Kế hoạch trồng bơ

Xin giới thiệu tôi là Đức, dân Tây Nguyên nhưng không biết trồng trọt, vì hồi xưa ở quê chỉ toàn học, rồi lên TP học Đại Học, học xong thì ở lại Sài Gòn làm cũng đã gần chục năm.

Ở đất Sài Gòn này, công việc cũng ổn, nhưng thời gian cứ đều đều trôi qua, sáng đi làm chiều về. Sau một khoảng thời gian nhìn lại, thấy mình chả làm được thành tích gì, cố gắng làm chỉ để kiếm cái bỏ vào miệng chứ không giúp ích gì được cho đời (mơ mộng tí ^_^).

Bản thân cũng có mới ước cao xa, to lớn lắm, nhưng như đa số những người khác, Đức vẫn hay nghĩ cái mơ ước cao xa là của người ta (của Mr Vượng, của Bầu Đức..., hay của Sếp), còn mơ ước của ta thì chỉ là cái nhà chung cư bé bé với cô vợ hiền hiền và vài đứa con ở cái đất Sài Gòn này, xong rồi nai lưng làm để kiếm sống cho đến già để hưởng lương hưu, đó mới là thực tế.

Nhưng rồi bản thân vẫn thấy có cái gì đó không ổn trong suy nghĩ, vẫn muốn làm cái gì đó to to chút, nên cũng tìm tòi đầu tư nhiều con đường, nhưng rồi có vẻ vẫn chưa tìm được đường đúng. Đi sai thì phải đi lại, với những bước đi cẩn trọng hơn. Và Đức chọn nông nghiệp làm đường đi tiếp theo cho mình, bởi nông nghiệp là nghề của gia đình, và trong giấc mơ, từng có không ít lần mơ về một ngôi nhà ở quê trong cảnh thiên nhiên yên bình khi thành đạt.

Nhưng do trước nay chưa từng làm nông nghiệp, nên cũng không biết thế nào, đành đưa lên đây một kế hoạch về trồng bơ, nhờ anh em trên diễn đàn góp ý, nhằm cho bước chuẩn bị tốt hơn.

P/S: Đức đang có 1 deal mua 15ha đất với giá cũng mềm, nhưng chắc khả năng thì chỉ mới trồng được 5ha, nên post cái kế hoạch trồng 5ha lên đây.

KẾ HOẠCH TRỒNG BƠ.
Về nhu cầu thị trường:


- 2 tuần trước em đi khảo sát ở quê, hiện tại bơ ngon (sáp, 2 quả / kg) giá mua tại vườn là 30k/kg (người mua hái), khi ra hoa thì thương lái đến đặt tiền trước rồi.

- Ngoài đường gần như bán bơ rất ít và không có bơ ngon, vì có bao nhiêu xuất khẩu ra Bắc hết (mà còn không đủ hàng), có 1 nơi họ bán loại đó tại TP.Ban Mê Thuột, giá 70k/kg

- Công ty Nhật từng yêu cầu xuất cho họ mỗi tuần 1 container 20 tấn, nhưng bên nhà vườn không dám nhận vì không thể gom được số lượng đó.

- Bơ ngon giá bán hiện tại ở SG là 90-95k/kg.

- Còn bơ ít ngon hơn (4-5 quả /kg), ở quê bán 20kg, ở SG chắc 35-45k/kg

èNgay thời điểm hiện tại, thị trường không phải là vấn đề đáng lo, nhưng có vẻ nông dân bắt đầu trồng ồ ạt, nên dự báo 3 năm tới là chưa biết.


Về công dụng quả bơ:

- Bơ là một trong các loại quả có hàm lượng chất dinh dưỡng cao nhất trong các loại trái cây.

- Bơ dùng làm sinh tố (cái này ai cũng biết).

- Bơ dùng để ăn với cơm như món ăn chay: Cắt ra miếng như đậu hũ, chấm nước mắm hoặc xì dầu ăn với cơm, ngon hơn trứng (cái này không phải ai cũng biết)

- Bơ dùng làm mĩ phẩm: Làm mặt nạ đắp da (các bé gái biết).

- Bơ làm chè, làm những thứ khác...

èBơ có nhiều công dụng, và đặc biệt ăn tốt cho sức khỏe, nên dự báo có thể tăng nhu cầu sử dụng bơ trong tương lai.


(*) Thông tin thêm:

- Các nước càng phát triển thì ăn bơ càng nhiều. Theo 1 thống kê, nước ăn nhiều bơ nhất là Mexico (hơn 7kg/người/năm) vì nước này trồng bơ nhiều nhất. Mỹ đứng thứ 2 với 3.4kg/người/năm, Châu Âu, Nhật thì chưa đến 1kg/người / năm.

- Việt Nam chưa có tên trong danh sách các nước xuất khẩu bơ.


Về năng suất bơ – chi phí chăm sóc – doanh thu (theo thời giá hiện tại).

Năng suất: Bơ trồng 3 năm cho quả bói, sau 7 năm thì trưởng thành. Với một số giống bơ trên thị trường hiện nay, năng suất trung bình như sau (nhà vườn cung cấp giống cam kết):

- Năm 3: 30kg/cây à với giá bơ hiện nay, thì bán được 900k/cây.

- Năm 4: 70kg/cây à với giá bơ hiện nay, thì bán được 2.100k/cây

- Năm 5: 150kg/cây à với giá bơ hiện nay, thì bán được 4.500k/cây

- Năm 6: 180kg/cây à với giá bơ hiện nay, thì bán được 5.400k/cây

- Năm 7: 280kg/cây à với giá bơ hiện nay, thì bán được 8.400k/cây

- Năm 8 trở đi: 320kg/cây à với giá bơ hiện nay, thì bán được 9.600k/cây


Chi phí đầu tư ban đầu:

- Chi phí trồng (giống, công trồng): Khoảng 100k/cây.

- Các loại công cụ, nông cụ: 100tr-150tr

èVới 5ha, chi phí ban đầu trên 1 cây là 250k/cây.


Chi phí chăm sóc:

- Biến phí: Bao gồm phân bón, thuốc...: 100k/cây/năm cho 3 năm đầu, 200k/cây/năm cho các năm tiếp theo (sau khi có quả).

- Định phí: 5ha cần 2 người chăm sóc, ăn, ở, trả lương... : 300tr/năm. Mỗi ha 200 cây, à 5ha = 1000 cây, tương đương mỗi cây 300k / năm

Tổng cộng: 400k/cây cho 3 năm đầu, 500k/cây cho những năm sau:


Dòng tiền tích lũy: 2 năm đầu chưa có thu, tổng chi phí đầu tư là: 250 + 400x2 = 1.050k / cây. Đến năm thứ 3, lợi nhuận ròng trên 1 cây là 500k, tương đương lỗ 550k / cây. Năm thứ 4 lợi nhuận ròng là 1.600k/cây, trừ đi chi phí đầu tư và chăm sóc 2 năm đầu, còn lời khoảng 1tr/cây. à Huề vốn vào năm thứ 4.

Đó là dự báo tình hình kinh doanh theo thời giá hiện tại.


Trong trường hợp biến động giá khi hàng dội chợ, chi phí cần thiều để tạo ra 1kg quả là:

- Năm 3: 400k chăm sóc, cho 30kg quả à 13.3 k/kg quả

- Năm 4: 500k chăm sóc, cho 70kg quả à 7.3 k/kg quả

- Năm 5: 500k chăm sóc, cho 150kg quả à 3.3 k/kg quả

- Năm 6: 500k chăm sóc, cho 180kg quả à 2.8 k/kg quả

- Năm 7: 500k chăm sóc, cho 280kg quả à 1.8 k/kg quả

- Năm 8 trở đi: 500k chăm sóc, cho 320kg quả à 1.6 k/kg quả

Thống kê trên cho thấy, nếu qua năm thứ 5, gần như không sợ rủi ro về giá bơ, vì không thể 1 ly sinh tố giá dưới 10k được, trong khi chi phí sản xuất 1kg bơ chỉ mất có 3.3k.




TÓM LẠI:

- Với giá hiện tại: Trồng 5ha bơ cần đầu tư khoảng 1 tỷ trong 2 năm đầu, đến năm thứ 3 thì bắt đầu cho lợi nhuận, đến năm thứ 4 thu hồi vốn, còn lời khoảng 1ty. Năm thứ 5 lời 4 tỷ, và tăng lên thành khoảng 9 tỷ ở năm thứ 7.

- Khi giá xuống: Vẫn cầm cự được ở mức giá 10k/kg bán ở đất Sài Gòn. Và với việc, 1 ly sinh tố bơ không thể rẻ hơn 10k, thì giá bơ cũng khó mà thấp hơn 10k/kg. Ngoài ra, bơ còn nhiều công dụng khác như đã trình bày ở trên, nên nhu cầu tiêu thụ trong tương lai sẽ lớn, chưa kể khả năng xuất khẩu.


XA HƠN

- Mua đất diện tích lớn, chia ra bán lại.

- Phát triển thêm, thay vì 5ha, trồng thêm. Chi phí cố định sẽ tăng chậm, và giá thành sẽ thấp hơn.

- Bán vườn cho ai quan tâm.

- Có đất, hợp tác với các đối tác khác, trồng các loại cây khác để xuất khẩu (có thể là cây ngắn ngày).

- Nếu trên mảnh đất, có 1 loại cây trồng tốt, cho lợi nhuận cao, chắc chắn giá mảnh đất đó sẽ tăng thêm nhiều lần.


ĐÍCH MUỐN HƯỚNG ĐẾN

- Tạo lập thành 1 vùng nguyên liệu trồng bơ, cung cấp cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu

- Việt Nam có tên trong danh sách các nước xuất khẩu bơ.

- Xây dựng 1 nhà máy đóng gói, và nếu được chế biến các sản phẩm về bơ như chè bơ, sinh tố đông lạnh ..., kem bơ...
 


Sau 5 năm bạn không mua miếng đất đó 1,5 tỷ thì mình toi à? Bạn kiếm được lãi suất sinh lợi 20% trên đồng vốn thì thuộc loại giỏi rồi đó! Noi lui nói tới cũng chả ra đáp số. Xem bạn trồng bơ vậy!
Hic, bạn hỏi mà chưa suy nghĩ thấu đáo lắm. Hỏi bạn, 1 tỷ bạn bỏ ra bây giờ để mua đất, thì sau 5 năm, giá bán của nó là bao nhiêu (hơn 10ha đất nhé) (nên nhớ đất nông nghiệp là loại đất gần như không bao giờ xuống giá), trong 5 năm đó bạn còn được mình trả cho 500tr (mỗi năm 100tr), rồi mình còn mất cỡ 800tr tiền bỏ vô để trồng trọt trên nó. Chả lẽ 1 miếng đất có thêm 800tr tiền cây trên đó, bán không được 1,5ty khi cách đó 5 năm bạn mua 1ty.

Thật ra sau 5 năm, mình dự định giá đất không thôi thì cũng phải 2ty. Nếu trồng thành công 1 loại cây nào đó nữa, thì chắc phải 4-5ty.

Đương nhiên có rủi ro, nhưng chỉ là rất nhỏ.

Bạn tin hay không thì tùy bạn, mình chỉ muốn nói là mình có cách, và không hề chém gió như bạn nghĩ.
 


mình không biết trồng bơ, nhưng quan trọng là trồng phải có trái nhé,chứ mua gặp giống kém chất lượng thì toi luôn cả vườn, mấy cây bưởi nhà mình không có quả nào cả :D, chặt vứt
 
Mình cũng từng dự định trồng bơ, nhưng miền Bắc xem ra không phù hợp về thổ nhưỡng. Thêm nữa theo tìm hiểu thì bơ tuy giá cao, đầu ra hiện nay không lo lắm, nhưng chất lượng giống phải đảm bảo, trồng hạt thì thoái hóa hết nên phải trồng giống ghép. Thêm nữa chăm sóc cũng không dễ, nhiều dịch bệnh. Rồi khâu thu hoạch, bảo quản nữa. Macca cũng được đánh giá rất tiềm năng, tuy nhiên không phải cứ trồng là ra quả, rồi có quả rồi thu hoạch bảo quản được ra sao là cả vấn đề. Dù sao mỗi người với kinh nghiệm của mình cũng nên nêu quan điểm để cùng xây dựng thì hơn là chỉ trích nhau. Góp ý cùng xây dựng sẽ tốt cho tất cả mọi người.
 
mình không biết trồng bơ, nhưng quan trọng là trồng phải có trái nhé,chứ mua gặp giống kém chất lượng thì toi luôn cả vườn, mấy cây bưởi nhà mình không có quả nào cả :D, chặt vứt
Hì, cũng có đi nghiên cứu mấy tiệm giống và đi thăm vườn của người ta rồi. Người bán giống họ đảm bảo trong hợp đồng rằng sẽ đạt năng suất đó ngoại trừ thiên tai
 
Hì, cũng có đi nghiên cứu mấy tiệm giống và đi thăm vườn của người ta rồi. Người bán giống họ đảm bảo trong hợp đồng rằng sẽ đạt năng suất đó ngoại trừ thiên tai
Bị lừa 100% luôn,tôi đi mua giống bơ thì chủ tiệm nói bơ tứ quý,4 mùa ...v..v. trồng rồi tới lúc thu hoạch mới hay 4 năm 1 vụ trái ấy chứ mà tứ quý.Ra tiệm đó nói nó chửi vào mặt nữa là.Nói chung ko nên tin kẻo có ngày mất sạch vốn
Bơ trồng ít thì 4 năm mới ăn tàm tàm .hỏi bạn sau 4 năm tên bán bơ giống cho bạn có còn chịu trách nhiệm với giống đó nữa ko?hay là sẽ đổ thừa là do thời tiết hay kĩ thuật chăm sóc.
Nói tóm lại thì cần phải Sáng Suốt
 
Bạn mua ở đâu? Người cam kết là anh Trịnh Mười (bơ Mười). Ngoài ra con co cây giống Dakfarm. Có cả viện Eakmat nữa nhưng họ chỉ bán bơ booth 7. Nếu bạn mua của những người kể trên mà bị lừa thì đó là 1 điều đáng lưu tâm, còn nếu mua bên ngoài thì bị cũng ko có gì lạ. Nta đã cảnh báo đầy trên báo chí mà.
 
Bạn mua ở đâu? Người cam kết là anh Trịnh Mười (bơ Mười). Ngoài ra con co cây giống Dakfarm. Có cả viện Eakmat nữa nhưng họ chỉ bán bơ booth 7. Nếu bạn mua của những người kể trên mà bị lừa thì đó là 1 điều đáng lưu tâm, còn nếu mua bên ngoài thì bị cũng ko có gì lạ. Nta đã cảnh báo đầy trên báo chí mà.
Bác quen rộng chứ em có quen ai đâu, mà chổ em cũng thấy toàn lừa đảo, kể cả mấy cái dự án ấy chứ
 

Bác quen rộng chứ em có quen ai đâu, mà chổ em cũng thấy toàn lừa đảo, kể cả mấy cái dự án ấy chứ
D ở Sài Gòn, quen gì ai đâu, lên mạng search thông tin rồi liên hệ rồi về Daklak khảo sát, hết đi xe đò rồi bus rồi cả xe ôm, đi bộ. Đến nơi thì nghe ngóng và xem cung cách làm việc của họ, dầu sao thì cũng ko làm cách nào khác đc. Chuyện tương lai chỉ có thể hạn chế chư ko thể loại bỏ hết rủi ro. Nhưng có đôi cái rủi ro ít như gửi ngân hàng. Thấy nta tồn tại đc nhiều năm, và ko thấy ai mắng vốn thì ắt hẳn họ cũng uy tín.
D chỉ nghĩ vậy à.
 
Chỗ tôi có người kể tôi nghe cách trồng bơ như sau :
Thu gom hạt bơ to, mẩy cuốc lỗ cấy luôn vào vườn cho tự lên... chột thì dặm. Bỏ đó 3 năm sau kêu người vào ghép toàn bộ bằng mắt của cái cây mà mình đã trông thấy quả nó ngon (ở đâu đó hoặc mình cũng mua giống về trồng trong vườn).
Có ai làm kiểu này chưa bà con ?
 
Cảm ơn bạn Loan Nguyễn. Thật ra cái này chỉ là bản tóm tắt kế hoạch của Đức thôi, còn phần kỹ thuật, nhân sự, cách làm, loại giống, mua ở đâu, chọn giống loại nào, số lượng bao nhiêu... và cả tính toán chi tiết về tài chính nữa. Tuy nhiên đó là 1 file lớn nên không post theo lên đây được, vì cái gì có thể tìm được trên mạng thì không cần ghi vô kế hoạch (kỹ thuật trồng bơ có sẵn trên mạng).

Vụ deal mua đất, thật ra deal rồi, giờ đang phải kiếm tiền cho đủ, vì cũng là số tiền ko nhỏ.

Còn bạn Loan kêu ủng hộ tiêu thụ giúp, không hiểu là tiêu thụ dạng sỉ hay dạng lẻ. Dạng lẻ thì là 1 khách hàng tiềm năng, còn dạng sỉ thì là 1 đối tác tiềm năng. ^^


Ở đâu không biết, chứ ở quê Đức, lời 1ty/ha là có. Người trồng Tiêu có mức lợi nhuận đó (nhưng phải khoảng tiêu 5 năm tuổi). 1 cây tiêu cho từ 5-7kg, trong khi 1ha tiêu có 1200 cây, tính ra 1 ha tiêu cho 6 tấn tiêu, với giá 200k/kg tiêu như hiện nay thì lãi 1 ty/ha là có.

Ở quê, người ta trồng tiêu và thi nhau xây nhà lầu, mua xe hơi kìa. Chỉ có điều đầu tư ban đầu cây tiêu khá cao.

Còn chuyện Bầu Đức, ổng trồng mấy năm liền cao su cũng chỉ mới được khoảng 50.000ha cao su thôi. Với lại đất nông nghiệp đâu phải muốn kiếm là có. Giá đất nông nghiệp bây giờ nằm ở mức 600tr/ha, trồng 100.000ha thì mất 60.000 tỷ (gần 3ty usd), cây giống cần 22 triệu cây (giả sử tỉ lệ cây trồng bị chết là 20%) (hiện tại chưa ai có thể cung cấp nổi số lượng giống này), 3 năm đầu không cho thu, mất khoảng 200tr/ha tiền chăm sóc nữa (tương đương 1ty usd nữa). Bấy nhiêu thứ để thấy thời điểm này, ổng muốn làm cũng không nổi. Với cả nếu từng đó bơ ra thị trường, thì sơ sơ có 6 triêu tấn bơ / năm. Nghĩ luôn cách tiêu thụ cho nó nữa thì không đơn giản.

Nhưng cũng công nhận là lời nhiều quá, nên không biết sai ở chỗ nào (thật ra chưa tính tiền đât vô đây, giả sử như thuê đất đi 1ha hết 60tr/năm nữa).


Thanks bạn
- Giá 30k/kg đúng là giá bơ nghịch mùa. Đa số bơ Đức trồng sẽ ra trái nghịch mùa, chỉ sợ nta trồng nhiều quá thì mùa nghịch thành mùa chính luôn thì khổ.
- Hao hụt cây giống khoảng 20%, nhưng chỉ ở năm đầu tiên khi cây chưa bén rễ, nhưng sẽ trồng lại ngay sau đó với chi phí không cao (45k/cây). Còn thiên tai thì vùng của Đức gần như không có (ngoại trừ hỏa hoạn).
- Mấy cái cơ sở vật chất Đức có tính rồi, đó là chi phí đầu tư ban đầu (cái 150tr đó, bao gồm cái chòi, cuốc xẻng, máy cắt cỏ, máy bơm nước, ống...) - cái này không biết có đủ không nữa.
- Trồng có 5ha thôi thì không đủ cho xuất khẩu, nên muốn xuất khẩu phải trồng thêm. Bơ bình thường từ lúc hái đến lúc hư khoảng 20 ngày (nếu được bảo quản ở nhiệt độ như ngăn mát tủ lạnh), tuy nhiên có các giống bơ khác để được cả tháng (như bơ Booth 7) nhưng năng suất khoảng 100kg/cây.
- Kỹ thuật trồng thì có lẽ phải làm mới biết, vì cái gì muốn làm tốt cũng phải học, nhưng có lẽ việc trồng cây thì không khó học bằng cái khác, vì dù sao nhiều người họ vẫn trồng được dù không học gì. Chứ như kỹ sư, bác sĩ, chả thể làm được nếu không học.
Bạn tính đứng ra xuất khẩu luôn đó hả, !! Đúng là chưa bao giờ làm nong nghiệp, xa rời thực tế quá, kiểu này chết chắc thoi . Tui thấy rất là lo cái dự án của bạn rồi đó. Bạn nên đi thực tế thật nhiều vào, kém người có kỹ thuật có kinh nghiệm giúp đỡ nhen
 
Chỗ tôi có người kể tôi nghe cách trồng bơ như sau :
Thu gom hạt bơ to, mẩy cuốc lỗ cấy luôn vào vườn cho tự lên... chột thì dặm. Bỏ đó 3 năm sau kêu người vào ghép toàn bộ bằng mắt của cái cây mà mình đã trông thấy quả nó ngon (ở đâu đó hoặc mình cũng mua giống về trồng trong vườn).
Có ai làm kiểu này chưa bà con ?
Ghép cây người ta cũng làm quy trình tươn
Bạn tính đứng ra xuất khẩu luôn đó hả, !! Đúng là chưa bao giờ làm nong nghiệp, xa rời thực tế quá, kiểu này chết chắc thoi . Tui thấy rất là lo cái dự án của bạn rồi đó. Bạn nên đi thực tế thật nhiều vào, kém người có kỹ thuật có kinh nghiệm giúp đỡ nhen
Hơi không hiểu ý bạn.
Nhận xét của bạn đúng ở hạng mục D chưa bao giờ làm nông nghiệp.
Còn những cái khác thấy không liên quan lắm.
Phải chăng đi thực tế rồi sẽ nhận ra làm nông thì đừng mơ tưởng đến xuất khẩu? Hay chỉ nông dân thứ thiệt mới xuất khẩu đc?
D chỉ nghĩ đơn giản, sản phẩm mình tốt, chất lượng đồng đều, quy trình chăm sóc rõ ràng, và số lượng đủ lớn thì xuất khẩu đc thôi. Nhưng đó là mơ ước, còn ban đầu chỉ hướng đến thị trường Việt Nam thôi. Còn khi đã tốt ở thị trường Việt Nam! thì bạn tin mình đi, mình đủ tiền để thuê các chuyên gia giỏi am hiểu về trồng trọt để tạo ra sp có thể xuất khẩu đc.
Tuy nhiên, nếu bạn biết có bất cứ lý do gì khác mấy cai D nêu trên có thể ngăn cản việc xuất khẩu thì cũng mong nhận đc những chia sẻ cụ thể hơn.
Cảm ơn bạn
 
Em thấy ý tưởng của Anh Đức hay và hấp dẫn đấy chứ, khoảng 2 năm lại đây do bơ, sầu riêng, tiêu, macca có giá nên dân mình đổ xô trồng nhiều em khi đến khi có thu hoạch kiểu gì cũng dội chợ cũng vượt cầu rồi dân mình lại rơi vào cái vòng luẩn quẩn.
Hiện tại em cũng đang có dự tính cũng khá giống ý tưởng của anh và giờ cũng đang bắt đầu với 5ha đất, hi vọng mai mốt bắt tay vào thực hiện anh có thể dành thời gian lên diễn đàn chia sẻ cho mọi người có thể tham khảo nhé.
 
Mình đang làm nông nghiệp , nên suy nghĩ của một người chưa có kinh nghiệm mình biết ngay. Nói sơ về cay bơ thế này, cây bơ được trồng chủ yếu trên tây nguyên, diện tích so với các cây công nghiệp như cà phê hồ tiêu , cao su còn quá khiêm tốn, hiện tại diện tích trồng bơ đang tăng khá nhanh nhưng 5 năm sau dt bơ so với các cây Cn và cây ăn quả khác vẫn còn ít lắm, người Việt tâm lý ngày càng thích trái bơ nên thị trường nội địa thừa sức tiêu thụ hết lượng bơ trong nước sản xuất, với lại cây bơ có nhiều giống cho thu hoạch rải vụ gần như quanh năm nên ít bị dội chợ như các loại cay ăn quả khác. Việc trồng bơ và xuất khẩu bơ là 2 công việc nó hoàn toàn khác nhau nhen bạn, cái này bạn tìm hiểu từ từ rồi cũng thấy à. Cụ thể cho bạn thấy nè : có mo hinh ai vừa trồng vừa xuất khẩu nông sản ko? Bạn cho mình một ví dụ coi? Mấy người trồng cao su , trồng cà phê, trồng chuối, trồng chanh diện tích lớn hàng trăm ha, hàng nghìn ha họ vẫn bán lại cho các thương lái hay các công ty đầu mối xát khẩu đấy thôi. Tại sao diện tích lớn số lượng nhiều họ không trực tiếp xuất khẩu mà phải qua trung gian? Đơn giản là họ không có kinh nghiệm , không có khả năng , họ thấy không có hiệu quả nên họ không làm thôi. Còn bạn mới trồng có 5 ha chưa biết có đạt hay không thì nghĩ đến việc xuất khẩu làm gì cho mệt, nếu mai mốt ban thử nghiệm thành công diện tích trồng bơ tăng lên 100ha, 200ha thì việc xuất khẩu cũng nên để cho các cty chuyên về xuat khẩu làm.

Hì, cũng có đi nghiên cứu mấy tiệm giống và đi thăm vườn của người ta rồi. Người bán giống họ đảm bảo trong hợp đồng rằng sẽ đạt năng suất đó ngoại trừ thiên tai
Muốn trồng bơ thì đừng có nghe mấy thằng bán giống , chết. Nên hỏi những người trồng bơ có kinh nghiệm đó bạn ơi
 
Năng suất: Bơ trồng 3 năm cho quả bói, sau 7 năm thì trưởng thành. Với một số giống bơ trên thị trường hiện nay, năng suất trung bình như sau (nhà vườn cung cấp giống cam kết):

- Năm 3: 30kg/cây à với giá bơ hiện nay, thì bán được 900k/cây.

- Năm 4: 70kg/cây à với giá bơ hiện nay, thì bán được 2.100k/cây

- Năm 5: 150kg/cây à với giá bơ hiện nay, thì bán được 4.500k/cây

- Năm 6: 180kg/cây à với giá bơ hiện nay, thì bán được 5.400k/cây

- Năm 7: 280kg/cây à với giá bơ hiện nay, thì bán được 8.400k/cây

- Năm 8 trở đi: 320kg/cây à với giá bơ hiện nay, thì bán được 9.600k/cây

Chi phí chăm sóc:

- Biến phí: Bao gồm phân bón, thuốc...: 100k/cây/năm cho 3 năm đầu, 200k/cây/năm cho các năm tiếp theo (sau khi có quả).

- Định phí: 5ha cần 2 người chăm sóc, ăn, ở, trả lương... : 300tr/năm. Mỗi ha 200 cây, à 5ha = 1000 cây, tương đương mỗi cây 300k / năm

Tổng cộng: 400k/cây cho 3 năm đầu, 500k/cây cho những năm sau:


.

e nghĩ chắc a nên coi lại chỗ chi phí chăm sóc. cây trồng 1 năm nhu cầu dinh dưỡng sẽ khác cây trồng 3 năm vì cây 3 năm cỡ nào cũng phải to hơn. cây trồng năm thứ 8 thu được 320kg/cây mà a bón phân giống cây năm 3 thu 30kg/năm thì e nghĩ sẽ không đạt năng suất như thế đâu. kiểu như trẻ 9 tuổi mà bắt ăn phần ăn giống trẻ 1 tuổi thì sao phát triển, người vác 1 tạ phải to, khỏe, ăn nhiều hơn đứa vác 10kg
 
Xin giới thiệu tôi là Đức, dân Tây Nguyên nhưng không biết trồng trọt, vì hồi xưa ở quê chỉ toàn học, rồi lên TP học Đại Học, học xong thì ở lại Sài Gòn làm cũng đã gần chục năm.

Ở đất Sài Gòn này, công việc cũng ổn, nhưng thời gian cứ đều đều trôi qua, sáng đi làm chiều về. Sau một khoảng thời gian nhìn lại, thấy mình chả làm được thành tích gì, cố gắng làm chỉ để kiếm cái bỏ vào miệng chứ không giúp ích gì được cho đời (mơ mộng tí ^_^).

Bản thân cũng có mới ước cao xa, to lớn lắm, nhưng như đa số những người khác, Đức vẫn hay nghĩ cái mơ ước cao xa là của người ta (của Mr Vượng, của Bầu Đức..., hay của Sếp), còn mơ ước của ta thì chỉ là cái nhà chung cư bé bé với cô vợ hiền hiền và vài đứa con ở cái đất Sài Gòn này, xong rồi nai lưng làm để kiếm sống cho đến già để hưởng lương hưu, đó mới là thực tế.

Nhưng rồi bản thân vẫn thấy có cái gì đó không ổn trong suy nghĩ, vẫn muốn làm cái gì đó to to chút, nên cũng tìm tòi đầu tư nhiều con đường, nhưng rồi có vẻ vẫn chưa tìm được đường đúng. Đi sai thì phải đi lại, với những bước đi cẩn trọng hơn. Và Đức chọn nông nghiệp làm đường đi tiếp theo cho mình, bởi nông nghiệp là nghề của gia đình, và trong giấc mơ, từng có không ít lần mơ về một ngôi nhà ở quê trong cảnh thiên nhiên yên bình khi thành đạt.

Nhưng do trước nay chưa từng làm nông nghiệp, nên cũng không biết thế nào, đành đưa lên đây một kế hoạch về trồng bơ, nhờ anh em trên diễn đàn góp ý, nhằm cho bước chuẩn bị tốt hơn.

P/S: Đức đang có 1 deal mua 15ha đất với giá cũng mềm, nhưng chắc khả năng thì chỉ mới trồng được 5ha, nên post cái kế hoạch trồng 5ha lên đây.

KẾ HOẠCH TRỒNG BƠ.
Về nhu cầu thị trường:


- 2 tuần trước em đi khảo sát ở quê, hiện tại bơ ngon (sáp, 2 quả / kg) giá mua tại vườn là 30k/kg (người mua hái), khi ra hoa thì thương lái đến đặt tiền trước rồi.

- Ngoài đường gần như bán bơ rất ít và không có bơ ngon, vì có bao nhiêu xuất khẩu ra Bắc hết (mà còn không đủ hàng), có 1 nơi họ bán loại đó tại TP.Ban Mê Thuột, giá 70k/kg

- Công ty Nhật từng yêu cầu xuất cho họ mỗi tuần 1 container 20 tấn, nhưng bên nhà vườn không dám nhận vì không thể gom được số lượng đó.

- Bơ ngon giá bán hiện tại ở SG là 90-95k/kg.

- Còn bơ ít ngon hơn (4-5 quả /kg), ở quê bán 20kg, ở SG chắc 35-45k/kg

èNgay thời điểm hiện tại, thị trường không phải là vấn đề đáng lo, nhưng có vẻ nông dân bắt đầu trồng ồ ạt, nên dự báo 3 năm tới là chưa biết.


Về công dụng quả bơ:

- Bơ là một trong các loại quả có hàm lượng chất dinh dưỡng cao nhất trong các loại trái cây.

- Bơ dùng làm sinh tố (cái này ai cũng biết).

- Bơ dùng để ăn với cơm như món ăn chay: Cắt ra miếng như đậu hũ, chấm nước mắm hoặc xì dầu ăn với cơm, ngon hơn trứng (cái này không phải ai cũng biết)

- Bơ dùng làm mĩ phẩm: Làm mặt nạ đắp da (các bé gái biết).

- Bơ làm chè, làm những thứ khác...

èBơ có nhiều công dụng, và đặc biệt ăn tốt cho sức khỏe, nên dự báo có thể tăng nhu cầu sử dụng bơ trong tương lai.


(*) Thông tin thêm:

- Các nước càng phát triển thì ăn bơ càng nhiều. Theo 1 thống kê, nước ăn nhiều bơ nhất là Mexico (hơn 7kg/người/năm) vì nước này trồng bơ nhiều nhất. Mỹ đứng thứ 2 với 3.4kg/người/năm, Châu Âu, Nhật thì chưa đến 1kg/người / năm.

- Việt Nam chưa có tên trong danh sách các nước xuất khẩu bơ.


Về năng suất bơ – chi phí chăm sóc – doanh thu (theo thời giá hiện tại).

Năng suất: Bơ trồng 3 năm cho quả bói, sau 7 năm thì trưởng thành. Với một số giống bơ trên thị trường hiện nay, năng suất trung bình như sau (nhà vườn cung cấp giống cam kết):

- Năm 3: 30kg/cây à với giá bơ hiện nay, thì bán được 900k/cây.

- Năm 4: 70kg/cây à với giá bơ hiện nay, thì bán được 2.100k/cây

- Năm 5: 150kg/cây à với giá bơ hiện nay, thì bán được 4.500k/cây

- Năm 6: 180kg/cây à với giá bơ hiện nay, thì bán được 5.400k/cây

- Năm 7: 280kg/cây à với giá bơ hiện nay, thì bán được 8.400k/cây

- Năm 8 trở đi: 320kg/cây à với giá bơ hiện nay, thì bán được 9.600k/cây


Chi phí đầu tư ban đầu:

- Chi phí trồng (giống, công trồng): Khoảng 100k/cây.

- Các loại công cụ, nông cụ: 100tr-150tr

èVới 5ha, chi phí ban đầu trên 1 cây là 250k/cây.


Chi phí chăm sóc:

- Biến phí: Bao gồm phân bón, thuốc...: 100k/cây/năm cho 3 năm đầu, 200k/cây/năm cho các năm tiếp theo (sau khi có quả).

- Định phí: 5ha cần 2 người chăm sóc, ăn, ở, trả lương... : 300tr/năm. Mỗi ha 200 cây, à 5ha = 1000 cây, tương đương mỗi cây 300k / năm

Tổng cộng: 400k/cây cho 3 năm đầu, 500k/cây cho những năm sau:


Dòng tiền tích lũy: 2 năm đầu chưa có thu, tổng chi phí đầu tư là: 250 + 400x2 = 1.050k / cây. Đến năm thứ 3, lợi nhuận ròng trên 1 cây là 500k, tương đương lỗ 550k / cây. Năm thứ 4 lợi nhuận ròng là 1.600k/cây, trừ đi chi phí đầu tư và chăm sóc 2 năm đầu, còn lời khoảng 1tr/cây. à Huề vốn vào năm thứ 4.

Đó là dự báo tình hình kinh doanh theo thời giá hiện tại.


Trong trường hợp biến động giá khi hàng dội chợ, chi phí cần thiều để tạo ra 1kg quả là:

- Năm 3: 400k chăm sóc, cho 30kg quả à 13.3 k/kg quả

- Năm 4: 500k chăm sóc, cho 70kg quả à 7.3 k/kg quả

- Năm 5: 500k chăm sóc, cho 150kg quả à 3.3 k/kg quả

- Năm 6: 500k chăm sóc, cho 180kg quả à 2.8 k/kg quả

- Năm 7: 500k chăm sóc, cho 280kg quả à 1.8 k/kg quả

- Năm 8 trở đi: 500k chăm sóc, cho 320kg quả à 1.6 k/kg quả

Thống kê trên cho thấy, nếu qua năm thứ 5, gần như không sợ rủi ro về giá bơ, vì không thể 1 ly sinh tố giá dưới 10k được, trong khi chi phí sản xuất 1kg bơ chỉ mất có 3.3k.




TÓM LẠI:

- Với giá hiện tại: Trồng 5ha bơ cần đầu tư khoảng 1 tỷ trong 2 năm đầu, đến năm thứ 3 thì bắt đầu cho lợi nhuận, đến năm thứ 4 thu hồi vốn, còn lời khoảng 1ty. Năm thứ 5 lời 4 tỷ, và tăng lên thành khoảng 9 tỷ ở năm thứ 7.

- Khi giá xuống: Vẫn cầm cự được ở mức giá 10k/kg bán ở đất Sài Gòn. Và với việc, 1 ly sinh tố bơ không thể rẻ hơn 10k, thì giá bơ cũng khó mà thấp hơn 10k/kg. Ngoài ra, bơ còn nhiều công dụng khác như đã trình bày ở trên, nên nhu cầu tiêu thụ trong tương lai sẽ lớn, chưa kể khả năng xuất khẩu.


XA HƠN

- Mua đất diện tích lớn, chia ra bán lại.

- Phát triển thêm, thay vì 5ha, trồng thêm. Chi phí cố định sẽ tăng chậm, và giá thành sẽ thấp hơn.

- Bán vườn cho ai quan tâm.

- Có đất, hợp tác với các đối tác khác, trồng các loại cây khác để xuất khẩu (có thể là cây ngắn ngày).

- Nếu trên mảnh đất, có 1 loại cây trồng tốt, cho lợi nhuận cao, chắc chắn giá mảnh đất đó sẽ tăng thêm nhiều lần.


ĐÍCH MUỐN HƯỚNG ĐẾN

- Tạo lập thành 1 vùng nguyên liệu trồng bơ, cung cấp cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu

- Việt Nam có tên trong danh sách các nước xuất khẩu bơ.

- Xây dựng 1 nhà máy đóng gói, và nếu được chế biến các sản phẩm về bơ như chè bơ, sinh tố đông lạnh ..., kem bơ...
Toàn bộ ý tưởng của bạn rất hay.
Mình có góp ý một chút: Những cây dễ trồng, ít dịch bệnh, ai cũng có thể trồng được, trồng được trên vung đất rộng lớn, thì sơm hay muộn thì lợi nhuận sẽ giảm rất nhanh; Ví dụ: xoài, ổi, mận an phước, dưa hấu, hành tím... Bạn nên lưu ý về việc này.
Những cây ai cũng biết trồng, nhưng dịch bệnh nhiều, khó chăm sóc, rủi ro lớn, vốn đầu tư lớn... thì giá bán và lợi nhuận sẽ mãi mãi cao; Ví dụ tiêu, cây có múi các loại.
Trông cây gì, nuôi con gì, làm thế nào để có lãi, làm thế nào để dân thoát nghèo... đó luôn là nỗi trăn trở đắn đo của Đảng, của Nhà Nước, của chính quyền các cấp, của khuyến nông... Nhưng nếu sự quan tâm đó thành hiện thực thì sự rớt giá xảy ra sẽ rất thê thảm: ví dụ: Hành tím truyền thống chỉ trồng ở Vĩnh Châu - Sóc Trăng, và có lợi nhuận cao; Khi thấy được nguồn lợi nhuận đó, chính quyền các cấp quan tâm và nhân rộng mô hình "làm giàu" đó sang các huyện Trần Đề - ST; các huyện duyên hải Trà Vinh, thì sự thê thảm đã đến.
Theo tôi, bơ rất dễ trồng, và bạn không nên tính lợi nhuận như vậy, bạn nên tính lợi nhuận theo cách nhờ số diện tích lớn. Tương lai 10 năm sau, mỗi Ha kiếm vài chục triệu là OK, lợi nhuận nhờ bạn có nhiều Ha.
 
Mình đang làm nông nghiệp , nên suy nghĩ của một người chưa có kinh nghiệm mình biết ngay. Nói sơ về cay bơ thế này, cây bơ được trồng chủ yếu trên tây nguyên, diện tích so với các cây công nghiệp như cà phê hồ tiêu , cao su còn quá khiêm tốn, hiện tại diện tích trồng bơ đang tăng khá nhanh nhưng 5 năm sau dt bơ so với các cây Cn và cây ăn quả khác vẫn còn ít lắm, người Việt tâm lý ngày càng thích trái bơ nên thị trường nội địa thừa sức tiêu thụ hết lượng bơ trong nước sản xuất, với lại cây bơ có nhiều giống cho thu hoạch rải vụ gần như quanh năm nên ít bị dội chợ như các loại cay ăn quả khác. Việc trồng bơ và xuất khẩu bơ là 2 công việc nó hoàn toàn khác nhau nhen bạn, cái này bạn tìm hiểu từ từ rồi cũng thấy à. Cụ thể cho bạn thấy nè : có mo hinh ai vừa trồng vừa xuất khẩu nông sản ko? Bạn cho mình một ví dụ coi? Mấy người trồng cao su , trồng cà phê, trồng chuối, trồng chanh diện tích lớn hàng trăm ha, hàng nghìn ha họ vẫn bán lại cho các thương lái hay các công ty đầu mối xát khẩu đấy thôi. Tại sao diện tích lớn số lượng nhiều họ không trực tiếp xuất khẩu mà phải qua trung gian? Đơn giản là họ không có kinh nghiệm , không có khả năng , họ thấy không có hiệu quả nên họ không làm thôi. Còn bạn mới trồng có 5 ha chưa biết có đạt hay không thì nghĩ đến việc xuất khẩu làm gì cho mệt, nếu mai mốt ban thử nghiệm thành công diện tích trồng bơ tăng lên 100ha, 200ha thì việc xuất khẩu cũng nên để cho các cty chuyên về xuat khẩu làm.


Muốn trồng bơ thì đừng có nghe mấy thằng bán giống , chết. Nên hỏi những người trồng bơ có kinh nghiệm đó bạn ơi
Nếu lý do chỉ là như vậy thì không phải là vấn đề, vì với cách kinh doanh hiện nay, 1 công ty làm 2-3 ngành nghề cũng là chuyện thường. Có công ty vừa làm thép vừa làm ngân hàng, hay vừa làm bất động sản vừa trồng cây, thì thiết nghĩ vừa trồng vừa xuất khẩu cũng không phải không thể. Cứ tìm 1 công ty xuất khẩu lâu đời và mua cổ phần của nó, thì chí ít cũng sở hữu được 1 phần công ty đó. Nhưng là cái ước mơ, nếu có thì cũng chỉ xảy ra sau 10 năm. Nhưng cũng nên đưa vào kế hoạch không thôi quên. Nó không phải là mục tiêu ngắn hạn.

Người trồng bơ có kinh nghiệm nhất hiện nay (theo thông tin trên mạng) có vẻ là ông Mười, và ổng cũng là thằng bán giống.

Không biết có ai có kinh nghiệm nhiều hơn ổng nữa không?
e nghĩ chắc a nên coi lại chỗ chi phí chăm sóc. cây trồng 1 năm nhu cầu dinh dưỡng sẽ khác cây trồng 3 năm vì cây 3 năm cỡ nào cũng phải to hơn. cây trồng năm thứ 8 thu được 320kg/cây mà a bón phân giống cây năm 3 thu 30kg/năm thì e nghĩ sẽ không đạt năng suất như thế đâu. kiểu như trẻ 9 tuổi mà bắt ăn phần ăn giống trẻ 1 tuổi thì sao phát triển, người vác 1 tạ phải to, khỏe, ăn nhiều hơn đứa vác 10kg
Từ nằm 3, là tăng gấp đôi chi phí chăm sóc rồi (tăng gấp đôi tiền phân bón, thuốc bệnh ...), nếu cần thì tăng gấp 3 cũng dc, vì thật sự thi chi phí cho cái đó thấp, nên có tăng thêm 1 ít cũng không ảnh hưởng gì lắm.
Toàn bộ ý tưởng của bạn rất hay.
Mình có góp ý một chút: Những cây dễ trồng, ít dịch bệnh, ai cũng có thể trồng được, trồng được trên vung đất rộng lớn, thì sơm hay muộn thì lợi nhuận sẽ giảm rất nhanh; Ví dụ: xoài, ổi, mận an phước, dưa hấu, hành tím... Bạn nên lưu ý về việc này.
Những cây ai cũng biết trồng, nhưng dịch bệnh nhiều, khó chăm sóc, rủi ro lớn, vốn đầu tư lớn... thì giá bán và lợi nhuận sẽ mãi mãi cao; Ví dụ tiêu, cây có múi các loại.
Trông cây gì, nuôi con gì, làm thế nào để có lãi, làm thế nào để dân thoát nghèo... đó luôn là nỗi trăn trở đắn đo của Đảng, của Nhà Nước, của chính quyền các cấp, của khuyến nông... Nhưng nếu sự quan tâm đó thành hiện thực thì sự rớt giá xảy ra sẽ rất thê thảm: ví dụ: Hành tím truyền thống chỉ trồng ở Vĩnh Châu - Sóc Trăng, và có lợi nhuận cao; Khi thấy được nguồn lợi nhuận đó, chính quyền các cấp quan tâm và nhân rộng mô hình "làm giàu" đó sang các huyện Trần Đề - ST; các huyện duyên hải Trà Vinh, thì sự thê thảm đã đến.
Theo tôi, bơ rất dễ trồng, và bạn không nên tính lợi nhuận như vậy, bạn nên tính lợi nhuận theo cách nhờ số diện tích lớn. Tương lai 10 năm sau, mỗi Ha kiếm vài chục triệu là OK, lợi nhuận nhờ bạn có nhiều Ha.

Em có đọc mấy bài viết của anh, nhận thấy rằng a là người có nhiều kỹ thuật trong việc chăm sóc cây, hy vọng có dịp nào đó thỉnh giáo anh.

Quay lại vấn đề chính, cảm ơn anh về những góp ý. Cái anh nói chính là thực trạng hiện nay của nông nghiệp Việt Nam, phải nói là thực trạng đáng buồn, cứ cái gì "ngon ăn" là ồ ạt làm, rồi thì tự mình hại mình, tự cạnh tranh với nhau.

Tuy nhiên, với 1 người có suy nghĩ trong sáng như tờ giấy trắng (chính xác là không biết gì) về nông nghiệp, thì em có cách nhìn khác một chút so với anh.

Với em, cái cơ bản nhất vẫn là bài toán doanh thu trừ chi phí. Chi phí mình có thể điều khiển được, còn doanh thu thì tùy thuộc vào thị trường, vào bài toán cung cầu. Vì thế, cái kế hoạch này điều cơ bản nhất vẫn là xác định bài toán cung cầu, và cái giá khách hàng sẵn sàng chi trả.

Đầu tiên, nói về nhu cầu, theo thống kê, năm 2011 cả thế giới sản xuất được khoảng 4 triệu tấn bơ (giả sử nhu cầu tương đương số này vì giá bơ không giảm), sản lượng caphe xuất khẩu cả thế giới khoảng 9 triệu tấn. Gạo khoảng 540 triệu tấn, lúa mì khoảng 715tr tấn. Sản lượng thịt thế giới (năm 2013) khoảng 255 triệu tấn, và chuối em chưa tìm được sản lượng cụ thể nhưng khoảng 50 triệu tấn.

Em đưa những loại nông sản và thực phẩm trên để so sánh vì chúng nó liên quan với bơ. Đầu tiên, caphe là 1 loại nông sản cũng trồng ở Tây Nguyên và VN là nước xuất khẩu thứ 2 thế giới. Hồi xưa em đọc ở đâu đó người ta thống kê 1ly caphe giá 2usd thì giá trị của caphe tham gia vô trong đó là 2cent hay sao ấy, có nghĩa nó chỉ chiếm có 1%-2% giá trị của 1 sản phẩm mang tên nó (ly caphe) bán ra thị trường, còn 1 ly sinh tố bơ giá 2usd thì chắc bơ phải tham gia vào đó khoảng 20% giá trị. Như vậy để thấy, nếu nhu cầu caphe lên tới 8 triệu tấn, thì nhu cầu về bơ còn phải cao hơn nhiều.

Tiếp theo là nói về gạo, mỳ, thịt, đây là các loại thực phẩm, lý do em dùng nó để so sánh bởi vì từng có người ăn bơ thay cơm, hoặc ăn bơ với cơm, nghĩa là nó có thể thay thế được thực phẩm, hoặc thay thế thịt (dù chỉ 1 phần).

Và gần với bơ nhất có lẽ là chuối, 1 loại trái cây có nhiều dinh dưỡng, và sản lượng thế giới dự báo khoảng 50 triệu tấn. Nên em mạo muội dự đoán rằng, bơ rồi sẽ đạt được cái ngưỡng của chuối, vì quả bơ không có điều gì thua chuối cả, thậm chí có phần nhỉnh hơn. Vậy thì, chúng ta có 1 cái thị trường thế giới với nhu cầu khoảng 50 triệu tấn bơ / năm. Trong khi chúng ta hiện nay mới có 4 triệu tấn.

Đó là thị trường thế giới, còn thị trường Việt Nam, em chưa biết dự báo thế nào nhưng hiện tại thì đang thiếu hụt. Theo thống kê, tiêu Việt Nam có 60.000ha đạt 150.000 tấn, cà phê có 660.000ha, đạt 1.750.000 tấn. Bơ thì chưa biết thế nào, nhưng nếu tính sơ, trên cùng một đơn vị diện tích, thì sản lượng bơ gấp 10 lần caphe. Nhưng e có một bài tính rằng, cho dù người ta có trồng ồ ạt thì sản lượng bơ trong 10 năm tới của Việt Nam không vượt quá 100.000 tấn. Vẫn quá ít so với con số 50 triệu tấn của chuối.

Tiếp theo bàn về vấn đề trồng ồ ạt, hay nói cách khác là rào cản gia nhập ngành. Cái anh dẫn chứng về việc những cây khó trồng và cho lợi nhuân ổn định, những cây dễ trồng thì thì lợi nhuận sẽ giảm, em nghĩ chính là nói về vấn đề rào cản gia nhập.

Bơ trồng tốt nhất ở Tây Nguyên, vì nó không ưa nước và thích độ cao, nhiệt độ tốt nhất từ 18-25 độ. Là cây dài ngày, trồng thưa nên tốn đất. Đối thủ chính của nó ở Tây Nguyên chính là caphe và tiêu. Tiêu là đối thủ trực tiếp vì đã trồng tiêu thì không trồng bơ và ngược lại, trong khi cà phê là đối thủ cộng sinh (cho phép em gọi như vậy) vì người ta có thể trồng xen lẫn hai loại đó với nhau. Vậy, nếu có 1 miếng đất trống, thì người có tiền sẽ trồng tiêu, người ít tiền thì trồng caphe hoặc cây ngắn ngày, gần đây một vài người trồng bơ. Ngoài ra, người ta cũng mang bơ về trồng trong rẫy caphe với mong muốn tăng thêm thu nhập, và đương nhiên hiếm có người nông dân nào dám chặt bỏ 1 vườn caphe đang cho thu hoạch khoảng 50-70tr/ha/năm để trồng 1 cái cây mà 3 năm sau mới biết như thế nào, và với tâm lý ăn chắc mặc bền, thì họ sẽ trồng cả 2, caphe là con đẻ, bơ là con ghẻ, nếu lỡ may bơ có xuống giá, họ sẵn sàng cho "em nó ra đi". Thế nên cũng không dễ ồ ạt.

Bơ dễ trồng, nhưng khâu chọn giống lại muôn phần quan trọng. Đặc điểm quả bơ là nhìn bên ngoài không biết bên trong, thời gian bảo quản ngắn, thời gian hái khác nhau thì thời gian chín khác nhau ..., có nghĩa là nó khá là khó phân loại. Thế nên, nó dễ trồng, nhưng mang được 1 sản phẩm chất lượng cao đến người tiêu dùng thì không phải dễ, và cái khâu từ lúc hái đến lúc đưa đến người tiêu dùng, thì người nông dân rất kém trong khoản này.

Quay lại cái ví dụ của anh, hành tím với dưa hấu em loại ra vì nó là cây ngắn ngày không so sánh với cây dài ngày được, vì cây ngắn ngày dễ thay đổi, dễ trồng ồ ạt. Nên em chỉ nói đến mận, ổi, xoài mà anh có nhắc. Mận hay xoài thì em không biết, chứ thời gian gần đây đúng là ổi xuống giá rất thấp, nhưng nó chỉ mang tính chất theo năm, và mùa vụ, nghĩa là năm nay giá thấp, mùa này giá thấp, năm sau chưa chắc thấp. Em lại cũng nghe nói có nơi người ta ký được hợp đồng xuất khẩu với Hàn Quốc nhưng không đủ hàng để giao.

Vậy nên em thiết nghĩ, trên đời này, không phải cứ ngành nào có rào cảnh gia nhập ngành cao là dễ thành công, cũng không phải ngành nào có rào cản gia nhập thấp là khó thành công, mà quan trọng hơn là cách làm, sự kiên định với mục tiêu đề ra. Ví dụ như bán quần áo trên mạng, rất dễ gia nhập khi chỉ cần 1 cái laptop, hay mở 1 quán ăn, 1 quán cafe..., rất nhiều người thành công, cũng có người thất bại. Tuy nhiên điều đó có lợi cho xã hội, vì mỗi người để bán được sản phẩm của mình phải chăm chút nó, kiên định với nó và coi khách hàng là thượng đế, cũng như có chiến lược đàng hoàng.

Đối với nhiều người, họ vẫn thích ăn 1 phần cơm 100k trong nhà hàng, thay vì ăn 1 phần cơm 20k ở vỉa hè, mà chất lượng và độ ngon chưa biết bên nào hơn bên nào. Họ trả 100k bởi sự đảm bảo chất lượng, bởi sự thoải mái ..., và bơ cũng sẽ như thế. Người ta có thể mua 1kg giá 100k mà không mua 1kg khác giá 20k. Điều đó tùy thuộc vào người bán.

Còn người nông dân Việt Nam nghèo, theo em thì phần nhiều là do cách suy nghĩ, không thể dùng suy nghĩ ngắn hạn để xay dựng một thứ dài hạn. Chạy theo cái lợi trước mắt mà lại muốn phát triển bền vững. Chất lượng hàng hóa không đảm bảo, nguồn hàng không rõ nguồn gốc, không ổn định về số lượng cũng như chất lượng, sự chăm sóc lẻ tẻ, manh mún và không đồng nhất ..., thì sẽ không bao giờ chơi được với thế giới. Nó cũng giống như đồ ăn ngon bán ở vỉa hè giá 20k, nhưng khách hàng người ta vẫn chỉ ăn đồ ăn giá 100k trong nhà hàng, bởi sự an toàn, sự cam kết, và sự tin tưởng.

Và những vụ như thương lái trung quốc mua bông Thanh Long, lá điều, rễ tiêu, đỉa... cho thấy được sự manh mún của nông dân chúng ta. Nhưng đây không phải lỗi của họ, mà cần có phương án nào đó để người nông dân hiểu được hy sinh cái lợi trước mắt cho cái lợi lâu dài. Việc này thì chỉ có các cấp chính quyền mới đủ sức làm.

Tóm lại, em vẫn đặt ra hướng mình sẽ là người làm tốt nhất với sự đồng bộ và chất lượng, sự tin tưởng. Sẽ hướng đến cái đối tượng mà thích ăn cơm 100k/ phần hơn là 20k / phần đó. Còn trong trường hợp, ai cũng làm chuyên nghiệp, ai cũng tốt, thì dân mình sẽ được sử dụng loại trái cây chất lượng tuyệt hảo với giá rẻ không thể tin được, thì đó cũng là điều tốt cho dân ta.
 
Tóm lại, em vẫn đặt ra hướng mình sẽ là người làm tốt nhất với sự đồng bộ và chất lượng, sự tin tưởng. Sẽ hướng đến cái đối tượng mà thích ăn cơm 100k/ phần hơn là 20k / phần đó. Còn trong trường hợp, ai cũng làm chuyên nghiệp, ai cũng tốt, thì dân mình sẽ được sử dụng loại trái cây chất lượng tuyệt hảo với giá rẻ không thể tin được, thì đó cũng là điều tốt cho dân ta.
Tôi thích hướng suy luận này của bạn.
Giả định rằng, lời cảnh báo của tôi là có thật, và bạn thực hiện được hướng suy luận này thì không có điều gì xả ra cả.
Tiêu, BNN đang cảnh báo dt trồng tăng quá cao, và thực hiện phép tính số học để lấy dt nhân với sản lượng bình quân ra tổng sản lượng==> giá cả giảm. Nhưng trong tổng dt đó, có 50% hộ trồng bị lỗ, còn lại 50 % hộ trồng có lãi, trong 50% hộ trồng có lãi đó có 10% hộ trồng thực hiện thành công hướng suy luận của bạn, và họ luôn luôn có lãi trong mọi trường hợp.
Theo cách suy luận của bạn ở bài đầu, bạn cho rằng, bơ hiện tại xk 4 tr tấn nhưng sẽ có nhu cầu tiêu thụ 50 tr tấn, vì chất lượng, hàm lượng dưỡng chất cao tôi không thống nhất. Bởi nó còn phụ thuộc vào tập quán tiêu dùng. Không thể kỳ vọng nhập khẩu lúa mỳ vào VN sẽ tương đương với nhu cầu tiêu thụ gạo của người VN được!
Mặt khác, mối quan hệ cụ thể ở đây là bạn, một nông dân trồng bơ, bạn nên tìm phân khúc bơ có giá 100.000 đ/ 1 Kg; lúc này dù thị trường có 1 tỷ tấn bơ giá 4.000 đ sẽ không phải là điều bạn quan tâm nữa.
Các mô hình GAP đã không thành công bởi sản xuất GAP, chi phí GAP, tiêu chuẩn GAP nhưng giá bán bằng giá không GAP. Bởi một lý do: người trồng không có "đẳng cấp GAP" - họ chỉ là những nông hộ canh tác truyền thống được o bế theo GAP.
Nếu suy luận của bạn thành công - bạn chính là GAP thực tế - chất lượng GAP - giá GAP. (nó như khái niệm tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế ấy mà).
Chút góp ý trao đổi cùng bạn. Mong rằng hướng suy luận của bạn sẽ thành hiện thực.
 
Tôi thích hướng suy luận này của bạn.
Giả định rằng, lời cảnh báo của tôi là có thật, và bạn thực hiện được hướng suy luận này thì không có điều gì xả ra cả.
Tiêu, BNN đang cảnh báo dt trồng tăng quá cao, và thực hiện phép tính số học để lấy dt nhân với sản lượng bình quân ra tổng sản lượng==> giá cả giảm. Nhưng trong tổng dt đó, có 50% hộ trồng bị lỗ, còn lại 50 % hộ trồng có lãi, trong 50% hộ trồng có lãi đó có 10% hộ trồng thực hiện thành công hướng suy luận của bạn, và họ luôn luôn có lãi trong mọi trường hợp.
Theo cách suy luận của bạn ở bài đầu, bạn cho rằng, bơ hiện tại xk 4 tr tấn nhưng sẽ có nhu cầu tiêu thụ 50 tr tấn, vì chất lượng, hàm lượng dưỡng chất cao tôi không thống nhất. Bởi nó còn phụ thuộc vào tập quán tiêu dùng. Không thể kỳ vọng nhập khẩu lúa mỳ vào VN sẽ tương đương với nhu cầu tiêu thụ gạo của người VN được!
Mặt khác, mối quan hệ cụ thể ở đây là bạn, một nông dân trồng bơ, bạn nên tìm phân khúc bơ có giá 100.000 đ/ 1 Kg; lúc này dù thị trường có 1 tỷ tấn bơ giá 4.000 đ sẽ không phải là điều bạn quan tâm nữa.
Các mô hình GAP đã không thành công bởi sản xuất GAP, chi phí GAP, tiêu chuẩn GAP nhưng giá bán bằng giá không GAP. Bởi một lý do: người trồng không có "đẳng cấp GAP" - họ chỉ là những nông hộ canh tác truyền thống được o bế theo GAP.
Nếu suy luận của bạn thành công - bạn chính là GAP thực tế - chất lượng GAP - giá GAP. (nó như khái niệm tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế ấy mà).
Chút góp ý trao đổi cùng bạn. Mong rằng hướng suy luận của bạn sẽ thành hiện thực.
Cảm ơn anh về những góp ý.
Thật sự thì em có hẳn 1 kế hoạch dài với những tính toán cụ thể cũng như những ý tưởng và dự định cho việc này, tuy nhiên trong khuôn khổ diễn đàn này, không thể trình bày hết ra được, mà chỉ là một bản tóm tắt thôi.

Thiết nghĩ, không nhiều nơi trên thế giới có nhiều ưu đãi về nông nghiệp như ở Việt Nam, đất tốt, nhân công rẻ, ít thiên tai, và khí hậu phù hợp để trồng cây. Tuy nhiên, chúng ta chưa thật sự khai thác hết tiềm năng mà tài nguyên đất cho chúng ta. Trộm nghĩ, nếu mảnh đất này được đặt trong tay những người nông dân Israel thì có lẽ cái sản phẩm nông nghiệp nào cũng nhất thế giới.
 


Back
Top