Kỹ thuật nuôi dòi làm thức ăn chăn nuôi

Nguyên văn "Nuôi dòi quá dễ, rất ít tốn kém, chu kỳ ngắn. Cứ 2.000g phân tươi có thể sản xuất 500g dòi. 1m3 lồng có thể sản xuất 150g dòi/ngày. Nếu dùng lồng nuôi 3 tầng, trong 10 tháng, mỗi ngày có thể thu được 20-25kg dòi. Giá thành 1 kg dòi sống chưa tới 500 đồng. Nếu tính quy đổi 4kg dòi sống thành 1kg bột cá, thì giá thành không bằng 30% bột cá"

Các bác có biết ở đâu bán giòi (dòi) chỉ cho em với ạ? Em ở Hà Nội, có trang trại,cần nguồn cung cấp giòi để làm thức ăn cho gia cầm ạ!

Kỹ thuật nuôi dòi làm thức ăn chăn nuôi


Nuôi dòi quá dễ, rất ít tốn kém, chu kỳ ngắn. Cứ 2.000g phân tươi có thể sản xuất 500g dòi. 1m<sup>3</sup> lồng có thể sản xuất 150g dòi/ngày. Nếu dùng lồng nuôi 3 tầng, trong 10 tháng, mỗi ngày có thể thu được 20-25kg dòi. Giá thành 1 kg dòi sống chưa tới 500 đồng. Nếu tính quy đổi 4kg dòi sống thành 1kg bột cá, thì giá thành không bằng 30% bột cá.


Ấu trùng của ruồi, nhặng gọi là dòi. Dòi sử dụng thức ăn là phân tươi của vật nuôi, sinh sản cực nhanh, nuôi nhân tạo rất đơn giản, bà con nhà nông đều có thể tự làm.
Thành phần dinh dưỡng trong dòi rất phong phú: protein thô 56-63% (bình quân 59,5%), chất béo thô 13%, tro 7%, đường 3,1% là thức ăn giàu protein, thành phần dinh dưỡng ngang ngửa với bột cá Pêru. Dòi tươi sống có hàm lượng protein 15%, chất béo thô 5,8%, đủ chất dinh dưỡng làm thức ăn nuôi trực tiếp cho lợn, gà, vịt, cá, đồng thời là thức ăn sống tốt nhất, có giá thành thấp nhất để nuôi các động vật đặc sản như tôm, cua, cá trình, lươn, ếch, cá song, ba ba, rùa…
Nuôi dòi quá dễ, rất ít tốn kém, chu kỳ ngắn. Cứ 2.000g phân tươi có thể sản xuất 500g dòi. 1m<sup>3</sup> lồng có thể sản xuất 150g dòi/ngày. Nếu dùng lồng nuôi 3 tầng, trong 10 tháng, mỗi ngày có thể thu được 20-25kg dòi. Giá thành 1 kg dòi sống chưa tới 500 đồng. Nếu tính quy đổi 4kg dòi sống thành 1kg bột cá, thì giá thành không bằng 30% bột cá. Có một gia đình nông dân, dùng lồng tre nuôi dòi, với 14 lồng mỗi ngày sản xuất được 30kg dòi sống, đủ nuôi 1.000 con ba ba. Nếu nuôi dòi trở thành một chuỗi sinh học để sản xuất thức ăn, giá thành nuôi ba ba giảm gần một nửa, năng suất lại tăng gấp bội.
Nuôi dòi có 2 khâu quan trọng: nuôi ruồi bố mẹ và gây nuôi dòi thành phẩm, kỹ thuật khác nhau nhiều. Nhưng nuôi dòi chỉ để làm thức ăn thì không cần nuôi ruồi bố mẹ, mà sử dụng ruồi bố mẹ trong thiên nhiên để đẻ trứng, rồi nuôi thành dòi, đỡ tốn kém hơn nhiều.

Trích đoạn :
Thùng Bug Barrack kích thước 240x80x40cm, hoạt động được hơn nửa tháng nay:





Thức ăn là phân bò tươi và hỗn hợp hèm-xác mì. Mỗi ngày cho vào khoảng 15.000 con giống (ấp từ 30 ổ trứng trong 7 ngày). Từ vài ngày nay đã bắt đầu cho thu hoạch khoảng 500-600g/ngày. Nhộng đen thu được có kích thước nhỏ, có lẽ do thùng nuôi còn trong quá trình ổn định và mình cũng cho tụi nó ăn chưa đủ. Mỗi ngày mình hớt bớt lớp dư chất trên cùng để lọc đem bón rau, và giúp giữ cho lớp dư chất trong thùng không dày lên quá nhanh, chỉ ở mức trên dưới 20cm.
Khi thùng hoạt động ổn định mình sẽ thông báo tiếp.

@ANH AQ101: Mai hay mốt em post hình cách gắn bìa cac tông thu trứng nhé.

Hai chuồng lưới. Một nửa lộ thiên, một nửa có tôn che mưa nắng. Mỗi chuồng có kích thước khoảng 2x4x2m. Kéo ống tưới phun sương (dùng béc tưới lan). Khi có nắng thì tưới 2h một lần, mỗi lần vài chục giây, làm đọng nước trên lá và vách lưới để ruồi uống và làm tăng độ ẩm bên trong.

Hướng nào có gió lùa phải che bớt lại, hạn chế ruồi đẻ lung tung trên vách lưới, góc lưới.


Trong chuồng cần trồng cây để có chỗ ruồi đậu và ổn định độ ẩm.

Thùng chứa nhộng đen (80x80x40cm), được che mưa che nắng tuyệt đối, mỗi ngày cho vào đó 1kg nhộng đen.

Xô thu trứng: chứa những thứ bốc mùi càng hôi càng tốt (ruột, đầu cá, máu heo, đầu tôm, phân heo...), treo các mảnh cac tông lên vách xô, cách lớp rác bên dưới khoảng 5cm. Trứng được thu hằng ngày vào chiều tối, cho vào hộp nhựa phun ẩm trong 40-45h sau đó cho vào thùng chứa thức ăn. Sau 5-6 ngày mới trút vào bể nuôi (đang nuôi ấu trùng). Nếu trứng chưa nở mà trút vào bể nuôi, ấu trùng trong đó sẽ xơi luôn trứng.
 
Last edited by a moderator:
Đầu tiên kiếm ít rác trái cây bỏ vào xô đậy kín 1 ngày để lên men tạo mùi ,mùi càng nặng thì nó càng dễ tới, đặt giấy catton vòng quanh thành xô cách trái cây 5 cm. Đặt dưới bóng cây mát mát. Cứ mỗi ngày ra kiểm tra giấy catton xem có trứng hay k.

đặc điểm nhận dạng như sau . Thân hình mũi nhọn,dẹt, có nếp gấp theo chiều dài thân, mũi có 1 cái răng to như răng thỏ, đuôi ngang. Đuôi to đầu nhỏ rất rõ ràng. Lớn chậm, 30 ngày mới chuyển sang màu đen.

ngoài giòi rld ra còn có 2 loại giòi thường gặp khá phổ biến,đó là giòi ruồi nhà và giòi ruồi xanh.
giòi ruồi nhà, thân hình tròn, k có nếp gấp, màu trắng, biết búng , miệng có răng nhỏ màu đen, lớn nhanh, max cỡ que dim, k sợ ánh sáng,hay bò trên mặt, kiến thích khiêng loại giòi này. Loại này 1 ngày là xuất hiện rồi.

giòi ruồi xanh, thân ngang,2 đầu như nhau,có nếp gấp, có chân, rất giống con sâu, đầu tròn. Rất dễ nhầm lẫn .
 
@hoangthuy.ts49: Thường thì trứng RLĐ đẻ xong phải 2-4 ngày mới nở. Nở ra chỉ dài 1mm và sau 7-10 ngày nữa bạn mới phân biệt nó dễ dàng với các loại khác. Cho nên bọn đầu tiên xuất hiện sẽ là dòi ruồi nhà, có thân tròn, thuôn nhọn ở đầu.
@huydaika13: sâu non ăn mỗi ngày 5kg là số lượng khá nhiều rồi đó. Mỗi ngày bạn thu hoạch bao nhiêu nhộng? Khoảng 300-500g không?
Vừa rồi mình thử nghiệm các kiểu ấp trứng và dưỡng sâu mới nở, cũng thiệt hại một mớ.
Hai hôm nay mưa to liên tục, thùng nuôi lớn mình đặt dưới đất bị ngập 20cm, bề mặt bên trong thùng ẩm ướt làm sâu non bò tứ tung. Mình cũng thích dùng thùng nuôi đóng bằng gỗ nhưng chỗ mình ván gỗ lại đắt tiền. Trên mạng nói vách gỗ thì sâu non khó leo hơn, dù độ ẩm có cao.
Trong chuồng lưới thì thỉnh thoảng lại có rắn mối, cắc ké, thằn lằn xâm nhập, cứ phải kiểm tra và tóm cổ hoặc giết liên tục. Còn nhện thì giăng lưới trên cây xanh trong chuồng, cũng làm chết một ít RLĐ. Mỗi ngày mình phải vào săn giết. Kiến thì đã giảm nhiều, còn lại một ít cho tụi nó dọn xác RLĐ.
 
Từ khi làm nhà lưới thì trứng thu được trong nhà lưới nở thành sâu vẫn chưa đủ tuổi để bò ra nên bọn nó ăn nhiều nhưng những con bò ra vẫn ở lứa trước nên mỗi ngày thu k đc bao nhiêu, 200 con trỡ xuống, mình phải phun nước ước gỗ thì nó mới bò ra đc,hồi tối k phun thu dc có 10 con, 1 phần bọn nó chuôi ra ở dưới . Trong nhà lưới mình thỉnh thoảng cũng có rắn mối, nhái, mình bắt cho vô thùng cho bọn nó ăn hiếp. 1 con rắn mối tụi nó ăn hết trong 4h, nhái thì 1h còn lại bộ xương như chôn dưới đất cả tháng trời. Mình k ấp trứng mà để tự nhiên cho tụi nó nở rồi tự lớn luôn.

váp ép mình mua 2 tấm , mỗi tấm 84k , 1m2 x 1m2 ,dày 7mm .
 
ae cho hỏi RLD ra xô đất rồi thì khoảng bao lâu thì nở và ta cần tạo cho đất ẩm hay j k hay để z thôi và có cak nào nở nhanh k
thank u so much
 
Haizz,
Thực sự giai đoạn này cần sự nhẫn nại. À, bữa trướ có cho ba mẹ coi hình dạng con dòi của BSF, ba mẹ mình nói con này nhiều nhất trong bã sắn hay còn gọi là củ mì ủ chua. Sau khi xay xong để cho lên men chua cái là nó vô đầy luôn. Nghe xong mình cũng hy vọng đúng là nó. Nếu nuoi được ở trên bã sắn thì hay rồi, rẻ mà ở chỗ mình cũng nhiều, mấy ngàn đồng/ kg chứ mấy..
 
Khi ra xô đất rồi thì khoảng 2 tuần sẽ thành ruồi, để xô đất có độ ẩm . Muốn thành ruồi nhanh thì vứt ra đất tự nhiên, nó sẽ nhanh thành ruồi hơn, nhưng khi vừa thành ruồi dễ bị kiến cắn chết


1kg bã sắn vài ngàn đồng đồng thì lỗ rồi, tụi nó ăn rất nhiều mà cũng lâu lớn lắm, có heo bò chết thì ngon, ăn thịt nhanh lớn.
 
@huydaika13: mình sợ ván ép đóng thùng nuôi không bền, không chịu được độ ẩm. Mình có tìm đến các vựa thanh lý palết gỗ, họ có bán từ loại nguyên cái palết đến loại ván đã gỡ ra sạch đinh rồi. Gỗ đó thường đã xử lý chống mối mọt và tương đối bền, có thể dùng đóng thùng nuôi rất tốt, giá khoảng 7k-10k một tấm kích thước chừng 70x10x2cm. Dùng loại này thì có thể làm các thùng nuôi phù hợp với ý tưởng của mình hoặc kiểu Bug Barrack nhiều tầng.

@songthanduc: Bạn cứ bỏ tụi nó vào xô cát ẩm (cứ 10 phần cát cho vào 2 phần nước, mình ước chừng như vậy, nói chung thấy bề mặt xô cát không khô là được), đậy gần kín, chừa khoảng 5-6cm, che nắng che mưa cho xô. Sau 8-15 ngày sẽ nở.

@hoangthuy.ts49: thức ăn chua sẽ thu hút RLĐ tới đẻ. Nhưng nếu dùng nguyên liệu giá vài nghìn/kg để nuôi thì không hiệu quả. Tốt nhất là kiếm loại nguyên liệu giá từ 0 đến 1000đ/kg.
Quan niệm của mình là tận dụng các thứ phế thải để nuôi RLĐ, thứ nào vẫn còn dùng được vào mục đích khác thì cứ dùng. Ở chợ đầu mối nông sản, mình vẫn thấy người ta lấy lá bắp cải để về nuôi bò, nên mình không lấy loại đó, mình lựa những loại củ, trái hư dập không ai lấy, đem về nuôi RLĐ. Dĩ nhiên tất cả đều là rác chủ vựa bỏ ra, ai đến trước muốn lấy gì thì lấy.
Bạn thử để ý tìm hiểu những nguồn thức ăn khác ở gần nơi bạn ở, xem có loại nào phù hợp và giá rẻ hơn không. Thường thì tỷ lệ là 10 thức ăn cho ra 1 nhộng đen, vì thế giá thức ăn tối đa là 2000đ/kg thôi, cao hơn nữa thì không còn lời lãi gì.
 
Ruồi của mình bị chết hết trơn rồi, khi nhộng chuyển sang ruồi thì bọn nó không bay được, chẳng biết tại sao nữa. Giờ trong nhà lưới còn vài con le que,lâu rồi không thấy trứng. 1 ngày có mấy chục con thành ruồi và nằm ngửa ra cố gắng nằm sấp lại nhưng khônng đựơc .
 
@huydaika13: mình chưa gặp trường hợp đó. Bạn xem lại toàn bộ các khâu: thức ăn, thùng nuôi, thùng chứa nhộng... xem sao. Xem hình dạng nhộng đen thu hoạch mấy ngày gần đây xem có gì lạ không. Khi lấy rau củ về nuôi, mình cũng thường lo trong rau còn tồn dư thuốc trừ sâu.
Trong xô chứa nhộng của mình cũng có những con RLĐ nằm chết trong đó, nhưng không nhiều, chỉ vài con thôi. Có thể nó già chết, cũng có con nở ra yếu quá chết luôn. Xung quanh chuồng lưới có ai phun thuốc gì không?

@anuong689: Câu trả lời nằm ở tên topic đó bạn. Làm thức ăn chăn nuôi. Còn chính xác nhất là để kiếm tiền.
 
Last edited by a moderator:
Vấn đề ở đây là nhộng khi thành ruồi trong thùng cát thì nằm ngửa ra ngọ ngậy cái chân k thể nằm sấp lại được, nếu mình lật nó lại thì 1 lúc sau lai y như vậy, mình nghĩ do các nguyên nhân : cát khô quá, trời nóng quá .

những con ruồi bay được có thể chúng nầm ngoài đất trong nhà lưới, chúng vẫn khỏe mạnh, mình nghĩ k liên quan tới thuốc trừ sâu.

để mình tạo độ ẩm cho cát và theo dõi xem có thay nhau đổi gì k.
 
@anuong689: nói chung là được, nhưng cũng còn tùy loại cá gì.

@huydaika13: tài liệu từ trường đại học trong nước và forum blacksoldierflyblog đều có đề cập đến việc bỏ nhộng vào cát ẩm, hoặc vật liệu ẩm. Mình nghĩ cái chi tiết này quan trọng cần chú ý thực hiện đúng.
Lượng RLĐ trong chuồng lưới của mình tăng lên nhiều bằng đợt trước rồi. Có lẽ do nhộng từ thùng nuôi lớn bổ sung kịp, mỗi ngày nở khoảng 50-80 con. Dự kiến vài ngày nữa sản lượng trứng sẽ lên 50-60 ổ mỗi ngày.
Mình vừa tìm được một đoạn mô tả kiểu nuôi công nghiệp ở Nam Phi:
"The place I went to was the developmental centre at the university of Stellenbosch. The company still seems to be in the process of developing their products and processes.

I asked to take pictures but the guy giving us the tour was a little hesitant so I'll just need to describe it to you guys.

The breeding room was not very big. It had a humidifier and heater in it. Then there where about 8 shade net boxes with kazilions of soldier fly's in each net box. The fly's where hatching/emerging from tubs of larvae placed in the nets. They where then laying eggs into egg traps which where just short pieces of swimming pool pipe placed into buckets containing some soldier fly food remains.

From there the egg traps where placed into small totes containing food and the eggs where hatching out and being grown out to a medium size. Each tote was dated and the totes all stacked together. This was in the same space as all the net boxes.

From there the totes where taken to the main grow out area. This was a revelation to me. It consisted of barn like structure with grow out troughs on each side. Barrels of food scraps sourced from the universities residences and restaurants in Stellenbosch where stored in the middle alley way where they where allowed to ferment slightly.

The troughs where constructed from concrete Curb stones placed flat to create a shallow trough about 1.5 meters wide with shallow sloping sides... about 15 degrees. between each row is a shallow narrow troughs with vertical walls. So its wide trough with sloping sides then narrow trough with vertical sides then shallow trough then vertical trough etc etc. Food and maggots where growing out in the sloped side troughs and would crawl off into the vertical wall troughs where they collected. They just had a narrow broom that fitted the trough and a scoop and swept the troughs to one side and scooped up the mature larvae. Obviously the ends are blocked off. Concrete was apparently the best material for its ability to soak up the moisture and prevent the maggots from escaping.

From there the larvae are dried in an oven and powdered and then they where making them into what looked like corn flakes that where being sold to the Perlemoen (abalone type shellfish) industry."

Link: http://blacksoldierflyblog.com/forum/viewtopic.php?f=17&t=327

Mình đọc hiểu láng máng chứ dịch lại cho trúng thì hơi khó. Nói chung là chuồng lưới có mật độ RLĐ rất cao và họ chỉ cần cho xô đựng dư chất vào để thu trứng, cũng ấp rồi dưỡng riêng sâu non, sau đó cho vào nuôi trong các máng lớn bằng ximăng. Thức ăn thừa từ nhà hàng, căn tin được trữ hơi thiu thì cho vào máng. Độ dốc thu hoạch khoảng 15 độ.
 
Agriviet.Com-IMAG0645.jpg


Đây có phải là của RLĐ không các bác??
 
Last edited by a moderator:
Mình k thấy hình tới, nếu nhỏ hơn thì k phải, giống y chan trong ảnh thì mới đúng
 
Mình k thấy hình tới, nếu nhỏ hơn thì k phải, giống y chan trong ảnh thì mới đúng
Nó dài cỡ 1cm. buổi sáng bay vòng vòng ở chậu hoa nhà mình. Trên đầu có vằn đen trắng nữa.
 
Back
Top