Mô hình trồng rau sạch từ rác

Mô hình trồng rau sạch trong thùng phuy, tận dụng rác bếp, với tên gọi "tháp bảo vệ môi trường" có giá chuyển giao 1-1,5 triệu đồng.
Anh Nguyễn Ngọc Khuyến, ở phường Tân Thới Hiệp, quận 12 là chủ nhân của mô hình trồng rau sạch từ rác đang được nhiều người áp dụng. Hàng chục thùng phuy với những luống rau xanh mướt là điểm nhấn cho sự khác biệt ở vườn anh trồng.

Chủ nhân mô hình đặt tên sản phẩm là “tháp bảo vệ môi trường” bởi nó tận dụng nguồn rác bếp, hữu cơ để trồng rau. Đây cũng là ưu điểm so với nhiều mô hình trồng rau sạch khác.

20141111-khu-vuon-tuoi-tre-tren-san-thuong-truong-o-sai-gon-6.jpg


Anh Khuyến với mô hình “tháp bảo vệ môi trường”.

Chỉ tay vào các loại rau gia vị, rau ăn lá mọc xanh um quanh thùng phuy, anh Khuyến hào hứng cho biết: "Xanh vậy là nhờ rác". Để chứng minh, anh này mở nắp hình trụ đặt giữa thùng phuy để giới thiệu về hàng chục loại rác đang nằm đầy trong ống.

Theo anh Khuyến, đây là rác nhà bếp, rau củ mềm. “Khi vào ống, vi sinh chuyển hóa rác thành mùn. Giun đất rất thích môi trường này nên sẽ sinh sản và ăn mùn để thải ra phân. Đây là nguồn dinh dưỡng chính cho cây, nên cây trồng trong tháp sinh trưởng nhanh hơn trồng đất và không cỏ, ít tiêu tốn nước”, anh Khuyến tiết lộ.

Theo quan sát, ống hình trụ có đường kính khoảng hơn 15 cm và được đặt cố định ngay giữa tháp với khá nhiều lỗ được đục xung quanh.

Tháp với chân đế có bánh xe, có thể di chuyển tiện lợi. Ngoài ra, xung quanh thân tháp được cắt thành hàng chục các hốc, nhờ đó có thể trồng nhiều loại rau tùy thích. Với diện tích sàn 0,3 m2, tương đương với 2 m2 rau trồng trên đất, mỗi tháp có thể cho 6 kg rau một tháng.

Học hỏi mô hình của anh Khuyến, gia đình anh Nguyễn Ngọc Minh (quận Gò Vấp) không còn phải đi chợ mua rau. Với 3 tháp, mỗi tháng, anh thu hoạch được 15-20 kg rau các loại.

“Gia đình 2 người đủ rau sạch ăn hằng ngày. Lâu lâu đi chợ mua thêm những loại rau không trồng được. Còn lại, hầu như chìa tay ra cửa sổ là có rau, là đổ được rác”, anh Minh hóm hỉnh nói.

Khách đặt hàng không ngớt

Theo anh Khuyến, sau khi vô tình xem một video nước ngoài nói về mô hình này, nhận thấy không quá phức tạp, gia đình lại đang thiếu nguồn rau an toàn nên anh bắt tay nghiên cứu. “Dù xem đi xem lại rất kỹ video, nhưng cũng phải mất đến 6 tháng tôi mới ra được tháp bảo vệ môi trường hoàn chỉnh”, anh Khuyến tiết lộ.

Hằng tuần, anh tiếp hàng chục khách tới hỏi mua, hoặc tham quan mô hình. Sau gần 2 năm từ lúc giới thiệu "tháp bảo vệ môi trường", anh Khuyến đã cung cấp hàng trăm tháp trồng rau cho khách khắp nơi trên cả nước. "Nếu tính cả tư vấn để họ tự làm thì con số lên tới hàng nghìn”, anh Khuyến ước tính. Giá mua mỗi tháp trồng rau bằng rác với tên "tháp bảo vệ môi trường" của anh Khuyến là 1-1,5 triệu đồng tùy kích thước.

Sau gần 2 năm hộp hồ sơ, anh Khuyến đã được các cơ quan nhà nước cấp bằng sáng chế cho mô hình này. “Có bằng sáng chế, tôi tự tin mở rộng quy mô và thương mại hóa sản phẩm. Sắp tới, tôi sẽ cải tiến mô hình để tăng thêm lượng rau, loại rau trồng trong tháp và giảm giá thành sản phẩm, giúp tháp bảo vệ môi trường tới tay nhiều người hơn”, anh Khuyến cho biết.

Nguyễn Trí

Xem them video
 


Sau gần 2 năm hộp hồ sơ, anh Khuyến đã được các cơ quan nhà nước cấp bằng sáng chế cho mô hình này. “Có bằng sáng chế
Đây là sao chép mẫu nước ngoài sao gọi là sáng chế, lại được cấp bằng, tôi cũng đã xem http://www.crisiseducation.com/4-foot-farm-tower/ và https://www.kickstarter.com/project...ew-garden-tower-powering-a-fresh-food-revolut
Giá mua mỗi tháp trồng rau bằng rác với tên "tháp bảo vệ môi trường" của anh Khuyến là 1-1,5 triệu đồng tùy kích thước.
nếu tự làm cái thùng này chi phí khoảng 500 ngàn với loại thùng nhựa cứng 300 lít, làm nhiều thì rẻ hơn.
 
Có hai điều xấu mà bà con chưa rõ là rau trồng từ rác
ăn có mùi hôi, chất rau rất độc hại, và rau trồng quanh
ụ thì nhạt và năng suất thấp hơn trồng giãi nắng.

Điều thứ nhất: nếu người ăn sành ăn, sẽ thấy ngay rau
trồng từ rác thì nhạt, có mùi vị kinh khủng. Nếu người
ăn không sành ăn, lấy rau trồng từ rác cho thỏ dê ăn,
thì chúng không ăn. Thỏ dê là những vật nuôi ăn đủ các
thứ rau cỏ, không như Trâu Bò và Ngựa thích ăn cỏ hơn
ăn rau. Cho Thỏ Dê ăn rau sạch - rau chỉ tưới nước lã
và trồng trên đất phẳng có nhiều nắng, thì chúng ăn
ngay. Thí nghiệm ấy mới hết nhẽ so sánh rau trồng từ
rác và rau sạch. Thí nghiệm này cứ làm nhiều lần, thỏ
dê bị đói, cũng ăn rau bẩn mọc từ rác, nên chỉ đúng với
những con chưa từng ăn rau mọc từ rác bao giờ. Trâu Bò
Ngựa không ăn rau, nhưng có thể thí nghiệm so sánh cỏ
mọc trên đống rác và cỏ mọc hoang trên đồi núi.

Điều thứ hai: Trồng cây trên ụ đã từng được đảng và
nhà nước hô hào từ những năm 1960. Lúc ấy tôi còn là
thiếu nhi quàng khăn đỏ, rất hăng hái giúp bà con đắp
ụ đất trong lạt đan bằng cây tre nứa đập giập. Kết
quả, khoai lang rất tốt, xanh um cả ụ. Có điều, hàng
trăm ngàn ụ trồng khoai lang khắp miền bắc, không có
lấy nổi một củ khoai. Khoai lang ụ được trồng vì cho
rằng trồng trên luống nếu được 10 cây, nhưng cùng diện
tích ấy mà cơi lên ụ, thì diện tích trồng tăng lên gấp
ba gấp bốn, trồng được mấy chục cây. Quả thật số cây
trồng ụ thì nhiều gấp mấy trồng giãi luống, nhưng số
nắng chiếu trên từng cây khoai thì chỉ còn một nửa
hay một phần ba thôi. Trồng rau thì điều này khó thấy,
vì phải ăn mới biết mùi vị, nhưng khoai lang thì thấy
rõ. Không đủ nắng thì khoai lang không có củ.
 
Đây là sao chép mẫu nước ngoài sao gọi là sáng chế, lại được cấp bằng, tôi cũng đã xem http://www.crisiseducation.com/4-foot-farm-tower/ và https://www.kickstarter.com/project...ew-garden-tower-powering-a-fresh-food-revolut
nếu tự làm cái thùng này chi phí khoảng 500 ngàn với loại thùng nhựa cứng 300 lít, làm nhiều thì rẻ hơn.

Họ cứ cấp bằng phát minh thôi chứ làm sao kiểm tra được dữ liệu tại tất cả các nước được! Đến khi có tranh chấp thì bên nào được cấp trước bên đó thắng!
 
Mô hình trồng rau sạch trong thùng phuy, tận dụng rác bếp, với tên gọi "tháp bảo vệ môi trường" có giá chuyển giao 1-1,5 triệu đồng.
Anh Nguyễn Ngọc Khuyến, ở phường Tân Thới Hiệp, quận 12 là chủ nhân của mô hình trồng rau sạch từ rác đang được nhiều người áp dụng. Hàng chục thùng phuy với những luống rau xanh mướt là điểm nhấn cho sự khác biệt ở vườn anh trồng.

Chủ nhân mô hình đặt tên sản phẩm là “tháp bảo vệ môi trường” bởi nó tận dụng nguồn rác bếp, hữu cơ để trồng rau. Đây cũng là ưu điểm so với nhiều mô hình trồng rau sạch khác.

20141111-khu-vuon-tuoi-tre-tren-san-thuong-truong-o-sai-gon-6.jpg


Anh Khuyến với mô hình “tháp bảo vệ môi trường”.

Chỉ tay vào các loại rau gia vị, rau ăn lá mọc xanh um quanh thùng phuy, anh Khuyến hào hứng cho biết: "Xanh vậy là nhờ rác". Để chứng minh, anh này mở nắp hình trụ đặt giữa thùng phuy để giới thiệu về hàng chục loại rác đang nằm đầy trong ống.

Theo anh Khuyến, đây là rác nhà bếp, rau củ mềm. “Khi vào ống, vi sinh chuyển hóa rác thành mùn. Giun đất rất thích môi trường này nên sẽ sinh sản và ăn mùn để thải ra phân. Đây là nguồn dinh dưỡng chính cho cây, nên cây trồng trong tháp sinh trưởng nhanh hơn trồng đất và không cỏ, ít tiêu tốn nước”, anh Khuyến tiết lộ.

Theo quan sát, ống hình trụ có đường kính khoảng hơn 15 cm và được đặt cố định ngay giữa tháp với khá nhiều lỗ được đục xung quanh.

Tháp với chân đế có bánh xe, có thể di chuyển tiện lợi. Ngoài ra, xung quanh thân tháp được cắt thành hàng chục các hốc, nhờ đó có thể trồng nhiều loại rau tùy thích. Với diện tích sàn 0,3 m2, tương đương với 2 m2 rau trồng trên đất, mỗi tháp có thể cho 6 kg rau một tháng.

Học hỏi mô hình của anh Khuyến, gia đình anh Nguyễn Ngọc Minh (quận Gò Vấp) không còn phải đi chợ mua rau. Với 3 tháp, mỗi tháng, anh thu hoạch được 15-20 kg rau các loại.

“Gia đình 2 người đủ rau sạch ăn hằng ngày. Lâu lâu đi chợ mua thêm những loại rau không trồng được. Còn lại, hầu như chìa tay ra cửa sổ là có rau, là đổ được rác”, anh Minh hóm hỉnh nói.

Khách đặt hàng không ngớt

Theo anh Khuyến, sau khi vô tình xem một video nước ngoài nói về mô hình này, nhận thấy không quá phức tạp, gia đình lại đang thiếu nguồn rau an toàn nên anh bắt tay nghiên cứu. “Dù xem đi xem lại rất kỹ video, nhưng cũng phải mất đến 6 tháng tôi mới ra được tháp bảo vệ môi trường hoàn chỉnh”, anh Khuyến tiết lộ.

Hằng tuần, anh tiếp hàng chục khách tới hỏi mua, hoặc tham quan mô hình. Sau gần 2 năm từ lúc giới thiệu "tháp bảo vệ môi trường", anh Khuyến đã cung cấp hàng trăm tháp trồng rau cho khách khắp nơi trên cả nước. "Nếu tính cả tư vấn để họ tự làm thì con số lên tới hàng nghìn”, anh Khuyến ước tính. Giá mua mỗi tháp trồng rau bằng rác với tên "tháp bảo vệ môi trường" của anh Khuyến là 1-1,5 triệu đồng tùy kích thước.

Sau gần 2 năm hộp hồ sơ, anh Khuyến đã được các cơ quan nhà nước cấp bằng sáng chế cho mô hình này. “Có bằng sáng chế, tôi tự tin mở rộng quy mô và thương mại hóa sản phẩm. Sắp tới, tôi sẽ cải tiến mô hình để tăng thêm lượng rau, loại rau trồng trong tháp và giảm giá thành sản phẩm, giúp tháp bảo vệ môi trường tới tay nhiều người hơn”, anh Khuyến cho biết.

Nguyễn Trí

Xem them video
Cung cấp giun quế giống,phân giun số lượng lớn cho rau sạch.mọi chi tiết vui long liên hệ
Mr tinh
Phone 01674 666 566
Thanh hóa
 

* Nhà báo thêm mắm thêm muối đó mà, bạn nào muốn biết rõ thì đọc ở đây, topic gần 500tr, rausach.com.vn/forum_posts.asp?TID=8721
* bác @anhmytran : cái này ko phải trong trồng rau bằng rác, mà bằng phân trùn, rác chỉ là thức ăn của trùn.
 


Back
Top