Kỹ thuật nuôi dòi làm thức ăn chăn nuôi

Nguyên văn "Nuôi dòi quá dễ, rất ít tốn kém, chu kỳ ngắn. Cứ 2.000g phân tươi có thể sản xuất 500g dòi. 1m3 lồng có thể sản xuất 150g dòi/ngày. Nếu dùng lồng nuôi 3 tầng, trong 10 tháng, mỗi ngày có thể thu được 20-25kg dòi. Giá thành 1 kg dòi sống chưa tới 500 đồng. Nếu tính quy đổi 4kg dòi sống thành 1kg bột cá, thì giá thành không bằng 30% bột cá"

Các bác có biết ở đâu bán giòi (dòi) chỉ cho em với ạ? Em ở Hà Nội, có trang trại,cần nguồn cung cấp giòi để làm thức ăn cho gia cầm ạ!

Kỹ thuật nuôi dòi làm thức ăn chăn nuôi


Nuôi dòi quá dễ, rất ít tốn kém, chu kỳ ngắn. Cứ 2.000g phân tươi có thể sản xuất 500g dòi. 1m<sup>3</sup> lồng có thể sản xuất 150g dòi/ngày. Nếu dùng lồng nuôi 3 tầng, trong 10 tháng, mỗi ngày có thể thu được 20-25kg dòi. Giá thành 1 kg dòi sống chưa tới 500 đồng. Nếu tính quy đổi 4kg dòi sống thành 1kg bột cá, thì giá thành không bằng 30% bột cá.


Ấu trùng của ruồi, nhặng gọi là dòi. Dòi sử dụng thức ăn là phân tươi của vật nuôi, sinh sản cực nhanh, nuôi nhân tạo rất đơn giản, bà con nhà nông đều có thể tự làm.
Thành phần dinh dưỡng trong dòi rất phong phú: protein thô 56-63% (bình quân 59,5%), chất béo thô 13%, tro 7%, đường 3,1% là thức ăn giàu protein, thành phần dinh dưỡng ngang ngửa với bột cá Pêru. Dòi tươi sống có hàm lượng protein 15%, chất béo thô 5,8%, đủ chất dinh dưỡng làm thức ăn nuôi trực tiếp cho lợn, gà, vịt, cá, đồng thời là thức ăn sống tốt nhất, có giá thành thấp nhất để nuôi các động vật đặc sản như tôm, cua, cá trình, lươn, ếch, cá song, ba ba, rùa…
Nuôi dòi quá dễ, rất ít tốn kém, chu kỳ ngắn. Cứ 2.000g phân tươi có thể sản xuất 500g dòi. 1m<sup>3</sup> lồng có thể sản xuất 150g dòi/ngày. Nếu dùng lồng nuôi 3 tầng, trong 10 tháng, mỗi ngày có thể thu được 20-25kg dòi. Giá thành 1 kg dòi sống chưa tới 500 đồng. Nếu tính quy đổi 4kg dòi sống thành 1kg bột cá, thì giá thành không bằng 30% bột cá. Có một gia đình nông dân, dùng lồng tre nuôi dòi, với 14 lồng mỗi ngày sản xuất được 30kg dòi sống, đủ nuôi 1.000 con ba ba. Nếu nuôi dòi trở thành một chuỗi sinh học để sản xuất thức ăn, giá thành nuôi ba ba giảm gần một nửa, năng suất lại tăng gấp bội.
Nuôi dòi có 2 khâu quan trọng: nuôi ruồi bố mẹ và gây nuôi dòi thành phẩm, kỹ thuật khác nhau nhiều. Nhưng nuôi dòi chỉ để làm thức ăn thì không cần nuôi ruồi bố mẹ, mà sử dụng ruồi bố mẹ trong thiên nhiên để đẻ trứng, rồi nuôi thành dòi, đỡ tốn kém hơn nhiều.

Trích đoạn :
Thùng Bug Barrack kích thước 240x80x40cm, hoạt động được hơn nửa tháng nay:





Thức ăn là phân bò tươi và hỗn hợp hèm-xác mì. Mỗi ngày cho vào khoảng 15.000 con giống (ấp từ 30 ổ trứng trong 7 ngày). Từ vài ngày nay đã bắt đầu cho thu hoạch khoảng 500-600g/ngày. Nhộng đen thu được có kích thước nhỏ, có lẽ do thùng nuôi còn trong quá trình ổn định và mình cũng cho tụi nó ăn chưa đủ. Mỗi ngày mình hớt bớt lớp dư chất trên cùng để lọc đem bón rau, và giúp giữ cho lớp dư chất trong thùng không dày lên quá nhanh, chỉ ở mức trên dưới 20cm.
Khi thùng hoạt động ổn định mình sẽ thông báo tiếp.

@ANH AQ101: Mai hay mốt em post hình cách gắn bìa cac tông thu trứng nhé.

Hai chuồng lưới. Một nửa lộ thiên, một nửa có tôn che mưa nắng. Mỗi chuồng có kích thước khoảng 2x4x2m. Kéo ống tưới phun sương (dùng béc tưới lan). Khi có nắng thì tưới 2h một lần, mỗi lần vài chục giây, làm đọng nước trên lá và vách lưới để ruồi uống và làm tăng độ ẩm bên trong.

Hướng nào có gió lùa phải che bớt lại, hạn chế ruồi đẻ lung tung trên vách lưới, góc lưới.


Trong chuồng cần trồng cây để có chỗ ruồi đậu và ổn định độ ẩm.

Thùng chứa nhộng đen (80x80x40cm), được che mưa che nắng tuyệt đối, mỗi ngày cho vào đó 1kg nhộng đen.

Xô thu trứng: chứa những thứ bốc mùi càng hôi càng tốt (ruột, đầu cá, máu heo, đầu tôm, phân heo...), treo các mảnh cac tông lên vách xô, cách lớp rác bên dưới khoảng 5cm. Trứng được thu hằng ngày vào chiều tối, cho vào hộp nhựa phun ẩm trong 40-45h sau đó cho vào thùng chứa thức ăn. Sau 5-6 ngày mới trút vào bể nuôi (đang nuôi ấu trùng). Nếu trứng chưa nở mà trút vào bể nuôi, ấu trùng trong đó sẽ xơi luôn trứng.
 
Last edited by a moderator:
Hồi 1 tháng trước mình cũng vậy, sâu non cứ sôi lên trên bề mặt mà giành thức ăn, chẳng sợ ánh sáng hay có ai đụng vào thì tụi nó vẫn sôi lên như vậy, có lẽ lượng sâu trong pidpod của bạn quá nhiều nên tụi nó phải duy chuyển lên trên thì mới có thức , lúc trước mình cũng vậy và chỉ thấy con to, chẳng thấy con nhỏ đâu cả. Hồi trước mình cũng thấy nhiều con bất động, thân dãn dài ra , cứ tưởng chết , ai ngờ để ý kĩ mới thấy là nó lột xác nên lớp vỏ ngoài mới dãn ra trông như chết rồi , nhưng thân vẫn cứng và có chuyển động. Chắc 1 tháng nữa thu hoạch của bạn cũng sẽ đạt mức kỉ lục nếu cứ duy trì sản lượng trứng thế này và k thay đổi nơi ở. Hiện tại trong thùng nuôi của mình ấu trùng luôn núp phía dưới chứ k nằm trên bề mặt như lúc trước. Sau này mình định làm lại nhà lưới kiểu khác, diện tích nhỏ thôi, khoảng 4~6 met vuông nhưng cao 3~4 mét.mình thấy trong tự nhiên rld đậu rất cao trên tút ngon cây, chuồn như vậy có vẽ thỏa mái hơn . Diện tích nhỏ dễ kiểm soát hơn .
 
@jnbgyu: Ngoài yếu tố sâu non bị ngộp(khi thùng nuôi sũng nước sâu non cũng khó leo ra ngoài), bạn thử để ý xem có phải do mật mộ sâu non quá đông chúng sinh nhiều nhiệt làm thùng nuôi quá nóng?

Mình mới tìm thấy một mô hình khá ngộ, tuy chỉ trên lý thuyết nhưng cũng khá thú vị để mô tả vòng đời BSF
dezeen_farm-432-insect_katharina-unger_ss_1.jpg

http://www.dezeen.com/2013/07/25/farm-432-insect-breeding-kitchen-appliance-by-katharina-unger/
 
Last edited by a moderator:
người ta chế biến sâu đen thành thức ăn cho người ah , hix hix , có lẻ đây là món ăn ở tương lai

dezeen_farm-432-insect_katharina-unger_ss_5.jpg


ai ăn k tới nhà mình đãi cho món này :lol::lol:
 
Hôm nay mình thu đc ~ 100 ổ trứng từ tự nhiên , 1 con số ấn tượng nếu không dùng nhà lưới
 
nuôi dòi thì chi phí thấp tuy nhiên mình chỉ tự sản xuất để cho vật nuôi của mình ăn thì tốt chứ bán thì chưa ổn lắm
 
@huydaika13: Trong thùng biopod không thấy sâu chết nữa. Sau 7 ngày hầu như không có thu hoạch, hôm nay lượng sâu trong xô hứng có nhiều lên, nhưng hầu hết là sâu trắng. Được cái là kích cỡ những con trong xô lớn hơn trước rõ rệt. Hôm qua và hôm nay thu được 298 ổ trứng. Mình đã thu trứng được 7 ngày, lượng trứng dao động từ 60 đến trên 200 ổ/ngày. Mình cũng đang thử tiếp tục thu trứng từ tự nhiên.
Ý kiến của bạn về việc nâng cao trần chuồng lưới khá hay, nếu có làm chuồng lưới mới mình sẽ thử. Dạo này trời mưa nhiều nên mình không cung cấp nước vào trong chuồng lưới. Lượng ruồi vẫn khá nhiều, chết cũng nhiều nhưng chưa thấy dấu hiệu suy giảm.

@rubic: mình nghĩ mật độ sâu non trong thùng biopod của mình chưa nhiều lắm. Thậm chí là giảm nữa, vì mình thu hoạch cả nửa tháng rồi mà chưa có sâu non bổ sung vào. Mình sẽ kiểm tra lại nhiệt độ dư chất xem sao.
 
@jnbgyu : thùng biopod của bạn chôn hẳn xuống đất thì mình nghĩ nếu ngày nào bạn cũng cho thức ăn vào thì không lâu sau biopod sẽ ngập nước vì đất không thể thấm nhanh cái nước màu sẫm đó được . Nếu lượng dư chất trong biopod cao, bạn có thể đào cạnh ngoài của biopod 30cm rồi kéo dư chất ra ngoài, nước có thể ra theo đường đó
 
@huydaika13: Hiện giờ thì nước vẫn rút rất tốt. Với lại cả tuần nay mình cho ăn toàn khoai nên ít nước. Hai hôm rồi có thử món măng chua, thấy tụi nó cũng ăn được. Hôm nay sẽ cho bí và khổ qua, nhiều nước hơn xem thu hoạch có khá hơn không.
Chiều hôm qua quan sát xô đựng nhộng đen trong nhà lưới, thấy có hiện tượng tụi nó đẻ vào các vỏ nhộng rỗng, cả trăm ổ trứng chứ không ít, có ổ mới đẻ, có ổ đang nở. Vụ này căng đây, chưa biết xử lý ra sao. Ngồi tìm lượm ra thì lâu lắm.
Mình thử tẩm nước rỉ rác vào cactong rồi treo trong nhà lưới xem tụi nó đẻ vào có nhiều không. Chiều hôm qua mới treo thử một vị trí. Chiều hôm nay sẽ thử treo ở nhiều chỗ.
 
Bạn chỉ cần lấy dư chất dưới đấy thùng biopod cho vào 1 cái xô rồi treo giấy lên thành thùng là ôkê nhất rồi. Bọn ruồi đẻ theo mùi và hướng mùi bay , dư chất dưới đáy thùng sẽ bay lên, vì vậy ruồi đẻ đúng vị trí trong xô. Rld rất nhạy cảm vs mùi của dư chất , chỉ cần 1 tí mùi là nó cũng lại đẻ gần nơi phát ra mùi đó
 
Thí nghiệm tẩm nước rỉ vào cactong thất bại. Số lượng trứng thu được không nhiều. Cũng có thể do nước rỉ này đã cũ rồi.
Hôm kia trong xô thu trứng có đến hơn 200 ổ. Hôm qua chỉ có 35 ổ, có lẽ do dư chất trong xô đã bị nhạt mùi, mình phải bổ sung thêm dư chất mới.
Thu hoạch ở thùng biopod từ từ tăng lên trở lại, mấy hôm nay ở mức khoảng 100g/ngày. Hôm qua mình bổ sung sâu non vào thùng biopod sau một thời gian gián đoạn quá lâu. Số sâu non này khoảng 8 ngày tuổi, nở từ trứng thu ở chuồng lưới mới.
 
Mình nghĩ xô thu trứng bạn nên làm giống như 1 thùng nuôi cỡ nhỏ , có sâu non trong đó, bạn cho thức ăn vào cho tui nó ăn , cứ 1 tuần thì đổi 1 lần. Mình cho trứng nở trực tiếp trong thùng nuôi lớn chứ k úm sâu non, sâu non mới nở cần sống trong môi trường ẩm ước và thức ăn không đáng kể,vs lại sâu to l thể cắn sâu nhỏ được, khi nuôi úm sâu non riêng có thể hao hụt do yếu tố con người tác động. Vậy nên mình nghĩ cứ 1 tuần thì trút xô thu trứng vô thùng nuôi lớn và cứ lặp lại như thế là ổn định nhất rồi.

Hiện tại mật độ sâu non trong thùng mình khá cao, trong đó chiếm chủ yếu là sâu non ~ 2 tuần tuổi . Thùng nuôi khá nhộn nhịp, tụi sâu non k núp nữa mà trồi lên bề mặt giành giật thức ăn.

Nhiều con tìm đến bề mặt khô ráo nằm để lột vỏ,trông như chết khô vậy
 
Tối qua mưa to và kéo dài. Sáng nay thu hoạch được 810g nhộng. Một kỷ lục mới của mình. Trong đó chỉ có 60g nhộng đen. Bù lại, mình xác định được là những con nhộng trắng có kích thước lớn thì sẽ chuyển màu đen và nằm yên sau 5 ngày nằm trong cát ẩm. Có con thì lột vỏ xong rồi chuyển màu đen. Như vậy sau này mình sẽ lọc theo kích thước, sau đó cho cả những con màu trắng vào xô cát.
Thùng biopod tiêu thụ đến 12kg/ngày. Mình ngưng món khoai, dùng bí đỏ, bí đao, mướp và rau cải.
Số lượng RLĐ có dấu hiệu suy giảm. Chỉ còn thu được vài chục ổ trứng mỗi ngày. Mấy hôm nay ảnh hưởng bão nên mưa suốt, ít nắng.
Về phân sống thì mình đã từng cho sâu non ăn phân chó, phân gà, và phân của thằng con mình. Tụi nó rất thích và giải quyết rất nhanh. Nhưng do số lượng ít nên cũng chưa xác định được hiệu quả tới đâu. Có lẽ sắp tới mình sẽ thử nghiệm với phân bò.
 
Trong chăn nuôi gia cầm, thủy cầm thủy hải sản... Mà người ta nuôi được con dòi như các bác thì giảm được giá thành sản phẩm => Hiệu quả kinh tế rất cao.
Tiếc quá em lại nuôi Ngỗng, con vật này nó chỉ ăn chay (rau,cỏ,củ,quả) nếu không em cũng nuôi thử xem thế nào.
Chúc các bác nghiên cứu thành công để phục vụ bản thân và có thể phổ biến kỹ thuật cho bà con cùng làm, cùng phát triển chăn nuôi để nông dân mình khấm khá hơn.
Xin cảm ơn!
 
mong các bác tiếp tục chia sẻ kinh nghiệm của mình để bà con ta có một nguốn thức ăn chăn nuôi rẻ mà bổ để có thể giảm chia phí đầu vào thank các bác:6^::9^::6^:
 
Sau 3 ngày bội thu ở mức 500-800g, hôm nay hầu như không có thu hoạch. Trong thùng biopod có một số mảnh vụn xác sâu non. Không rõ con gì chui vào ăn. Mình đậy bằng lưới sắt mắt lưới vuông 2cm. Dấu vết để lại là một vài cục phân nhỏ, hình dạng như hạt gạo, dài chừng 1cm, màu xám tro. Mình nghi la rắn lục chui vào.
 
Lượng RLĐ giảm mạnh. Mỗi ngày chỉ thu được mười mấy hai chục ổ trứng, chưa kể số trứng tụi nó đẻ trực tiếp xuống bề mặt dư chất. Thùng biopod bốc mùi hôi, mình giảm lượng thức ăn xem có cải thiện được không. Vẫn còn tình trạng sâu non bị ăn, mặc dù mình đã đậy bằng lưới mắt nhỏ. Rất có thể là do chuột đào hang chui từ dưới lên vào ăn. Tối nay phải thức theo dõi.
 
Bạn có bắt dc con gì k, hiện tại thùng nuôi mình toàn sâu nhỏ ,k có thu hoạch gì
 
Back
Top