọt xuống nền,
không phải rải trấu, mà cả tuần mới phải xúc cứt 1 lần thôi. Khi ngủ thì
gà nằm, chân quặp lấy nan tre nứa của sàn, như ngủ đậu trên cây cao vậy.
Chuồng xây chắc chắn để chặn trộm, cáo, rắn, và che mưa gió, thích xây
thế nào cũng không mấy ảnh hưởng tới buồng ngủ của gà. Cứt ỉa không lọt
hết xuống sàn, mà còn ở trên sạp nứa, thì cọ rửa bằng chổi chà chổi rễ
một tuần hay 2 tuần cũng được, không ảnh hưởng sức khoẻ gà đâu, vì nhà
tôi nuôi như vậy rồi. Sàn ken mây chứ không đóng đinh sắt, vì đinh sắt
sẽ gỉ, và sàn sẽ bung ra, nhưng ken mây thì ngàn đời vĩnh cửu. Dù mưa gió
dưới sàn nứa, gà có lạnh chút ít, nhưng chẳng thấm vào đâu, chẳng ốm
được gà. Chúng có lông mà. Có thế mới không bị nóng vào mùa hè. Chuồng
gà nhà tôi thật ra không phảI xây, mà là liếp vách trát bùn, sàn nứa
cách nền 1 mét . Khi dọn phân (cả tháng mới dọn 1 lần) tôi không chui
vào dưới sàn được, mà đứng ngoài lùa xẻng cán dài vào mà xúc phân. Vì
thế tôi mới nói dọn phân mỗi tuần 1 lần cho nó sang, chứ thực ra tôi nào
có làm được điều đó ?
*
À, mà gà tôi nuôi thì thả hoang, chạy xa nhau hàng chục mét, tha hồ nhặt
giun dế cào cào châu chấu mà ăn . Tôi chỉ cho ăn thêm nắm ngô nắm
thóc thôi. Chậm lớn lắm, nhưng trứng đập ra rất thơm, màu vàng sẫm .
Lông gà rất mướt, màu đẹp, thịt chắc và ngọt . Vì cho ăn ít, nên dù chậm
lớn, vẫn có lãi. Thời buổi ấy thịt gà đắt lắm, mà không có gà công nghiệp đâu.
Ở Hà Nội thì cán bộ và công nhân có tem phiếu mua trứng gà công nghiệp
mà sao không thấy có bán thịt gà công nghiệp nhỉ? Trứng gà quê thì đắt hơn
hẳn. Lúc đó là năm 1972, giặc Mỹ ném bom Hà Nội dịp lễ Giáng Sinh này.
*
 
Không biết có ACE nào đã làm theo mô hình này chưa. Mô hình hàng rao của mình là:
-Năm thứ nhất: Trồng keo bông vàng (keo sẻ, keo lá nhỏ) với khoảng cách: cây cách cây 1m, trồng thành 2 hàng sole cách nhau 50cm.
-Năm thứ hai: Khi cây keo đã lớn và có tán, tiến hành trồng mây nếp chính giữa hàng keo như sau: mỗi lỗ trồng 2 cây, cây cách cây 30cm, hàng cách hàng 40cm.
Vì cây mây là cây sống dưới tán rừng, nên ta trồng keo trước cho có tán che nắng thì cây mây rất mau phát triển. Hằng năm ta có thể lấy dây mây nào đan chéo vào dây mây khác, hoặc có thể cho bám lên cây keo. Sau 3 năm sẽ có một hàng rào vững chắc, không có một con vật nuôi nào mà qua khỏi.
Sau 4 năm mình có thể thu hoạch những dây mây đã già và bán cho các cơ sở mây tre đan (rất có giá trị kinh tế).
Mô hình này mình đang trồng trồng được vài tháng, nhưng mình cũng học tập từ mô hình của trang trại tại nơi mình trồng.

Không rõ thực tế như thế nào nhưng thấy mô hình và cách diễn giải về mô hình của bạn là rất hợp lý và khoa học.
---------------
Cây Mây là cây phổ biến trồng ở nông thôn miền bắc ....
*

Cảm ơn bác anhmytran về nhiều bài viết hữu ích. Tôi vẫn tự hỏi và hình dung anhmytran là người như thế nào?
- Một nông dân thực thụ hay chuyên gia (giảng viên, nhà nghiên cứu) về chăn nuôi trồng trọt???
 
Last edited by a moderator:
Tư vấn thêm cho Nongdan-XomVAC về vấn đề nuôi gà thả vườn bán hoang dã.
Theo mình đã nuôi gà bán hoang dã:
- Buối sáng trước khi gà tự đi tìm thức ăn thì mình cho gà ăn bắp, và tập thói quen cho gà là mỗi lần ăn như vậy mình hãy làm một động tác cứ lặp đi lặp lại như vậy lâu dần gà sẽ quen. Như vậy khi nào cần tập trung lại thì mình cứ làm y như động tác mà mình đã tập (như là đánh kẽng, kêu gọi...)
- Buổi trưa không cho ăn, chi cho những con không chịu đi tìm thức ăn thôi, những không làm động tác gọi đàn về.
- Buổi chiều phải làm động tác gọi đàn về và phải cho ăn thật no để gà vào chuồng. Vì nếu không ăn no thì gà chậm lớn và sẽ tìm nơi khác để ở, và bởi vì từ chiều đến sáng hôm sau là khoảng 10-12 giờ nên nhất thiết phải cho ăn thật no.

Vấn đề gà có về chuồng và ngủ nơi mình làm chuồng hay không thì:
- Thứ nhất phụ thuộc nhiều vào những ý trên.
- Thứ hai: Khi còn nhỏ thì mình phải úm cho đến khi mọc lông cánh thì thả vườn, tất nhiên là phải thay đổi chổ ngủ rồi. Muốn gà ngủ cho khác thì cách nhanh nhất là chịu khó bắt từng con ra chuồng mới vào buổi chiều tối khi nó vào chuồng, và che khuất chỗ ngủ cũ đi. Như vậy mới ngày đầu thì còn rất lộn xộn vì chưa quen chỗ mới, bạn cần theo dõi để bắt những con không chịu vào chuồng.

Đây là kinh nghiệm của mình, bạn thủ áp dụng và rút ra kinh nghiệm cho mình. Nếu có phương pháp gì hay thì cho mình học hỏi thêm với nhé!
Chúc bạn thành công!
 
Last edited by a moderator:
Tư vấn thêm cho Nongdan-XomVAC về vấn đề nuôi gà thả vườn bán hoang dã.
Theo mình đã nuôi gà bán hoang dã:
- Buối sáng trước khi gà tự đi tìm thức ăn thì mình cho gà ăn bắp, và tập thói quen cho gà là mỗi lần ăn như vậy mình hãy làm một động tác cứ lặp đi lặp lại như vậy lâu dần gà sẽ quen. Như vậy khi nào cần tập trung lại thì mình cứ làm y như động tác mà mình đã tập (như là đánh kẽng, kêu gọi...)
- Buổi trưa không cho ăn, chi cho những con không chịu đi tìm thức ăn thôi, những không làm động tác gọi đàn về.
- Buổi chiều phải làm động tác gọi đàn về và phải cho ăn thật no để gà vào chuồng. Vì nếu không ăn no thì gà chậm lớn và sẽ tìm nơi khác để ở, và bởi vì từ chiều đến sáng hôm sau là khoảng 10-12 giờ nên nhất thiết phải cho ăn thật no.

Vấn đề gà có về chuồng và ngủ nơi mình làm chuồng hay không thì:
- Thứ nhất phụ thuộc nhiều vào những ý trên.
- Thứ hai: Khi còn nhỏ thì mình phải úm cho đến khi mọc lông cách thì thả vườn, tất nhiên là phải thay đổi chổ ngủ rồi. Muốn gà ngủ cho khác thì cách nhanh nhất là chịu khó bắt từng con ra chuồng mới và buổi chiều tối khi nó vào chuồng, và che khuất chỗ ngủ cũ đi. Như vậy mới ngày đầu thì còn rất lộn xộn vì chưa quen chỗ mới, bạn cần theo dõi để bắt những con không chịu vào chuồng.

Đây là kinh nghiệm của mình, bạn thủ áp dụng và rút ra kinh nghiệm cho mình. Nếu có phương pháp gì hay thì cho mình học hỏi thêm với nhé!
Chúc bạn thành công!

Cảm ơn bạn đã chia sẻ những kinh nghiệm, mình chưa thực hiện nuôi mô hình gà thả đồi nên chưa có kinh nghiệm gì, ở nhà mình chỉ nuôi vài con thả vườn để ăn thịt thôi.
Trước mắt mình tham khảo một số mô hình nuôi gà thả đồi để sau này thực hiện. Mong rằng sau này sẽ được bạn chia sẻ nhiều hơn nữa.
 
Đó không phải là kinh nghiệm, những điều tôi nêu ra để mong nhận được những lời góp ý chân thành từ ACE Agriviet.

Trồng mây bạn à mây làm hàng rào đến gà đi qua còn khó vừa có giá trị kinh tế. điện nước thì đừng nghĩ đến chuyện kéo dây điện hãy nghĩ đến việc tìm điện nước trong tự nhiên
 
Trồng mây bạn à mây làm hàng rào đến gà đi qua còn khó vừa có giá trị kinh tế. điện nước thì đừng nghĩ đến chuyện kéo dây điện hãy nghĩ đến việc tìm điện nước trong tự nhiên

Cảm ơn bạn đã góp ý! Điện nước mình đã biết dến nhưng để thực hiện được phải có khe suối với lượng nước đủ để làm quay tua bin, mặt khác điện nước chỉ có thể dùng thắp sáng chứ không đủ lượng để sử dụng bơm nước và thiết bị khác như tivi màu,...
 
Cảm ơn bạn đã góp ý! Điện nước mình đã biết dến nhưng để thực hiện được phải có khe suối với lượng nước đủ để làm quay tua bin, mặt khác điện nước chỉ có thể dùng thắp sáng chứ không đủ lượng để sử dụng bơm nước và thiết bị khác như tivi màu,...

Sao ACE lại không nghiên cứu ra cái phát điện bằng sức gió nhỉ, vì mình thấy gió là nguồn vô tận.
Chắc là phải mở thêm topic mới rồi
 
Sao ACE lại không nghiên cứu ra cái phát điện bằng sức gió nhỉ, vì mình thấy gió là nguồn vô tận.
Chắc là phải mở thêm topic mới rồi

Gió thì có lúc mạnh lúc yếu chứ bác. Phải ở gần biển thì gió mới ổn định được.
 
Thuỷ điện và Phong điện đều cần vốn lớn, và kéo vốn về rất chậm,
nếu vay lãi đầu tư, thì số nợ tăng dần, không bao giờ hết nợ được.
Chúng ta, cũng như loài người nói chung, nên tìm cách đầu tư ngắn,
tiếng nôm là "giật gấu vá vai" hay "lấy ngắn nuôi dài" chứ đâu
phải đại gia triệu phú đầu tư mở xưởng máy lấy lãi từ mồ hôi của
người khác? Có ngân hàng ăn mồ hôi của ta thì đúng. Vậy, làm gì
cũng phải ở trong "cái khó bó cái khôn" không thể dễ dàng đầu tư.
*
AnhMỹ Trần là người thế nào? Đó là một thằng bé rất nghịch ngợm
học dốt, phá nhiều, ở nông thôn. Lớn lên làm nghề thợ mộc, thợ
xẻ, xách đồ đi làm thuê các ngõ xóm, lên miền núi làm thuê cho
các đồng bào Tày Nùng. Có một dạo làm nghề đánh xe bò, xe ngựa
chở gạch cát vôi cho bà con, rồi tiện dịp nhớ bà con miền núi,
lại làm nghề mua ngựa mang về miền xuôi kéo xe. Hơn 3 chục năm
sống trong làng quê trong luỹ tre xanh, việc nhà quê, cái gì
cũng biết một tý, nhưng không đủ thành thạo như một nông dân
thực sự, có thể sống bằng nghề nông.
*
 
... "giật gấu vá vai" hay "lấy ngắn nuôi dài" ...
Có thể nói đây là bài học cơ bản đầu tiên cho những ý tưởng làm giầu và nó càng ý nghĩa hơn trong lĩnh vực nông nghiệp.
"Thank" anhmytran một lần nữa.
---------------
Lớn lên làm nghề thợ mộc, thợ
xẻ, xách đồ đi làm thuê các ngõ xóm, lên miền núi làm thuê cho
các đồng bào Tày Nùng. Có một dạo làm nghề đánh xe bò, xe ngựa
chở gạch cát vôi cho bà con, rồi tiện dịp nhớ bà con miền núi,
lại làm nghề mua ngựa mang về miền xuôi kéo xe*
Chắc hẳn những công việc trên cũng nằm một phần trong chiến lược "lấy ngắn nuôi dài" phải không anhmytran!!??
Bác nói "có thể sống bằng nghề nông" nghe thấy có vẻ bác rất khiêm tốn thì phải!!???
 
Last edited by a moderator:


Back
Top