Kỹ thuật nuôi dòi làm thức ăn chăn nuôi

Nguyên văn "Nuôi dòi quá dễ, rất ít tốn kém, chu kỳ ngắn. Cứ 2.000g phân tươi có thể sản xuất 500g dòi. 1m3 lồng có thể sản xuất 150g dòi/ngày. Nếu dùng lồng nuôi 3 tầng, trong 10 tháng, mỗi ngày có thể thu được 20-25kg dòi. Giá thành 1 kg dòi sống chưa tới 500 đồng. Nếu tính quy đổi 4kg dòi sống thành 1kg bột cá, thì giá thành không bằng 30% bột cá"

Các bác có biết ở đâu bán giòi (dòi) chỉ cho em với ạ? Em ở Hà Nội, có trang trại,cần nguồn cung cấp giòi để làm thức ăn cho gia cầm ạ!

Kỹ thuật nuôi dòi làm thức ăn chăn nuôi


Nuôi dòi quá dễ, rất ít tốn kém, chu kỳ ngắn. Cứ 2.000g phân tươi có thể sản xuất 500g dòi. 1m<sup>3</sup> lồng có thể sản xuất 150g dòi/ngày. Nếu dùng lồng nuôi 3 tầng, trong 10 tháng, mỗi ngày có thể thu được 20-25kg dòi. Giá thành 1 kg dòi sống chưa tới 500 đồng. Nếu tính quy đổi 4kg dòi sống thành 1kg bột cá, thì giá thành không bằng 30% bột cá.


Ấu trùng của ruồi, nhặng gọi là dòi. Dòi sử dụng thức ăn là phân tươi của vật nuôi, sinh sản cực nhanh, nuôi nhân tạo rất đơn giản, bà con nhà nông đều có thể tự làm.
Thành phần dinh dưỡng trong dòi rất phong phú: protein thô 56-63% (bình quân 59,5%), chất béo thô 13%, tro 7%, đường 3,1% là thức ăn giàu protein, thành phần dinh dưỡng ngang ngửa với bột cá Pêru. Dòi tươi sống có hàm lượng protein 15%, chất béo thô 5,8%, đủ chất dinh dưỡng làm thức ăn nuôi trực tiếp cho lợn, gà, vịt, cá, đồng thời là thức ăn sống tốt nhất, có giá thành thấp nhất để nuôi các động vật đặc sản như tôm, cua, cá trình, lươn, ếch, cá song, ba ba, rùa…
Nuôi dòi quá dễ, rất ít tốn kém, chu kỳ ngắn. Cứ 2.000g phân tươi có thể sản xuất 500g dòi. 1m<sup>3</sup> lồng có thể sản xuất 150g dòi/ngày. Nếu dùng lồng nuôi 3 tầng, trong 10 tháng, mỗi ngày có thể thu được 20-25kg dòi. Giá thành 1 kg dòi sống chưa tới 500 đồng. Nếu tính quy đổi 4kg dòi sống thành 1kg bột cá, thì giá thành không bằng 30% bột cá. Có một gia đình nông dân, dùng lồng tre nuôi dòi, với 14 lồng mỗi ngày sản xuất được 30kg dòi sống, đủ nuôi 1.000 con ba ba. Nếu nuôi dòi trở thành một chuỗi sinh học để sản xuất thức ăn, giá thành nuôi ba ba giảm gần một nửa, năng suất lại tăng gấp bội.
Nuôi dòi có 2 khâu quan trọng: nuôi ruồi bố mẹ và gây nuôi dòi thành phẩm, kỹ thuật khác nhau nhiều. Nhưng nuôi dòi chỉ để làm thức ăn thì không cần nuôi ruồi bố mẹ, mà sử dụng ruồi bố mẹ trong thiên nhiên để đẻ trứng, rồi nuôi thành dòi, đỡ tốn kém hơn nhiều.

Trích đoạn :
Thùng Bug Barrack kích thước 240x80x40cm, hoạt động được hơn nửa tháng nay:





Thức ăn là phân bò tươi và hỗn hợp hèm-xác mì. Mỗi ngày cho vào khoảng 15.000 con giống (ấp từ 30 ổ trứng trong 7 ngày). Từ vài ngày nay đã bắt đầu cho thu hoạch khoảng 500-600g/ngày. Nhộng đen thu được có kích thước nhỏ, có lẽ do thùng nuôi còn trong quá trình ổn định và mình cũng cho tụi nó ăn chưa đủ. Mỗi ngày mình hớt bớt lớp dư chất trên cùng để lọc đem bón rau, và giúp giữ cho lớp dư chất trong thùng không dày lên quá nhanh, chỉ ở mức trên dưới 20cm.
Khi thùng hoạt động ổn định mình sẽ thông báo tiếp.

@ANH AQ101: Mai hay mốt em post hình cách gắn bìa cac tông thu trứng nhé.

Hai chuồng lưới. Một nửa lộ thiên, một nửa có tôn che mưa nắng. Mỗi chuồng có kích thước khoảng 2x4x2m. Kéo ống tưới phun sương (dùng béc tưới lan). Khi có nắng thì tưới 2h một lần, mỗi lần vài chục giây, làm đọng nước trên lá và vách lưới để ruồi uống và làm tăng độ ẩm bên trong.

Hướng nào có gió lùa phải che bớt lại, hạn chế ruồi đẻ lung tung trên vách lưới, góc lưới.


Trong chuồng cần trồng cây để có chỗ ruồi đậu và ổn định độ ẩm.

Thùng chứa nhộng đen (80x80x40cm), được che mưa che nắng tuyệt đối, mỗi ngày cho vào đó 1kg nhộng đen.

Xô thu trứng: chứa những thứ bốc mùi càng hôi càng tốt (ruột, đầu cá, máu heo, đầu tôm, phân heo...), treo các mảnh cac tông lên vách xô, cách lớp rác bên dưới khoảng 5cm. Trứng được thu hằng ngày vào chiều tối, cho vào hộp nhựa phun ẩm trong 40-45h sau đó cho vào thùng chứa thức ăn. Sau 5-6 ngày mới trút vào bể nuôi (đang nuôi ấu trùng). Nếu trứng chưa nở mà trút vào bể nuôi, ấu trùng trong đó sẽ xơi luôn trứng.
 
Last edited by a moderator:
Vấn đề này ở nước mình thật ra k còn mới mẽ, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu tại các trường dh chuyên ngành môi trường , nghiên cứu ở đây là phân tích vi sinh có trong thành phần rác thải, thành phần dinh dưỡng của ấu trùng, nhờ có việc nghiên cứu này mà ta biết được các nguy cơ lây lan mầm bệnh do ấu trùng gây ra , từ đó mình theo sau cũng tự tin hơn. Nghiên cứu thì có nhưng việc phổ biến thì chưa, muốn tìm tài liệu chính thống cũng khó . Thành công chưa thì không biết nhưng nếu áp dụng để xử lí phân gia súc , gia cầm trong công nghiệp theo mình đây là điều tuyệt vời.
Nói chung mọi thông tin mà ta cần quan tâm thì tìm không có, báo mạng chỉ nói qua loa về nghiên cứu của nhóm Giảng viên hay sinh viên gì đó ở Trường ĐH Thành Tây thôi, mà nghiên cứu này chủ yếu về xử lý chất thải chứ không phải là nhằm mục đích áp dụng trong chăn nuôi.
Cũng phải thú thật là bà con nông dân ta giỏi thật, cứ tự mình mày mò mà thành công rực rỡ, còn mình đây có phương tiện thông tin có nhiều thứ, vậy mà vắt óc ra chẳng nghĩ ra được trò gì.
 
@huydaika13: Mình mượn được 4 cái biopod, trong đó có hai cái đã cắt bỏ đáy. Chỉ có thân thùng thôi chứ không có phụ kiện: nắp, lưới lọc, đế, ống dẫn nước thải... Mình chôn cái biopod đã cắt đáy xuống đất sâu 20cm rồi dùng bình thường được khoảng một tuần, thoát nước tốt, thu hoạch tạm ổn. Mổi ngày thu khoảng 150-200g nhộng đen. Mình bắt đầu lưu số liệu thức ăn cho vào và nhộng bò ra. Có vẻ như những loại thức ăn chứa tinh bột như khoai có hiệu quả gấp đôi so với các loại chứa nhiều nước như khổ qua.
Nhà lưới mới hoạt động mấy ngày, hôm qua có khoảng gần 100 con ruồi, mới có ổ trứng đầu tiên. Trời mấy hôm nay cứ âm u và mưa suốt, ít nắng.
Hình chụp toàn cảnh thùng Biopod:



Đêm qua mưa rả rích, độ ẩm không khí chắc ở mức bão hoà, sâu non leo trèo tứ tung, nhưng nhờ miệng thùng có mép gập lại nên tụi nó không thoát đi được. Dấu vết leo trèo rất rõ ràng:



Chổ hứng nhộng bò ra cũng bị tụi nó tìm cách trốn thoát:



Mình nối thêm cho ống dài ra, mai chắc phải thay cái lưới sắt bằng lưới mắt nhỏ hơn. Cái xô nhựa không có nước mà tụi nó dựa vào độ ẩm không khí vẫn leo thoát mất một số. Vậy là hồi trước mình nuôi trong mấy cái xô nghiêng, chắc cũng mất khá nhiều sâu non trong những đêm mưa:



@traimongtoi: Tài liệu nước ngoài thì không công bố phương thức chăn nuôi loài này ở quy mô lớn, có lẽ đó là bí quyết công nghệ. Mà nếu có công bố thì cũng khó áp dụng ở VN. Hoàn cảnh, điều kiện khác nhau quá xa. Mình đành đi từng bước để rút kinh nghiệm rồi mới đưa ra quy trình. Cũng phải đi từ nhỏ lẻ đến quy mô lớn thôi. Có điều làm một mình thì dễ nản. Đưa lên đây cho anh em thảo luận cùng làm, cùng trao đổi kinh nghiệm thì mau thành công hơn.
 
đến bao giờ thì mớ có 1quy trình hoàn hảo các bác nhỉ?quá trình thử nghịêm thật gian nan.cố lên các bác nhé!
 
Mình mới chuyển thùng nuôi qua nilông nên thu hoạch thật dễ, tụi nó bò ra 24/24 , 1 ngày khoảng 300gram, nhưng chắc những ngày sau sẽ giảm. Nếu bạn có cái cân thì nên tính lượng cho vào va khối lượng Ấu trùng bò ra, từ đó tính được tỷ lệ chuyển đổi trong 1 tuần, tháng và năm thì sẽ ra tỷ lệ chuyển đổi bình quân, mình đọc trên mạng có ng cũng ghi chép như thế thì được tỷ lệ chuyển đổi vào khoảng 8-25% . Mình chưa có điều kiện để kiểm tra thử, mỗi đia phương, mỗi loại thức ăn sẽ cho tỷ lệ khác nhau . Lâu nay mình dùng trái cây hư hỏng mất thời gian để lột vỏ quá, nước lại nhiều nữa mà tụi nó ăn cũng nhanh quá, mình nghĩ thức ăn cứng tí thì tốt hơn, lượng nước càng thấp càng tốt, ăn đc 100% thì tốt nhất,như vậy nuôi cả năm cũng k đầy cái thùng nuôi và thời gian giữa 2 lần cho thức ăn vào cũng lâu hơn, thơm thơm tí thì sướng. Bạn mua khoai lang cho tụi nó ăn hả?

mình mới bắt đầu kiểu thu trứng mới được 3 ngày rồi và có vẻ khá hiệu quả. Mình đặt thùng nuôi cách nhà lưới 20m, đặt 2 xô 18 lít ở2 đầu thùng để thu Ấu trùng đen, trong xô chứa 1/4 đất , dự kiến sẽ thu trong 1 tuần. Trong nhà lưới đặt 1 xô nhỏ hơn chứa dư chất lấy từ thùng nuôi, có cả Ấu trùng và thức ăn nữa, quan trọng là kiếm con gì bị chết cho vào cho có mùi hôi thối, mình dùng con kì nhông . Mình cũng thu trứng trong 1 tuần. Sau khi qua 1 tuần, mình sẽ đem 2 xô đựng Ấu trùng đổ vào nhà lưới, đem xô thu trứng đổ vào thùng nuôi và lấy 1 khối dư chất khác. Mình thấy cách này vừa đảm bảo thu được tối đa số trứng, vừa tiết kiệm thời gian vì mình k có nhà để thường xuyên chăm sóc.

mình dự định sau này sẽ xây cái chuồn gà 2 tầng, tầng dưới là thùng Ấu gtrùn rld , tầng trên cho gà ngủ, giả sử số gà đủ lớn thì ta sẽ chỉ làm 2 việc đó là thu trứng va thu nhông
 
@huydaika13: Hồi giờ mình chưa tốn đồng nào cho thức ăn nuôi sâu non. Toàn là đi lượm về. Mấy ngày nay mình có cân và ghi số liệu thức ăn và nhộng. Đối với những món như khoai, khổ qua, mướp, bí ngồi, bí đao, chỉ cần xắt vụn ra là tụi nó ăn hết, cả vỏ cũng ăn gần hết. Trong thùng còn lại chủ yếu là lớp phân đen của tụi nó thôi.
Trời cứ âm u và mưa suốt. Đến nay mới có 6 ổ trứng trong nhà lưới mới. Số lượng ruồi nở ra lai rai hơi ít, có lẽ khoảng 10 ngày nữa mới nở nhiều. Bắt đầu xuất hiện xác RLĐ trong nhà lưới. Xác có kích thước nhỏ. Có lẽ mấy con nhộng nhỏ nở ra ruồi nhỏ và chết nhanh hơn ruồi lớn. Kiểu thùng nuôi bằng nilon của bạn thiết kế ra sao vậy? Hồi giờ mình thu hoạch hay có tình trạng sâu còn non màu trắng bò ra lẫn lộn với nhộng đen, mình phải lọc lại hơi mất công. Hiện giờ thu hoạch còn ít thì lọc thủ công, chứ sắp tới mỗi ngày thu hằng kg thì chắc phải kiếm cách cho tụi nó tự lọc.
Xô dư chất trong nhà lưới bạn có gắn cactông không? Mô hình chuồng gà đó có vẻ hay đó.
 
Hôm nay ruồi nở nhiều, có khoảng vài trăm con. Vài ngày nữa chắc bắt đầu thu được nhiều trứng. Mình sẽ thử cho một ít dư chất vào xô thu trứng xem có thu trứng triệt để hơn không.
Mấy ngày nay vẫn thu hoạch ổn định ở mức 140-170g nhộng đen. Thực tế mình thu hoạch nhiều hơn, vì lượng sâu non màu trắng bò ra theo nhộng đen khá nhiều, mình cân thử thì thấy chiếm khoảng 30% tổng số trong xô hứng. Do đó nếu tính về tỷ lệ sâu thu hoạch được trên khối lượng thức ăn là khoảng 7-8%, nếu tính riêng nhộng đen thôi thì khoảng 4-5%. Hiện tại mình đang gây giống nên chỉ lấy nhộng đen, sau này thu hoạch đem bán thì đen trắng gì lấy hết.
Số liệu này dựa trên nguồn thức ăn là rau củ quả. Sau này mình sẽ thử nghiệm trên phân bò xem sao.
Thùng Biopod cũng có nhược điểm là lối đi lên nhỏ hẹp quá. Sâu kéo đi lên cả đàn, chật hết cả lối đi, có vài con quay ngang là bị dồn đống ùn tắc. Mình nghĩ là với cùng số lượng sâu non trong thùng nuôi, mẫu Bug Barrack sẽ thu hoạch triệt để hơn Biopod. Biopod thì hay hơn về mặt tiết kiệm diện tích nuôi, chứa được nhiều dư chất hơn.
 
Mình vừa về hôm qua, sau 1 tuần thì số lượng sâu đen bò ra đã giảm, mình với lên xem thì thấy nhiều con đen nhưng k thấy tụi nó bò ra. Lượng sâu non trong thung nuôi tăng rõ rệt, những con khoảng 2 tuần tuổi rất nhiều, mặc dù đặt ở ngoài trời nhưng lượng ruồi trong tự nhiên đên

--------

Đẻ cũng đáng kể, trong cái xô thu trứng thì toàn là sâu non 3,4 ngày tuổi nên k thấy rõ, co những ổ trứng đang nở, xem xét trong giấy cattong thì chỉ dc kha khá ổ trứng chứ k nhiều lắm. Lượng ruồi có giảm đi,
Trong 2 xô thu sâu đen thì đã có nhưng con hóa nhộng, mình đem đổ ra nhà lưới, mấy hôm nay trời âm u,k bjk tụi nó có đẻ k .
Thùng nuôi của mình vẫn như cũ, có đề mình lót ni lông thanh ra tụi nó bò ra rất dễ dàng nhờ các mép gấp của nilong. Sau này chỉ cần cái khuông rồi đặt nilông vào giống như treo võng vậy. Mình làm bẫy trứng giấy cattong dạng tấm lớn cho ruồi dễ đẻ. Để mình ra chụp vài tấm hình rồi vô up.
Nhộng trắng bò ra thì bạn cứ cho nó hoa nhộng đi, chỉ sau 1 ngày là nó hóa đen ngay. Chắc do nó đủ tuổi rồi mới bò ra đó

--------

http://s1301.photobucket.com/user/huydaika13/media/WP_20130727_007_zps308a6c78.jpg.html?sort=3&o=0
 
Last edited by a moderator:
kỹ thuật nuôi dễ không các bác nếu dễ làm vài khay cho rắn mối ăn cũng có lý đó nhỉ
 
Theo mình nghĩ thì chúng ta nên làm theo mô hình kiểu Mỹ, thử nghiệm thôi cũng được, không cần quy mô mà đủ để nghiên cứu, mình chưa vội lấy nhộng làm gì, mà đầu tư thời gian phát triển đàn RLĐ thành một quần thể vài nghìn con (với mô hình khoảng 15m2 thì đó cũng là nhiều rồi.), chúng ta cũng nhốt chúng trong một cái nhà ngăn kín (hoặc phòng, ô, ngăn), chỗ nào cần hở thì bịt bằng lưới hay vải màn . trong đó chúng ta cho thức ăn vào khay,đó cũng là nơi chúng đẻ trứng, theo dõi quá trình sinh nở, phát triển của nhộng rồi thu hoạch thôi.
Bản thân mình mới nghiên cứu cái món này, sản phẩm mới đc vài trăm con nhộng đen, mãi chưa phát triển thành ruồi, mới đc hơn chục con RLĐ mình đang tách ra thành 2 nhóm để nghiên cứu kỹ hơn về cái khâu nó đẻ nhộng non, đặc biệt là nhiệt độ và độ ẩm ảnh hưởng thế nào đến quá trình sinh sản và phát triển của nhộng non.
P/S: có bác nào biết con Nhộng non bao nhiêu lâu thì phát triển thành con RLĐ không? :)
 
@nongdanex: Kỹ thuật thì đơn giản thôi, nhưng con giống thì đang còn ít quá. Dùng để nuôi rắn mối thì khỏi chê rồi.

@traimongtoi: RLĐ cần nắng để giao phối. Sau vài ngày thì đẻ trứng. Trứng nếu được đặt nơi có độ ẩm cao thì sau 2-4 ngày nở ra sâu non. Vì thế bạn nên làm chuồng lưới đặt ngoài trời để nuôi RLĐ và thu trứng.
Độ ẩm không khí chỗ mình trong khoảng 50-80%, nhiệt độ 28-37 độ C, coi như rất phù hợp với loài này, theo các tài liệu nghiên cứu của nước ngoài. Mình cũng theo dõi vậy thôi chứ chưa có ý định nghiên cứu nhiệt độ và độ ẩm tối ưu cho tụi nó, vì có biết cũng không đủ tiền đầu tư tạo môi trường tối ưu đó.
 
Hôm nay thu được 8 phần của 1 lon, k biết 1 lon được bao nhiêu gram nữa. Mình đã mở nhà lưới cho ruồi bay ra ngoài hết rồi, ở mình trời âm u, tụi ruồi cứ húc vào lưới đòi ra ngoài, có lẻ trong môi trường tự nhiên , dù trời âm u thì tụi nó vẫn sẽ tìm đến nơi có thời tiết thuận lợi cho việc giao phối. Hôm nay trời đã nắng trở lại, ngồi trông từ sáng đến giờ thì có khoảng mười mấy con vô đẻ rồi, như thế mà lại hay.

sau mấy tháng dùng nhà lưới mình thấy tỷ lệ đẻ trứng trong nhà lưới thấp quá, phụ thuộc vào thời tiết nữa, nắng quá cũng không được mà mát quá cũng không xong. Khi đặt thùng nuôi trong nhà lưới thì mình thấy rất nhiều rld trong tự nhiên tìm đến đẻ nhưng không vào được nhà lưới. Vậy nên bây giờ chưa có nhiều thức ăn và thời gian thì mình thu trứng từ tự nhiên. Cho 10% nhộng thu được hóa ruồi.

mình nghĩ nêu dùng nhà lưới thì nuôi theo từng đợt sẽ hiệu quả hơn. Ví dụ thế này, hiện tại nhà lưới không có con ruồi nào hết nhé, mình thu nhộng và giữ trong xô không có đất,mục đích là để sâu đen không hóa nhộng, đến khi khối lượng được 2-3 kg thì đem bỏ vào nhà lưới, mục đích là cho tụi nó hóa ruồi đồng loạt, thu trứng 1 lượt và nuôi dưỡng cũng 1 lượt. Xong lứa này ta lại quay vòng lứa khác, kiểu này chắc tương tự bên inđo nuôi bằng bột hạt cọ . Sau này mình sẽ làm kiểu này. Chỉ cần sau 1 lứa đầu tiên , thu hoạch đồng loạt được khối lượng lớn, khi đó cho 1 lần 10kg hóa ruồi luôn . Lúc này phải mua phân mà nuôi thôi, mua lần 1 tấn thì giá cũng rẻ. Theo mình như thế này mới đúng quy mô vừa, năng suất cao hơn và đồng loạt nên bán mới dễ. Thay vì mỗi ngày 1kg ta làm 30 ngày 30kg . Vậy có phải hay hơn không.
 
Bận rộn một thời gian đến lúc quay lại thì trời mưa âm u suốt mấy tuần liền, cả tháng trời mình mới thu được có 2 ổ trứng làm vốn, lũ sâu non đợt trước bắt đầu hóa nhộng gần hết. Bây giờ mình bắt đầu làm lại từ đầu một cách có bài bản hơn, hi vọng từ giờ đến mùa đông còn kịp thu được ít nhiều thành quả.
ypc2.jpg


Mình thấy mô hình nuôi của người Đức khá hay, không biết các bạn đã xem clip này chưa?
http://www.youtube.com/watch?v=wUhx0iAaxfc&feature=youtu.be
http://www.br.de/fernsehen/bayerisc...d-forst/fliegenlarven-als-viehfutter-100.html
http://www.br.de/fernsehen/bayerisc...77f6f262a89f55266d7.jpg?version=1353590308622

Họ bán 9,80 EUR/kg sâu BSF , còn siêu thị Big C thì bán 59.000VND/kg thịt Gà làm sẵn :lol:

http://www.terrarienbilder.com/vb/f...rzen_soldatenfliege_hermetia_illucens-17.html
 
Hôm nay thu được 54 ổ trứng. Nhưng trời lại âm u trở lại, chắc kéo dài mấy ngày nữa mới hết.
@huydaika13: một lon (lon sữa Ông Thọ) chứa được khoảng 170g nhộng đen. Nếu chỗ bạn có nhiều RLĐ tự nhiên thì cứ đặt nhiều xô rác để nó đẻ vào. Vài bữa nữa mình cũng sẽ dùng một cái lu chứa rác đặt gần nhà lưới để thu hút những con RLĐ ở ngoài đến đẻ. Mỗi lần mình ra vào nhà lưới lại có vài con thoát ra.
Những con nhộng đen thu hoạch trong cùng một ngày thì lại không nở thành ruồi đồng loạt đâu. Mình thấy có những con chỉ mất 10 ngày là nở, nhưng có những con cả tháng sau mới nở.

@rubic: thông tin bạn tìm được rất bổ ích. Họ đã làm trong 6 năm và giờ thì thu 60 triệu ấu trùng mỗi tuần (chắc khoảng 12 tấn). Họ giữ lại 10% nhộng đen để tái sản xuất, chi tiết này cũng phù hợp với những tính toán của mình. Cứ mỗi vòng đời của RLĐ(khoảng 2 tháng) thì số lượng nhộng đen thu được tăng lên 10 lần. Ban đầu họ nuôi bằng ngũ cốc và cũng thấy không kinh tế lắm (giống trường hợp ở Inđô) và sau đó phải chuyển sang phế thải chăn nuôi, lò mổ và thức ăn thừa của người, mới có lợi nhuận.
Các bạn có thể tham khảo thêm đoạn phim này, chắc cũng ở Đức, họ nhân giống ở quy mô rất nhỏ, chắc để cho bò sát kiểng ăn thôi, nuôi bằng món gì đó giống như một loại cám, hoặc ngũ cốc xay nhỏ, chế độ nuôi có độ ẩm rất thấp, chẳng lo gì về nước rỉ:
http://www.youtube.com/watch?v=o7zBhtzfYRg
 
Cảm ơn Các Bác đã quan tâm đến dịch vụ và sản phẩm bên công ty em.
Em sẽ liên hệ với Bác trong thời gian sớm nhất.
 
Hôm nay 1 xô được 1 lon, xô bên kia bị nước mưa chảy vào nên chạy trốn hết trơn.

10% của 60tr là 6 tr con, có 3tr cặp ~ 3tr ổ trứng x 300 trứng/ổ = 900tr trứng. Hao hụt 50% còn 450tr trứng = 400tr con . Tính toán thì ngon mà còn phụ thuộc vào thời tiết nữa.

400tr con x 0,2 gram =50.000.000 gram = 50 tấn, giả sử tỷ lệ chuyển đổi 10% thì lượng thức ăn cần cung cấp là 500 tấn, ẹc ẹc
 
theo mình biết dòi là ấu trùng của ruồi sau khi trứng nở. Vì vậy nếu mình nuôi dòi làm thức ăn chăn nuôi củng tốt vì dòi cũng giống như sâu wom, trùn... Nhưng ko nên nuôi số lượng lớn vì:
- Nếu một ngày nào đó gia súc gia cầm ăn ko hết thì số dòi đó sẻ phát triển thành ruồi và mang nhiều mầm bệnh cho con người.
- Làm đảo lộn hệ sinh thái khi số lượng euồi phát triển quá nhiều theo cấp số nhân.
 
Nếu bạn chỉ đọc trang đầu tiên rồi coment thì rất tiếc, đã 5 năm rồi, những người khai mở topic này k thể đọc được coment của bạn đâu. Còn bây giờ, có lẽ chưa bao giờ bạn nhìn thấy con ruồi lính đen nữa chứ đừng nói chi được nó truyền cho bệnh. Mình đang muốn nó truyền bệnh cho mà cũng k được nè.
 
Lượng RLĐ của mình hiện nay chắc phải hàng ngàn con. Chiều nay thu được lượng trứng kỷ lục là 230 ổ. Tuy nhiên thùng Biopod phát sinh vấn đề. Ba ngày nay lượng nhộng đen thu hoạch giảm thảm hại. Sâu non liên tục kiếm chỗ cao chứ không nằm yên trong dư chất như thường lệ. Sáng nay mình thấy vài chục con sâu non chết trong thùng. Moi thêm xung quanh kiểm tra thì thấy xác vài trăm con. Nguyên nhân chưa xác định nhưng mình đoán là nó chết ngộp. Mình đang nghiên cứu thêm để xác định nguyên nhân.

@huydaika13: Ước lượng như vậy không chính xác đâu. Họ giữ lại 10%, theo mình nghĩ, vì đó là tỷ lệ phù hợp để duy trì sản lượng 60 triệu con/tuần. Do đó không tới 400 triệu con đâu. Họ nuôi quy mô lớn như vậy thì chắc không đựng thức ăn bằng xô như tụi mình, mà dùng xe tải và xe ủi :lol:

@hoangha49: Nuôi loài nào thì cũng phải lo chuồng rào để nó khỏi trốn ra chớ. Kiểm soát hao hụt là tăng lợi nhuận mà. Khi nuôi loài này số lượng lớn thì người ta sẽ sấy khô để dễ lưu trữ và vận chuyển, chứ hàng tươi thì chắc dùng chẳng bao nhiêu đâu.
 
Back
Top