Mô hình nông nghiệp khép kín (Tuy cũ nhưng hiệu quả)

Thời gian gần đây có rất nhiều bạn trẻ "nghỉ hưu sớm". Đa số các bạn là nặng tình với nông nghiệp nên đành "bỏ phố về vườn". Tuy nhiên, việc chọn cho mình một mô hình, một hướng đi hiệu quả thì không dễ tý nào. Đa phần các bạn tốn rất nhiều thời gian tìm tòi,học hỏi và cả những trải nghiệm nữa. Trong đó có không ít bạn chật vật với việc chọn mục tiêu cho mình khi thời gian đã trôi đi tính bằng năm.
Với những kinh nghiệm góp nhặt được từ thực tế cuộc sống cùng nhưng trăn trở của các bạn, hôm nay Ngaytrovellcd mở topic này, một phần là để trình bày 1 mô hình nông nghiệp mà bản thân tôi thấy được. Phần lớn còn lại là để anh chị em cùng nhau trao đổi để phần nào tạo cho các bạn một hướng đi tương đối tốt hơn.
Mô hình từ những con vật, cây trồng rất truyền thống:
Nuôi bò (nuôi sinh sản hoặc nuôi vỗ béo) sử dụng phân bò để nuôi trùn quế. Dùng trùn quế thu được để nuôi gà hoặc nuôi cá. Phân trùn sử dụng vào trồng trọt. Công việc rất ngắn gọn, tuỳ điều kiện, hoàn cảnh, sở thích của mỗi người mà chúng ta phóng to hay thu nhỏ mô hình theo ý thích. Quan trọng nhất là thiết kế vườn nhất quán. Chuồng bò gắn liền với chuồng nuôi trùn quế. Mục đích là để tiết kiệm công lao động. Nền chuồng bò phải là nền bê tông để tiện việc xúc phân. Phân bò xúc lên được đổ trực tiếp vào chuồng nuôi trùn rồi tưới nước đủ ẩm cho trùn. Sau đó che tối, chờ ngày thu trùn hoặc thu phân trùn. Cách này sẽ sử dụng thời gian làm vệ sinh chuồng bò cùng lúc với thời gian cho trùn ăn. Nếu có điều kiện thế kế kỹ hơn bạn chỉ cần dùng thêm một vài các béc tưới phun nữa thì coi như đỡ công tưới ẩm cho trùn.
Quy mô, số lượng tuỳ vào điều kiện, hoàn cảnh của mỗi người. Thông thường lượng phân của 1 con bò trưởng thành (trong điều kiện nuôi nhốt) đủ nuôi sống 10m2 trùn quế. Tuy nhiên lượng trùn quế thu được thì chỉ có thể gọi là bổ sung vào nguồn thức ăn cho gà chứ không thể nói là ăn đủ (trừ khi làm với quy mô lớn hoặc số lượng gà nhỏ). Trùn quế là nguồn thức ăn tuyệt vời cho gà, vịt, cá, lươn, ếch, ... tuy nhiên tuỳ vào quy mô trùn nuôi được để có chương trình con vật sử dụng trùn quế cho hợp lý.
Phân trùn tốt hơn phân lân hữu cơ. Phân trùn có thể dùng để trồng rau sạch, rau hữu cơ, bón cho cây cảnh, bonsai, cây hoa, cây công nghiệp, cây ăn quả... kính thưa các loại cây (trừ cây chết!!!!).
Mô hình này phù hợp với những bạn làm "nông nghiệp một nửa" nghĩa là ngoài làm nông ra còn có công việc khác. Ví dụ: Nuôi 2 con bò sinh sản, sử dụng phân bò nuôi 15m2 trùn quế; dùng lượng trùn thu được nuôi 10 con gà đá hay 10m2 ao cá gia đình; phân trùn thu được bón cho 50 gốc dừa xiêm. Hiệu quả thu được 3 con bò (2 năm), 50 cây dừa x 15 buồng/năm x 15 trái/buồng x 2 năm. Gà hoặc cá coi như bỏ qua. Xem ra giá trị thu được cũng không hề nhỏ trong khi công bỏ ra mỗi ngày không quá 2h đồng hồ.
Rất mong nhận được ý kiến góp ý của mọi người.
Thienly.
 


Suy cho cùng, người trẻ muốn gây dựng sự nghiệp riêng cho mình thì vẫn thường là đi lên bằng nông nghiệp. Có điều là 100 anh khởi nghiệp thì bao nhiêu anh trụ được, và bao nhiêu anh chuyển đổi thành công? TPP sắp ký, liệu có sử dụng được công thức này hay không cũng còn phải bàn thêm
 
Nuôi bò, trùn, trồng gừng cũng là mô hình khép kín đó bạn.
 

Cảm ơn bạn. Mình thì ko đủ vốn để làm to như thế. Bjo mới có 5 và đang xoay sở để có tầm 15 trâu thôi bạn a. Thế bạn nuôi gà giống gì vậy. Mình cũng tính tới gà ta nhưng mà bệnh tật nhiều mà kiến thức thú y của mình lại kém quá!
Bác nuôi nhốt trâu hay chăn thả vậy?
 
Mình hiện nuôi bán chăn thả. Ăn no cỏ thì cho đi nhặt nhạnh chơi bời tắm cái rồi về chuồng bạn à!
Vậy bạn làm phú ông rồi.3 bò chín trâu.xin bạn chia sẻ cách làm chuồng trâu của mình.
 
Suy cho cùng, người trẻ muốn gây dựng sự nghiệp riêng cho mình thì vẫn thường là đi lên bằng nông nghiệp. Có điều là 100 anh khởi nghiệp thì bao nhiêu anh trụ được, và bao nhiêu anh chuyển đổi thành công? TPP sắp ký, liệu có sử dụng được công thức này hay không cũng còn phải bàn thêm
mình sinh ra ở đâu thì hãy quay về đó mà lập nghiệp. chỉ cần đam mê và có nhiệt huyết thì sẽ thành công thôi.
công thức này vẫn phải áp dụng, vì chỉ khi chủ động được nguồn thức ăn cho chăn nuôi. thì sẽ không bị phụ thuộc vào nguồn cám công nghiệp.
 


Back
Top