Kỹ thuật nuôi dòi làm thức ăn chăn nuôi

Nguyên văn "Nuôi dòi quá dễ, rất ít tốn kém, chu kỳ ngắn. Cứ 2.000g phân tươi có thể sản xuất 500g dòi. 1m3 lồng có thể sản xuất 150g dòi/ngày. Nếu dùng lồng nuôi 3 tầng, trong 10 tháng, mỗi ngày có thể thu được 20-25kg dòi. Giá thành 1 kg dòi sống chưa tới 500 đồng. Nếu tính quy đổi 4kg dòi sống thành 1kg bột cá, thì giá thành không bằng 30% bột cá"

Các bác có biết ở đâu bán giòi (dòi) chỉ cho em với ạ? Em ở Hà Nội, có trang trại,cần nguồn cung cấp giòi để làm thức ăn cho gia cầm ạ!

Kỹ thuật nuôi dòi làm thức ăn chăn nuôi


Nuôi dòi quá dễ, rất ít tốn kém, chu kỳ ngắn. Cứ 2.000g phân tươi có thể sản xuất 500g dòi. 1m<sup>3</sup> lồng có thể sản xuất 150g dòi/ngày. Nếu dùng lồng nuôi 3 tầng, trong 10 tháng, mỗi ngày có thể thu được 20-25kg dòi. Giá thành 1 kg dòi sống chưa tới 500 đồng. Nếu tính quy đổi 4kg dòi sống thành 1kg bột cá, thì giá thành không bằng 30% bột cá.


Ấu trùng của ruồi, nhặng gọi là dòi. Dòi sử dụng thức ăn là phân tươi của vật nuôi, sinh sản cực nhanh, nuôi nhân tạo rất đơn giản, bà con nhà nông đều có thể tự làm.
Thành phần dinh dưỡng trong dòi rất phong phú: protein thô 56-63% (bình quân 59,5%), chất béo thô 13%, tro 7%, đường 3,1% là thức ăn giàu protein, thành phần dinh dưỡng ngang ngửa với bột cá Pêru. Dòi tươi sống có hàm lượng protein 15%, chất béo thô 5,8%, đủ chất dinh dưỡng làm thức ăn nuôi trực tiếp cho lợn, gà, vịt, cá, đồng thời là thức ăn sống tốt nhất, có giá thành thấp nhất để nuôi các động vật đặc sản như tôm, cua, cá trình, lươn, ếch, cá song, ba ba, rùa…
Nuôi dòi quá dễ, rất ít tốn kém, chu kỳ ngắn. Cứ 2.000g phân tươi có thể sản xuất 500g dòi. 1m<sup>3</sup> lồng có thể sản xuất 150g dòi/ngày. Nếu dùng lồng nuôi 3 tầng, trong 10 tháng, mỗi ngày có thể thu được 20-25kg dòi. Giá thành 1 kg dòi sống chưa tới 500 đồng. Nếu tính quy đổi 4kg dòi sống thành 1kg bột cá, thì giá thành không bằng 30% bột cá. Có một gia đình nông dân, dùng lồng tre nuôi dòi, với 14 lồng mỗi ngày sản xuất được 30kg dòi sống, đủ nuôi 1.000 con ba ba. Nếu nuôi dòi trở thành một chuỗi sinh học để sản xuất thức ăn, giá thành nuôi ba ba giảm gần một nửa, năng suất lại tăng gấp bội.
Nuôi dòi có 2 khâu quan trọng: nuôi ruồi bố mẹ và gây nuôi dòi thành phẩm, kỹ thuật khác nhau nhiều. Nhưng nuôi dòi chỉ để làm thức ăn thì không cần nuôi ruồi bố mẹ, mà sử dụng ruồi bố mẹ trong thiên nhiên để đẻ trứng, rồi nuôi thành dòi, đỡ tốn kém hơn nhiều.

Trích đoạn :
Thùng Bug Barrack kích thước 240x80x40cm, hoạt động được hơn nửa tháng nay:





Thức ăn là phân bò tươi và hỗn hợp hèm-xác mì. Mỗi ngày cho vào khoảng 15.000 con giống (ấp từ 30 ổ trứng trong 7 ngày). Từ vài ngày nay đã bắt đầu cho thu hoạch khoảng 500-600g/ngày. Nhộng đen thu được có kích thước nhỏ, có lẽ do thùng nuôi còn trong quá trình ổn định và mình cũng cho tụi nó ăn chưa đủ. Mỗi ngày mình hớt bớt lớp dư chất trên cùng để lọc đem bón rau, và giúp giữ cho lớp dư chất trong thùng không dày lên quá nhanh, chỉ ở mức trên dưới 20cm.
Khi thùng hoạt động ổn định mình sẽ thông báo tiếp.

@ANH AQ101: Mai hay mốt em post hình cách gắn bìa cac tông thu trứng nhé.

Hai chuồng lưới. Một nửa lộ thiên, một nửa có tôn che mưa nắng. Mỗi chuồng có kích thước khoảng 2x4x2m. Kéo ống tưới phun sương (dùng béc tưới lan). Khi có nắng thì tưới 2h một lần, mỗi lần vài chục giây, làm đọng nước trên lá và vách lưới để ruồi uống và làm tăng độ ẩm bên trong.

Hướng nào có gió lùa phải che bớt lại, hạn chế ruồi đẻ lung tung trên vách lưới, góc lưới.


Trong chuồng cần trồng cây để có chỗ ruồi đậu và ổn định độ ẩm.

Thùng chứa nhộng đen (80x80x40cm), được che mưa che nắng tuyệt đối, mỗi ngày cho vào đó 1kg nhộng đen.

Xô thu trứng: chứa những thứ bốc mùi càng hôi càng tốt (ruột, đầu cá, máu heo, đầu tôm, phân heo...), treo các mảnh cac tông lên vách xô, cách lớp rác bên dưới khoảng 5cm. Trứng được thu hằng ngày vào chiều tối, cho vào hộp nhựa phun ẩm trong 40-45h sau đó cho vào thùng chứa thức ăn. Sau 5-6 ngày mới trút vào bể nuôi (đang nuôi ấu trùng). Nếu trứng chưa nở mà trút vào bể nuôi, ấu trùng trong đó sẽ xơi luôn trứng.
 
Last edited by a moderator:
Nhìn thành quả của các bạn thật thích!, lứa giòi đầu tiên của mình của mình đã bị chết toàn bộ do mình để thùng nuôi ngoài vườn, buổi sáng chỗ đó râm nhưng chiều thì bị nắng chiếu vào nóng quá nên dòi bị chết. Hiện tại do số lượng còn ít nên mình nuôi trực tiếp trên nền đất(đổ đống thức ăn vào 1 góc chuồng heo), mỗi ngày thu được 1 hai ổ trứng từ ruồi ngoài tự nhiên, phải hơn tháng nữa mới cần tính đến việc đóng thùng nuôi chuyên dụng và làm nhà lưới.

Hiện tại mình đang định tính gom thức ăn về phân loại rồi phơi khô sau đó nghiền thành bột, lúc nuôi chỉ cần trộn đủ ẩm là được, như vậy giải quyết được vấn đề dư chất và có thể nuôi đại trà giốn như bên indo họ làm vậy en.engormix[DOT]com/profile/index.asp?p=0&ida=3847bd5b&id=32004&opt=4&a2=1

Chỉ còn vấn đề là công và chi phí như vậy có cao quá không?. Bữa trước bạn hoangthuy.ts49 có nhắc đến bột củ mỳ xay, chỗ mình nhà máy tinh bột họ bán bã sau khi đã lấy tinh bột là 11k một bao khoảng 40kg, lúc nào số lượng giòi nhiều lên mình sẽ mua về thí nghiệm xem loại bã này lũ dòi có thích không và có đủ dinh dưỡng cho chúng phát triển không?

@jnbgyu: 106 ổ trứng một ngày, tính tương đối là 106 x 300 tương đương 6kg nhộng đen, một số liệu khả quan
 
Thực tế thì 1 con sâu non chưa đc 0.1 gram . Số lượng sâu non mình nghĩ sẽ dc xác định bằng lượng thức ăn trong 1 đơn vị thời gian,

--------

Rld cần độ ẩm 70% để sinh sản. Nhà lưới phải đón đc ánh nắng mặt trời. Số lượng ruồi nhiều lên sẽ tăng khả năng có giao phối.

muốn sâu non lớn nhanh cần thức ăn chứa đạm cao .

--------

Mỗi ngày có 1 con heo chết thì ngon .
 
Last edited by a moderator:
@huydaika13:Mình lấy số liệu theo tài liệu của nước ngoài 0.2gr/nhộng đen, mỗi ổ trứng thì từ thực tế mình ước chừng 200 - 300 trứng.
Mỗi ngày ngyên con heo chết thì không thể rồi, nhưng phụ phẩm lò mổ thì có thể kiếm được. Hiện tại mình nuôi bằng 100% vỏ thơm, cái này chỗ mình cũng dễ kiếm.
 
huydaika13: Mình đoán là sâu non hô hấp qua hậu môn. Có lần thùng nuôi bị sũng nước, mình thấy phần lớn tụi nó chổng đít lên cao. Nhìn từ trên xuống thấy toàn đít tụi nó. Ngoài ra do tập tính chui rúc đào bới, khi nó chui vào thức ăn và rúc sâu vào, tạo thành đường hầm, thì chỉ có đít nó là tiếp xúc với không khí. Những con rơi xuống lon hứng nước rỉ rác, nằm trong nước 24h vẫn sống.
Mình nghĩ thức ăn nấu chín, độ mềm sẽ phù hợp với tụi nó. Mềm cỡ như đu đủ chín là tụi nó ăn nhanh lắm.
Độ ẩm trong chuồng lưới của mình dao động từ 45% (trưa nắng) đến 75% (rạng sáng). Đo bằng ẩm kế rẻ tiền chả biết chính xác không.

@songthanduc: Mình nghĩ là độ ẩm khá quan trọng, nắng thì ít cũng được. Mấy hôm rồi trời âm u ít nắng nhưng tụi nó đẻ rất khá, cũng có lẽ do số lượng ruồi của mình đang tăng cao. Hôm kia có một kỷ lục mới là 159 ổ trứng, hôm qua tuột xuống còn 55, mình nghi ngờ tụi nó lại đẻ bậy ở đâu đó trong chuồng. Tụi nó rất nhạy mùi. Thùng nuôi mình đặt cách chuồng lưới hơn 20m, vậy mà tụi nó đẻ trên lưới ở hướng thùng nuôi. Trường hợp của bạn có lẽ do số lượng ruồi còn ít thôi.

@nongdanxanh: thu hoạch khá đấy. Mấy ngày nay sản lượng của mình mỗi ngày không bằng trong cái rổ xanh của bạn đâu.

@rubic: mình nghĩ là phơi khô nghiền bột thì tốn thêm chi phí và làm giảm chất dinh dưỡng của thức ăn. Giá 11k cho 40kg thì rất tốt, cho dù tỷ lệ 20 thức ăn cho ra 1kg nhộng cũng ổn lắm rồi.
Mình thấy không phải ổ trứng nào cũng nở tốt. Rồi còn hao hụt trong quá trình nuôi, rồi độ lớn không đồng đều. Có lẽ nên ước tính giảm đi 50%, 106 ổ trứng cho ra khoảng 3kg là vừa.
 
@jnbgyu: Nói ra thật xấu hổ, mình chẳng làm gì cả chỉ kiếm vài trái thơm hư về vất vào thùng và đợi thôi, minh cung hiếm khi cho ăn, dự kiến thu hoach chi gấp 3 số trong rổ thôi, vì mình hay đi tập huấn mà ở nhà ko dám dám đụng vào, vừa rồi mình còn dự định tham gia đap xe xuyên việt nhưng có lẽ phải bỏ thôi, nhìn mấy bạn làm rôm quá mình cung nóng :)

--------

Mình có một thắc mắc nhỏ về cái chuồng lưới mong các bạn giải đáp hộ, bạn @huydaika13 và @jnbgyu: hai bạn làm cửa ra vàO nhà lưới thế nào? mình nghĩ có lẽ phải lam cửa 2 lớp thi khi mình ra vao rld moi ko thoát dc chứ, đúng ko?
 
Last edited:
Mình làm cửa rất thô sơ, nhưng chẳng có con nào bay ra, lúc mở cửa thì cũng k bay ra dc, trừ khi mật độ rất cao thì mới có bay ra, nhưng sống. Lượng không đáng kể, trong đó còn có nhưng con ruồi đã sinh sản rồi nữa .

bạn làm như hình ảnh của ban yujh post ak, quan trọng là làm sao tránh được các loài động vật ăn bọ chuôi vào , 1 con kì nhông cũng như mở cửa nhà lưới ra vậy.

hôm nay vưa bvđa xong, khỏe quá.
 
@nongdanxanh: mình làm cửa đơn bình thường thôi, kích thước khoảng 50x80cm. Bọn RLĐ hay đậu trên cao chứ phía dưới không nhiều, ra vào đóng cửa ngay thì cũng ít con thoát ra lắm. Hiện giờ là vậy, không biết khi mật độ tăng lên nữa thì thế nào.
Quan trọng là chuồng phải kiên cố và kín đối với các loài ăn côn trùng. Bữa giờ mình phải diệt nhện (loại này tương đối dễ), thằn lằn, cắc ké, rắn mối (mấy con này chả hiểu lọt vô bằng cách nào). Hôm nay tóm được hai con rắn mối khá lớn, bỏ vô xô nhựa nuôi luôn.
 
Bữa nay sâu đen nhiều quá, buổi tối bò khắp nơi trên mặt đất, nghe tiếng chuột chù kêu trong nhà lưới nữa chứ, chắc nó ăn no nê.

số lượng ruồi trong nhà lưới đã tăng trở lại nhưng không thấy giao phối, chỉ thấy 1 con ruồi đi tìm chỗ đẻ trứng, tìm mãi k đc chỗ đẻ lại bay đi. Chán.

số lượng sâu non rld cũng nhiều, ăn nhiều và nhanh, phần lớn sâu non gần đủ tuổi đổi màu đen rồi. Nếu mà hứng lại chắc cũng khá nhiều.
 
Đến nay thì mình xác định là xô nhựa (và các vật chứa khác bằng nhựa) là không phù hợp để nuôi sâu non. Các lỗ thoát nước quá dễ bị tắc và thoát không kịp khi cho thức ăn hơi có nhiều nước. Sâu non lại dễ dàng leo lên và trốn thoát khi bị úng, hay bị thiếu thức ăn.
Mình ấp trứng thu được trong 5 ngày liên tục trong một xô nhựa 20 lít. Sâu non nở ra quá nhiều, có lẽ chật chội nên nó leo lên vách xô, mặc dù mình sờ vào thấy khô nhưng sâu non mới nở vẫn leo được. Sau này phải cẩn thận kiểm soát số ổ trứng ấp trong mỗi xô. Có lẽ mỗi xô chừng 100-150 ổ thôi.
Lượng ruồi của mình đã giảm trở lại, trứng cũng còn khoảng 20 ổ mỗi ngày.
Thức ăn phù hợp cho sâu non là khổ qua, bắp cải, đu đủ. Dưa hấu không tốt vì nhiều nước quá. Đừng cho ăn trừ khi thùng nuôi thoát nước tốt. Khoai và củ sắn thì phải xắt vụn. Nói chung thứ nào cũng xắt vụn thì tốt hơn. Mình vẫn đang thử nghiệm thêm các loại khác. Hôm bữa đập được con chuột thả vô bữa nay tìm không thấy tông tích gì nữa, cả xương sọ cũng chẳng thấy đâu.
Mình đang định xây một thùng nuôi bằng tôn ximăng. Gỗ thì quá đắt và không bền, còn thùng nhựa thì không dùng được, vì thoát ẩm quá kém, sâu non bò tứ tung vào buổi tối. Bữa giờ chắc mình thất thoát sâu non khá nhiều mà không biết.
 
nhà mình có 1 con gà bị chết, khoảng 1kg , mình cho vào thùng , 1 ngày đầu ăn hết 70% , sau ngày thứ 2 thì chỉ còn da , xương và lông .

mỗi lần cho thức ăn vào thì sâu đen mới bò ra , mình hứng lại thử , sau 24h thì được khoảng nữa chai nước 1 lít rưỡi . mỗi ngay ăn hết hoàn toàn nữa xô trái cây , loại xô 21 lít . số lượng ruồi hôm nay khá nhiều , nhưng k thấy giao phối . có vẽ như phương án cho sâu đen ra đất nền nhà lưới khá hiệu quả . kiểu thùng gỗ mình đang sử dụng thoát nước khá tốt nhưng k bền , có lẻ phải xây bằng gạch trên nền đất cao .

836871326_1251343999_574_574.jpg

836865410_491831919_320_320.jpg

836864884_1175699872_320_320.jpg

836856820_2146051264_320_320.jpg


hôm nay trời mưa , độ ẩm tăng cao nhưng k có nắng , mong ngày mai có nắng xem chuyển biến có tốt hơn không.
 
Hôm bữa mình làm cái thùng nuôi lớn như thế này và thất bại thảm hại, sâu non leo trèo thoải mái và thoát ra ngoài, mặc dù thoát nước khá tốt:





Bởi vậy giờ không chơi thùng nhựa nữa, mà sẽ dùng tôn ximăng. Mình sẽ dời trại sang một vị trí khác cách đó chừng 4km. Sẽ mất nhiều công sức và hao hụt thêm một số RLĐ.
Hiện giờ thì mình đang nuôi kiểu này:



Và thu hoạch mỗi ngày khoảng bi nhiêu đây:



Nhưng hễ thiếu thức ăn hoặc bị úng nước là tụi nó lại leo trèo trốn đi thoải mái.
Hình chụp tụi nó đang ăn khoai lang sống xắt lát:



Có vẻ như tụi nó không ăn được da động vật nếu chưa nấu chín. Mình đã từng thấy tụi nó bỏ qua da ếch, da heo. Da và mỡ heo nấu chín rồi thì ăn rất nhanh. Hôm nọ con chuột bị tụi nó xử lý được có lẽ là do da nó quá mỏng, sâu non đục dễ dàng, hoặc nhanh phân hủy một phần và sâu non ăn phần còn lại.
 
@jnbgyu: Bạn thử quét một lớp xi măng vào bên trong lòng thùng để tận dụng thùng nuôi lớn đó xem sao, hoà nước xi măng thật đặc, thêm một ít cát mịn quét lên thành thùng chờ hơi khô rồi dùng chổi lông quét nhẹ lại để tạo độ nhám(quét hơi dày một chút để khi dùng vào việc khác thì chỉ cần gõ nhè nhẹ bên ngoài là lớp xi măn tự bong ra).
 
Last edited by a moderator:
Sáng hôm nay đã thấy ruồi giao phối , đã thu được 1 ổ trứng hoàn chỉnh, tụi ruồi hầu như không đẻ bên trong thùng nuôi mà lại đẻ phía ngoài.

không hiểu sao tụi sâu lớn cứ xúm chùm lại 1 goc

--------

Xếp chồng lên nhau như muốn bò ra thế, mình xúc 1 góc thì được khoảng 1 ca đầy , nhưng trong đó lại có những conn nhỏ nữa. Theo minh ước lượng trong thùng nuôi có khoảng 5 kg sâu non.
 
Last edited by a moderator:
tụi nước ngoài nó bắt giun ăn đồ sông thật đấy bạn ạ!một bang ở Mỹ và Ấn độ cấp phát trùn giống cho các gia đình,đem về cho vào thùng để xử lý rác hữu cơ của gia đình,một vài nhà hàng của Mỹ có các thùng gỗ lớn(worm bin) chứa thức ăn khách ăn thừa dùng để nuôi trùn (red worm),tụi nó cho thức ăn ào ào vào,ko ủ j cả.mình làm theo thi phía dưới nóng quá,trùn bò ra ngoài hết! thế mới lạ!ngoài ra còn các dự án xử lý chất thải từ bãi rác bằng trùn quế hoặc ruồi lính đen ...tất nhiên đó la một đống rác.Và bạn biết rau củ quả toàn là nước! ủ đến khi ko con nóng nữa thì ko còn j để trùn ăn nữa,chảy ra nươc hết cả rồi,khác ủ phân chuồng các loại.
em nghĩ ở mỹ họ có một chế phẩm hay đại loại là men gì đó trộn lẫn trong "worm bin"
vì vậy nên "thức ăn sống" đó bị phân hủy rất nhanh giun có thể ăn liền .
 
@jnbgyu: thank bạn vì lời góp ý
@huydaika13: Thạnk bạn,Nhìn chuồng của bạn thích quá, bạn có thể cho mình sđt để trao đổi đc ko?, dt cua mình la 0979.215.395, ban có thể đê lại tn cho minh,thank?

--------

Mình đang gặp một vấn đề
- Mình dự đinh nuôi với quy mô nhỏ (thu khoảng vài kg dòi một ngày, đã liên hệ một chỗ để mua vỏ thơm, 10k/bao khoảng 35-40kg(đoán vậy)
- Cách đây 10 ngày, lần trướt mình còn khoảng nữa rỗ con sâu đen chưa bò ra khỏi xô, mình đổ tiếp nữa xô vỏ thơm vào sau 10 ngày đi tập huấn về phát hiện:
+ Sâu đen trong rổ xanh lần trướt đã hóa ruồi toàn bộ và bay đi hết :)
+ Sâu đen còn lại trong xô nuôi chết hết và không chui khỏi xô(chúng rúc vào số vỏ, cùi thơm mới và chết trong đó.
+ Tỷ lệ sâu trong xô kém rất xa đợt đầu (dụ bằng trái thơm bỏ đi.
Vài dòng chia sẽ, báo cáo tình hình cùng anh em

--------

Mình chợt nghĩ ra ý này Mình dự sẽ lập hội "Nuôi ruồi lính đen" có thể trên face hoặc mạng xh khác ( vì agri lên bằng đt xem hình, đang hình ko tiện)để cập nhật, trao đổi thông tin cho tiện,nếu anh em ủng hộ hoặc phản đối xin cho ý kiến

--------

face mình là "lư trung hỏa" sđt là 0979.215.395
thank all
 
Last edited:
@rubic: Cảm ơn bạn. Mình sẽ thử nghiệm quét ximăng lên thùng lớn khi nào rảnh và có kha khá sâu non. Giờ thì mình làm cái thùng lớn kiểu Bug Barrack bằng tôn ximăng trước cái đã. Các xô ương sâu mới nở thì phải quét ximăng ngay.

@nongdanxanh: Vấn đề của bạn thì mình cũng không rõ nguyên nhân. Nhưng theo mình thì thức ăn quá nhiều cũng có thể gây hại cho sâu non. Nhiều miếng thức ăn quá to có thể đè sâu non làm nó ngộp, vì thế mình thường xắt vụn cỡ lóng tay.
Mình thì không xài face vì hay bị chặn. Mình thấy trao đổi tại đây cũng khá tốt rồi.
Mình thấy cho dù mới bắt đầu thì cũng nên làm cái thùng nuôi to to một chút, diện tích cỡ 0,25m vuông, chiều cao cỡ 50cm trở lên. Mục đích là tạo môi trường ổn định lâu dài cho sâu non. Chứ như mình làm vừa rồi, chuyển qua chuyển lại quá nhiều lần, hao hụt sâu non khá nhiều.

Vừa rồi có một đợt trời mưa và âm u mấy ngày liền. Trong mấy ngày đó ruồi vẫn đẻ, nhưng mấy ngày kế thì hầu như ngưng hẳn, mặc dù có nắng. Như vậy trời nắng tụi nó mới giao phối, và giao phối xong vài ngày mới đẻ.
 
Back
Top