Mô hình “ruộng lúa bờ hoa” giảm trừ được sâu hại

  • Thread starter neunhumotnu
  • Ngày gửi
619511_4.gif

Mô hình “ruộng lúa bờ hoa” trồng thí điểm ở HTX Dịch vụ nông nghiệp An Nhứt.


Sau 2 mùa vụ ứng dụng thí điểm mô hình công nghệ sinh thái trên đồng ruộng, hay còn gọi là mô hình “ruộng lúa bờ hoa”, xã viên Hợp tác xã (HTX) Dịch vụ nông nghiệp An Nhứt (huyện Long Điền) đã thấy được hiệu quả thiết thực của mô hình này và sẽ nhân rộng ra trong những vụ sau.


Mô hình “ruộng lúa bờ hoa” được Chi cục bảo vệ thực vật triển khai thí điểm tại cánh đồng lúa đội 3 của HTX Dịch vụ nông nghiệp An Nhứt trong vụ mùa 2011 và vụ đông xuân 2011-2012. Theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, xung quanh khu ruộng rộng 10ha, bà con xã viên trồng 5.000 cây hoa đủ loại. Khi cây ra hoa sẽ tạo môi trường sống hấp dẫn các loài ong, côn trùng. Chúng sẽ tìm đến hút mật và phấn hoa, sau đó nhiều loài sẽ đẻ trứng trên ruộng lúa và tấn công các loài sâu hại nên nông dân chỉ phải sử dụng rất ít thuốc trừ sâu.

Chị Nguyễn Thị Tô, xã viên HTX An Nhứt cho biết, trước đây, mỗi vụ chị phải xịt hai lần thuốc trừ sâu cuốn lá, ba lần thuốc trừ rầy nâu, tổng chi phí khoảng 2,5 triệu đồng/ha. “ Nhưng hai vụ lúa thí điểm vừa rồi, tôi chỉ phải phun mỗi vụ đúng một lần thuốc diệt cỏ, chứ không phải tốn một đồng tiền thuốc trừ sâu nào, mà ruộng lúa của tôi vẫn xanh tốt, nặng bông”, chị Tô vui mừng cho biết.

Anh Phan Đức Đạt, một xã viên khác cũng chia sẻ, khi tiến hành thí điểm vụ lúa đầu tiên, anh còn bán tín bán nghi, bởi vì thuốc đặc trị đôi khi sâu rầy còn kháng lại được, huống hồ giờ chỉ trồng mấy cây hoa dại. “Nhưng đúng là hiệu nghiệm thật, tôi quan sát thấy ban đầu ruộng lúa của mình vẫn có sâu bọ xuất hiện, nhưng sau đó chúng tự chết hết, nên cả mùa vụ tôi rất nhàn”, anh Đạt gật gù.

ruong-hoa.jpg


Hoa được trồng xung quanh ruộng chủ yếu gồm : trâm ổi, sao nhái, xuyến chi, đậu phộng dại. Đây là những loài hoa dễ trồng, ít tốn công chăm sóc và cho nhiều bông. Theo các cán bộ Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, những thứ hoa dại này không chỉ đẹp, mà còn dẫn dụ côn trùng rất tốt và đặc biệt là “khắc tinh” của loài chuột. Mùi hương của hoa trâm ổi làm loài chuột rất khó chịu, nên chúng không đám đến gần. Rất nhiều loài côn trùng thích ăn mật hoa và phấn hoa vì có nhiều chất đường, protein...

Qua theo dõi 2 mùa vụ của HTX Dịch vụ nông nghiệp An Nhứt, cho thấy mô hình ruộng lúa bờ hoa mang lại hiệu quả rất lớn, tạo được một hệ sinh thái ruộng lúa khỏe mạnh, cân bằng, làm mật độ nhóm bắt mồi, bọ xít mù xanh, nhóm ký sinh ở mô hình luôn duy trì ở mức cao hơn hẳn so với ruộng lúa đối chứng, mật độ rầy nâu, sâu bọ giảm đáng kể.

Theo ông Huỳnh Trung Thành, Chủ nhiệm HTX Dịch vụ nông nghiệp An Nhứt, hai vụ lúa vừa qua, ở những cánh đồng thực hiện mô hình “ruộng lúa bờ hoa”, xã viên đều không phải sử dụng loại thuốc trừ sâu rầy nào, nhưng năng suất vẫn đạt khá cao, trong vụ mùa đạt 4,5 tấn/ha và vụ đông xuân đạt 5,5 tấn/ha. “Chúng tôi sẽ tiếp tục thí điểm mô hình “ruộng lúa bờ hoa” trong vụ hè thu sắp tới, sau đó, sẽ nhân rộng mô hình này ra toàn bộ 218 ha diện tích ruộng lúa của HTX”, ông Thành cho biết.
- http://baobariavungtau.com.vn/kinh-te/201205/Mo-hinh-ruong-lua-bo-hoa-giam-tru-duoc-sau-hai-229176/
 


Tuyệt vời! Trong video trên giám đốc trung tâm BVTV phía Nam Hồ Văn Chiến đã cho biết, rằng từ năm 2009-2010 đã làm thí điểm, và đến nay (2014) công nghệ sinh thái đã có mặt trên đồng ruộng của 22 tỉnh thành phía Nam, trong đó mạnh nhất là ở An Giang, Tiền Giang. Như vậy là mô hình này đã được kiểm chứng thực tế, và có hiệu quả kinh tế, môi trường rõ rệt. Bây giờ anh Định mà đăng được cho bà con qui trình thì không còn gì tuyệt hơn. VD: trồng loại hoa gì, mùa nào, diện tích bao nhiêu... Các loại côn trùng nào đã được dẫn dụ, chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái ruộng lúa bờ hoa như thế nào. Các chỉ tiêu để kiểm soát (monitoring) là gì (vd: cách lấy mẫu để đếm lượng côn trùng). Và xa hơn là nguyên tắc chung để áp dụng sang vùng khác).

Cảm ơn bạn neunhumotnu đã mở màn cho chủ đề đáng giá này!
619511_4.gif

Mô hình “ruộng lúa bờ hoa” trồng thí điểm ở HTX Dịch vụ nông nghiệp An Nhứt.


Sau 2 mùa vụ ứng dụng thí điểm mô hình công nghệ sinh thái trên đồng ruộng, hay còn gọi là mô hình “ruộng lúa bờ hoa”, xã viên Hợp tác xã (HTX) Dịch vụ nông nghiệp An Nhứt (huyện Long Điền) đã thấy được hiệu quả thiết thực của mô hình này và sẽ nhân rộng ra trong những vụ sau.


Mô hình “ruộng lúa bờ hoa” được Chi cục bảo vệ thực vật triển khai thí điểm tại cánh đồng lúa đội 3 của HTX Dịch vụ nông nghiệp An Nhứt trong vụ mùa 2011 và vụ đông xuân 2011-2012. Theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, xung quanh khu ruộng rộng 10ha, bà con xã viên trồng 5.000 cây hoa đủ loại. Khi cây ra hoa sẽ tạo môi trường sống hấp dẫn các loài ong, côn trùng. Chúng sẽ tìm đến hút mật và phấn hoa, sau đó nhiều loài sẽ đẻ trứng trên ruộng lúa và tấn công các loài sâu hại nên nông dân chỉ phải sử dụng rất ít thuốc trừ sâu.

Chị Nguyễn Thị Tô, xã viên HTX An Nhứt cho biết, trước đây, mỗi vụ chị phải xịt hai lần thuốc trừ sâu cuốn lá, ba lần thuốc trừ rầy nâu, tổng chi phí khoảng 2,5 triệu đồng/ha. “ Nhưng hai vụ lúa thí điểm vừa rồi, tôi chỉ phải phun mỗi vụ đúng một lần thuốc diệt cỏ, chứ không phải tốn một đồng tiền thuốc trừ sâu nào, mà ruộng lúa của tôi vẫn xanh tốt, nặng bông”, chị Tô vui mừng cho biết.

Anh Phan Đức Đạt, một xã viên khác cũng chia sẻ, khi tiến hành thí điểm vụ lúa đầu tiên, anh còn bán tín bán nghi, bởi vì thuốc đặc trị đôi khi sâu rầy còn kháng lại được, huống hồ giờ chỉ trồng mấy cây hoa dại. “Nhưng đúng là hiệu nghiệm thật, tôi quan sát thấy ban đầu ruộng lúa của mình vẫn có sâu bọ xuất hiện, nhưng sau đó chúng tự chết hết, nên cả mùa vụ tôi rất nhàn”, anh Đạt gật gù.

ruong-hoa.jpg


Hoa được trồng xung quanh ruộng chủ yếu gồm : trâm ổi, sao nhái, xuyến chi, đậu phộng dại. Đây là những loài hoa dễ trồng, ít tốn công chăm sóc và cho nhiều bông. Theo các cán bộ Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, những thứ hoa dại này không chỉ đẹp, mà còn dẫn dụ côn trùng rất tốt và đặc biệt là “khắc tinh” của loài chuột. Mùi hương của hoa trâm ổi làm loài chuột rất khó chịu, nên chúng không đám đến gần. Rất nhiều loài côn trùng thích ăn mật hoa và phấn hoa vì có nhiều chất đường, protein...

Qua theo dõi 2 mùa vụ của HTX Dịch vụ nông nghiệp An Nhứt, cho thấy mô hình ruộng lúa bờ hoa mang lại hiệu quả rất lớn, tạo được một hệ sinh thái ruộng lúa khỏe mạnh, cân bằng, làm mật độ nhóm bắt mồi, bọ xít mù xanh, nhóm ký sinh ở mô hình luôn duy trì ở mức cao hơn hẳn so với ruộng lúa đối chứng, mật độ rầy nâu, sâu bọ giảm đáng kể.

Theo ông Huỳnh Trung Thành, Chủ nhiệm HTX Dịch vụ nông nghiệp An Nhứt, hai vụ lúa vừa qua, ở những cánh đồng thực hiện mô hình “ruộng lúa bờ hoa”, xã viên đều không phải sử dụng loại thuốc trừ sâu rầy nào, nhưng năng suất vẫn đạt khá cao, trong vụ mùa đạt 4,5 tấn/ha và vụ đông xuân đạt 5,5 tấn/ha. “Chúng tôi sẽ tiếp tục thí điểm mô hình “ruộng lúa bờ hoa” trong vụ hè thu sắp tới, sau đó, sẽ nhân rộng mô hình này ra toàn bộ 218 ha diện tích ruộng lúa của HTX”, ông Thành cho biết.
- http://baobariavungtau.com.vn/kinh-te/201205/Mo-hinh-ruong-lua-bo-hoa-giam-tru-duoc-sau-hai-229176/
Cái này cũng khá hay, nhưng mà ở chỗ cháu bờ ruộng nhỏ thì người đi, đường lớn thì xe vận chuyển lúa, trồng chỗ nào đây ạ?
 


Vùng chuyên canh rau màu thóc diệt hết k chọn lọc, ở khu hoang hóa. Thì động vật ăn côn trùng, thiên địch sâu hại nhiều và khá cân bằng. Như,khu t đang làm k hề bị sâu hại tới mức phun, rau lên rất đều. Một phần nhờ bón vôi, trồng cây tinh dầu như tía tô, ngải cứu, húng,...
Nói mô hình trên theo ông nhật với nông dân như bố mẹ vợ t chắc sự thật ăn vả quá. K hẳn số đa dân nông nghiệp quan tâm tới cải tiến kĩ thuật. giải quyết được phim truyện hư cấu trên tivi, rượu, thuốc,... Rồi khi họ tỉnh táo hãng nói chuyện!
 


Back
Top