Kỹ thuật nuôi dòi làm thức ăn chăn nuôi

Nguyên văn "Nuôi dòi quá dễ, rất ít tốn kém, chu kỳ ngắn. Cứ 2.000g phân tươi có thể sản xuất 500g dòi. 1m3 lồng có thể sản xuất 150g dòi/ngày. Nếu dùng lồng nuôi 3 tầng, trong 10 tháng, mỗi ngày có thể thu được 20-25kg dòi. Giá thành 1 kg dòi sống chưa tới 500 đồng. Nếu tính quy đổi 4kg dòi sống thành 1kg bột cá, thì giá thành không bằng 30% bột cá"

Các bác có biết ở đâu bán giòi (dòi) chỉ cho em với ạ? Em ở Hà Nội, có trang trại,cần nguồn cung cấp giòi để làm thức ăn cho gia cầm ạ!

Kỹ thuật nuôi dòi làm thức ăn chăn nuôi


Nuôi dòi quá dễ, rất ít tốn kém, chu kỳ ngắn. Cứ 2.000g phân tươi có thể sản xuất 500g dòi. 1m<sup>3</sup> lồng có thể sản xuất 150g dòi/ngày. Nếu dùng lồng nuôi 3 tầng, trong 10 tháng, mỗi ngày có thể thu được 20-25kg dòi. Giá thành 1 kg dòi sống chưa tới 500 đồng. Nếu tính quy đổi 4kg dòi sống thành 1kg bột cá, thì giá thành không bằng 30% bột cá.


Ấu trùng của ruồi, nhặng gọi là dòi. Dòi sử dụng thức ăn là phân tươi của vật nuôi, sinh sản cực nhanh, nuôi nhân tạo rất đơn giản, bà con nhà nông đều có thể tự làm.
Thành phần dinh dưỡng trong dòi rất phong phú: protein thô 56-63% (bình quân 59,5%), chất béo thô 13%, tro 7%, đường 3,1% là thức ăn giàu protein, thành phần dinh dưỡng ngang ngửa với bột cá Pêru. Dòi tươi sống có hàm lượng protein 15%, chất béo thô 5,8%, đủ chất dinh dưỡng làm thức ăn nuôi trực tiếp cho lợn, gà, vịt, cá, đồng thời là thức ăn sống tốt nhất, có giá thành thấp nhất để nuôi các động vật đặc sản như tôm, cua, cá trình, lươn, ếch, cá song, ba ba, rùa…
Nuôi dòi quá dễ, rất ít tốn kém, chu kỳ ngắn. Cứ 2.000g phân tươi có thể sản xuất 500g dòi. 1m<sup>3</sup> lồng có thể sản xuất 150g dòi/ngày. Nếu dùng lồng nuôi 3 tầng, trong 10 tháng, mỗi ngày có thể thu được 20-25kg dòi. Giá thành 1 kg dòi sống chưa tới 500 đồng. Nếu tính quy đổi 4kg dòi sống thành 1kg bột cá, thì giá thành không bằng 30% bột cá. Có một gia đình nông dân, dùng lồng tre nuôi dòi, với 14 lồng mỗi ngày sản xuất được 30kg dòi sống, đủ nuôi 1.000 con ba ba. Nếu nuôi dòi trở thành một chuỗi sinh học để sản xuất thức ăn, giá thành nuôi ba ba giảm gần một nửa, năng suất lại tăng gấp bội.
Nuôi dòi có 2 khâu quan trọng: nuôi ruồi bố mẹ và gây nuôi dòi thành phẩm, kỹ thuật khác nhau nhiều. Nhưng nuôi dòi chỉ để làm thức ăn thì không cần nuôi ruồi bố mẹ, mà sử dụng ruồi bố mẹ trong thiên nhiên để đẻ trứng, rồi nuôi thành dòi, đỡ tốn kém hơn nhiều.

Trích đoạn :
Thùng Bug Barrack kích thước 240x80x40cm, hoạt động được hơn nửa tháng nay:





Thức ăn là phân bò tươi và hỗn hợp hèm-xác mì. Mỗi ngày cho vào khoảng 15.000 con giống (ấp từ 30 ổ trứng trong 7 ngày). Từ vài ngày nay đã bắt đầu cho thu hoạch khoảng 500-600g/ngày. Nhộng đen thu được có kích thước nhỏ, có lẽ do thùng nuôi còn trong quá trình ổn định và mình cũng cho tụi nó ăn chưa đủ. Mỗi ngày mình hớt bớt lớp dư chất trên cùng để lọc đem bón rau, và giúp giữ cho lớp dư chất trong thùng không dày lên quá nhanh, chỉ ở mức trên dưới 20cm.
Khi thùng hoạt động ổn định mình sẽ thông báo tiếp.

@ANH AQ101: Mai hay mốt em post hình cách gắn bìa cac tông thu trứng nhé.

Hai chuồng lưới. Một nửa lộ thiên, một nửa có tôn che mưa nắng. Mỗi chuồng có kích thước khoảng 2x4x2m. Kéo ống tưới phun sương (dùng béc tưới lan). Khi có nắng thì tưới 2h một lần, mỗi lần vài chục giây, làm đọng nước trên lá và vách lưới để ruồi uống và làm tăng độ ẩm bên trong.

Hướng nào có gió lùa phải che bớt lại, hạn chế ruồi đẻ lung tung trên vách lưới, góc lưới.


Trong chuồng cần trồng cây để có chỗ ruồi đậu và ổn định độ ẩm.

Thùng chứa nhộng đen (80x80x40cm), được che mưa che nắng tuyệt đối, mỗi ngày cho vào đó 1kg nhộng đen.

Xô thu trứng: chứa những thứ bốc mùi càng hôi càng tốt (ruột, đầu cá, máu heo, đầu tôm, phân heo...), treo các mảnh cac tông lên vách xô, cách lớp rác bên dưới khoảng 5cm. Trứng được thu hằng ngày vào chiều tối, cho vào hộp nhựa phun ẩm trong 40-45h sau đó cho vào thùng chứa thức ăn. Sau 5-6 ngày mới trút vào bể nuôi (đang nuôi ấu trùng). Nếu trứng chưa nở mà trút vào bể nuôi, ấu trùng trong đó sẽ xơi luôn trứng.
 
Last edited by a moderator:
bạn đang ấp trứng kiểu gì vậy , úp hình lên mình tham khảo với . lúc trước mình chẳng thấy con ruồi nào , cũng chẳng thấy trứng thành ra mình chưa ấp trứng lần nào ^^! lần này thu được vài ổ nên đem ấp thử vài chục trứng , mình thấy 1 RLD mẹ không đẻ 1 lần 1 ổ mà đẻ rãi rác những bãi trứng nhỏ nhỏ , cũng có những con đẻ 1 lần vào 1 ổ .

sâu đen của bạn hóa ruồi có vẻ đồng loạt nhỉ , tụi sâu của mình hóa ruồi lai ray lắm, số đã thành nhộng cũng vài trăm rồi . nằm ngữa ra đó chờ hóa ruồi ( mình bắt lên để lên mặt cát )
 
Hồi trước mình dùng một hộp nhựa nhỏ cỡ bàn tay, cao 4-5cm, rửa sạch bằng xà bông rồi phơi khô. Dùng hộp trong suốt để dễ kiểm tra. Đặt một trái chuối đã lột vỏ vào hộp, lót một mảnh vỏ chuối lên trái chuối rồi đặt mảnh cactong chứa ổ trứng lên trên mảnh vỏ chuối. Đậy nắp hộp nhựa sao cho hở khoảng 5mm, đặt hộp nhựa nơi tối và mát. Sau 3-4 ngày trứng nở, sâu non bò xuống ăn chuối. Khi hết chuối thì cho thêm thức ăn. Khi sâu non được 10 ngày tuổi thì có thể trút vào thùng nuôi.
Sau đó mình bị tình trạng là đang ấp thì trái chuối bị mốc trắng, làm cho ổ trứng hư luôn. Có lẽ do mình không rửa kỹ hộp nhựa.
Bây giờ mình ấp bằng nước. Bỏ mảnh cactong chứa trứng vào hộp nhựa, nhỏ vào khoảng 5 giọt nước (không nhỏ nước trực tiếp lên mảnh cactong, nên cách ra một khoảng), đậy kín hộp nhựa. Sau hai hoặc ba ngày thì cho chuối vào.
Có thể thay chuối bằng các loại thức ăn khác, nhưng cần tránh bị nấm mốc. Có người dùng bí luộc cũng rất tốt.
Hôm nay mình gặp một vụ rất lạ. Ngày 14 mình kiểm tra bẫy trứng thì không thấy gì. Ngày 15 mình thu được 10 ổ trứng đem ấp, đến chiều nay kiểm tra thì thấy... đã nở ra một số sâu non. Chả hiểu sao nó lại nở sớm vậy. Cũng có thể là dòi ruồi nhà, nhưng ruồi nhà thì đâu có đẻ trên cactong.
Chiều hôm nay cũng hoàn thành chuồng lưới mới, diện tích nhỏ hơn chuồng lưới cũ một chút. Hai ngày nay thu hoạch nhộng đen cũng khá.
 
mấy cái trứng đem theo ấp ra toàn giòi ruồi nhà , có lẻ ruồi nhà cũng đẻ vào giấy cattong nhưng k phải từng tổ mà rời rời ra . trứng cũng giống trứng ruồi lính đen . để mình ấp theo cách của bạn xem thế nào .

nói về tương lai tí , bạn nghĩ đầu ra của sâu đen là ở đâu , bạn muốn sản lượng max 1 ngày được bao nhiêu kí ?
 
Loại trứng mà rải ra trên rác thì nhiều khả năng là dòi ruồi nhà. Trứng nó kích thước cũng tương tự trứng RLĐ nhưng màu trắng, RLĐ màu vàng nhạt.
Hơn 100 con RLĐ thoát ra ngoài, có một số quay sang đẻ ở các xô rác mình đặt trong vườn. Tụi nó thường đẻ vào khoảng 10-12h sáng. Hình này chụp một lô trứng, chắc khoảng 4 con xúm vô đẻ một chỗ, chụp với ngón tay mình để so sánh. Hình chụp cận cảnh bằng đt nên hơi mờ:



Hôm qua phải lấy lá tre cạo trứng tụi nó đẻ trên tấm ván đậy xô rác. Nhân tiện mình cho trứng lên một mảnh giấy rồi nhỏ nước thấm ướt giấy, thử kiểu ấp này xem có tốt không.
Về đầu ra của nó, mình nghĩ là có thể chào hàng ở các tiệm bán mồi và vật tư câu cá, các tiệm chim cá cảnh. Mấy chỗ này có thể được giá cao, khoảng 50-60k/kg là ổn lắm rồi. Như vậy chỉ cần một ngày bán được 10-15kg là có thu nhập tạm đủ. Muốn thu nhập cao hơn thì tăng sản lượng lên nữa.
Nếu sản lượng nhiều, có thể chào bán cho các trại nuôi ếch, rắn mối, tắc kè, gà đá, gà kiểng, với mức giá khoảng 20-30k/kg. Lúc đó sản lượng phải trên 100kg mỗi ngày thì mới ổn.
Hiện tại thì mình thấy superworm được bán sỉ với giá 90k/kg, cho nên mình nghĩ cũng có thể bán với mức giá tương đương hoặc thấp hơn một chút cũng được. Ban đầu sản lượng ít thì bán giá cao.
 
mình cũng nghĩ vậy , nếu bán theo giá dịch vụ sẽ được giá hơn giá công nghiệp . hiện tại thì phong trào nuôi thú kiểng ( pet ) khá là phổ biến , thành ra thức ăn cho pet cũng đang rất là được giá .

ban đầu thì người ta sẽ k biết loài này là loài sâu gì , có giá trị dinh dưỡng cao hay thấp , có độc tố gì hay k ? vì vậy nên phải tìm 1 số thông tin về thành phần dinh dưỡng của loài này rồi in ra cho người ta đọc , tin tưởng , rồi mua dùng thử .

hiện nay ở thành phố shop pet khá nhiều , có thể chào hàng gửi bán làm thức ăn cho pet .

đó là suy nghĩ của mình khi sản lượng khoảng 10kg 1 ngày . giờ phải test xem 1 ổ trứng quy đổi thành bao nhiêu gram sâu đen , từ đó ước lượng số rld luôn có trong nhà lưới .

nếu sản lượng 10kg 1 ngày thì bạn sẽ làm thùng nuôi như thế nào ? còn 100kg thì thùng nuôi như thế nào ?

đến đây có 1 vấn đề sinh ra đó là đầu vào quá trình nuôi sâu , thức ăn cho sâu để tạo ra 100kg sâu đen trong 1 ngày là 1 con số khổng lồ ^^!
 
mấy ae cho hỏi là mình hiện có 1 thùng có đầy vỏ thơm và đã thấy có dòi,z việc chỉ bỏ vỏ thơm vào thùng thôi thi ruồi nhà có đẻ vào k hay chỉ là ruồi lính đen thôi????? các ae tư vấn
 
Dòi gì

Agriviet.Com-SAM_0917.JPG

Agriviet.Com-SAM_0920.JPG

Agriviet.Com-SAM_0924.JPG

a e cho mình hỏi đây là dòi ruồi nào
 
Loài này có phải dùng cho chim ăn ko vậy ?

Loài này có phải dùng cho chim ăn ko vậy ?

Mình thấy nó rồi, nhưng cũng hơi sợ sợ.
 
Agriviet.Com-SAM_0917.JPG

Agriviet.Com-SAM_0920.JPG

Agriviet.Com-SAM_0924.JPG

a e cho mình hỏi đây là dòi ruồi nào

có lẽ là ruồi xanh. Ruồi nhà và ruồi này
thường xuất hiện đầu tiên khi bắt đầu nhữ ruồi.

--------

Loài này có phải dùng cho chim ăn ko vậy ?

Mình thấy nó rồi, nhưng cũng hơi sợ sợ.

bạn
nói lòại gì vậy? ✈✈✈✈✈✈
 
Last edited by a moderator:
hôm nay nhà lưới đc khoảng 100 con ruồi rồi chẳng thấy tụi nó hú hí , cũng chẳng thấy trứng đâu cả ~~!

754507287_1294471904_574_574.jpg


754533659_138748178_574_574.jpg


754534859_350734666_574_574.jpg


754535736_1152249082_574_574.jpg


754537234_1278746214_574_574.jpg


754538904_331800495_574_574.jpg


754540492_1825824925_574_574.jpg


754542149_1988166132_574_574.jpg


754543549_446268528_574_574.jpg


754547579_1452600731_574_574.jpg


754549036_502751047_574_574.jpg



mình đem cả thùng nuôi vào nhà luới rồi , hôm nay trời nắng nóng quá , độ ẩm thấp nữa . vừa kéo nước vào cả nhà lưới . hi vọng ngay mai trời đẹp . tụi ruồi cứ bay lên góc lưới ủi ủi vào đó , chẳng thấy tín hiệu hú hí gì hết . @@!
 
Sáng nay đã thấy tụi ruồi hú hí ♐♒♎♏♐♉♊♋♌♓⛎♈, bây giờ là 9h sáng,trời chưa quá nóng,
số cặp hú hí khá nhiều, đa phần là đậu trên cây, mới chỉ thấy một cặp trên lưới.

mình vừa phát hiện một điều,ruồi ld uống rất nhiều nước, cần độ ẩm cao. Mình định phủ bên trên một dải lưới chống nắng để làm giảm sức nóng của mùa hè này,
 
híc nhìn các pác làm cũng đc đó nhưng e k giám làm theo, bỏi sẽ có nhiều cái phát sinh ( mùi hôi, số lượng chất thải sau khi rồi đẻ, và quan trọng nhất là vấn đề vệ sinh, trước h không ai nói dòi sạch sẽ cả T_T ) thank các pác vì cái hình, theo e có thể thay thế dòi bằng con khác sạch sẽ hơn mà, như dế hay siêu sâu mà. thank for pic!
 
@huydaika13: Mình dùng cactong cắt từ thùng mì tôm để RLĐ đẻ vào lỗ. Một ổ trứng (trong một lỗ giấy cactong) được mình ấp và nuôi riêng trong một lon sắt. Sau 22 ngày kể từ khi trứng nở, sâu đen chuyển màu đen và dần hóa nhộng, mình lọc ra đếm được khoảng 300 con, nhưng kích cỡ chỉ bằng 2/3 so với nhộng đen mình nuôi trong xô nhựa.
Các tài liệu ghi rằng mỗi con nhộng đen nặng khoảng 0,2 gam. Như vậy một kg có khoảng 5000 con.
Mình định sẽ làm thế này: Mỗi chiều sẽ thu hoạch trứng đem ấp trong một xô nhựa 20lít, rồi nuôi sâu non trong xô đó đến 10 ngày tuổi thì đổ vào thùng nuôi lớn. Theo kế hoạch thì thùng nuôi này phải có dung tích lớn, có chức năng thu hoạch nhộng đen và chức năng xả dư chất ra tương đối dễ dàng. Nhưng vì chưa cần thiết và chưa có mẫu thiết kế ưng ý nên mình sẽ dùng tạm một cái thùng nhựa 120 lít, loại tròn và cao, đặt nghiêng 30 độ để làm thùng nuôi lớn. Nhộng đen thu được sẽ cho hóa ruồi hết. Dùng loại thùng này khi sản lượng dưới 20kg/ngày. Khi sản lượng cao hơn sẽ thiết kế thùng nuôi phù hợp.
Mình sẽ gây giống liên tục cho đến khi nào mỗi ngày thu hoạch trên 100 ổ trứng thì mình sẽ bắt đầu chào bán nhộng đen. Lúc đó cũng có thể hỗ trợ con giống cho anh em nào cần.
Cái chuồng lưới của bạn, cần dùng giẻ rách gấp lại cho dày rồi đệm ở các đỉnh góc của chuồng, và ở đầu các cây tre, nếu không gió lay rách lưới.
Sau vài ngày kể từ khi có vài chục con RLĐ trong chuồng thì tụi nó sẽ bắt đầu đẻ. Mỗi ngày phải kiểm tra và thu sạch trứng đem đi ấp.
@songthanduc: Có thùng vỏ thơm thì ruồi nào cũng xúm vào đẻ. Nhanh nhất là bọn ruồi nhà, rồi cả ruồi giấm. Từ từ rồi sẽ có RLĐ. Thường thì sau khoảng 15 ngày bạn xới xới lên hoặc trút ra đất thì sẽ thấy sâu non của RLĐ trong đó. Hình bạn chụp mờ quá nên cũng khó xác định loại nào. Bạn nên chụp chung với một vật gì đó để đối chứng kích thước con dòi, vd như đồng xu, quẹt ga, thước kẻ... Nếu con dòi bạn chụp dài khoảng 3-4mm thì có nhiều khả năng nó là sâu non của RLĐ, khoảng 5-6 ngày tuổi.

@truonghack: Về mùi hôi, nếu mật độ sâu non của RLĐ cao thì tụi nó ăn hết thức ăn trước khi thức ăn kịp thiu hoặc phân hủy, và thùng nuôi thì thường có nắp đậy nên chỉ cần cách 2m là không ngửi thấy mùi gì. Về chất thải, thường thì cho 10kg thức ăn vào, sâu non ăn xong thải ra 1-3kg chất thải, được dùng làm phân hữu cơ rất tốt. Mình định sắp tới sẽ dùng để trồng các loại bầu, mướp, hoặc hoa bán Tết. Về vệ sinh, sâu non RLĐ có khả năng ức chế hầu hết các loại vi khuẩn. Các nghiên cứu ở nước ngoài và ở trường đại học trong nước đều xác nhận điều đó. Phân bò, heo, gà... vốn có vi khuẩn, đổ vào nuôi sâu non RLĐ, đến khi thu hoạch nhộng đen đem đi xét nghiệm thì lượng vi khuẩn giảm gần hết, vì khi sắp hóa nhộng thì tụi nó tiết ra một chất kháng sinh để tự bảo vệ mình trong giai đoạn thành nhộng phải nằm yên một chỗ.
Dĩ nhiên nuôi các con khác có thể sạch sẽ hơn, nhưng mỗi loài đều có thế mạnh riêng. Nhộng đen thì có hàm lượng đạm kém dế, nhưng canxi thì cao hơn nhiều. Có lẽ trong những loại mồi sống dành cho thú kiểng thì nhộng đen có hàm lượng canxi cao nhất. Ở nước ngoài có nơi đặt tên cho nó là Canxiworm, và đăng ký thương hiệu đàng hoàng. Những loài bò sát cần thức ăn có canxi cao thì sẽ thích nhộng đen hơn.
 
ở mình mùa này nắng quá ,đang đi mua luới chống nắng đây tiện thể úp thêm 2 tấm hình nóng , tụi nó hú hí từ 8h sáng , 12h trưa mình ra xem thì vẫn còn thấy tụi nó hú hí , nhưng k thấy con nào vào đẻ , chỉ thấy có mấy con ruồi ở ngoài cứ húc vào lưới , nơi bên trong là thùng nuôi , tội nghiệp tụi nó .

cái chèn áo mưa trên góc cạnh thì mình cũng định làm mà đợi vài hôm đã.

Agriviet.Com-WP_20130421_012.jpg

Agriviet.Com-WP_20130421_014.jpg


trên sách báo nói con ruồi này k có vòi là sai , nó có vòi đấy chứ , nhưng chỉ dùng để uống nước chứ k ăn.

từ hôm nay , mỗi ngày mình sẽ bơm nước 15-30' vào nhà lưới để tạo độ ẩm cho ruồi không bị strees . mình có ấp thử 1 ổ trứng , khi tụi nó nở ra thì nhỏ li ti mà bò tum lum , mình đem bỏ vào 1 thùng nhỏ . mình định cho tụi này ra tự nhiên hết để cho nó về đẻ tiếp rồi cho ra tự nhiên luôn , lỡ sau này có thiên lai gì bốc hơi cái nhà lưới thì vẫn còn nguồn dự trữ trong tự nhiên.
 
Tập tính RLD

ae cho hỏi RLD thường đậu trên cây lá hay dưới đất z? ở e thì thấy có mấy con giống giống RLD mà cứ thấy nó chạy miết dưới đất tìm cái hang hay j đó, mà k thấy nó đậu trên cây cối giống như hình mấy bác chụp ak
 
Đó là con tò vò, nó nhỏ hơn rld , nhanh nhẹn hơn, hồi trước mình cũng nhầm lẫn, rld bay và thích đậu trên cây từ 2m trở lên, khi tìm chỗ đẻ thì nó mới đậu thấp.

sáng nay ra quan sát từ 8h thì tới 9h30 đã thấy nhưng con ruồi đầu tiên vào đẻ ,bọn,nó k đẻ hoàn toàn vào giấy cáttông , có nhưng con đẻ ra ngoài , có lẻ vì bề mặt khô ráo quá , mình sẽ đặt thêm các hàng giấy trên thành thùng để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tụi nó đẻ. . Hôm nay trong nhà lưới được khoảng 200 con rld .
 
Trong nhà lưới mình thu được Tổng cộng là 30 ổ trứng. Thùng cát bị kiến vào cắn ruồi non chết quá trời, đang dùng thuốc regent để diệt kiến .

hiện tượng ruồi bị rách cánh chưa bik lí do, đã có ruồi già chết . Giờ đang lo 2 tháng nữa k đủ thức ăn cho tụi nó

--------

Trong nhà lưới mình thu được Tổng cộng là 30 ổ trứng. Thùng cát bị kiến vào cắn ruồi non chết quá trời, đang dùng thuốc regent để diệt kiến .

hiện tượng ruồi bị rách cánh chưa bik lí do, đã có ruồi già chết . Giờ đang lo 2 tháng nữa k đủ thức ăn cho tụi nó

Trong nhà lưới mình thu được Tổng cộng là 30 ổ trứng. Thùng cát bị kiến vào cắn ruồi non chết quá trời, đang dùng thuốc regent để diệt kiến .

hiện tượng ruồi bị rách cánh chưa bik lí do, đã có ruồi già chết . Giờ đang lo 2 tháng nữa k đủ thức ăn cho tụi nó

--------

Trong nhà lưới mình thu được Tổng cộng là 30 ổ trứng. Thùng cát bị kiến vào cắn ruồi non chết quá trời, đang dùng thuốc regent để diệt kiến .

hiện tượng ruồi bị rách cánh chưa bik lí do, đã có ruồi già chết . Giờ đang lo 2 tháng nữa k đủ thức ăn cho tụi nó

Trong nhà lưới mình thu được Tổng cộng là 30 ổ trứng. Thùng cát bị kiến vào cắn ruồi non chết quá trời, đang dùng thuốc regent để diệt kiến .

hiện tượng ruồi bị rách cánh chưa bik lí do, đã có ruồi già chết . Giờ đang lo 2 tháng nữa k đủ thức ăn cho tụi nó

--------

đây là bảng so sánh giá trị dinh dưỡng giữa 1 loài sâu trên thị trường đó là Mealworms và sâu rld mình lấy từ website here

Analysis..................Mealworms............Phoenix Worms (BSF larvae)
Fat%.........................12.7........................9.4
Protein......................20.3........................17.3
CalciumPPM.................133.........................8155
PhosphorusPPM..............3345.......................5355
Calcium: PoursRatio........0.04.......................1.52

ở đây là sâu khô chứ k phải sâu tươi
 
Last edited by a moderator:
Hôm qua làm bã diệt kiến, quậy dung dịch thuốc rầy mà quên cất , con chó uống hết trơn, bị ngộ độc nhẹ, chóng mặt, đau đầu, chảy nước mắt tèm lem. Cũng may giờ khỏe rùi :D . Kiến đã chết gần hết.

tống cộng trong nhà lưới được 60 ổ trứng rồi, ruồi cũng ra đi khá nhiều rồi. Nếu mà nuôi rld k thành công có lẽ sang năm đi Nhật làm chứ ở vn thất nghiệp rồi :-(

--------

Mình đọc lại tất cả bài viết từ khi mình bắt đầu tới giờ, thấy thời gian trôi nhanh thật, thấm thoát đã 2 tháng rồi, chỉ còn một tháng nữa thôi là sang giai đoạn hai. Mà lạ nhỉ, k thấy bác doan_tuanvn204 ghé vô đây từ ngày 22/2 tới giờ, k bik bác ấy có nuôi rld k nhỉ ,
nhìn lại thấy con người mình thật khác biệt, ngày 20/2 đọc đc 2pic này thì ngày 22/2 bắt đầu luôn , đúng là dám nghĩ dám làm
 
Last edited by a moderator:
Có chuồng lưới thì năng suất tăng lên rõ ràng. Giờ thì mỗi ngày mình thu được 5-15 ổ trứng trong cactong, chưa kể số trứng RLĐ đẻ xuống rác, so với trước kia vài ngày mới có một ổ.
Chuyện RLĐ cứ đẻ xuống rác làm mình lo lắng. Đẻ kiểu đó thì có khi sâu non bò qua ăn luôn trứng không chừng. Đành đợi cho đến khi trong thùng thu trứng có số lượng sâu non nhiều, tụi nó loi nhoi tràn khắp bề mặt, RLĐ không có chỗ đẻ trứng đành đu lên bìa cactong để đẻ, hy vọng là vậy. Ngoài ra mình cũng thử mỗi sáng đặt vào chuồng một hộp nhựa nhỏ đựng vỏ thơm, cho RLĐ đẻ trực tiếp vào.
Về chuyện thùng nuôi thì chưa gấp được đâu. Kích thước thùng cần phù hợp với số lượng sâu non. Tạm thời thì cứ dùng xô nhựa, thùng xốp, hoặc thùng nhựa cỡ 100lít. Với quy mô lớn sản lượng trên 20kg thì xây bể nuôi bằng gạch cũng được. Cứ xây hai vách đứng dài 2m, song song cách nhau 2m, rồi đổ đất, láng xi măng tạo hai đường dốc ra hai hướng. Trên hai đường dốc xây các con lươn dẫn hướng cho tụi nó bò tập trung lại một điểm rồi rơi xuống. Giống như kiểu Bug Barrack nhưng kích cỡ lớn hơn, và không có đáy, cho nước rỉ thấm luôn xuống đất.
Về nguồn thức ăn thì có thể dùng nhiều thứ: phân bò, heo, gà... thức ăn thừa ở các tiệm ăn, bếp ăn khu tập thể, nhà máy...
Bạn làm bã kiến theo kiểu gì vậy? Mình dùng Regent dạng hạt, hòa tan vào lon sữa đặc quá đát, bỏ vài chục miếng nui vô ngâm vài giờ rồi thả trên đường đi của kiến, thấy không hiệu quả lắm.
Trang calciworms.com có bảng so sánh dinh dưỡng của sâu đen với dế, mealworm, waxworm.
 
Last edited by a moderator:
Back
Top