V
VINHLOC
Guest
Trứng gà bị vỡ làm dính bít các lỗ cung cấp ôxi cho phôi trứng nên những quả trứng còn lại có thể bị chết phôi. Bạn cần lưu ý để tránh cho gà mái tranh nhau ấp trứng; chỉ cần trứng bị vỡ một vài quả thì toi cả ổ đấy. Bạn cũng cần chú ý không nên cho gà ấp quá nhiều vì ổ chật nên chúng dẽ dẫm vỡ trứng.Em chào a P.A và VINHLOC, cho em hỏi; gà nhà em cho ấp đẻ tự nhiên, gà ấp đều hình thành con hết nhưng ko bik tại sao lại chết hết, các anh có huóng dẫn gì giúp em để em khắc fục hậu quả. Em up hình cho các anh xem để hướng dẫn cụ thể giúp em. Em cám ơn trước các anh nhé!
Gà đẻ 2 bầy với 24 trứng. đẻ cùng lúc với nhau. trong quá trình ấp thì có mấy con gà khác đá gà ấp nên nó bay ra khỏi ổ và giẫm đạp lên trứng (ko vỡ). Ko bik đó có fải là nguyên nhân ko? Các anh giúp em!!!!!!!!
Bệnh bạch ly (samonellosis) - Bệnh thương hàn (typhus avium):
Là bệnh truyền nhiễm lây lan cấp tính hay mãn tính ở gia cầm do vi khuẩn thuộc genus Samonella gây ra. Bệnh bạch ly còn gọi là bệnh ỉa cứt trắng do vi khuẩn Sanmonella pullorum gây ra ở gà con và bệnh thương hàn do vi khuẩn Samonella gallinarum gây ra ở gà lớn. Trên thế giới có quan điểm là tách ra như trên, có quan điểm kể cả một phần châu âu thì cho là chung, thực tế là rất giống nhau nên mọi biện pháp phòng trị như một bệnh.
Có 2 cách truyền bệnh:
- Truyền dọc từ mẹ sang con: Gà mẹ bị bệnh thì trứng giống nhiễm bệnh nên gà con nở ra đã nhiễm bệnh có thể chết ngay, hoặc chết trong giai đoạn ấp cuối. Những gà con sống sót là vật mang bệnh.
- Truyền ngang: Phân gà bệnh mang trùng truyền mầm bệnh làm ô nhiễm nước, thức ăn nhiễm làm lây bệnh qua miệng, hít mầm bệnh qua không khí ở máy ấp, ăn trứng nhiễm bệnh, gia súc ăn trứng và gà chết bệnh sẽ thải ra mầm bệnh trong phân, vacxin sống chế từ trứng có mầm bệnh có thể lan bệnh cho đàn gà mái khi được tiêm vacxin này.
Gà con bị bệnh nặng từ sơ sinh đến 2 tuần tuổi, tỷ lệ mắc cao nhất vào 24-48 giờ sau khi nở. Gà ủ rũ, ít vận động, mắt nửa nhắm, nửa mở, bỏ ăn, cánh sã, uống nhiều nước, ỉa chảy phân hôi khắm, có bọt màu trắng, đôi khi lẫn máu, phân bết quanh hậu môn. Mổ gà chết, ốm thấy gan, lách bị sưng có màu đỏ tím. ở lách, tim, phổi có các ổ hoại tử.
Gà lớn thường bị bệnh ở dạng ẩn (mãn tính), không thấy rõ triệu chứng, thường thấy ỉa chảy, phân bết đít, mào rụt, đẻ ít, trứng méo mó. Trường hợp bệnh ồ ạt: Gà sốt, nằm phủ phục, khát nước, mào tích tía, ỉa chảy phân loãng vàng xanh. Gà có thể chết trong 2-3 ngày. Mổ khám gà bệnh thấy gan bị xơ có các hạt hoại tử, buồng trứng viêm, nhiều trứng bị teo, trứng non dị hình, biến màu xanh xám. Trứng giống bị nhiễm bệnh thì tỷ lệ chết phôi cao, gà nở ra yếu, đa phần hở rốn, lòng đỏ tiêu hết.
- Phòng bênh: Phòng bệnh bằng biện pháp vệ sinh thú y tổng hợp toàn bộ chuồng trại, ổ ấp, trạm ấp. các trang trại nuôi gà định kỳ kiểm tra đàn gà đẻ giống bằng phản ứng "ngưng kết" loại bỏ hết gà mái bị bệnh. ở gia đình theo dõi con mái nào thể hiện các triệu chứng trên thì loại bỏ. Cách ly nghiêm ngặt khu chăn nuôi. ở các nước đã hoàn toàn khống chế được bệnh bạch ly, các biện pháp xử lý rất nghiêm ngặt, gà bệnh có phản ứng dương tính khi kiểm tra là loại bỏ mặc dù không có triệu chứng, cách ly triệt để. Tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng tốt đàn gà.
- Điều trị: Dùng th.uốc Choloramphenicol 50 mg/kg thể trọng trong 10 ngày, hoặc Tetracyclin 150-200 mg/kg thể trọng trong 7-10 ngày, hoặc Furazolidon 1 50-350 g/tấn thức ăn trong 7- 10 ngày.
ngày hoặc có thể theo nơi sản xuất hướng dẫn. Tẩy sán: Loại đặc hiệu là thuốc Arecolin hoặc Bromosalạxilamit (liều theo nơi sản xuất hướng dẫn). Có thể dùng loại Butynorate kết hợp
Last edited by a moderator: