Kỹ thuật nuôi dòi làm thức ăn chăn nuôi

Nguyên văn "Nuôi dòi quá dễ, rất ít tốn kém, chu kỳ ngắn. Cứ 2.000g phân tươi có thể sản xuất 500g dòi. 1m3 lồng có thể sản xuất 150g dòi/ngày. Nếu dùng lồng nuôi 3 tầng, trong 10 tháng, mỗi ngày có thể thu được 20-25kg dòi. Giá thành 1 kg dòi sống chưa tới 500 đồng. Nếu tính quy đổi 4kg dòi sống thành 1kg bột cá, thì giá thành không bằng 30% bột cá"

Các bác có biết ở đâu bán giòi (dòi) chỉ cho em với ạ? Em ở Hà Nội, có trang trại,cần nguồn cung cấp giòi để làm thức ăn cho gia cầm ạ!

Kỹ thuật nuôi dòi làm thức ăn chăn nuôi


Nuôi dòi quá dễ, rất ít tốn kém, chu kỳ ngắn. Cứ 2.000g phân tươi có thể sản xuất 500g dòi. 1m<sup>3</sup> lồng có thể sản xuất 150g dòi/ngày. Nếu dùng lồng nuôi 3 tầng, trong 10 tháng, mỗi ngày có thể thu được 20-25kg dòi. Giá thành 1 kg dòi sống chưa tới 500 đồng. Nếu tính quy đổi 4kg dòi sống thành 1kg bột cá, thì giá thành không bằng 30% bột cá.


Ấu trùng của ruồi, nhặng gọi là dòi. Dòi sử dụng thức ăn là phân tươi của vật nuôi, sinh sản cực nhanh, nuôi nhân tạo rất đơn giản, bà con nhà nông đều có thể tự làm.
Thành phần dinh dưỡng trong dòi rất phong phú: protein thô 56-63% (bình quân 59,5%), chất béo thô 13%, tro 7%, đường 3,1% là thức ăn giàu protein, thành phần dinh dưỡng ngang ngửa với bột cá Pêru. Dòi tươi sống có hàm lượng protein 15%, chất béo thô 5,8%, đủ chất dinh dưỡng làm thức ăn nuôi trực tiếp cho lợn, gà, vịt, cá, đồng thời là thức ăn sống tốt nhất, có giá thành thấp nhất để nuôi các động vật đặc sản như tôm, cua, cá trình, lươn, ếch, cá song, ba ba, rùa…
Nuôi dòi quá dễ, rất ít tốn kém, chu kỳ ngắn. Cứ 2.000g phân tươi có thể sản xuất 500g dòi. 1m<sup>3</sup> lồng có thể sản xuất 150g dòi/ngày. Nếu dùng lồng nuôi 3 tầng, trong 10 tháng, mỗi ngày có thể thu được 20-25kg dòi. Giá thành 1 kg dòi sống chưa tới 500 đồng. Nếu tính quy đổi 4kg dòi sống thành 1kg bột cá, thì giá thành không bằng 30% bột cá. Có một gia đình nông dân, dùng lồng tre nuôi dòi, với 14 lồng mỗi ngày sản xuất được 30kg dòi sống, đủ nuôi 1.000 con ba ba. Nếu nuôi dòi trở thành một chuỗi sinh học để sản xuất thức ăn, giá thành nuôi ba ba giảm gần một nửa, năng suất lại tăng gấp bội.
Nuôi dòi có 2 khâu quan trọng: nuôi ruồi bố mẹ và gây nuôi dòi thành phẩm, kỹ thuật khác nhau nhiều. Nhưng nuôi dòi chỉ để làm thức ăn thì không cần nuôi ruồi bố mẹ, mà sử dụng ruồi bố mẹ trong thiên nhiên để đẻ trứng, rồi nuôi thành dòi, đỡ tốn kém hơn nhiều.

Trích đoạn :
Thùng Bug Barrack kích thước 240x80x40cm, hoạt động được hơn nửa tháng nay:





Thức ăn là phân bò tươi và hỗn hợp hèm-xác mì. Mỗi ngày cho vào khoảng 15.000 con giống (ấp từ 30 ổ trứng trong 7 ngày). Từ vài ngày nay đã bắt đầu cho thu hoạch khoảng 500-600g/ngày. Nhộng đen thu được có kích thước nhỏ, có lẽ do thùng nuôi còn trong quá trình ổn định và mình cũng cho tụi nó ăn chưa đủ. Mỗi ngày mình hớt bớt lớp dư chất trên cùng để lọc đem bón rau, và giúp giữ cho lớp dư chất trong thùng không dày lên quá nhanh, chỉ ở mức trên dưới 20cm.
Khi thùng hoạt động ổn định mình sẽ thông báo tiếp.

@ANH AQ101: Mai hay mốt em post hình cách gắn bìa cac tông thu trứng nhé.

Hai chuồng lưới. Một nửa lộ thiên, một nửa có tôn che mưa nắng. Mỗi chuồng có kích thước khoảng 2x4x2m. Kéo ống tưới phun sương (dùng béc tưới lan). Khi có nắng thì tưới 2h một lần, mỗi lần vài chục giây, làm đọng nước trên lá và vách lưới để ruồi uống và làm tăng độ ẩm bên trong.

Hướng nào có gió lùa phải che bớt lại, hạn chế ruồi đẻ lung tung trên vách lưới, góc lưới.


Trong chuồng cần trồng cây để có chỗ ruồi đậu và ổn định độ ẩm.

Thùng chứa nhộng đen (80x80x40cm), được che mưa che nắng tuyệt đối, mỗi ngày cho vào đó 1kg nhộng đen.

Xô thu trứng: chứa những thứ bốc mùi càng hôi càng tốt (ruột, đầu cá, máu heo, đầu tôm, phân heo...), treo các mảnh cac tông lên vách xô, cách lớp rác bên dưới khoảng 5cm. Trứng được thu hằng ngày vào chiều tối, cho vào hộp nhựa phun ẩm trong 40-45h sau đó cho vào thùng chứa thức ăn. Sau 5-6 ngày mới trút vào bể nuôi (đang nuôi ấu trùng). Nếu trứng chưa nở mà trút vào bể nuôi, ấu trùng trong đó sẽ xơi luôn trứng.
 
Last edited by a moderator:
mình tập tành nuôi một thời gian thì phát sinh 1 vấn đề: sâu non liên tục bò lên thùng và đi mất khi độ ẩm cao dù thùng nuôi dốc gần 90 độ, hic

Agriviet.Com-IMG_0032.JPG

Agriviet.Com-IMG_0012.JPG

Agriviet.Com-IMG_0013.JPG

Agriviet.Com-IMG_0014.JPG

Agriviet.Com-IMG_0015.JPG

Agriviet.Com-IMG_0016.JPG

Agriviet.Com-IMG_0017.JPG

Agriviet.Com-IMG_0018.JPG

Agriviet.Com-IMG_0019.JPG

Agriviet.Com-IMG_0020.JPG

Agriviet.Com-IMG_0021.JPG

Agriviet.Com-IMG_0022.JPG

Agriviet.Com-IMG_0023.JPG

Agriviet.Com-IMG_0024.JPG

Agriviet.Com-IMG_0025.JPG

Agriviet.Com-IMG_0026.JPG

Agriviet.Com-IMG_0027.JPG


Chỉ có cách lấy thau hứng và rắc cám ngô để rút hết độ ẩm, huhu
 
Mình k thấy hình, mình đoán như thế này

bạn nuôi bằng thùng nhựa hoặc xốp, ... , bề mặt thành nuôi nhẵn .

hệ thống thoát nước hoạt động k hiệu quả, ở đây k phải độ ẩm cao mà là nước qua nhiều nên nó mới bò ra đc
 
Các bạn xem giúp mình xem đây có phải là nhộng của ruồi lính đen không ?

Agriviet.Com-IMG_0091.JPG


Agriviet.Com-IMG_0088.JPG

Tình cờ đọc được topic này mình hăm hở làm theo, đặt khoảng 6 mồi nhử ở 2 khu cách nhau hơn 1km, sau khoảng 15 theo dõi mình vẫn không nhìn thấy con ruồi lính đen nào, trong thùng nhử toàn nhộng ruồi nhà với loại ruồi nhỏ li ti, nhộng của nó chỉ to hơn đầu tăm một tí là đã hóa kén rồi. Mình cố tìm ở các bãi rác cũng không có. Đinh ninh là chỗ mình(Ninh Bình) không có ruôì lính đen trong tự nhiên nên mình đem một nửa số mồi đổ cho gà, còn lại đổ xuống hố dưới đất với hy vọng mong manh, được thì tốt không thì làm phân compost. Tình cờ hôm qua ngồi quán nước vỉa hè nhìn thấy một con giống ruồi lính đen tính bắt để chụp hình mà nó bay mất, tiếc hùi hụi. Về bới đống đất thì thấy mấy chú dòi trên làm mình mừng hết biết luôn, liền bắt mấy em ra chụp hình.
Agriviet.Com-IMG_0078.JPG

Agriviet.Com-IMG_0083.JPG


so sánh với các hình ảnh trên mạng thì thấy rất giống nhưng mình vẫn còn đôi chút phân vân không biết có đúng là dòi lính đen không? vì cái hố đất đó ở ngoài trời lúc mới đổ mồi trời nắng chiếu thẳng vào mùi bốc lên rất mạnh có đủ loại ruồi đến bâu chỉ trừ ruồi lính đen là không thấy.
Agriviet.Com-IMG_0034.JPG

 
Các bạn xem giúp mình xem đây có phải là nhộng của ruồi lính đen không ?

Agriviet.Com-IMG_0091.JPG


Agriviet.Com-IMG_0088.JPG

Tình cờ đọc được topic này mình hăm hở làm theo, đặt khoảng 6 mồi nhử ở 2 khu cách nhau hơn 1km, sau khoảng 15 theo dõi mình vẫn không nhìn thấy con ruồi lính đen nào, trong thùng nhử toàn nhộng ruồi nhà với loại ruồi nhỏ li ti, nhộng của nó chỉ to hơn đầu tăm một tí là đã hóa kén rồi. Mình cố tìm ở các bãi rác cũng không có. Đinh ninh là chỗ mình(Ninh Bình) không có ruôì lính đen trong tự nhiên nên mình đem một nửa số mồi đổ cho gà, còn lại đổ xuống hố dưới đất với hy vọng mong manh, được thì tốt không thì làm phân compost. Tình cờ hôm qua ngồi quán nước vỉa hè nhìn thấy một con giống ruồi lính đen tính bắt để chụp hình mà nó bay mất, tiếc hùi hụi. Về bới đống đất thì thấy mấy chú dòi trên làm mình mừng hết biết luôn, liền bắt mấy em ra chụp hình.
Agriviet.Com-IMG_0078.JPG

Agriviet.Com-IMG_0083.JPG


so sánh với các hình ảnh trên mạng thì thấy rất giống nhưng mình vẫn còn đôi chút phân vân không biết có đúng là dòi lính đen không? vì cái hố đất đó ở ngoài trời lúc mới đổ mồi trời nắng chiếu thẳng vào mùi bốc lên rất mạnh có đủ loại ruồi đến bâu chỉ trừ ruồi lính đen là không thấy.
Agriviet.Com-IMG_0034.JPG


chính là nó đấy
 
chính là nó đấy

Cám ơn bạn nhiều!

như vậy là mình có thể yên tâm là chỗ mình cũng có ruồi lính đen trong tự nhiên mặc dù rất ít, hi vọng là có thêm ít "chất trà" thì việc dụ BSF đẻ trứng sẽ dễ dàng hơn.
 
@nongdanxanh: Mình nghĩ nguyên nhân là do thùng nuôi của bạn không có lỗ thoát nước, hoặc bạn đậy nắp thùng nuôi quá kín. Thùng nuôi không có lỗ thoát nước thì bạn phải kiểm soát thức ăn rất kỹ để tránh ngập nước trong đó làm chết sâu non hoặc chúng tìm đường thoát. Đậy quá kín cũng làm độ ẩm và nhiệt độ tăng cao, sâu non khó chịu cũng kiếm đường bỏ đi.

@rubic: Là sâu non RLĐ đó. Vì tập quán của RLĐ nên bạn rất hiếm khi thấy nó. Nó chỉ mò đến đống rác để đẻ trứng, đẻ xong bỏ đi ngay.

@huydaika13: Nếu mỗi ngày tụi nó ăn hết bấy nhiêu đó trái cây thì lượng sâu non khá nhiều đó. RLĐ mới nở của bạn đã khá hơn chưa?
Hầu hết củ, trái phải để cho hơi dập, hỏng một chút thì tụi nó ăn dễ hơn. Ví dụ như khoai, củ sắn... mình cho vào xô nhựa đậy kín mấy ngày cho hơi úng mềm thì tụi nó ăn rất lẹ. Còn để tươi nguyên, cứng quá tụi nó ăn chậm lắm. Được cái là hầu hết trái cây mình lấy được đều đã hư dập một phần, tụi nó theo vết dập đào sâu vô ăn hết.
 
Số lượng ruồi k bay đc rất nhiều, mình đổ tất cả thùng cát ra đất rồi, cho tụi nó chui xuống đất lun , xem thử có cải thiện đc tình hình k. Thùng nuôi của mình thoát nước tốt quá cũng sinh hại ghê, chẳng có mùi, k thấy ổ trứng nào cả. Mình đã thay đổi 1 tí, cuối tuần về xem thế nào. Bạn chụp ảnh bên trong thùng nuôi mình xem số lượng ntn rùi. Tụi này ăn ghê quá, ăn cả hột vịt chôm chôm, cam quýt cũng ăn, chỉ chừa hột và vỏ. Ở mình chỉ có trái cây thôi, rau của k có, khoai sắn thì chẳng bao giờ có . Mình thường cắt trái cây ra rồi, sau đó lọc nước rồi mới đổ vào, trái gì nó cũng ăn nhanh hết,miễn sao có mặt cắt để nó bắt đầu ăn. Ví dụ như quả táo ta ( nhỏ, màu xanh) phải cắt ra chứ k để lâu nó cũng k ăn đc vì lớp vỏ ngoài bóng loáng. Xoài thì bỏ hột, chôm chôm bỏ vỏ, cam với quýt thì cắt đôi hoặc lột vỏ. Công việc này khá mất thời gian.

nếu bạn dùng tay hốt 1 nhúm có cả thức ăn và sâu non thì nó sẽ cắn răng vào tay bạn, nếu 1 người nằm im trong thùng 1 ngày chắc nó ăn thịt lun á.
 
ae cho hỏi: mình đã cho rld vào chuồn lưới, đã nở rồi mà sao k thấy tụi nó vô đẻ trứng trong thùng nhử j cả ???
- rld nở ra thì bâu lâu chúng nó mới giao phối với nhau?
- rld nở ra thì bâu lâu thì chết?
- thùng nhử mình cần làm lớn k, hay nhỏ vẫn được, cần để cao hay thấp?
mong ae sớm hồi đáp.... thank so much
 
ae cho hỏi: mình đã cho rld vào chuồn lưới, đã nở rồi mà sao k thấy tụi nó vô đẻ trứng trong thùng nhử j cả ???
- rld nở ra thì bâu lâu chúng nó mới giao phối với nhau?
- rld nở ra thì bâu lâu thì chết?
- thùng nhử mình cần làm lớn k, hay nhỏ vẫn được, cần để cao hay thấp?
mong ae sớm hồi đáp.... thank so much

Bạn xem lại các bài post của bạn jnbgyuhuydaika13 rồi làm theo giống vậy là được, vừa làm vừa quan sát rồi rút kinh nghiệm. Thùng nuôi thì để cao hay thấp đều được vì tụi ruồi nó có cánh mà, theo mình thì để dưới đất cho tiện vừa đỡ mất công mà lại giống trong tự nhiên(các đống rác đều ở trên mặt đất), thùng nhử thì bạn tận dụng những thứ sẵn có, mọi người thường dùng thùng sơn cũ 20L để làm thùng nhử.
 
@huydaika13: Mình mới xúc toàn bộ chất nền trong thùng lớn ra, lọc sâu non và kiểm tra những thứ tụi nó không ăn hoặc ăn chậm. Mình rút ra được kinh nghiệm là những thứ người có thể ăn được thì tụi nó ăn rất nhanh (hay nói chung là những thứ mềm), còn lại thì tụi nó không ăn, hoặc ăn rất chậm, rồi những thứ đó chìm dần xuống và phân hủy dần, có thể tạo mùi khó chịu. Mình cứ nghĩ tụi nó ăn hết, thế là đổ thêm thức ăn vào, gây thừa nhiều thức ăn trong thùng. Những thứ nó không ăn tích lại làm nhanh đầy thùng.
Lượng sâu non của mình không nhiều lắm, tổng trọng lượng chắc khoảng 3kg thôi. Để vài ngày nữa ổn định lại mình sẽ chụp hình.
Đáy thùng nuôi bạn làm thế nào mà thoát nước tốt? Mình đã kê thùng lên cao và hứng nước rỉ, mỗi ngày được khoảng gần 1 lít.
Sản lượng nhộng đen của bạn mỗi ngày được bao nhiêu? Của mình thì đang bị giảm thảm hại, có lẽ do sự cố trong thùng nuôi. Mình sợ là phải 2 tháng nữa mới có kha khá để chào bán thử.

@songthanduc: Trong chuồng lưới của mình thì ruồi nở ra 3 ngày thấy có giao phối. Ruồi giao phối rồi thì sau 2-3 ngày sẽ đẻ, ruồi cái đẻ xong chết trong ngày hoặc ngày hôm sau.
Nước rỉ từ thùng nuôi sâu non sẽ tạo mùi thu hút ruồi cái rất mạnh. Còn không thì bạn dùng vỏ thơm cũng rất tốt. Mình thì dùng một cái xô nhựa 20 lít, gắn giấy cactong bên trong gần miệng xô. Xắt nhỏ trái cây trải đều dưới đáy xô. Đặt xô dưới mái che mưa nắng trong chuồng lưới. Vậy là tụi nó vô đẻ.
 
Thùng nuôi mình đặt trực tiếp dưới đất, mặt đất nghiêng 15 độ, đổ vào thùng nuôi 1 lớp đất 5~10 cm, sau đó đổ toàn bộ sâu non + chất nền vào thùng. Nước sẽ thấm rất nhanh qua lớp đất và chảy theo độ nghiêng của mặt đất, nước màu đen này đất k thể thấm hết. Khi đó, nước màu đen này ở ngoài thùng làm cho rld đẻ sai vị trí. 1 ít sâu nằm 2 bên mép dưới phía ngoài thùng. Mình cho sâu đen thu hoạch bò trực tiếp ra đất nên k biết 1 ngày thu dc bao nhiêu. Trong thùng vẫn thấy sâu mới nở vai ngày tuổi nhưng k biết trứng nằm ở chỗ nào. Mình đã đặt 1 ca nước chảy ra của trái cây hỏng trong thùng nhằm giữ nước tạo mùi cho tụi ruồi vào thùng đẻ. Hình như trong nhà lưới có con chuột mà k biết loài chuột này có dưới hang k , thấy phân chuột còn khá mới. 1 tuần mình cho tụi sâu non ăn 1 lân mà tụi nó vẫn k chết đói. Số lượng ruồi trong nhà lưới khoảng vài chục con, rất ít, k bik ruồi bay không được còn nhiều hay bị ăn thịt hết mà chẳng thấy. Mình cảm thấy trời nóng, độ ẩm thấp, tụi nó k đẻ được, thấy nhiều con chết mà vẫn còn trứng trong bụng.

mình k có điều kiên chăm sóc nên tình trạng không được tốt cho lắm. Nếu có thời gian , mình sẽ lắp bét phun nước, tạo độ ẩm cao, cung cấp nước uống cho ruồi, làm đất ẩm cho sâu đen chuôi xuống, tiêu diệt thiên địch như nhện, ếch, nhái, thằng lằng, rắn mối, làm cái cổng kín kín để giảm tiêu hao.
 
Cách đây mấy ngày lượng RLĐ trong chuồng của mình cũng giảm mạnh, hên là hôm nay tăng trở lại rồi. Hôm kia chỉ thu được 2 ổ trứng, hôm qua 13, hôm nay tăng lên 34, đập chết được một con thằn lằn mập ú.
Hôm qua kiểm tra thùng chứa nhộng, thấy có khoảng 40 con RLĐ nằm trong chèm bẹp trong đó, cánh thì chưa căng phẳng mà còn nhăn, chân yếu đứng không nổi, toàn bộ có kích thước rất nhỏ, có con chỉ nhỉnh hơn con ruồi nhà một chút. Mình đoán là do nở ra từ mấy con nhộng có kích thước nhỏ, nên không đủ sức phát triển và bay nổi, nằm luôn trong thùng mấy ngày qua. Mình tóm hết ra ngoài, trong quá trình làm thì đảo trộn trong thùng, có lẽ nhờ vậy sáng nay thấy ruồi nở ra khá nhiều, chắc cả gần trăm con.
Thời gian qua mình chủ quan nên cho vào thùng nuôi quá nhiều thức ăn và có những món không phù hợp. Moi ra xem thì thấy có những con chui sâu vào củ khoai ăn no thành nhộng rồi vẫn nằm kẹt trong đó luôn. Nếu số lượng sâu đủ nhiều, nó xúm vô giải quyết hết củ khoai thì sẽ không có tình trạng đó. Mình gom lọc lại, số lượng sâu đủ cho ba xô 20 lít đặt nghiêng hoạt động bình thường. Cái thùng nhựa lớn cần phải cải tiến lại chút đỉnh rồi mới cho hoạt động trở lại.
Người ta nói nếu dùng thùng nuôi dạng không đáy, cho nước thấm xuống đất, thì phải chôn thùng xuống ít nhất 20cm, để nước thấm sâu xuống không tỏa mùi ra làm ruồi đẻ trật chỗ. Vừa rồi mình đặt xô nghiêng trong chuồng lưới, hứng nước rỉ, vậy mà tụi nó đẻ cả trăm ổ trứng ở đáy xô nghiêng, có con đẻ ngay xuống lớp cát có nước rỉ thấm xuống. Giờ thì mình dùng xô không đục lỗ, đặt đứng chứa thức ăn, tưới thêm chút nước rỉ để thu trứng.
Lọc tới lọc lui làm mình có kinh nghiệm: dùng một cái mâm có thành cao khoảng 4cm, trải một tấm lưới sắt (mắt lưới 7-10mm) lên trên mâm, rồi rải đều và mỏng dư chất lên trên lưới, sâu trong dư chất sẽ tìm cách chui xuống, và rớt xuống mâm, còn lại dư chất đọng trên lưới. Cách này có thể lọc được 95% sâu. Nếu phơi ngoài nắng tụi nó càng chui xuống nhanh.
 
bạn thu được trứng nhiều vậy mà số lượng sâu non k ăn hết thức ăn bỏ vào ah. lượng sâu non của mình là từ trứng của lứa ruồi đầu tiên trong nhà lưới , trứng thu trong khoảng 1 tuần mà số lượng ruồi nhiều đó, chừng đó cho nỡ thành sâu non cũng rất nhiều rồi .thức ăn cho vào bạn nên xử lí nó trước, ví dụ như củ khoai mình nghĩ nên cắt ra. trong thùng nuôi , mỗi lần mình bỏ thức ăn vào là tụi nó tràn từ dưới lên khắp mặt thùng , nhìn rất đông, ăn cũng rất nhanh . nếu thức ăn đã xử lí vỏ rồi thì mỗi ngày tụi nó ăn 1 xô thức ăn 21Lit . mình cho tui nó bò ra ngoài đất lun , mỗi khi bỏ thức ăn vào là tụi sâu già bắt đầu bò ra, số lượng cũng nhiều , nhưng số lượng ruồi thì nghèo quá , số lượng đi đẻ còn nghèo hơn và mình k biết tụi nó đẻ đâu nữa .

mình định làm 1 cái lồng bằng lưới hình hộp chữ nhật, 5 mặt bằng mắt lưới 1cm, cho thức ăn vào lồng rồi đặt vào thùng nuôi .tụi sâu non sẽ ăn từ dưới và chuôi vào lồng ăn, khi nào thấy hết thức ăn thì nhất lên khỏi mặt thùng, đợi vài ngày cho tụi nó rơi xuống hết rồi đem dư chất đi đổ .

sau này nếu xây thùng bằng xi măng cho thấp trực tiếp xuống đất thì mình thấy k an toàn cho lắm . chỗ mình đất khô thế mà vẫn k thể thấm hết xuống đất , mình nghĩ nếu xây trực tiếp cho thấp xuống đất thì chỉ sau 1 thời gian thì thùng đó xem như kín đáy luôn .

bạn dùng 3 thùng 21 Lít có đục thủng đáy, chắc chắn có sâu non trôi theo nước rĩ , số lượng cũng rất nhiều đó.
 
Hôm nay mình thấy trong chuồng lưới có rất nhiều RLĐ, khoảng chừng 5-700 con, thu được 106 ổ trứng, một kỷ lục. Thật ra thì số lượng trứng mới tăng trở lại vài ngày nay thôi, chứ vừa rồi là một đợt suy giảm mạnh về lượng trứng, có lẽ do tụi nó đẻ trật chỗ. Suy giảm cả lượng nhộng nữa, có nhiều ngày chẳng thu được con nào.
Lượng sâu non thực tế mình đang có, chắc chỉ chiếm 2/3 cái xô 20lít, do vừa rồi bị chết khá nhiều vì những thử nghiệm của mình. Chứ sức ăn của tụi nó thì rất mạnh, đối với những thức ăn mềm, như dưa leo, cơm thiu, xoài, mận... Còn khoai và củ sắn thì ăn chậm quá. Nó có thể ăn thức ăn đa dạng nhưng chọn loại nào cho hiệu quả thì cũng phải thử từ từ thôi.
Mình có cảm giác là trong thùng nuôi có sâu đủ kích cỡ từ mới nở đến sắp hóa nhộng, thì tụi nó giải quyết thức ăn nhanh và hiệu quả hơn, so với thùng nuôi chỉ toàn loại lớn (khoảng 10 ngày tuổi trở lên). Vụ này phải thử nghiệm so sánh kỹ xem sao.
Về việc cho ăn bằng lồng sắt thì mình thấy hơi khó ở chỗ tụi nó sẽ không rớt xuống trở lại hết, mà còn nằm trong lồng, nhất là những con chuyển màu đen. Với lại sắt mà tiếp xúc với dư chất thì rất mau rỉ sét. Có thể thử bằng rổ nhựa.
Mấy cái xô mình đặt nghiêng đều có đặt vài dụng cụ hứng bên dưới, mỗi ngày mình trút nước rỉ ra lọc bằng lưới nhựa, được vài chục con sâu non.
 
Bạn có biết sâu non rld hô hấp bằng gì không, mình thấy tụi nó sống trong nước rất lâu, chui dưới lớp chất thải dày đặc mà vẫn sống khỏe, nhiều khả năng tụi nó hô hấp qua da, còn về nhu cầu dinh dưỡng thì cũng rất đặc biệt, theo ghi nhận của mình thì cái miệng của nó hút nước nhanh hơn gặm nhấm, vì việc vậy thức ăn nhiều nước sẽ ăn nhanh hơn thức ăn ít nước, nhưng nếu là thịt động vật thì khác, nó rất ghiền món này.
 
cho chỏi

trời nóng quá và thiếu nước có ảnh hưởng tới việc đẻ của RLD không
sau mình chả thấy tụi nó đẻ j cả
 
Back
Top