Kinh nghiệm rút ra từ nuôi Tằm

  • Thread starter Guest
  • Ngày gửi
1. Mục đích:
- Nhằm tăng thu nhập cho gia đình, tạo tính chăm chỉ cho người phụ nữ thái nói chung.
- Tạo việc làm và tận dụng thời gian nhàn dỗi, tận dụng lá sắn trên nương.
2. Quy trình làm:
* Chuẩn bị nguyên vật liệu, như:
Nong, nia, gỗ làm khung, vi phủ, mua giống., khoảng không gian nuôi khá rộng
* Bắt đầu gây giống:
- Xiên kén tằm thành sâu treo lên chỗ thoáng mát được 1 tuần thì nở ra bướm.
- Ta bắt bướm đực và bướm cái cho vào tờ giấy lấy bát to úp cho chúng giao hợp từ 7 giờ sáng đến 4 giờ chiều thì tách bướm đực ra cho bướm cái đẻ trứng. Sau khi cái đã đẻ xong
>- Bỏ bướm cái ra rồi lấy vòng trứng treo lên gần bếp, tha tiếp con bướm cái và bướm đực vào như ban đầu, đến ngày hôm sau sẽ được vòng trứng thứ 2. Sau một tuần thì tằm nở.
- Khi tằm nở ta lại lấy lông gà quét gọn lên con tằm để chuyển vào nia. - Thái lá dâu nhỏ như sợi thuốc lào, cho ăn xong phủ vi kín không cho hở.
- Sau 3 ngày tằm mới ngủ, chúng ngủ 24 giờ. Cho tằm non ăn lá dâu gần ngọn.
- Tằm ngủ lần 2 thì thái lá to dần lên, mỗi ngày dọn phân một lần cho tằm luôn khô ráo. Luôn phủ kín cho tằm râm mát.
- Khi tằm lớn cần xa ra các nia khác cho đỡ chật, vì loại tằm này rất to nên khoảng cách giữa các con tằm là phải từ 1- 1,5 cm
- Khi tằm ngủ được 4 lần thì chúng ăn liên tục sau 6 ngày thì chín.
- Chuẩn bị cho tằm chín và làm kén: Sau khi chúng chín chọn sang mẹt rêng và lấy lá nhãn khô buộc thành chùm cho tằm làm kén.
Lưu ý:
Nuôi tằm lá sắn khi hái lá sắn về cần phải dải lá ra cho thông hơi, nếu ướt phải thường xuyên đảo cho ráo nước. Tránh không cho tằm ăn phải lá ướt sẽ dẫn đến tỷ lệ chết cao.
3. Kết quả:
Tổng thu: 240.000đ/tháng, mà mỗi năm nuôi được 3 lứa
Tổng chi: 50.000đ/tháng.
Vậy, mỗi năm thu lãi từ chăn nuôi tằm 570.000đ/năm.

Người viết Người biên soạn

Lường Thị Cương Quàng Thị Thảo

 


mỗi năm nu
1. Mục đích:
- Nhằm tăng thu nhập cho gia đình, tạo tính chăm chỉ cho người phụ nữ thái nói chung.
- Tạo việc làm và tận dụng thời gian nhàn dỗi, tận dụng lá sắn trên nương.
2. Quy trình làm:
* Chuẩn bị nguyên vật liệu, như:
Nong, nia, gỗ làm khung, vi phủ, mua giống., khoảng không gian nuôi khá rộng
* Bắt đầu gây giống:
- Xiên kén tằm thành sâu treo lên chỗ thoáng mát được 1 tuần thì nở ra bướm.
- Ta bắt bướm đực và bướm cái cho vào tờ giấy lấy bát to úp cho chúng giao hợp từ 7 giờ sáng đến 4 giờ chiều thì tách bướm đực ra cho bướm cái đẻ trứng. Sau khi cái đã đẻ xong
>- Bỏ bướm cái ra rồi lấy vòng trứng treo lên gần bếp, tha tiếp con bướm cái và bướm đực vào như ban đầu, đến ngày hôm sau sẽ được vòng trứng thứ 2. Sau một tuần thì tằm nở.
- Khi tằm nở ta lại lấy lông gà quét gọn lên con tằm để chuyển vào nia. - Thái lá dâu nhỏ như sợi thuốc lào, cho ăn xong phủ vi kín không cho hở.
- Sau 3 ngày tằm mới ngủ, chúng ngủ 24 giờ. Cho tằm non ăn lá dâu gần ngọn.
- Tằm ngủ lần 2 thì thái lá to dần lên, mỗi ngày dọn phân một lần cho tằm luôn khô ráo. Luôn phủ kín cho tằm râm mát.
- Khi tằm lớn cần xa ra các nia khác cho đỡ chật, vì loại tằm này rất to nên khoảng cách giữa các con tằm là phải từ 1- 1,5 cm
- Khi tằm ngủ được 4 lần thì chúng ăn liên tục sau 6 ngày thì chín.
- Chuẩn bị cho tằm chín và làm kén: Sau khi chúng chín chọn sang mẹt rêng và lấy lá nhãn khô buộc thành chùm cho tằm làm kén.
Lưu ý:
Nuôi tằm lá sắn khi hái lá sắn về cần phải dải lá ra cho thông hơi, nếu ướt phải thường xuyên đảo cho ráo nước. Tránh không cho tằm ăn phải lá ướt sẽ dẫn đến tỷ lệ chết cao.
3. Kết quả:
Tổng thu: 240.000đ/tháng, mà mỗi năm nuôi được 3 lứa
Tổng chi: 50.000đ/tháng.
Vậy, mỗi năm thu lãi từ chăn nuôi tằm 570.000đ/năm.

Người viết Người biên soạn

Lường Thị Cương Quàng Thị Thảo
ôi được 3 lứa thôi sao? nhà mình mỗi tháng nuôi 3 lứa luôn á. mà lời như vậy là ít rồi
 
Trích:

Khi tằm nở ta lại lấy lông gà quét gọn lên con tằm để chuyển vào nia.

Câu này sai, vì tằm nở ra nhỏ xíu như hạt bụi, quét lông gà thì chúng
chết bét ra như nước. Lúc ấy không làm chi hết, mà thái nhỏ lá dâu như
thuốc lá thuốc lào mà rắc lên chúng. Cứ như thế nhiều ngày - tôi không
biết bao lâu - cho đến khi nó khá lớn, đủ sức cho mình quét chổi lông
gà thì mới quét.

Trong bài nói tận dụng lá sắn. Vậy Tằm dâu có thể nuôi thay bằng lá sắn
chăng? Lợi hại ra sao so với nuôi bằng lá Dâu. Nếu lợi, thì việc gì phải
nuôi bằng lá Dâu cho tốn kém?Trích:

Sau khi chúng chín chọn sang mẹt rêng và lấy lá nhãn khô buộc thành chùm cho tằm làm kén.

Sai. Làm khung giàn bằng tre nứa hay gỗ, rồi nhét rơm khô
cho kín giàn, và bê giàn ra phơi nắng. Bắt tằm chín đặt rải
rác lên giàn. Tằm sẽ kéo kén dưới nắng. Nhớ đừng để nắng
quá nóng. Nắng nhẹ thì rất tốt, kể cả hơi nóng cũng không
sao. Chỉ khi nóng quá thì mới che bớt nắng đi thôi. Ai lại
làm bằng lá Nhãn? Lá Nhãn không có nhiều kẽ như rơm cho tằm
làm kén. Khi lá nhãn khô, rất giòn, vỡ vụn ra, làm bẩn kén,
trong khi kén làm trong rơm thì rất sạch sẽ.

Tôi tự hỏi, bạn có kinh nghiệm nuôi tằm ở đâu ra vậy?
 
Last edited:
Trích:

Khi tằm nở ta lại lấy lông gà quét gọn lên con tằm để chuyển vào nia.

Câu này sai, vì tằm nở ra nhỏ xíu như hạt bụi, quét lông gà thì chúng
chết bét ra như nước. Lúc ấy không làm chi hết, mà thái nhỏ lá dâu như
thuốc lá thuốc lào mà rắc lên chúng. Cứ như thế nhiều ngày - tôi không
biết bao lâu - cho đến khi nó khá lớn, đủ sức cho mình quét chổi lông
gà thì mới quét.

Trong bài nói tận dụng lá sắn. Vậy Tằm dâu có thể nuôi thay bằng lá sắn
chăng? Lợi hại ra sao so với nuôi bằng lá Dâu. Nếu lợi, thì việc gì phải
nuôi bằng lá Dâu cho tốn kém?Trích:

Sau khi chúng chín chọn sang mẹt rêng và lấy lá nhãn khô buộc thành chùm cho tằm làm kén.

Sai. Làm khung giàn bằng tre nứa hay gỗ, rồi nhét rơm khô
cho kín giàn, và bê giàn ra phơi nắng. Bắt tằm chín đặt rải
rác lên giàn. Tằm sẽ kéo kén dưới nắng. Nhớ đừng để nắng
quá nóng. Nắng nhẹ thì rất tốt, kể cả hơi nóng cũng không
sao. Chỉ khi nóng quá thì mới che bớt nắng đi thôi. Ai lại
làm bằng lá Nhãn? Lá Nhãn không có nhiều kẽ như rơm cho tằm
làm kén. Khi lá nhãn khô, rất giòn, vỡ vụn ra, làm bẩn kén,
trong khi kén làm trong rơm thì rất sạch sẽ.

Tôi tự hỏi, bạn có kinh nghiệm nuôi tằm ở đâu ra vậy?
Bác Anhmytran nói quá chuẩn. Nhà em cũng thường áp dụng cách đó. dàn bằng tre nứa chỗ em gọi là né đấy. Mà hình như em nghe nói có giống tằm ăn lá sắn bác ạ
Bác Anhmytran nói quá chuẩn. Nhà em cũng thường áp dụng cách đó. dàn bằng tre nứa chỗ em gọi là né đấy. Mà hình như em nghe nói có giống tằm ăn lá sắn bác ạ
Né đây bác
 

File đính kèm

  • ne.jpg
    ne.jpg
    17.2 KB · Lượt xem: 16
chào mọi người ,mình ở tuyên quang,hiện tại mình mới bắt đầu vào công việc nuôi tằm ăn lá sắn,hiện taijminhf chủ yếu cho tằm ăn sắn lá chuối,chứ ít cho ăn bằng sắn lá tre,mình có 1 vấn đề là cách để trứng tằm nở kéo dài chứ ko hàng loạt kiểu gì đây,vì hiện tại thị trường trên mình chưa tiêu thụ đc nhiều,mỗi ngày chỉ đc từ 5-10kg thôi,nên tằm ra nhiều ko tiêu thụ hết để kéo kén lại hao kg nhiều và ko có diện tích chăn nuôi nữa
Trích:

Khi tằm nở ta lại lấy lông gà quét gọn lên con tằm để chuyển vào nia.

Câu này sai, vì tằm nở ra nhỏ xíu như hạt bụi, quét lông gà thì chúng
chết bét ra như nước. Lúc ấy không làm chi hết, mà thái nhỏ lá dâu như
thuốc lá thuốc lào mà rắc lên chúng. Cứ như thế nhiều ngày - tôi không
biết bao lâu - cho đến khi nó khá lớn, đủ sức cho mình quét chổi lông
gà thì mới quét.

Trong bài nói tận dụng lá sắn. Vậy Tằm dâu có thể nuôi thay bằng lá sắn
chăng? Lợi hại ra sao so với nuôi bằng lá Dâu. Nếu lợi, thì việc gì phải
nuôi bằng lá Dâu cho tốn kém?Trích:

Sau khi chúng chín chọn sang mẹt rêng và lấy lá nhãn khô buộc thành chùm cho tằm làm kén.

Sai. Làm khung giàn bằng tre nứa hay gỗ, rồi nhét rơm khô
cho kín giàn, và bê giàn ra phơi nắng. Bắt tằm chín đặt rải
rác lên giàn. Tằm sẽ kéo kén dưới nắng. Nhớ đừng để nắng
quá nóng. Nắng nhẹ thì rất tốt, kể cả hơi nóng cũng không
sao. Chỉ khi nóng quá thì mới che bớt nắng đi thôi. Ai lại
làm bằng lá Nhãn? Lá Nhãn không có nhiều kẽ như rơm cho tằm
làm kén. Khi lá nhãn khô, rất giòn, vỡ vụn ra, làm bẩn kén,
trong khi kén làm trong rơm thì rất sạch sẽ.

Tôi tự hỏi, bạn có kinh nghiệm nuôi tằm ở đâu ra vậy?
rất cám ơn cách chỉ giáo làm kén tằm bằng rơm,e toàn làm bằng lá nhãn mà mất công lắm
 
,mình có 1 vấn đề là cách để trứng tằm nở kéo dài chứ ko hàng loạt kiểu gì đây,vì hiện tại thị trường trên mình chưa tiêu thụ đc nhiều,mỗi ngày chỉ đc từ 5-10kg thôi,nên tằm ra nhiều ko tiêu thụ hết để kéo kén lại hao kg nhiều và ko có diện tích chăn nuôi nữa

Người ta nuôi Tằm, thích nhất từng Lứa.
Một nong tằm là năm nong kén.
Một nong kén là chín nén tơ.
Công thức từ ngàn năm nay đã có vậy rồi.

Ở Di Linh có loại tằm nước ngoài, công
thức khác hẳn, vì tơ của nó thô và màu trắng,
giá rẻ hơn tằm miền Bắc, nhưng năng suất hơn.

Ai thích loại tơ nào, thi nuôi loại tằm ấy.
Tơ lụa ngoài bắc cho các bậc vua chúa, có thể
dệt loại lụa trong suốt, may quần thì nhìn thấy
chim bên trong rõ ràng. Loại này giá rất đắt,
ít người mua, và để tráng bánh đa nem loại mỏng.

Người ta thích nuôi Tằm theo Lứa, vì cùng một
công chăn nuôi, một công ươm tơ. Nếu tơ ế không
bán được hôm nay, cứ để dành 10 năm sau bán vẫn
được kia mà? Bạn sao không nghĩ ra được nhỉ?
 

bạn hiểu sai ý của mình rồi,hiện tại trên mình ko có thị trường tiêu thụ tơ tằm,và nguồn nguyên liệu lá sắn cho tằm ít,vì thế mình ko thể nuôi nhiều được,ai mà ko thích nuôi nhiều,nhưng trên mình bây giờ trồng mía,cây keo,bồ đề,và thêm nữa bản thân mình đang có 1 trang trại 250m2 trồng nấm nữa,ko có diện tích và nhân công làm thêm về tằm nữa
 
các anh chị cho em xin lời khuyên chút. em nuôi tằm 2 lứa. lứa thứ nhất, khoảng ngày thứ 8, 9 thì bị đi ngoài, con tằm cứ ngóc đầu lên, đuôi dính xuống giấy báo (em nuôi trên sàn lót giấy báo ạ). Lần thứ 2 thì đến gần ngày bán rồi, ngày thứ 15 thì con tằm bị chảy nước màu xanh ở đầu - như thể bị nôn ấy ạ. cả 2 lần đều chết rất nhiều. Anh chị giúp em làm thế nào để tằm không bị như vậy ạ??

Câu thứ 2 là: anh chị cho em hỏi kỹ thuật ấp trứng tằm ạ. người ta nói mỗi tổ 1 hoa có thể cho thu hoạch 20 - 25kg tằm. mà em nuôi chỉ đạt 6 - 7 kg/ hoa. Có lẽ do tỉ lệ nở thấp. (Khi nuôi trưởng thành bị chết có lẽ khoảng 5kg tằm. Nếu không chết tằm khi to thì chắc sẽ đạt 8 - 10kg/ hoa )

Rất mong được thỉnh giáo các anh chị ạ.
 
mình đang dính 1 bệnh chết tằm nhiều lắm,
biểu hiện thế này, tằm bỏ ăn,cú mềm dần,trên thân tằm có nhiều đốm đen như vết dầu loang,nhiều con tằm khác lại biểu hiện có là nôn ,chảy nước rồi mềm nhũn,sau 1 ngày là chết
khoảng thời gian bắt đầu bị bệnh đến khi chết rất nhanh ,chỉ khoang 4-8 tiếng là tằm chết,số lượng rải rác,ko tập trung vào 1 vị trí,mặc dù trong quá trình nuôi thay phân và lá sắn hàng ngày định kỳ ít nhất 1 lần/ngày,vệ sinh giá sàn nuôi tằm bằng vôi bột rắc nhẹ,ai biết chứng bệnh và cách khắc phục thông báo mình với,địa chỉ gmail của mình là buiquangviet05061987@gmail.com
 
Thứ nhất, trứng tằm không ấp. Ấp thì chết.

Thứ hai, tôi không biết bệnh tằm, mà chỉ
biết một bệnh Ruồi vàng đẻ trứng. Có thể
có 2 thể hiện: một là bị ruồi châm chết
ngay. Hai là không chết, mà ốm một thời
gian mới chết. Cả 2 thể hiện đều có vết
châm chảy nước, nhưng thể hiện thứ 2 thì
vết châm nhỏ và xảy ra sau. Nói chung,
cứ có vết chảy nước thì chết. Vì thế,
ngày xưa nuôi tằm phải ở trong nhà có
mành mành, ruồi muỗi không thể bay vào
được. Giống ruồi này đẻ trứng vào trong
rồi con nó ăn ra nên làm chết tằm. Nó
đẻ vào con khác hay mướp thì trái mướp
không chết, nên con nó lớn lên được, rồi
bay đi đẻ vào tằm. Tôi còn bị nó chích
nhiều lần.
 
Thứ nhất, trứng tằm không ấp. Ấp thì chết.

Thứ hai, tôi không biết bệnh tằm, mà chỉ
biết một bệnh Ruồi vàng đẻ trứng. Có thể
có 2 thể hiện: một là bị ruồi châm chết
ngay. Hai là không chết, mà ốm một thời
gian mới chết. Cả 2 thể hiện đều có vết
châm chảy nước, nhưng thể hiện thứ 2 thì
vết châm nhỏ và xảy ra sau. Nói chung,
cứ có vết chảy nước thì chết. Vì thế,
ngày xưa nuôi tằm phải ở trong nhà có
mành mành, ruồi muỗi không thể bay vào
được. Giống ruồi này đẻ trứng vào trong
rồi con nó ăn ra nên làm chết tằm. Nó
đẻ vào con khác hay mướp thì trái mướp
không chết, nên con nó lớn lên được, rồi
bay đi đẻ vào tằm. Tôi còn bị nó chích
nhiều lần.

cảm ơn bác đã giải thích giúp em. thực sự em cũng không biết có đúng là bệnh như bác nói không vì em không thấy con ruồi nào cả. hixxx, hay nó vào lúc nào mình không nhìn thấy. Nhưng em thấy tằm chết nhiều đều vào 2 đợt mưa kéo dài khoảng 3 ngày đến 1 tuần. không biết có liên quan gì không và làm sao để tránh xảy ra tình trạng đó.

Còn về chuyện ấp trứng thì quả thực em cũng không biết. Em ở miền Bắc. Đỗ ẩm không khí chắc cỡ 60 - 80%. Người bán trứng hướng dẫn để trứng vào khay, đạy bằng 1 cái rá sau đó phủ khăn ẩm lên rá. Có lẽ để tăng độ ẩm. khăn khô thì lại thay khăn. em làm đúng như thế nhưng thấy vẫn không ăn thua.
 
Tôi cũng nuôi Tằm ở miền Bắc và đó là
việc người Bắc nuôi Tằm trong nhà có
mành mành. Mành mành chống ruồi muỗi
và rất thông thoáng. Nhà nuôi Tằm bao
giờ cũng có mùi Tằm tanh tanh, và mùi
cứt Tằm. Cứt Tằm không thối, nhưng cũng
có mùi. Vì thế, phải thông thoáng. Tôi
không biết các bệnh Tằm. Có lẽ ngày xưa
nếu có bệnh thi sạt nghiệp, chứ chẳng
có thể chữa chạy gì.

Tôi không ấp trứng Tằm. Trứng nó tự
nhiên nở. Nó vốn là con sâu hoang rồi
bắt về nuôi nhiều đời. Bạn cứ thử để
không ấp, coi tỷ lệ nở ra sao. Trước
kia, tôi cứ để tự nhiên, trứng nở hết.
Nếu có trứng không nở, thì rất ít, tôi
không biết. Trứng Tằm bán ở chợ thì
trên mảnh giấy bản (để trứng dính) và
trứng chi chít sát vào nhau trong một
diện tích bát ăn cơm. Lý do là sau khi
Ngài đực dính đít với Ngài cái, thì ta
bắt 2 con Ngài cái úp dưới một cái bát
ăn cơm. 2 con Ngài này đẻ trứng ra thì
đầy diện tích đó. Đó cũng là đơn vị để
tính tiền bán trứng giống, và là đơn vị
hạch toán kinh doanh, sẽ ra bao nhiêu ký
kén, bao nhiêu ký tơ. Đều có công thức
cả từ xưa. Bạn mua Trứng Tằm thì đong
đếm ra sao?

Trứng Tằm để một thời gian (tôi không biết
mấy ngày) thì có chấm đen, rồi lan tỏa ra.
Trứng nào không đen, là trứng ung. Chấm đen
đó là con Tằm con. Nó chui ra, thì thái nhỏ
lá Dâu sạch như thái thuốc lá, rồi rắc lên
trên đám trứng. Tằm con bám vào lá Dâu thái
mà ăn rồi lớn lên rất nhanh. Tiếp tục thái
lá Dâu cỡ lớn hơn rồi rắc lên. Một thời gian
sau tôi không biết bao lâu, thì thay nong Tằm
vì Tằm đã lớn quá, phải san ra nhiều nong mới
đủ chỗ, và lá Dâu cũng khỏi phái thái nữa.

Khi Trứng Tằm có chấm đen, có thể ước đoán
được tỷ lệ nở bằng cách đếm những trứng không
có chấm đen. Cả một bát trứng mấy trăm hay
mấy nghìn trứng, có lẽ chỉ 1, 2 trứng không có
chấm đen thôi, vì nhìn thoáng qua, chẳng thấy
trứng trắng. Có lẽ phải săm soi kỹ mới thấy.

Thay nong thì chỉ việc lấy tay mà bốc lá Dâu
bên trên đưa sang nong khác. Bên dưới là lá
Dâu vụn, khô, và cứt Tằm, cứ bưng cả nong lên
rồi nghiêng đổ xuống thúng hay thùng mang đi
đổ, làm phân bón. Các con Tằm đều khỏe mạnh,
leo lên trên ăn lá Dâu mới, và bám vào đó, theo
tay bốc lá của mình mà sang nong mới.

Lúc đó tôi còn trẻ con, có lẽ 10 tuổi, nên chỉ
nhớ những gì mình tò mò để ý, chứ không nhằm
học kỹ thuật và kinh nghiệm. Dù sao, những điều
đó có thể chia sẻ với bà con chưa biết. Bạn hỏi
thêm và hỏi kỹ thì tôi không thể trả lời được.
Tôi đã trải qua bắt tay làm từ cho Ngài cặp đôi,
đẻ trứng, cho trứng nở, san Tằm, làm Né, lấy Kén,
Ươm Tơ, và ăn Nhộng, không có khâu nào chưa làm
qua. Đến bây giờ, tôi còn có thể làm ra cái máy
để ươm tơ bằng tay nữa.
 
thế còn 2 triệu chứng bệnh của tằm mà tôi vừa nói thì sao đây bác anhmytran
 
mình đang dính 1 bệnh chết tằm nhiều lắm,
biểu hiện thế này, tằm bỏ ăn,cú mềm dần,trên thân tằm có nhiều đốm đen như vết dầu loang,nhiều con tằm khác lại biểu hiện có là nôn ,chảy nước rồi mềm nhũn,sau 1 ngày là chết
khoảng thời gian bắt đầu bị bệnh đến khi chết rất nhanh ,chỉ khoang 4-8 tiếng là tằm chết,số lượng rải rác,ko tập trung vào 1 vị trí,mặc dù trong quá trình nuôi thay phân và lá sắn hàng ngày định kỳ ít nhất 1 lần/ngày,vệ sinh giá sàn nuôi tằm bằng vôi bột rắc nhẹ,ai biết chứng bệnh và cách khắc phục thông báo mình với,địa chỉ gmail của mình là buiquangviet05061987@gmail.com


giống y hệt tình trạng của em bác ạ. Hình như cứ mưa là bị ấy. Bác ấp trứng như thế nào ạ? chia sẻ kinh nghiệm cho em với. bác nuôi lâu chưa? hiệu quả có cao không ạ?
mỗi năm nu

ôi được 3 lứa thôi sao? nhà mình mỗi tháng nuôi 3 lứa luôn á. mà lời như vậy là ít rồi

bác chia sẻ kinh nghiệm nuôi cho mọi người cùng tham khảo được không ạ? cảm ơn bác nhiều.
Tôi cũng nuôi Tằm ở miền Bắc và đó là
việc người Bắc nuôi Tằm trong nhà có
mành mành. Mành mành chống ruồi muỗi
và rất thông thoáng. Nhà nuôi Tằm bao
giờ cũng có mùi Tằm tanh tanh, và mùi
cứt Tằm. Cứt Tằm không thối, nhưng cũng
có mùi. Vì thế, phải thông thoáng. Tôi
không biết các bệnh Tằm. Có lẽ ngày xưa
nếu có bệnh thi sạt nghiệp, chứ chẳng
có thể chữa chạy gì.

Tôi không ấp trứng Tằm. Trứng nó tự
nhiên nở. Nó vốn là con sâu hoang rồi
bắt về nuôi nhiều đời. Bạn cứ thử để
không ấp, coi tỷ lệ nở ra sao. Trước
kia, tôi cứ để tự nhiên, trứng nở hết.
Nếu có trứng không nở, thì rất ít, tôi
không biết. Trứng Tằm bán ở chợ thì
trên mảnh giấy bản (để trứng dính) và
trứng chi chít sát vào nhau trong một
diện tích bát ăn cơm. Lý do là sau khi
Ngài đực dính đít với Ngài cái, thì ta
bắt 2 con Ngài cái úp dưới một cái bát
ăn cơm. 2 con Ngài này đẻ trứng ra thì
đầy diện tích đó. Đó cũng là đơn vị để
tính tiền bán trứng giống, và là đơn vị
hạch toán kinh doanh, sẽ ra bao nhiêu ký
kén, bao nhiêu ký tơ. Đều có công thức
cả từ xưa. Bạn mua Trứng Tằm thì đong
đếm ra sao?

Trứng Tằm để một thời gian (tôi không biết
mấy ngày) thì có chấm đen, rồi lan tỏa ra.
Trứng nào không đen, là trứng ung. Chấm đen
đó là con Tằm con. Nó chui ra, thì thái nhỏ
lá Dâu sạch như thái thuốc lá, rồi rắc lên
trên đám trứng. Tằm con bám vào lá Dâu thái
mà ăn rồi lớn lên rất nhanh. Tiếp tục thái
lá Dâu cỡ lớn hơn rồi rắc lên. Một thời gian
sau tôi không biết bao lâu, thì thay nong Tằm
vì Tằm đã lớn quá, phải san ra nhiều nong mới
đủ chỗ, và lá Dâu cũng khỏi phái thái nữa.

Khi Trứng Tằm có chấm đen, có thể ước đoán
được tỷ lệ nở bằng cách đếm những trứng không
có chấm đen. Cả một bát trứng mấy trăm hay
mấy nghìn trứng, có lẽ chỉ 1, 2 trứng không có
chấm đen thôi, vì nhìn thoáng qua, chẳng thấy
trứng trắng. Có lẽ phải săm soi kỹ mới thấy.

Thay nong thì chỉ việc lấy tay mà bốc lá Dâu
bên trên đưa sang nong khác. Bên dưới là lá
Dâu vụn, khô, và cứt Tằm, cứ bưng cả nong lên
rồi nghiêng đổ xuống thúng hay thùng mang đi
đổ, làm phân bón. Các con Tằm đều khỏe mạnh,
leo lên trên ăn lá Dâu mới, và bám vào đó, theo
tay bốc lá của mình mà sang nong mới.

Lúc đó tôi còn trẻ con, có lẽ 10 tuổi, nên chỉ
nhớ những gì mình tò mò để ý, chứ không nhằm
học kỹ thuật và kinh nghiệm. Dù sao, những điều
đó có thể chia sẻ với bà con chưa biết. Bạn hỏi
thêm và hỏi kỹ thì tôi không thể trả lời được.
Tôi đã trải qua bắt tay làm từ cho Ngài cặp đôi,
đẻ trứng, cho trứng nở, san Tằm, làm Né, lấy Kén,
Ươm Tơ, và ăn Nhộng, không có khâu nào chưa làm
qua. Đến bây giờ, tôi còn có thể làm ra cái máy
để ươm tơ bằng tay nữa.


cảm ơn bác đã chia sẻ những thông tin rất hữu ích. nhưng hiện em đang nuôi tằm ăn lá sắn ạ. chắc phải nuôi vài lần nữa mới có kinh nghiệm thôi.
 
Last edited by a moderator:


Back
Top