Mô Hình Nuôi Lươn Khép Kín

Mô Hình Nuôi Lươn Khép Kín

Đây là sơ đồ nuôi Lươn khép kín tôi nghĩ ra chia sẻ với bà con
tham khảo. Nước từ nguồn đi qua các bể, có nhiều cứt và thức
ăn thừa, thì đến bể nuôi Giun Chỉ Đỏ. Giun này chịu được bẩn,
và ăn những chất hữu cơ còn lại. Vi khuẩn cũng phân hủy những
chất hữu cơ, và nước có nhiều chất vô cơ. Nước này vòng trở lại
nuôi Tảo Xanh. Tất cả các bể có thể bằng bạt nilon, bên ngoài
là khung gỗ, không cần phải đúc bê tông cần nhiều vốn đầu tư.


Aqua_zpsb9ee5137.jpg


Bể nuôi Tảo xanh là bể nước sạch và nước có chất vô cơ, nhưng
không có thức ăn hữu cơ. Bể này rất rộng, và rất sâu, hơn 1 mét
nước, phải ở ngoài nắng. Nước bể sẽ có màu xanh lá cây rất sẫm
không nhìn thấy đáy. Nước ở đây chảy sang bể nuôi Rận Nước.

Bể nuôi Rận nước: là bể nước khá sạch. Rận Nước ăn Tảo xanh,
và đẻ con cháu rất nhiều. Rận Nước để nuôi Lươn mới nở. Sách
kỹ thuật dạy phải nuôi vài bể riêng biệt, để nếu một bể bị
chết, thì lấy giống bể khác sang ngay. Nếu trôi chảy, thì có
thể thừa Rận Nước, mang đi bán cho người chơi Cá Cảnh. Ngoài Tảo
Xanh, rận nước còn ăn Đậu Tương nấu chín, và Cơm, bột mì cho lên
men, xay mịn, hòa nước rồi tưới vào bể.

Bể nuôi Lươn Đẻ để lấy trứng cũng lấy nguồn nước sạch nhất. Bể
này có một phần là đất chắc, cho lươn đào hang và đẻ trứng. Cho
ăn giun quế, cua con, ốc bươu vàng. Trong hình vẽ bị thiếu một
bể nuôi ốc bưu vàng nữa. Ốc này nuôi bằng cỏ trồng và rau trồng.
Bể sâu 1 mét, cao thêm nửa mét thành nữa để lươn không vượt ra.
Bề ngang lòng, bể chỉ chừng mét rưỡi thôi, trong đó phần đất thì
hơn nửa mét, hơi cao hơn mặt nước vài centimet để lươn đào hang
và đẻ ở miệng hang. Nước ở đây thay ít, nhưng cũng bẩn, và chảy
ra bể nuôi Giun Chỉ.

Bể nuôi Lươn Bột từ trứng đến vài centimet: Vớt trứng lươn ra để
trong chậu ấp trong nhà cho đến khi nở thì nuôi ở đây. Bể này rất
nhỏ, nước rất nông, cho ăn Rận Nước, Giun Chỉ, rồi lươn lớn dần
thì băm ốc bươu vàng. Nước ở đây rất bẩn, và thải ra bể nuôi giun
chỉ.

Bể nuôi Lươn đến mùa Xuân: có thể có vài bể. Bể lớn hơn, nước sâu
hơn, và có thể ăn ốc bươu và cua con còn sống và chạy được. Nước
ở đây cũng sẽ rất bẩn, thải ra bể nuôi giun chỉ.

Bể nuôi Lươn Bán bất cứ lúc nào có lời nhất hay lỗ ít nhất: Cho
ăn tạp nhất, nhiều nhất. Diện tích lớn nhất, và nước có thể sâu
nửa mét. Nước ở đây cũng sẽ rất bẩn, thải ra bể nuôi giun chỉ.

Bể nuôi giun chỉ đỏ như sợi tóc. Nước vào đây thì bẩn nhất, nhiều
chất hữu cơ nhất, nhưng đầu cuối chảy ra thì đã tiêu nhiều chất
hữu cơ, có nhiều chất vô cơ, độc hại với Lươn, Cua, và Cá, nhưng
là chất bổ nuôi Tảo Xanh. Nước sẽ chảy lại bể nuôi Tảo xanh. Độ
PH cao hơn 7 vì có nhiều Amôniac. Tảo Xanh sẽ ăn Amôn và làm PH
bớt xuống. Ta có thể cho Tảo Xanh ăn cơm và bột mì lên men, thì
bỗng rượu này có độ a xít cao, làm độ PH xuống thấp 6 thôi.

Bể nuôi giun quế không có nước, hoàn toàn trên cạn. Giun Quế có
thể nuôi bằng cứt Trâu Bò, nhưng ta chủ động cho ăn bằng rau trái
bỏ đi ở chợ, hay ngâm giá đỗ cho ăn, hay luộc đỗ tương cho ăn.
Giun nuôi theo một sơ đồ chạy vòng khép kín. Cho ăn đầu vào, và
dọn cứt đoạn đuôi, thu hoạch bằng nhử giun chui lên ăn trên mặt
sàng. Cứ chạy như đèn cù không ngớt. Trong hình, đoạn lấm chấm màu
da cam là đoạn giun đang hoạt động mạnh nhất. Chỗ màu đỏ là nơi
thu hoạch giun. Đoạn màu vàng là đoạn trứng giun tiếp tục nở,
và thu hoạch giun con ở đây trên sàng mang lên đoạn da cam để lớn
tiếp. Đoạn màu xám là đoạn xúc cứt giun mang ra bón vườn.


RedWiggle_zps2e8ecfef.jpg


Bể nuôi Cá Tép cũng lấy nước sạch, nhưng nước chảy ra thì bẩn, và
cũng đưa sang bể nuôi giun chỉ. Cá tép là những con cá tạp nhiều
giống, cũng có thể là cá rô phi nhỏ, cá diêu hồng mới đẻ lứa đầu.
Chỉ cần chúng đẻ nhiều, và cỡ nhỏ, không cần lớn. Những con này
để nuôi lươn bột cùng với giun chỉ và giun quế. Cho chúng ăn cơm
lên men và Đậu Tương nấu chín.

Bể nuôi Cua đẻ thì nước rất cạn, chỉ vài centimet thôi, ngập nửa
thân con cua. Cho cua ăn giun quế và ốc bươu vàng. Nước thải ra
vào bể nuôi giun chỉ. Đáy bể giốc, và một nửa đáy bể thì không
ngập nước, chỉ có rễ bèo lục bình ngấm nước thôi.

Bể gột Cua Bột thì cũng thế, nhưng chỉ có 1/3 ngập chưng 2 centimet
nước. Cho Cua Bột ăn giun Quế và Giun Chỉ, và đậu nành luộc chín kỹ.
Cua chỉ lớn bằng hạt đỗ thì bắt cho Lươn ăn. Cần hàng triệu con cua
con cỡ hạt gạo hạt đỗ để cho lươn ăn. Nếu thừa, thì nuôi lớn hơn chút
nữa ở bể khác để bán cua giống. Nước thải ở đây chảy sang bể nuôi giun
chỉ.

Đây là một mô hình khép kín. Khép kín không có nghĩa là nước thải
hoàn toàn xài lại, mà chỉ xài lại ít thôi. Vẫn cần nguồn nước sạch
chảy vào, và vẫn phải thải nước ra. Có điều nước thải ra đã qua bể
nuôi Giun Chỉ rồi, nên không độc hại môi trường. Ngoài ra, khép kín
còn có nghĩa tận dụng thức ăn nữa. Thức ăn thừa sẽ được tận dụng để
nuôi giun chỉ, và nước thải của giun chỉ để nuôi Tảo Xanh.

Mô hình này còn có thể tiết kiệm diện tích. Ta có thể làm trại nhà
tầng. Tầng trên cùng là bể nuôi Tảo xanh. Nó cân ánh nắng mặt trời.
Các bể khác đều ở các tầng dưới. Bể nuôi Giun Chỉ là ở tầng cuối cùng.
Nếu mô hình này ở miền núi, thì không cần nhiều đến máy bơm. Chỉ cần
bơm một ít nước ở bể nuôi Giun Chỉ lên Bể Nuôi Tảo Xanh thôi. Nước
từ bể Tảo Xanh chảy xuống Bể Rận Nước, và từ bể Rận Nước chảy xuống
bể nuôi Cá Tép và Gột Lươn Bột. Nước từ các bể này chảy xuống bể nuôi
Giun Chỉ, cho Giun Chỉ ăn cứt Lươn, cứt Cá, và thức ăn thừa còn lại.
*
Nếu trời rét, ta có thể dựng Nhà Kính (bằng nilon khung gỗ) và có
thể đun nước nóng bằng lò đốt than cám Cửa Ông trong lòng nước để
nâng nhiệt độ lên vài độ cho Lươn khỏe.

GreenHouse_zpsf6b99ad9.jpg


Mô hinh này chưa có con số cụ thể cho kích thước từng bể, và số lượng
mỗi loại bể nuôi, vì còn tùy thực tế kinh doanh. Dù sao, mô hình này
chủ yếu nuôi gột Lươn Bột, nên các bể nuôi khác chỉ để làm thức ăn cho
Lươn Bột thôi. Thức ăn cho Lươn Thịt thì phải mua cá vụn bên ngoài.
*
 


với tôi suy nghĩ như thế này bác anhmytran ak
bác đang kết hợp rất nhiều kiến thức trong 1 môi hình,giả sử tôi muốn nói đến con trùn chỉ chẳng hạn,để nuôi hiệu quả đơn lẻ cũng không phải là chuyện bình thường đâu,nhát là lại nói đến vấn đề nuôi tảo,cái này thực sự khó,nếu bể tảo bị nhiễm hay dinh dưỡng thiếu thì sẽ tàn lụi ngay trong vòng 1 ngày,đặc biệt là nuôi trên bể,riêng nói đến tảo thì tôi sành rồi,cái nữa tôi qua tâm tới nếu là nếu hệ thống tuần hoàn với nhau thì nguồn bệnh sẽ vô cùng phức tạp nếu không có hệ thống khử trùng,lươn bột hay cá bột các loài có thể chết hàng loạt,kể cả cá to vì vi khẩn gây bệnh sẽ tăng rất nhanh về số lượng,cái này tôi cũng gặp rồi vì tôi đã chạy hệ thống tuần hoàn này rồi ,tên hệ thống đây aquaculture recycle water
bác có thể tham khảo
 
Bạn nói đúng lắm.

Hệ thống này không bắt buộc phải tuần hoàn.
Chỉ việc tháo nước xuống cống thôi.

Ý tôi nói có thể tận dụng xài lại một chút
ít. Các bài trước tôi cũng đã nói, lắng lọc
nước và xài lại chỉ có thể bớt được cấn cặn,
chứ không thể hạn chế được chất độc hòa tan
và mầm bệnh.
 
Bác ManhHung chuyên gia về thủy sản rồi. Bác cho e cái số ĐT để e học hỏi giao lưu đc hok ạ? Tại e cũng đang làm ao là chính :) Thanks bác!
 
với tôi suy nghĩ như thế này bác anhmytran ak
bác đang kết hợp rất nhiều kiến thức trong 1 môi hình,giả sử tôi muốn nói đến con trùn chỉ chẳng hạn,để nuôi hiệu quả đơn lẻ cũng không phải là chuyện bình thường đâu,nhát là lại nói đến vấn đề nuôi tảo,cái này thực sự khó,nếu bể tảo bị nhiễm hay dinh dưỡng thiếu thì sẽ tàn lụi ngay trong vòng 1 ngày,đặc biệt là nuôi trên bể,riêng nói đến tảo thì tôi sành rồi,cái nữa tôi qua tâm tới nếu là nếu hệ thống tuần hoàn với nhau thì nguồn bệnh sẽ vô cùng phức tạp nếu không có hệ thống khử trùng,lươn bột hay cá bột các loài có thể chết hàng loạt,kể cả cá to vì vi khẩn gây bệnh sẽ tăng rất nhanh về số lượng,cái này tôi cũng gặp rồi vì tôi đã chạy hệ thống tuần hoàn này rồi ,tên hệ thống đây aquaculture recycle water
bác có thể tham khảo
Theo em . làm cái giếng khoan, bơm nước lên là ok. còn nếu làm bể lọc chỉ cần đổ cát thành hình tròn ở giữa rỗng sau đó bơm nước ao vào, phía ngoài ao làm hệ thống kênh thu nước thấm ra là ok mà, cần gì phải phức tạp quá.
 
Bạn mắc phải khuyết điểm nghĩ ngắn của chính phủ thời năm 1960 rồi.
Bạn cứ lọc một thời gian đi thì biết những cấn cặn nó đi đâu.
Nếu không có cấn cặn thì cần gì phải lọc?
Nếu cần phải lọc, thì phải nghĩ đến cách lấy cấn cặn ra chứ?
Việc đó mà bạn không thấy là một việc khó khăn phiền hà và nặng nhọc sao?

Đó chính là điều mà những người quảng cáo bộ lọc muốn lơ đi mà bán
cho được nhiều hàng. Họ không biết rằng vài người khách hàng đầu tiên
sẽ kêu gào ầm ỹ lên rằng, só tiền mua đồ lọc và đồ rửa đồ lọc còn đắt
hơn tiền mua nước sạch nữa. Cuối cùng, họ sẽ không bán được đồ lọc nước
nữa. Cái nghề buôn bán đồ lọc này trước sau cũng phải sập tiệm ở Việt Nam.

Còn một chuyện nữa bây giờ mới nói. Đó là nước giếng bơm lên.
Nước giếng bơm lên nếu có sạch, thì cũng không thể bơm vào bể nuôi.
Phải để nó ở ngoài trời chừng 2 ngày, thì lúc ấy mới bơm vào bể
nuôi.
 

Bạn mắc phải khuyết điểm nghĩ ngắn của chính phủ thời năm 1960 rồi.
Bạn cứ lọc một thời gian đi thì biết những cấn cặn nó đi đâu.
Nếu không có cấn cặn thì cần gì phải lọc?
Nếu cần phải lọc, thì phải nghĩ đến cách lấy cấn cặn ra chứ?
Việc đó mà bạn không thấy là một việc khó khăn phiền hà và nặng nhọc sao?

Đó chính là điều mà những người quảng cáo bộ lọc muốn lơ đi mà bán
cho được nhiều hàng. Họ không biết rằng vài người khách hàng đầu tiên
sẽ kêu gào ầm ỹ lên rằng, só tiền mua đồ lọc và đồ rửa đồ lọc còn đắt
hơn tiền mua nước sạch nữa. Cuối cùng, họ sẽ không bán được đồ lọc nước
nữa. Cái nghề buôn bán đồ lọc này trước sau cũng phải sập tiệm ở Việt Nam.

Còn một chuyện nữa bây giờ mới nói. Đó là nước giếng bơm lên.
Nước giếng bơm lên nếu có sạch, thì cũng không thể bơm vào bể nuôi.
Phải để nó ở ngoài trời chừng 2 ngày, thì lúc ấy mới bơm vào bể
nuôi.
Chuẩn chuẩn rồi bác. :D
 
Trước hết rất cám ơn ý tưởng của bác anhmytran, bác đã bỏ ra rất nhiều công sức để xây dựng nên mô hình khép kín này, về mặt kỹ thuật tôi k có đánh giá cụ thể vì khả năng của mình cũng chưa thể đanh giá được, nhưng về mặt lý luận, tôi xem đây là một đề tài rất thú vị để phân tích nghiên cứu, và mong có nhiều anh em có chuyên môn sẽ tham gia góp ý cho đề tài này, mong muốn cuối cùng là tìm một giải pháp hợp lý cho mô hình nuôi lươn kết hợp và khép kín. Riêng tôi, tôi có những câu hỏi như thế này, rất mong bác anhmytran và các anh em có chuyên môn phân tích và giải thích.
  1. Đối tượng vật nuôi chính ở đây là con lươn, theo như đề tài mà bác anhmytran đưa ra, bên cạnh con lươn còn có các đối tượng vật nuôi khác là: rận nước, cá, tép, cua, trùn quế, trùn chỉ, kể cả tảo xanh. Vậy có mối quan hệ gì giữa các đối tượng vật nuôi này với nhau và với đối tượng vật nuôi chính là con lươn? Trong các mối quan hệ hỗ tương đó, cái nào là có lợi, cái nào là có hại và giải pháp hạn chế, khắc phục ra sao?
  2. Nếu như áp dụng vào thực tế sản xuất thì khâu nào trong chuỗi mắc xích này là quan trọng nhất và nếu như có một mắc xích nào đó bị thất bại thì toàn bộ mô hình sẽ phát triển như thế nào? Thí dụ như bạn manhhung86 có nói là nuôi tảo rất khó, nếu tảo chết hết thì sẽ có ảnh hưởng gì đến mô hình tổng thể của đề tài?
  3. Tính khả thi của đề tài này trên thực tế theo đánh giá của bác anhmytran và của mọi người là như thế nào? có khả thi không?
Xin góp vài câu hỏi, rất mong được chia sẻ từ các bạn và của bác anhmytran.​
 
Bạn mắc phải khuyết điểm nghĩ ngắn của chính phủ thời năm 1960 rồi.
Bạn cứ lọc một thời gian đi thì biết những cấn cặn nó đi đâu.
Nếu không có cấn cặn thì cần gì phải lọc?
Nếu cần phải lọc, thì phải nghĩ đến cách lấy cấn cặn ra chứ?
Việc đó mà bạn không thấy là một việc khó khăn phiền hà và nặng nhọc sao?

Đó chính là điều mà những người quảng cáo bộ lọc muốn lơ đi mà bán
cho được nhiều hàng. Họ không biết rằng vài người khách hàng đầu tiên
sẽ kêu gào ầm ỹ lên rằng, só tiền mua đồ lọc và đồ rửa đồ lọc còn đắt
hơn tiền mua nước sạch nữa. Cuối cùng, họ sẽ không bán được đồ lọc nước
nữa. Cái nghề buôn bán đồ lọc này trước sau cũng phải sập tiệm ở Việt Nam.

Còn một chuyện nữa bây giờ mới nói. Đó là nước giếng bơm lên.
Nước giếng bơm lên nếu có sạch, thì cũng không thể bơm vào bể nuôi.
Phải để nó ở ngoài trời chừng 2 ngày, thì lúc ấy mới bơm vào bể
nuôi.
Thật ra nói vậy cho vui thôi. chứ nếu đầu tư lớn lên trang bị dàn lọc công nghệ thẩm thấu ngược, với bộ dàn khoảng 500l/h giá thành đầu tư đến tận nơi lắp đặt mất khoảng 50tr tiền việt nam , tương đương 2500USD bác ạ. còn cái em nói bên trên là dùng cho lọc hồ hoặc lọc thô loại bỏ lắng cặn to với hồ nuôi cá quy mô lớn, nếu hệ thống lọc tuần hoàn cũng lên dùng bể lọc cát trước khi cho vào hệ thống lọc thẩm thấu ngược sau đó nước cho ra bể chứa và chiếu đèn UV để khử khuẩn là ok. còn 1 công đoạn nữa nhưng thôi em nghĩ thế là quá ok rồi. đảm bảo nước ngon tuyệt luôn
 
Mô Hình Nuôi Lươn Khép Kín

Đây là sơ đồ nuôi Lươn khép kín tôi nghĩ ra chia sẻ với bà con
tham khảo. Nước từ nguồn đi qua các bể, có nhiều cứt và thức
ăn thừa, thì đến bể nuôi Giun Chỉ Đỏ. Giun này chịu được bẩn,
và ăn những chất hữu cơ còn lại. Vi khuẩn cũng phân hủy những
chất hữu cơ, và nước có nhiều chất vô cơ. Nước này vòng trở lại
nuôi Tảo Xanh. Tất cả các bể có thể bằng bạt nilon, bên ngoài
là khung gỗ, không cần phải đúc bê tông cần nhiều vốn đầu tư.


Aqua_zpsb9ee5137.jpg


Bể nuôi Tảo xanh là bể nước sạch và nước có chất vô cơ, nhưng
không có thức ăn hữu cơ. Bể này rất rộng, và rất sâu, hơn 1 mét
nước, phải ở ngoài nắng. Nước bể sẽ có màu xanh lá cây rất sẫm
không nhìn thấy đáy. Nước ở đây chảy sang bể nuôi Rận Nước.

Bể nuôi Rận nước: là bể nước khá sạch. Rận Nước ăn Tảo xanh,
và đẻ con cháu rất nhiều. Rận Nước để nuôi Lươn mới nở. Sách
kỹ thuật dạy phải nuôi vài bể riêng biệt, để nếu một bể bị
chết, thì lấy giống bể khác sang ngay. Nếu trôi chảy, thì có
thể thừa Rận Nước, mang đi bán cho người chơi Cá Cảnh. Ngoài Tảo
Xanh, rận nước còn ăn Đậu Tương nấu chín, và Cơm, bột mì cho lên
men, xay mịn, hòa nước rồi tưới vào bể.

Bể nuôi Lươn Đẻ để lấy trứng cũng lấy nguồn nước sạch nhất. Bể
này có một phần là đất chắc, cho lươn đào hang và đẻ trứng. Cho
ăn giun quế, cua con, ốc bươu vàng. Trong hình vẽ bị thiếu một
bể nuôi ốc bưu vàng nữa. Ốc này nuôi bằng cỏ trồng và rau trồng.
Bể sâu 1 mét, cao thêm nửa mét thành nữa để lươn không vượt ra.
Bề ngang lòng, bể chỉ chừng mét rưỡi thôi, trong đó phần đất thì
hơn nửa mét, hơi cao hơn mặt nước vài centimet để lươn đào hang
và đẻ ở miệng hang. Nước ở đây thay ít, nhưng cũng bẩn, và chảy
ra bể nuôi Giun Chỉ.

Bể nuôi Lươn Bột từ trứng đến vài centimet: Vớt trứng lươn ra để
trong chậu ấp trong nhà cho đến khi nở thì nuôi ở đây. Bể này rất
nhỏ, nước rất nông, cho ăn Rận Nước, Giun Chỉ, rồi lươn lớn dần
thì băm ốc bươu vàng. Nước ở đây rất bẩn, và thải ra bể nuôi giun
chỉ.

Bể nuôi Lươn đến mùa Xuân: có thể có vài bể. Bể lớn hơn, nước sâu
hơn, và có thể ăn ốc bươu và cua con còn sống và chạy được. Nước
ở đây cũng sẽ rất bẩn, thải ra bể nuôi giun chỉ.

Bể nuôi Lươn Bán bất cứ lúc nào có lời nhất hay lỗ ít nhất: Cho
ăn tạp nhất, nhiều nhất. Diện tích lớn nhất, và nước có thể sâu
nửa mét. Nước ở đây cũng sẽ rất bẩn, thải ra bể nuôi giun chỉ.

Bể nuôi giun chỉ đỏ như sợi tóc. Nước vào đây thì bẩn nhất, nhiều
chất hữu cơ nhất, nhưng đầu cuối chảy ra thì đã tiêu nhiều chất
hữu cơ, có nhiều chất vô cơ, độc hại với Lươn, Cua, và Cá, nhưng
là chất bổ nuôi Tảo Xanh. Nước sẽ chảy lại bể nuôi Tảo xanh. Độ
PH cao hơn 7 vì có nhiều Amôniac. Tảo Xanh sẽ ăn Amôn và làm PH
bớt xuống. Ta có thể cho Tảo Xanh ăn cơm và bột mì lên men, thì
bỗng rượu này có độ a xít cao, làm độ PH xuống thấp 6 thôi.

Bể nuôi giun quế không có nước, hoàn toàn trên cạn. Giun Quế có
thể nuôi bằng cứt Trâu Bò, nhưng ta chủ động cho ăn bằng rau trái
bỏ đi ở chợ, hay ngâm giá đỗ cho ăn, hay luộc đỗ tương cho ăn.
Giun nuôi theo một sơ đồ chạy vòng khép kín. Cho ăn đầu vào, và
dọn cứt đoạn đuôi, thu hoạch bằng nhử giun chui lên ăn trên mặt
sàng. Cứ chạy như đèn cù không ngớt. Trong hình, đoạn lấm chấm màu
da cam là đoạn giun đang hoạt động mạnh nhất. Chỗ màu đỏ là nơi
thu hoạch giun. Đoạn màu vàng là đoạn trứng giun tiếp tục nở,
và thu hoạch giun con ở đây trên sàng mang lên đoạn da cam để lớn
tiếp. Đoạn màu xám là đoạn xúc cứt giun mang ra bón vườn.


RedWiggle_zps2e8ecfef.jpg


Bể nuôi Cá Tép cũng lấy nước sạch, nhưng nước chảy ra thì bẩn, và
cũng đưa sang bể nuôi giun chỉ. Cá tép là những con cá tạp nhiều
giống, cũng có thể là cá rô phi nhỏ, cá diêu hồng mới đẻ lứa đầu.
Chỉ cần chúng đẻ nhiều, và cỡ nhỏ, không cần lớn. Những con này
để nuôi lươn bột cùng với giun chỉ và giun quế. Cho chúng ăn cơm
lên men và Đậu Tương nấu chín.

Bể nuôi Cua đẻ thì nước rất cạn, chỉ vài centimet thôi, ngập nửa
thân con cua. Cho cua ăn giun quế và ốc bươu vàng. Nước thải ra
vào bể nuôi giun chỉ. Đáy bể giốc, và một nửa đáy bể thì không
ngập nước, chỉ có rễ bèo lục bình ngấm nước thôi.

Bể gột Cua Bột thì cũng thế, nhưng chỉ có 1/3 ngập chưng 2 centimet
nước. Cho Cua Bột ăn giun Quế và Giun Chỉ, và đậu nành luộc chín kỹ.
Cua chỉ lớn bằng hạt đỗ thì bắt cho Lươn ăn. Cần hàng triệu con cua
con cỡ hạt gạo hạt đỗ để cho lươn ăn. Nếu thừa, thì nuôi lớn hơn chút
nữa ở bể khác để bán cua giống. Nước thải ở đây chảy sang bể nuôi giun
chỉ.

Đây là một mô hình khép kín. Khép kín không có nghĩa là nước thải
hoàn toàn xài lại, mà chỉ xài lại ít thôi. Vẫn cần nguồn nước sạch
chảy vào, và vẫn phải thải nước ra. Có điều nước thải ra đã qua bể
nuôi Giun Chỉ rồi, nên không độc hại môi trường. Ngoài ra, khép kín
còn có nghĩa tận dụng thức ăn nữa. Thức ăn thừa sẽ được tận dụng để
nuôi giun chỉ, và nước thải của giun chỉ để nuôi Tảo Xanh.

Mô hình này còn có thể tiết kiệm diện tích. Ta có thể làm trại nhà
tầng. Tầng trên cùng là bể nuôi Tảo xanh. Nó cân ánh nắng mặt trời.
Các bể khác đều ở các tầng dưới. Bể nuôi Giun Chỉ là ở tầng cuối cùng.
Nếu mô hình này ở miền núi, thì không cần nhiều đến máy bơm. Chỉ cần
bơm một ít nước ở bể nuôi Giun Chỉ lên Bể Nuôi Tảo Xanh thôi. Nước
từ bể Tảo Xanh chảy xuống Bể Rận Nước, và từ bể Rận Nước chảy xuống
bể nuôi Cá Tép và Gột Lươn Bột. Nước từ các bể này chảy xuống bể nuôi
Giun Chỉ, cho Giun Chỉ ăn cứt Lươn, cứt Cá, và thức ăn thừa còn lại.
*
Nếu trời rét, ta có thể dựng Nhà Kính (bằng nilon khung gỗ) và có
thể đun nước nóng bằng lò đốt than cám Cửa Ông trong lòng nước để
nâng nhiệt độ lên vài độ cho Lươn khỏe.

GreenHouse_zpsf6b99ad9.jpg


Mô hinh này chưa có con số cụ thể cho kích thước từng bể, và số lượng
mỗi loại bể nuôi, vì còn tùy thực tế kinh doanh. Dù sao, mô hình này
chủ yếu nuôi gột Lươn Bột, nên các bể nuôi khác chỉ để làm thức ăn cho
Lươn Bột thôi. Thức ăn cho Lươn Thịt thì phải mua cá vụn bên ngoài.
*
Em thấy bản vẽ và diễn tả mô hình thì ok, nhưng để làm được người thực hiện nó phải là người biết khá nhiều , ko nói là giỏi trong nhiều lĩnh vực.
 
Trước hết rất cám ơn ý tưởng của bác anhmytran, bác đã bỏ ra rất nhiều công sức để xây dựng nên mô hình khép kín này, về mặt kỹ thuật tôi k có đánh giá cụ thể vì khả năng của mình cũng chưa thể đanh giá được, nhưng về mặt lý luận, tôi xem đây là một đề tài rất thú vị để phân tích nghiên cứu, và mong có nhiều anh em có chuyên môn sẽ tham gia góp ý cho đề tài này, mong muốn cuối cùng là tìm một giải pháp hợp lý cho mô hình nuôi lươn kết hợp và khép kín. Riêng tôi, tôi có những câu hỏi như thế này, rất mong bác anhmytran và các anh em có chuyên môn phân tích và giải thích.
  1. Đối tượng vật nuôi chính ở đây là con lươn, theo như đề tài mà bác anhmytran đưa ra, bên cạnh con lươn còn có các đối tượng vật nuôi khác là: rận nước, cá, tép, cua, trùn quế, trùn chỉ, kể cả tảo xanh. Vậy có mối quan hệ gì giữa các đối tượng vật nuôi này với nhau và với đối tượng vật nuôi chính là con lươn? Trong các mối quan hệ hỗ tương đó, cái nào là có lợi, cái nào là có hại và giải pháp hạn chế, khắc phục ra sao?
  2. Nếu như áp dụng vào thực tế sản xuất thì khâu nào trong chuỗi mắc xích này là quan trọng nhất và nếu như có một mắc xích nào đó bị thất bại thì toàn bộ mô hình sẽ phát triển như thế nào? Thí dụ như bạn manhhung86 có nói là nuôi tảo rất khó, nếu tảo chết hết thì sẽ có ảnh hưởng gì đến mô hình tổng thể của đề tài?
  3. Tính khả thi của đề tài này trên thực tế theo đánh giá của bác anhmytran và của mọi người là như thế nào? có khả thi không?
Xin góp vài câu hỏi, rất mong được chia sẻ từ các bạn và của bác anhmytran.​

Em xin mạo muội có 1 số ý kiến về mô hình khép kín cũng như vài câu hỏi của bác D trong tầm hiểu biết của mình để diễn đàn mình sôi động hơn
câu số 1 : theo em bác Anhmytran đã đưa ra 1 mô hình khép kín có cả cua tảo xanh v..v trong đó để giảm thiểu chi phí sản xuất vì nếu chúng ta kết hợp được con cua (nếu có kinh nghiệm) thì nó sẽ hay hơn còn ko thì ko cần thiết nuôi thêm cua nếu như chưa biết do đó em thấy cái này cũng còn tùy theo điều kiện mỗi người ,tùy khả năng diện tích kinh nghiệm vốn liếng mà chúng ta có thể kết hợp lại chung quy cũng là 1 mô hình khép kín
câu số 2 : Trong thực tế sản xuất đúng như bác D nói thì chúng ta ko đảm bảo là sẽ làm trúng hết ko trật khâu nào do đó em thấy vấn đề trong mắc xích vô cùng quan trọng nó ảnh hưởng trực tiếp đến từng giai đoạn từng khâu trong chuỗi kết hợp do đó nếu 1 khâu bị ảnh hưởng sẽ ảnh hưởng toàn bộ theo kiểu domino nên em thấy là cần tìm nguồn mồi dồi dào nguồn cung gần như phong phú quanh năm thì sẽ ko lo thiếu mồi ,còn việc chúng ta tự tạo nguồn thức ăn tại chỗ có sẵn thì sẽ tránh đi phần nào sự lệ thuộc nguồn mồi từ thiên nhiên hoặc bạn hàng ,vd như lúc mồi cao hút hàng thì nuôi ko có lãi hoặc mồi khan hiếm ..v..v..Vì nếu chúng ta giảm đi được giá thành của nguồn mồi chăn nuôi thì lãi sẽ cao hơn
câu số 3 : Theo em tính khả thi ở đề tài này của bác anhmytran sẽ khả thi ở những trang trại lớn có quỹ đất vốn liếng ,kinh nghiệm cũng như nguồn vốn dồi dài thì sẽ khả thi hơn là sản xuất theo quy mô nhỏ lẻ
 
Thật ra nói vậy cho vui thôi. chứ nếu đầu tư lớn lên trang bị dàn lọc công nghệ thẩm thấu ngược, với bộ dàn khoảng 500l/h giá thành đầu tư đến tận nơi lắp đặt mất khoảng 50tr tiền việt nam , tương đương 2500USD bác ạ. còn cái em nói bên trên là dùng cho lọc hồ hoặc lọc thô loại bỏ lắng cặn to với hồ nuôi cá quy mô lớn, nếu hệ thống lọc tuần hoàn cũng lên dùng bể lọc cát trước khi cho vào hệ thống lọc thẩm thấu ngược sau đó nước cho ra bể chứa và chiếu đèn UV để khử khuẩn là ok. còn 1 công đoạn nữa nhưng thôi em nghĩ thế là quá ok rồi. đảm bảo nước ngon tuyệt luôn
hệ thống của bạn có lẽ dùng cho cá cực quý vì chất lượng nước đầu ra người có thể uống được,hệ thống tuần hoàn không đắt như cậu nói đâu,chỉ có nhập khẩu nguyên bản thì đắt thôi,trung quốc có bán đấy
công nghệ tuần hoàn gồm 4 cấu trúc chính là bể nuôi+bể tách chất thải rắn+lọc sinh học hiếu khí+khử trùng(UV hoặc ozone) cái này mình cũng có nói bên topic Nuôi cá chạch bùn,lươn...trên bể
cái này có những điều kiện mà thực tế quy mô nhỏ lẻ là không nên sử dụng,nên dùng cho khu trang trại tập trung,mình có thể giúp những ai muốn biết về nó
còn đa phần là nông dân nên mình đề xuất không nên đi sâu tìm hiểu hệ thống này,có thể chắt lọc những chi tiết về thiết kế hay cách quản lí thì được
 
Xin trả lời mấy câu hỏi đặt ra như sau:

1- Trọng tâm của mô hình này là lươn giống, cụ thể là cho lươn đẻ và ươm lươn bột.
Vì thế, có thể gạt bỏ những bể nuôi tảo xanh, nuôi bo bo, nuôi cá tép đi, như hầu
hết các bà con đã được dưa lên đài báo đã làm, kể cả các kỹ sư của chính phủ nữa.
Những công trình phụ chỉ đảm bảo thêm sức khỏe và phẩm chất của lươn bột mà thôi.

Cụ thể hơn nữa, không cần bể ấp trứng và ươm lươn bột vì thực ra, chúng chỉ là thùng
chậu nhỏ có thể bê đi bê lại, và chồng lên trên các giá ở trong nhà ở của ta thôi.
Chậu ấp trứng kể cả nước, chỉ nặng vài ký. Chậu ươm lươn bột mức nước chưa tới 1 gang
tay. Chậu ươm lươn bột giai đoạn cuối sắp ra lươn thịt, được 2 tháng tuổi, thì có thể
là chậu lớn, thường cho trẻ con ngồi tắm, đường kính hơn 1 mét.

2- Hệ thống nuôi tảo xanh, bo bo, nếu thất bại, nước đó cũng không bẩn lắm, vẫn có
thể tiếp tục nuôi lươn được. Nếu không thích, thì cho nó chảy ra rãnh nuôi giun chỉ.
Giun chỉ chịu được nước cống rãnh hôi thối, ăn được cả tảo chết, bo bo chết. Rãnh
này rất cần thiết để làm nước trở nên sạch hơn, bớt chất độc, để thải ra môi trường.
Ở các nước tiên tiến, bể hay rãnh này (vì nó phải thật dài) là bắt buộc. Chính phủ
thường xuyên và định kỳ đến khám nước ở cuối rãnh này, coi có còn thối dưới mức cho
phép hay không. Nếu thối quá mức cho phép, thì phải làm thêm bồn, hay dài hơn nữa,
mà nếu không làm theo, thì đóng cửa sản xuất. Vì thế, nước ở đây có thể lấy lại để
nuôi tảo được. Nước này bớt chất hữu cơ thối, và tăng thêm chất vô cơ là phân đạm
Nitơrat và phân Amôn rất tốt cho Tảo Xanh. Tảo Xanh rất dễ mọc. Cứ đổ một thùng xách
nước mưa đầy, cho vào một thìa phân NPK, thì một tháng sau, nước sẽ xanh rờn tận đáy.
Tôi chưa thấy nó chết bao giờ, nhất là ở các ao tù ở miền bắc Việt Nam. Những ao này
xanh đặc đến nỗi bà con không dám tắm giặt nữa. Chỉ khi mưa rào, thoát bớt đi, thì
nước mớt bớt xanh đặc mà thôi.

3- Nếu không có Tảo Xanh, thì nuôi bo bo bằng cháo loãng cũng được, nhưng Tảo Xanh
thì làm bo bo to béo, có màu xanh nhạt, màu vàng, màu đỏ da cam. Chỉ nuôi bằng cháo
loãng thì bo bo có màu trắng xóa, không hấp dẫn lắm
 
bác anhmytran có thể hướng dẫn chi tiết cho lươn nó sinh sản nhân tạo được ko ạ ? vì mấu chốt là phải ép ra con lươn giống thì chúng ta mới nuôi khép kín được
 
Đây là sơ đồ hang lươn đẻ, và thiết kế bể nuôi lươn đẻ:

EelBreeding_zps958147cf.jpg


Theo tính hoang dã của lươn mà làm bể nuôi lươn đẻ.
Bờ đất dày (cao tính từ đáy bể) 60 centimet, rộng 50 centimet.
Thành bể đứng, trơn nhẵn, cao hơn bờ đất 30 centimet.
Chiều sâu mặt nước 50 centimet, thấp hơn mặt đất 5 - 10 centimet.
Đất phải là đất thịt, đất ruộng, thật mịn, nhào thật kỹ
như đất đóng gạch. Đất này sẽ không bị tan ra bùn, và cho
phép lươn chui qua dễ dàng và khoét hang. Phải làm một
hàng rào bằng tre nứa chắn kè cho đất khỏi tan và tụt ra
vào nước. Khe kẽ hàng rào phải đủ cho lươn chui ra chui
vào, ước chừng 3 centimet.

Thực tế, bà con miền Đông đã làm bể xây, có đắp đất như thế,
nhưng không biết có kè hàng rào không. Nếu xây nhỏ, và dài,
thì ít nhất phải có 50 centimet rộng đắp đất, và 50 centimet
rộng cho nước ngập. Nếu xây rộng hơn, thì 2 bờ đất 2 bên,
có rãnh 50 centimet nước ở giữa. Rộng hơn nữa, thì ở giữa là
một cù lao, không cần 1 mét, mà chỉ cần 80 centimet cũng đủ.
Trong hình, có 2 ví dụ bể có cù lao ở giữa, 2 bên thành đều
có đắp bờ đất cho lươn làm tổ đẻ.

Sau khi có bể, có nước và bờ đất rồi, có thể trồng khoai
nước cho kín đáo, vì lươn sợ bóng người qua lại. Đêm đến,
lươn bò lên bờ, luồn giữa các cụm khoai này. Ta có thể khoét
lỗ sẵn cho lươn, miệng lỗ loe ra như chén ăn cơm, lỗ to cỡ
cổ tay 3 centimet đường kính, và chỉ sâu 1 gang tay thôi.
Lươn thích chọn lỗ nào, thì nó sẽ đào theo ý thích của nó.

Chọn thả lươn 1 đực 1 cái: con dài hơn 2 gang, và con dài hơn
1 gang, nhưng con nhỏ đã phải to rồi, chứ dài hơn 1 gang mà
thân nhỏ như cái đũa thì là lươn con, không có trứng. Cũng
thả như nuôi bình thường, sau mấy ngày quen nơi ở, thì lươn
mới ăn. Chỉ cho ăn mồi động vật thôi: Giun thường, và giun
quế, cá băm nhỏ. Cho ăn vào xẩm tối và có thể trước khi trời
sáng. Cho thức ăn lên trên bảng gỗ đặt sát mặt nước. Lươn
đánh hơi sẽ bò lên ăn. Dưới đáy bể, đặt khay hứng thức ăn
thừa rồi lấy đi cho nước khỏi thối.

Khi nào thấy lươn đùn bọt ở lỗ cửa hang, thì bọt càng ngày
càng nhiều, rồi sau một đêm thì lươn đẻ xong. Hớt bọt có lẫn
trứng này về bỏ vào chậu mà chăm cho nhiệt độ nước không quá
30 độ, thì mấy hôm cho đến 10 ngày sẽ nở ra lươn con. Lươn con
sau mấy hôm tiêu hết trứng, thì mới bơi được, và ta cho ăn bo
bo. Được mấy hôm thì cho ăn bo bo và giun chỉ đỏ. Tùy theo lươn
lớn, chịu khó lựa lươn cùng cỡ mà cho vào bể gột lươn khác nhau,
cũng cho ăn khác nhau. Lươn lớn thì có thể ăn ốc bươu vàng băm
nhỏ hay cua đồng còn nhỏ xíu. Nói chung, khâu khó khăn nhất
là ở nuôi lươn đẻ ra trứng. Khi đẻ ra trứng rồi, thì dễ thôi.

Cách này vẫn gọi là cách nuôi đẻ nửa nhân tạo. Cách khác thì
không cần làm tổ hang cho lươn rắc rối như trên, mà chỉ nuôi
lươn không bùn là được. Sau đó, lươn tiêm thuốc kích thích rồi
mổ lươn cái lươn đực ra láy trứng và tinh trộn vào vói nhau.
Cách này thì hoàn toàn công nghiệp, bà con chúng ta không thể
làm được, và tôi cũng không tìm hiểu cách làm này.
 
Em thấy cách nuôi lươn đẻ bán hoang dã thích hợp hơn cho việc bà con tự tạo con giống cho mình.
Có nhiều cách làm để thích hợp với điều kiện vùng miền sao cho chi phí đầu tư thấp và việc hoang phí quỹ đất mình có một cách thấp nhất
 
Con lươn Vàng to kỷ lục ở Chánh Hội, xã Tân Mỹ, huyện Đức Hòa,
tỉnh Long An, dài 1,1 mêt, nặng 1,6 ký.

3_7_1330259548_93_1328875860-luon-hoa-rong-2.jpg


Nếu được con lươn đực này làm giống trong bể nuôi lươn của mình,
thì các con lươn sẽ to lớn, mau lớn và có màu vàng đẹp.
 


Back
Top