Kỹ thuật nuôi dòi làm thức ăn chăn nuôi

Nguyên văn "Nuôi dòi quá dễ, rất ít tốn kém, chu kỳ ngắn. Cứ 2.000g phân tươi có thể sản xuất 500g dòi. 1m3 lồng có thể sản xuất 150g dòi/ngày. Nếu dùng lồng nuôi 3 tầng, trong 10 tháng, mỗi ngày có thể thu được 20-25kg dòi. Giá thành 1 kg dòi sống chưa tới 500 đồng. Nếu tính quy đổi 4kg dòi sống thành 1kg bột cá, thì giá thành không bằng 30% bột cá"

Các bác có biết ở đâu bán giòi (dòi) chỉ cho em với ạ? Em ở Hà Nội, có trang trại,cần nguồn cung cấp giòi để làm thức ăn cho gia cầm ạ!

Kỹ thuật nuôi dòi làm thức ăn chăn nuôi


Nuôi dòi quá dễ, rất ít tốn kém, chu kỳ ngắn. Cứ 2.000g phân tươi có thể sản xuất 500g dòi. 1m<sup>3</sup> lồng có thể sản xuất 150g dòi/ngày. Nếu dùng lồng nuôi 3 tầng, trong 10 tháng, mỗi ngày có thể thu được 20-25kg dòi. Giá thành 1 kg dòi sống chưa tới 500 đồng. Nếu tính quy đổi 4kg dòi sống thành 1kg bột cá, thì giá thành không bằng 30% bột cá.


Ấu trùng của ruồi, nhặng gọi là dòi. Dòi sử dụng thức ăn là phân tươi của vật nuôi, sinh sản cực nhanh, nuôi nhân tạo rất đơn giản, bà con nhà nông đều có thể tự làm.
Thành phần dinh dưỡng trong dòi rất phong phú: protein thô 56-63% (bình quân 59,5%), chất béo thô 13%, tro 7%, đường 3,1% là thức ăn giàu protein, thành phần dinh dưỡng ngang ngửa với bột cá Pêru. Dòi tươi sống có hàm lượng protein 15%, chất béo thô 5,8%, đủ chất dinh dưỡng làm thức ăn nuôi trực tiếp cho lợn, gà, vịt, cá, đồng thời là thức ăn sống tốt nhất, có giá thành thấp nhất để nuôi các động vật đặc sản như tôm, cua, cá trình, lươn, ếch, cá song, ba ba, rùa…
Nuôi dòi quá dễ, rất ít tốn kém, chu kỳ ngắn. Cứ 2.000g phân tươi có thể sản xuất 500g dòi. 1m<sup>3</sup> lồng có thể sản xuất 150g dòi/ngày. Nếu dùng lồng nuôi 3 tầng, trong 10 tháng, mỗi ngày có thể thu được 20-25kg dòi. Giá thành 1 kg dòi sống chưa tới 500 đồng. Nếu tính quy đổi 4kg dòi sống thành 1kg bột cá, thì giá thành không bằng 30% bột cá. Có một gia đình nông dân, dùng lồng tre nuôi dòi, với 14 lồng mỗi ngày sản xuất được 30kg dòi sống, đủ nuôi 1.000 con ba ba. Nếu nuôi dòi trở thành một chuỗi sinh học để sản xuất thức ăn, giá thành nuôi ba ba giảm gần một nửa, năng suất lại tăng gấp bội.
Nuôi dòi có 2 khâu quan trọng: nuôi ruồi bố mẹ và gây nuôi dòi thành phẩm, kỹ thuật khác nhau nhiều. Nhưng nuôi dòi chỉ để làm thức ăn thì không cần nuôi ruồi bố mẹ, mà sử dụng ruồi bố mẹ trong thiên nhiên để đẻ trứng, rồi nuôi thành dòi, đỡ tốn kém hơn nhiều.

Trích đoạn :
Thùng Bug Barrack kích thước 240x80x40cm, hoạt động được hơn nửa tháng nay:





Thức ăn là phân bò tươi và hỗn hợp hèm-xác mì. Mỗi ngày cho vào khoảng 15.000 con giống (ấp từ 30 ổ trứng trong 7 ngày). Từ vài ngày nay đã bắt đầu cho thu hoạch khoảng 500-600g/ngày. Nhộng đen thu được có kích thước nhỏ, có lẽ do thùng nuôi còn trong quá trình ổn định và mình cũng cho tụi nó ăn chưa đủ. Mỗi ngày mình hớt bớt lớp dư chất trên cùng để lọc đem bón rau, và giúp giữ cho lớp dư chất trong thùng không dày lên quá nhanh, chỉ ở mức trên dưới 20cm.
Khi thùng hoạt động ổn định mình sẽ thông báo tiếp.

@ANH AQ101: Mai hay mốt em post hình cách gắn bìa cac tông thu trứng nhé.

Hai chuồng lưới. Một nửa lộ thiên, một nửa có tôn che mưa nắng. Mỗi chuồng có kích thước khoảng 2x4x2m. Kéo ống tưới phun sương (dùng béc tưới lan). Khi có nắng thì tưới 2h một lần, mỗi lần vài chục giây, làm đọng nước trên lá và vách lưới để ruồi uống và làm tăng độ ẩm bên trong.

Hướng nào có gió lùa phải che bớt lại, hạn chế ruồi đẻ lung tung trên vách lưới, góc lưới.


Trong chuồng cần trồng cây để có chỗ ruồi đậu và ổn định độ ẩm.

Thùng chứa nhộng đen (80x80x40cm), được che mưa che nắng tuyệt đối, mỗi ngày cho vào đó 1kg nhộng đen.

Xô thu trứng: chứa những thứ bốc mùi càng hôi càng tốt (ruột, đầu cá, máu heo, đầu tôm, phân heo...), treo các mảnh cac tông lên vách xô, cách lớp rác bên dưới khoảng 5cm. Trứng được thu hằng ngày vào chiều tối, cho vào hộp nhựa phun ẩm trong 40-45h sau đó cho vào thùng chứa thức ăn. Sau 5-6 ngày mới trút vào bể nuôi (đang nuôi ấu trùng). Nếu trứng chưa nở mà trút vào bể nuôi, ấu trùng trong đó sẽ xơi luôn trứng.
 
Last edited by a moderator:
http://www.agrowingculture.org/2011/09/black-soldier-fly-red-worm-bioconversion/
Agriviet.Com-kk.jpg

Agriviet.Com-k.jpg
 
Có lẽ mình sẽ ngừng phát triển 1 thời gian , mình chỉ duy trì ở mức nhỏ khoảng 1 xô và thu hồi vật liệu từ nhà lưới để tập trung vào hc tập. Khi nào có thời gian lại mình sẽ làm lại, làm chất lượng hơn chứ không như bây giờ.

về nguyên tắc muốn thành công năng suất đạt 5 kg 1 ngày thì theo mình cần nhưng yêu cầu sau :
1) thức ăn: muốn sản lượng đạt 5 kg 1 ngày cần ít nhất 50 kg thức ăn 1 ngày ( thức ăn ăn được hoàn toàn) k tính chất cứng đi kèm,ví dụ như trái xoài thì không tính hạt, vỏ và 1 ít nước, vì vậy kl thức ăn cấp vào có khi đến 80 ~ 100 kg 1 ngày. Muốn đáp ứng được 1 khối lượng thức như thế không phải dễ dàng.

2) nhà lưới: đảm bảo 2 điều kiện tiên quyết là nhiệt độ thích hợp và độ ẩm thích hợp cho ruồi sinh sản. Thể tích nhà lưới đủ rộng để số lượng ruồi giống đủ để cung cấp sao cho 1 ngày thu trứng sau 30~40 ngày la 5kg sâu . Ruồi ở thoải mái, mật độ phù hợp.

ở đây mình đã có ý tưởng sao cho 1 ngày âm u hoặc 1 ngày trời quá nóng thì ruồi vẫn sinh sản được. Nếu không giải quyết được vấn đề trên thì năng suất bị ảnh hưởng nặng nề bởi thời tiết.

3) chuồn nuôi sâu : cái này muốn thành công thì phải đầu tư xây dựng chuồn theo qui mô lớn, đảm bảo thoát nước tốt nhất có thể, thu hồi nước thải tốt nhất nếu có thể, nếu nước thải chảy ra môi trường gần khu vực nhà lưới sẽ ảnh hưởng xấu tới vị trí đẻ trứng không theo ý muốn. Thùng nuôi không quá to cung không quá nhỏ. Nếu quá to sẽ kéo dài thời gian sâu non ngừng ăn và tìm đường ra. Nếu quá nhỏ thì tốn chi phí. Theo ý kiến riêng của mình thì xây dựng như tấm hình ở trang phía trước, ở Campuchia á. 1 chuồng khoảng 0,5~1 m vuông , cao 0,7~1 m. Độ nghiêng của dốc dưới 30 độ, tráng ximăng nhẵn để sâu dễ bò ra. Còn phần thoát nước thì mình chưa nghĩ ra cách tối ưu nhất. Mình mới nghĩ được là thế này nói ra cho mọi người hình dung nhé, thùng nuôi xây bằng gạch, cao 0,5 ,dài 1 rộng 0,5 (m) . Bề mặt đáy nghiêng 20 độ xuyên suốt chiều dài thùng nuôi nhưng dừng lại

--------

Sao cho thùng nuôi không có đáy 1 đoạn 10~20 cm. Tại phần không có đáy này sẽ đặt lưới thép chịu lực của sinh khối, trên lưới thép sẽ là 3~6 lớp lưới như lưới nhà lưới, lớp lưới này ngăn sâu non bò xuống. Dưới 2 lớp lưới là mương thu hồi nước thải, lưới cách mương khoang 5~10 cm theo chiều cao. Mương thu hồi nước thải làm kín để chống mùi .

trên đây là 3 yêu cầu cơ bản do mình thấy được trong quá trình mài mò. Mình thấy khó khăn nhất là vấn đề 1 , khi nào chủ động được nguồn thức ăn thì lúc đó mới có thể thành công.

mình cũng rút ra 1 vài nhược điểm của sâu non - rld :

tốc độ tăng trưởng thấp,ăn nhiều mà lớn rất lâu .
sản lượng thấp,mình có hỏi bác kmnhi thì biết được nếu mỗi ngày thu 100 ổ trứng thì tv mỗi ngày thu được 0,5 kg . Như vậy, để được 5 kg thi mỗi ngày phải thu 1000 ổ và mỗi ngày cung cấp 1 lượng thức ăn = Tổng lượng thức ăn của 1000 sâu non trong 35 ngày , như vậy thì mỗi ngày mới đạt 5 kg.

mình nghĩ , nếu nuôi vài ngàn con gà thì mới đủ thức ăn cho sâu,lúc này mình nghĩ xây 1 cái hồ cao 1m5, diện tích 10~20m vuông rồi cho tất cả vào nuôi trong đó ,lúc này k có chờ nó bò ta ma bắt trực tiếp trên bề mặt luôn.
 
Last edited by a moderator:
@@

@huydaika13: Mình có tham khảo một số mẫu thùng nuôi và rút đượt 1 kinh nghiệm, nếu làm thùng nuôi gỗ hình chữ nhất thì phải có lối đi cho sâu đen cả hai đầu nếu không sâu sẽ đi lên đaauf, đầu kia chúng dồn vào góc thùng.
@All:
+ Mình xem lại tài liệu về xữ lí rác thải hữu cơ thấy có đề cập đến mẫu thùng nuôi bê tông 4 foot( như hình trên) ở dưới xây gạch 8 lỗ để thoát khí, nước thải sẽ ngấm xuống đất,ờ trên xây một thùng biopod tròn có rãnh xoắn ỏ hai bên thành để sâu đen bò lên, với quy mô như vậy mỗi ngày sẽ xử lí được 40kg rác hưu cơ, mình dự là 2 bồn nuôi như vậy sẽ đáp ứng được nhu cầu kih doanh hoặc chăn nuôi quy mô nhỏ rồi.Mình sẽ làm thử cả 2 mẫu thùng nuôi, bắt đầu với kiểu thùng chữ nhât trướt
+ Thức ăn: vấn đề này nhà ai ở gân chợ đơn giản cực kì nhé, các bạn đến chổ hàng rau liên hệ: mỗi ngày họ thải ra khá nhiều và phải bỏ tiễn đỗ rác nữa, hay liên hệ mua giá rẽ: mỗi ngay 5-10k bạn để bao cho họ đựng rau củ thải ra, buổi chiều chỉ việc đến chở thôi. ThANK ALL!!!
 
@huydaika13: mình cũng nghĩ tốt nhất là nuôi trong các bể lớn xây bằng gạch, nhưng hiện thời số lượng sâu non của mình còn ít và vị trí chuồng trại thì chưa ổn định nên mình chưa thể làm vậy được.
Về thức ăn, có lẽ do bạn chỉ thử nghiệm chủ yếu trên trái cây, cho nên thấy sâu non chậm lớn. Mình thì cũng chỉ muốn tận dụng phế thải ở chợ, nên cũng chỉ dùng rau củ quả dập. Thực tế thì mấy thứ này hàm lượng đạm không cao, trái cây thì chủ yếu là xơ, vitamin và một ít đường, khoai thì có thêm tinh bột. Trong khi sâu non muốn lớn nhanh phải cung cấp đạm. Bạn chắc cũng đã thấy sâu non khoái xác động vật như thế nào. Vậy muốn sâu lớn nhanh thì phải lấy thức ăn thừa từ các quán ăn, căntin, bếp tập thể... Nguồn thức ăn này đã được chế biến (vì làm cho người ăn mà) nên kích thước, độ ẩm, độ mềm, dinh dưỡng... đều rất phù hợp để nuôi sâu. Lấy về đổ vào rổ cho ráo nước là cho sâu ăn thoải mái. Ở Thủ Dầu Một và Sài Gòn, mình thấy còn nhiều người đi lấy về nuôi heo gà, có người kéo cả cái bồn 500lít để đi lấy hằng ngày. Ở nước ngoài có lẽ nhiều số liệu cũng dựa trên nguồn thức ăn này nên mới có tỷ lệ 10 thức ăn cho ra 1 hoặc 2 nhộng.

@nongdanxanh: cần lưu ý là rau ăn lá có chứa lượng nước khá lớn, và có những loại còn nguyên cành cứng hoặc quá nhiều xơ sâu non không ăn được, vd như rau muống. Còn vỏ thơm thì sâu non chỉ xử lý được khoảng 60% thôi, phần còn lại nhiều xơ quá tụi nó bỏ lại cho mục dần, và trở thành chỗ trú rất tốt cho tụi nó. Chú ý là chỉ vỏ thơm thôi nhé, còn phần cuống, lá non... thì phải loại ra đừng bỏ vào, tụi nó không ăn được. Mình thấy nhộng đen chui vào cuống trái thơm đầy xơ rồi nằm luôn trong đó không bò ra nữa, làm mình thất thu.
 
chúc mấy anh nuôi thành công, e đã theo dõi tóp píc cũng mới gần đây và rất có hứng thú với mô hình này, nhưng hiện giờ e là sv đang học ở q10, phòng trọ nên không thể tranh thủ diện tích mà nuôi được, còn 10 ngày nữa e thi xong về quê, e tính về quê nuôi thử xem sao :)
 
Thành quả sau hơn 2 tháng nuôi của mình:
vjjw.jpg

kết quả thu được không là bao, chưa đến nửa ký sâu non. Không như đa số các tài liệu trên mạng nói lũ sâu non bsf ăn rất khỏe chúng ăn hầu hết các loại rác hữu cơ, trong thực tế thì mình bỏ vào các loại: Cà rốt, Củ cải, Khổ qua, Khế, Khoai (xắt nhỏ) qua hơn 2 tuần chúng vẫn còn nguyên lũ sâu non không thèm đụng vào dù mấy ngày mình bận việc không cho ăn thêm thức ăn khác, khoai và cà rốt thì hơi rắn còn củ cải và khổ qua để 2 tuần cũng đã hơi mềm nhưng cũng không hấp dẫn chúng, bỏ trái xoài vào thì chỉ một lúc là chúng nhào vô ngay.
Không những thế trong môi trường dư chất theo mình thấy thì rác có vẻ chậm phân hủy hơn ở môi trường bình thường bên ngoài, trái sấu và trái khế để lâu trong tủ lạnh đã bị nhũn ra, mang bỏ vô thùng nuôi qua vài ngày chúng chuyển qua màu đen và cứng trở lại. Có lẽ do lũ sâu non tiết ra chất kháng sinh ức chế các vi khuẩn hoạt động.
 
các bác cho em ? có thể dùng phân tươi để nuôi được ko? bao nhiêu kg thức ăn thì được 1kg dòi?
 
@rubic: chào bạn, rất vui vì có thêm một người quan tâm chủ đề này,có vài ý muốn trao đổi với bạn:
1.Theo quan sát cửa mình thì mức độ háu ăn cửa lũ sâu phụ thuộc vào mật độ sâu và mức độ đói ăn cửa chúng, như mình nuôi trong thùng 20l và ít cho ăn, với khoai, xơ mít chúng giải quyết sạch sau vài ngày, số lượng sâu trong thùn nuôi cưa mình tương đương bạn.
2. Bạn có thể mô tả chuồng nuôi của bạn được không( vách tường, máng dẫn cho sâu bò lên, nền chuồng, chất đệm để thoat nước, hệ thông thoat nước..), mình đang rất quan tâm vấn đề này vì chuẩn bị xây một hồ nuôi bê tông.
Mô hình sẽ là một trụ tròn(ng-dọc: 150-120cm), trên một bệ cao 30 cm, có hệ thống thoat nước ở giữa hồ nuôi thông xuống cống ngầm, hai bên hồ có máng cho sâu đen đi lên, ở dước sẽ dùng cỏ khô hoắc rơm làm chất đệm.
@anuong689: dòi rất thích phân tươi, bạn cứ nuôi thử rồi sẽ tính được hệ số thức ăn thôi, cón các công bố cưa các vị giáo sư thì xin lỗi như sh..

--------

@jnbgyu: hi, lâu ko thấy hai bạn lên góp bài
@huydaika13: bạn thế nào vẫn còn lữa chứ ?
 
Last edited:
@anuong689: bạn tham khảo link này nhé: http://tinyurl.com/o8285yw ; http://tinyurl.com/kqw32r2

@nongdanxanh: mình mới tận dụng vật việu sẵn có để nuôi thôi, hiện tại đang dùng thùng xốp khoét lỗ ở đáy, dưới cùng đổ 5cm trấu rồi rải đều lên 2cm cát, máng dẫn thì dùng ống nhựa pvc, trước đó mình dùng thùng sơn cũ 20l nhưng thoát nước không tốt , nếu để đứng thì sâu non k bò ra được, để nghiêng thì dung tích sử dụng được ít, sau đó mình dùng chậu trồng cây kiểng và cả đổ trực tiếp xuống nền đất.

cận cảnh
6u6o.jpg


từ xa
i7hs.jpg



với thùng nuôi rộng như trên thì hầu như không lo về thoát nước, chỉ cần 1 lỗ thoát nhỏ là đủ vì diện tích rộng nước từ thức ăn chảy ra sẽ trải thành 1 lớp mỏng không làm dòi bị ngộp, mặt thoáng rộng nước bay hơi cũng nhanh, chỉ sợ mỗi trời mưa. Thùng nuôi trên ngày cao điểm mình thu được 10 ổ trứng từ tự nhiên, nhưng có một nhược điểm là lúc nào cũng có bốn năm chú cóc túc trực trong đó, thu sâu đen cũng hơi khó.
Mô hình hồ nuôi của bạn mô tả mình chưa hình dung được rõ lắm nhưng bạn không nên dùng cỏ khô hay rơm làm chất nệm vì lũ sâu đen sẽ chui vào đó và không chịu ra. nếu chủ động được số lượng lớn trứng và thu hoạc đồng loạt thì có lẽ nên tham khảo mô hình của indo: http://tinyurl.com/pyrowzh

p/s: bữa trước dọn vườn mình phát hiện nhiều sâu đen hoá nhộng cách thùng nuôi hơn 20m, chúng không chỉ bò quãng đường xa mà còn vượt khá nhiều chướng gại vật, vì vậy chúng ta không phải lo về việc chúng bò đi bò lại nhiều mới tìm được máng dẫn ra khỏi thùng nuôi.
 
Cho mình hỏi cái bột dùng dể nuôi sâu non rld trong 4 tuần đó là bột gì vậy, nuôi bằng trái cây, rau, củ, quả k đạt năng suất cao được
 
Bạn làm cách nào mà đăng tin hay thế.
Thông tin ngắn mà rất rõ ràng. Rất đáng để học hỏi đây.
Cảm ơn rất nhiều đã đóng góp bài viết cho diễn đàn của chúng tôi.
Trân trọng.
 
@rubic: thank bạn vì chia sẽ, minh định làm tương tự như mô hình này nè
http://www.agrowingculture.org/2011/...bioconversion/

--------

Trướt giò mình vẫn chỉ tính nuôi nhỏ (sản lượng thu hoach khoảng 5-7 kg một ngày), để nuôi baba hoặc lươn thôi, gợi ý của bạn làm mình thay đổi suy nghĩ, thank rubic nhé

hình ảnh minh họa chuồng nuôi của mình đây
 
Last edited:
@rubic: tình trạng của bạn có thể là do lượng sâu non chưa đủ nhiều, và bạn cho vào quá nhiều thức ăn. Thông thường thì khối lượng thức ăn cho vào sẽ tương đương với khối lượng sâu non trong thùng nuôi, thì sẽ được tiêu thụ hết trong 24h. Dĩ nhiên còn tùy loại thức ăn, thứ nào mềm (nhất là được nấu chín) thì sẽ được giải quyết nhanh hơn thứ cứng (cỡ như khoai lang sống, còn cứng giòn chưa bị úng mềm). Thức ăn chưa được tiêu thụ hết, bị lấp kín trong môi trường thiếu không khí cũng làm chậm phân hủy. Ngoài ra không nên cho nguyên trái/củ vào mà cần xắt vụn, làm tăng diện tích tiếp xúc để sâu non tiếp cận dễ dàng ở nhiều mặt của mảnh thức ăn, thì tụi nó ăn nhanh hơn.
Hồi mình bắt đầu gây giống, trong hai tháng đầu tình trạng cũng như của bạn thôi. Lượng sâu non rất ít, thức ăn thừa thãi chất đống, phân hủy chậm bốc mùi thối. Mình phải lọc rất nhiều lần để gây dựng thùng nuôi đầu tiên sao cho mật độ sâu non kha khá, lúc đó mới dễ dàng thấy sức ăn của tụi nó. Vừa rồi mình nuôi trong các xô 20lít đặt nghiêng, mật độ sâu khá cao, mỗi ngày tiêu thụ 1-2kg thức ăn mỗi xô, hứng được 200-1000ml nước rỉ ra. Có điều nhiệt độ trong xô quá cao. Mình đoán do vậy mà nhộng đen thu được có kích thước hơi nhỏ.

@nongdanxanh: Nếu xây thùng nuôi thì mình nghĩ bạn nên làm theo mẫu Bug Barack, vật liệu là gạch và ximăng, xây trên mặt đất, không có đáy (cho nước rỉ thấm luôn xuống đất). Xây kiểu thùng tròn thì sẽ khó khăn khi tạo đường dốc lên. Thoát nước luôn là vấn đề rất quan trọng, một khi úng nước bên trong thì bạn phải moi hết ra để xử lý, rất mệt. Mình tham khảo nhiều thông tin và cả kinh nghiệm thực tế thì thấy cho thấm luôn xuống đất là đơn giản nhất, ít ra là trong giai đoạn đầu gây dựng trại.
Vừa rồi mình bận rộn lo việc chuyển trại sang chỗ khác ổn định và rộng rãi hơn. Thêm vào đó là mượn được vài thùng Biopod cỡ lớn (đường kính 1m2) để thử nghiệm nên mình tạm chưa làm thùng nuôi bêtông. Mình bỏ đáy thùng, chôn thùng sâu xuống đất 20cm, trút toàn bộ sâu non vào một thùng Biopod, mật độ cũng chưa đủ cao nhưng cũng tàm tạm. Thùng Biopod thu hoạch khá hiệu quả. Sáng nay thu được khoảng 310g nhộng đen.
Chăn nuôi loài này thì quy mô lớn nhỏ đều được, chỉ mệt ở khâu gây giống thôi. Hồi trước mình dự kiến là mất 4 tháng, nhưng nay gần 5 tháng mà vẫn chưa xong. Được cái là kết quả vẫn khả quan, tốc độ tăng đàn khoảng 10 lần sau mỗi 2 tháng. Như vậy dự kiến sau 2 tháng nữa mình sẽ thu được 2-3kg mỗi ngày.

@anuong689: nuôi bằng phân tươi rất phù hợp. Mình dự định khi có nhiều sâu non rồi sẽ dành một thùng để thử nghiệm nuôi bằng phân bò để xem tỷ lệ thức ăn ra sao.

@huydaika13: Trong mô hình ở Inđô, họ nuôi bằng bột làm từ lõi trái cọ. Thấy họ nói là phải dừng mô hình vì giá thức ăn đó tăng cao quá, làm không hiệu quả.
 
@jnbgyu : đồng ý với bạn về vấn đề tương quan mật độ sâu non, thức ăn,
Mình sẽ xây hồ tròn tương tự như cái biopod với máng dẫn cho sâu già bằng xi luôn, về vấn đề thoát nước mình sẽ làm như hệ thống thoát nước hồ cá,bộ lọc đơn giản là miêng mut lau bảng lớn và đầu ra sẽ nối với hệ thống cống ngầm, nước vào bao nhiêu sẽ thoat hết.
Mình phát hiên 1 điều là nước rĩ ra sẽ thoat rất chậm do đậm đặc nhưng chỉ cần bạn bơm nước vào nó sẽ thoat sạch(do đã bị làm loãng).
Nếu bạn làm theo Bug Barack thì có thể đến các cửa hàng vlxd, hoặc xưỡng mộc để mua gỗ hoặc ván ép loại ko thấm nước để làm, gỗ xây dựng 40*400*2cm là 120-130k, ván ép 124*210*1cm là khoảng hơn 200k.
Bạn mượn được thùng biopod 1.2m? nghe hấp dẫn quá,liệu bạn có thể up hình lên ae tham khảo, nghe nói giá một thùng đến hơn 2mi nên hơi sợ, nếu không cân di chuyển minh tính xây bằng bê tông chỉ khoảng 500-600k thôi.


@anuong689: nghe bạn hỏi vậy dường như chổ bạn sẵn phân chuồng, mình cũng muốn nuôi băng phân nhưng chỗ mình ko sẵn mà phải mua, theo quan sát lúc trướt của mình với thức ăn như phân tươi, gân như đưa vào vài tiếng là chúng xữ lý hết.
Theo mình đơn giản để thấy hiệu quả mô hình cứ đem so với nuôi trùn quế là dễ thấy nhất:
Thứ I: Về thời gian: Nuôi sâu đen thì thời gian tiết kiệm hơn nuôi trùn quế 1 tháng so với khoảng 2 tháng rưỡi.
Thứ II: thức ăn: Sâu đen ăn được thức ăn tươi và chưa ủ,bạn có thể cho ngay rau xanh, khoai, rau củ, dầu cá xương vào cho sâu ăn ngay trong khi trùn thì hạn chế hơn, nhưng trùn quế tiêu hóa thức ăn kĩ hơn, sâu đen vaanx chừa lại 1 ít chât xơ còn trùn thì không.
Tạm như vậy các bạn cứ đóng góp thêm nhé.
Có bạn nào thấy khu vực mình ở giá phân chuồng(bò, heo gà_)rẽ thì góp ý với, như chỗ mình do là vùng trồng cây nông nhiệp nên họ tận duỵng hêt, và giá bán ra khá đắt, một bao phân gà khô 50kg được xữ lí sơ bằng men vi sinh có giá gần 150k, phân bò khô thì giá ngang tiệm cây kiểng bán, một bao nhỏ đến 20k
 
Last edited:
thank bạn đã chia sẻ chúc bạn có thể thành công với mô hình của mình
 
@nongdanxanh: Vê chuyện thoát nước qua bộ lọc mút lau bảng, bạn nên thử nghiệm trước ở quy mô nhỏ trước khi xây bể nuôi lớn. Trọng lượng dư chất sẽ lên đến vài trăm kg trong bể lớn, ép mút dẹp xuống và bít luôn. Khi mình nuôi trong xô 20 lít đặt nghiêng, mình đục khoảng 30 lỗ ở đáy thùng, đường kính mỗi lỗ khoảng 5mm, vậy mà nó vẫn bị bịt kín khá nhanh. May nhờ mỗi ngày có vài chục con sâu non chui qua các lỗ đó nên nó mới thông.
Mình thì sẽ không xài các loại ván ép, hoặc ván làm cốp pha. Có dùng thì nên dùng loại ván xi măng (là hỗn hợp xi măng và sợi gỗ). Loại này kháng nước rất tốt, bền và cứng, giá khoảng 270k một tấm 122x244x0,8cm. Có nhiều nhãn hiệu, nhiều độ dày để chọn lựa. Thực ra nếu có mặt bằng trại ổn định lâu dài thì xây bể xi măng rẻ hơn.
Hôm nay đo lại thì thấy thùng biopod có đường kính khoảng 110cm thôi, cao chưa đến 70cm, hèn chi họ gọi nói loại này dùng để nuôi công nghiệp ở quy mô nhỏ. Nuôi quy mô lớn chắc phải dùng loại đường kính 2 mét (không biết có sản xuất chưa nữa). Người bạn cho mình mượn thùng nói loại 1,1m này hiện nay bán tại xưởng khoảng 50 đô. Hôm nay quên chụp hình bên ngoài, nhưng nó giống y cái này nè: http://binhdinhwssp.files.wordpress.com/2012/05/img_0582.jpg

Hình chụp khi cho vào 5,3kg khổ qua xắt lát, có cả loại còn tươi cũng như loại úng dập:

http://s203.photobucket.com/user/jnbgyu/media/resized_IMG_4297_zpse8421fc8.jpg.html?sort=3&o=4

24h sau đó:

http://s203.photobucket.com/user/jnbgyu/media/resized_IMG_4300_zps2541018e.jpg.html?sort=3&o=5

Chuồng lưới mới của mình:

http://s203.photobucket.com/user/jnbgyu/media/resized_IMG_4293_zps1a9dc31b.jpg.html?sort=3&o=1

Ở Củ Chi (cách trại hiện nay của mình khoảng 12km), phân bò tươi chở đến tận nơi, giá sỉ là 380 đồng/kg. Chỗ bạn là vùng trồng trọt thì bạn nên tìm loại phế phẩm nông sản nào đó phù hợp để nuôi sâu thì tiết kiệm hơn là dùng phân chuồng. Loại nào có nhiều tinh bột thì tốt. Mô hình ở Indo dùng bột lõi hạt cọ thì mình nghĩ nó cũng là tinh bột thôi.
 
Cho mình hỏi cái biopod thoát nước ntn vậy, hiện tại thùng nuôi cua mình bằng nilon , thu hoạch rất tốt nhưng thoát nước thì k trong t chút nao, nên mình k dám cho trái cây vô nữa mà chỉ nuôi bằng phân gà ,
nhà lưới của bạn hoạt động hiệu quả không, thời tiết chỗ bạn ntn, hiện tại mình đã di chuyển thùng nuôi ra khỏi nhà lưới và đặt 1 xô chất thải trong nhà lưới ,ơ ể bẫy trứng, khoảng 1 tuần thì đem xô rác đổ vào thùng nuôi và lấy 1 xô rác mới... Còn sâu đen thu được mình thì đêm đổ vào giữa nhà lưới . Ruồi nhiều nhưng những đẻ chẳng bao nhiêu .

có lẽ phải làm cái chuồn gà để thu phân mới được, bạn nào có kinh nghiệm góp ý với
 
Nước ta chưa có một công trình nghiên cứu nào cho ra hồn về vấn đề này, và cũng chưa có một cá nhân nào làm xuất sắc việc này. Các kỹ sư, cán bộ của mình cũng chỉ vậy vậy thôi. Có nhiều người mang cái mác chỉ là cái mẽ bên ngoài, đào tạo xong có cống hiến được cái quái gì đâu. Còn thua xa nhiều nhà nông. Đơn giản như nuôi dế, nuôi rắn, nuôi thằn lằn, nuôi trùn quế...v...v... tất cả đều là các bác nông dân ta tự nghĩ ra và nuôi tự phát sau đó thành phong trào, các kỹ sư nông nghiệp lúc đó mới lao đầu theo sau, nào là nghiên với chả cứu rồi thế nọ thế kia, xin thưa với các bác, mấy thứ đó tài liệu bên nước ngoài nó có sẵn hết rồi. Copy paste lại thành giáo trình cho dân ta đọc hết thôi. Và tôi đếch cần mấy thứ đó, Cái tôi cần là thực tế từ các bác nông dân, từ những người đi trước. những người tiên phong dám nghĩ dám làm và dám thất bại.
Còn chuyện nuôi nhộng ruồi này thực sự nó rất thực tế và bổ ích với nhà nông chúng ta, nó giảm thiểu rất nhiều chi phí trong chăn nuôi, hơn nữa giá trị dinh dưỡng mà nó mang lại cho vật nuôi không hề nhỏ, Vậy tại sao các nhà khoa học, các Kỹ Sư nông nghiệp không nghiên cứu kỹ càng , không đủ tài thì sao không sang bên Mỹ mà học, nếu xa quá, chi phí nhiều quá thì sang TQ mà học Chị Đổng Thiên Thạch. Người ta đã thành công từ những năm 2002 ........
Tất nhiên cá nhân tôi cũng chỉ là thằng tham gia vào diễn đàn để học tập trao đổi thôi, nhưng đọc có một số bài viết ở trên có một số người ra vẻ tri thức quá, thảo luận chẳng ra thảo luận, lại còn hơn thua...nghe khó tiêu.
Chủ đề này thiết nghĩ muốn thành công và đạt số lượng lớn chúng ta phải có người nghiên cứu kỹ các tài liệu của nước ngoài, từ khâu chuẩn bị đến đi vào hoạt động. Khâu chuẩn bị bao gồm những việc như là gây dựng con giống, chuồng trại ( những kiến thức cơ bản về Ruồi Lính Đen, từ khi là ruồi đến lúc sinh sản, ấu trùng bao lâu thì thành Ruồi...), Sau đó là thành phẩm nhộng ruồi ( sản xuất ít thì tự cung tự cấp,, sản xuất nhiều thì thế nào? nếu bán ra thị trường thì có thể chế biến thành bột hoặc sấy khô làm thức ăn chăn nuôi, đã có ai nghĩ tới giá thành là bao nhiêu chưa? hay chỉ mơ hồ vậy thôi)
Đấy mới là vấn đề cần thảo luận. Đọc mấy trăm bài viết nhưng mọi thứ đều không cụ thể, tất cả chỉ là chung chung,có thể đã có người thành công, nhưng nếu đã lên diễn đàn này thì ai thành công rồi thì đừng giấu nghề.
Tôi nói sai xin được mọi người chỉ dạy, vì tôi quan tâm tới chủ đề này.
 
Last edited by a moderator:
Vấn đề này ở nước mình thật ra k còn mới mẽ, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu tại các trường dh chuyên ngành môi trường , nghiên cứu ở đây là phân tích vi sinh có trong thành phần rác thải, thành phần dinh dưỡng của ấu trùng, nhờ có việc nghiên cứu này mà ta biết được các nguy cơ lây lan mầm bệnh do ấu trùng gây ra , từ đó mình theo sau cũng tự tin hơn. Nghiên cứu thì có nhưng việc phổ biến thì chưa, muốn tìm tài liệu chính thống cũng khó . Thành công chưa thì không biết nhưng nếu áp dụng để xử lí phân gia súc , gia cầm trong công nghiệp theo mình đây là điều tuyệt vời.
 
Back
Top