Muốn về rừng và tìm lối đi cho nông nghiệp ở vùng cao phía Bắc Việt Nam

  • Thread starter chienmdht
  • Ngày gửi
Em chào các bác, cô chú, anh chị, và các bạn!
Em là thành viên mới tinh, Em xin giới thiệu trước một ít thông tin:
Nghề nghiệp: Em đang làm về công nghệ thông tin đc 3 năm nay.
Tuổi: Em sinh năm 1988.
Giới tính: Nữ
Tên: em là Chiến.
Quê: em ở Hà Tây.
Ah, còn nữa là em đang FA toàn tập ạ :)
Em vào diễn đàn như thấy vớ được chỗ khai thác thông tin quý báu vậy, em cứ mải miết đọc bởi vì lâu nay em đang mải miết tìm hiểu về nông nghiệp để thay đổi nghề của em. Thực tế thì em không thấy khó khăn kinh tế trong nghề CNTT em đang làm. Em đủ trang trải cuộc sống và còn có thể phụ giúp gia đình. Nhưng từ rất lâu em đã thấy mình không hợp với nghề công nghệ này. Em vốn dĩ là yêu thích các thứ thuộc về thiên nhiên, nhất là rừng núi. Mặc dù em không phải là quê ở vùng núi nhưng em luôn luôn mơ ước được phát triển kinh tế vùng núi. Cũng kể từ khi em tham gia tình nguyện mấy lần trên Lào Cai, thành ra em càng ngày càng mong muốn được từ bỏ nghề CNTT để lên núi.
Em nghĩ rất nhiều, thậm chí em đôi khi mất ngủ vì nghĩ ngợi nhiều, em search google cũng rất nhiều lần. Chỉ mong có điều gì loé sáng trong ý tưởng hay cách thức nào giúp em thoát khỏi cảnh sớm đi làm hay tối về cũng chỉ nhìn màn hình máy tính và giúp ích gì được cho nông nghiệp, cho môi trường và sinh thái. Em làm việc thì có trách nhiệm, ai cũng công nhận điều đó, mặc dù có lắm lúc em không thích, nhưng em vẫn làm đến nơi đến chốn, vì em biết cái nghề chẳng có lỗi gì, lỗi là do em chọn lựa đi theo mà thôi. Hơn nữa hiện tại nghề này giúp em báo hiếu với mẹ (em đang lo nhà em sắp xây mà tiền thì còn thiếu nhiều), giúp em trang trải cuộc sống, nuôi sống bản thân.
Chắc hẳn là em phải trải qua 1 năm nữa, để em tích vốn và tích lũy kinh nghiệm, tích lũy kiến thức em mới dám bắt đầu làm gì đó để đổi nghề. Em thích ăn chay, không phải là em theo đạo Phật, nhưng em ăn chay vì em thích, vì em thấy tốt và em thấy thoải mái, vì thế em thích trồng trọt lắm lắm.
Gần đây, em tích cực search google nhiều hơn, em tập hợp và suy nghĩ lại thì em thấy có mấy hướng trồng trọt mà em thích như sau:
1. Trồng nấm: Nấm hương hoặc nấm rơm tận dụng cây sau sau ở rừng cho nấm hương và rơm rạ sau mùa gặt cho nấm rơm.
2. Trồng cây lâm nghiệp hoặc cây ăn quả. (Em sửa lại chỗ này vì trước em viết cây chùm ngây, nhưng cây đó thực sự không thể là cây trồng chính được, nó chỉ là cây rau trồng chơi lấy lá ăn thôi, bọn truyền thông bán giống đã quá tâng bốc quảng cáo thông tin làm cho cây này sốt lên, may mắn là diễn đàn đã giúp em xác nhận thông tin và hiểu rõ mình nên làm gì)
Những thứ sẽ làm sau khi đã quen rừng:
3. Kết hợp trồng luân canh các loại cây như đỗ, lạc (trên đất ruộng sau khi thu hoạch lúa, mô hình này ở quê em đã làm thành công), hạt thì phơi khô và bán về thành thị, cây và lá sau khi thu hoạch thì ủ làm phân hữu cơ. Trồng xen canh rau má, các loại rau ưa bóng râm vào đất trồng cây lâm nghiệp, cây lớn.
4. Khi em làm quen được vùng núi lâu ngày, em sẽ nhen nhóm trồng rừng tự nguyện, trồng mỗi năm thêm 1 ít, Tuy nhiên em chưa chọn đc loại cây em sẽ trồng vừa dễ chăm sóc, vừa có lợi ích kinh tế vừa cải thiện đất. Em đọc báo thì có vẻ cây thông hợp lý, nhưng em chưa tìm đc đầu ra??? Và có thể kết hợp nuôi chim quý hiếm để thả chim vào rừng, thu hút khách du lịch nước ngoài đến chụp ảnh chim rừng. (người nước ngoài rất lịch sự, họ ko bắt chim mà thích chụp ảnh chim tự nhiên, họ rất yêu thiên nhiên)
5. Thu thập đc 1 số phương pháp và kỹ thuật lọc nước cho gia đình nhỏ lẻ, để phổ biến với bà con.
6. Cải thiện giáo dục, văn hóa, dân trí...Em có kỹ năng sư phạm, nên vấn đề này em nghĩ em sẽ lo được. Vì em biết trên vùng cao dân trí thấp, có nhiều thứ như trộm cắp, ý thức vươn lên cuộc sống chưa cao, muốn giúp họ thì phải thay đổi dần dần.
7. Sản phẩm làm ra sẽ được truyền thông và bán cả ở thị trường online, có website riêng. Giá cả sẽ lấy công làm lãi.
8. Thuốc trừ sâu sinh học: Cái này em đọc được bài báo các em học sinh làm giúp gia đình: Để có dung dịch phun đủ 1 sào ruộng (500m2) cần 20g ớt (5.000 đồng), 10g tỏi (3.000 đồng) xay nhuyễn, pha vào 1 lít nước và ngâm qua 1 đêm. 170g cám (1.000 đồng) khuấy đều với nước đến khi vừa đủ sền sệt rồi đun chín. Sau khi hòa hỗn hợp cám vừa đun chín vào dung dịch ớt - tỏi thì hòa 20 vỏ trứng đã xay nhuyễn vào rồi lọc bỏ cặn để thu được dung dịch chế phẩm trừ sâu hữu cơ thân thiện.
Mọi thứ em làm có 2 mục đích là cân bằng sinh thái, môi trường và giúp em sống được ở rừng núi một cách thoải mái với thiên nhiên, giúp kinh tế vùng núi phát triển.
Các lý do bênh vực người nông dân, bởi có quá nhiều lý do người nông dân phải thiệt thòi:
1, nông nghiệp và lâm nghiệp tạo ra một lá phổi trong sạch cho chúng ta thở, chúng ta vẫn hưởng thụ mà không hề chăm sóc cho cội nguồn của chúng ta.
2, Khi kinh tế đi xuống, rõ ràng nông nghiệp cứu chúng ta. Cứu rất nhiều lần và chẳng ai quan tâm là nông nghiệp có vai trò thế nào.
3, Nước ta vốn là nước nông nghiệp, phát triển nông nghiệp là thế mạnh của chúng ta, tại sao lại mang hết đất ấy đi đầu tư công nghiệp rồi bỏ hoang?
4, Người nông dân quá thiệt thòi bởi:
khi được mùa thì bị thương lái ép giá
khi thiên tai, mất mùa thì tự gánh chịu
5, Người nông dân ít được tiếp xúc các phương tiện thương mại hóa để nâng cao chất lượng sản phẩm của mình
6, Thời đại làm cho nhiều loại hàng hóa nông sản bị ô nhiễm, biến chất, độc hại, trong khi những người nông dân thật thà muốn làm ra sản phẩm chất lượng thì ít người mua, ít người tin, giá thành không đáp ứng công sức và thương hiệu SẠCH.
7, Người phụ nữ ở vùng cao vất vả vì lo miếng cơm manh áo, người phụ nữ ở đô thị vất vả vì không biết lựa chọn thực phẩm nào sạch và an toàn cho gia đình. Vậy tại sao không kết nối những người phụ nữ này lại, chúng ta cùng giúp nhau.
8, Phát triển kinh tế vùng cao giúp cân bằng sinh thái, giảm bớt đô thị hóa và xóa nghèo ở vùng cao
9, Khi các thứ khác tăng giá, thì giá nông sản lại không được ổn định, khi thời tiết ủng hộ thì ồ ạt, bán không ai mua, rẻ như cho. Khi thời tiết xấu, đắt đỏ nhưng chẳng có để bán. Mà giá cả hơi tăng 1 chút thì người tiêu dùng kêu ka....
10, Khâu chế biến nông sản chưa được đầu tư nhiều, thực sự rất lãng phí khi mà đầu ra nông sản luôn là một dấu chấm hỏi quá lớn!!! trong khi chúng ta lại đi ăn cam quýt của Tàu, độc hại và nguy hiểm tính mạng luôn đe dọa khôn lường.

Nhưng còn có quá nhiều thứ em không thể bắt đầu đó là:
1. Gia đình em chắc chắn không muốn em từ bỏ nghề và đi theo con đường chông gai thế kia. Người yêu thì không có và ko chịu lấy chồng, mẹ em sẽ buồn, và mẹ em chỉ muốn em ổn định rồi lấy chồng thôi, và hầu như ai cũng khuyên em như thế. Chẳng có ai ủng hộ em :(
2. Em không phải là người dân trên vùng núi, nên nếu lên đó, em không biết phải xin phép thế nào? Đất núi rừng nhiều thế, em phải xin phép ai, phải đóng thuế thế nào, phải hỏi ai để có chỗ ở, chỗ canh tác ổn định....???
3.Giao thông ở vùng núi không được đầu tư, tiền đi lại và vận chuyển mất quá nhiều vốn!
4. Thiếu thông tin đầu ra cho sản phẩm. Phải tự đi tìm đầu ra, đầu vào. Chính sách hỗ trợ thiếu. Chưa có bình ổn giá nông sản, bình ổn đầu ra cho nông dân.
5. Người dân vùng cao không có ý thức về cuộc sống, dân trí chưa cao, họ chẳng lo cho ngày mai mà chỉ lo cái hiện tại.

Dự tính gần:
Em sẽ tìm hiểu về nấm và các tài liệu kỹ thuật, kiến thức về nông lâm kết hợp, đặc tính của cây lâm nghiệp, 1 số cây thuốc, chuẩn bị tiền vốn để hành động :). Còn nấm thì có ai ở HN mà trồng trang trại nấm thì cho em xin chân làm thuê với ạ??? Thuốc trừ sâu và phân bón em cũng muốn dùng hữu cơ như em nói ở trên.
Dự tính xa là mấy cái thứ em liệt kê ở trên :).
Em liệt kê từng đó thứ, từng đó khó khăn. Em vẫn nuôi hy vọng một ngày nào đó em làm được và có người làm cùng em. Dẫu rằng em biết rất khó, nhưng mô hình em muốn làm là một doanh nghiệp xã hội, không vì lợi nhuận mà chỉ vì muốn bảo vệ thiên nhiên và tự nuôi sống bản thân nhờ thiên nhiên và phát triển nông nghiệp. EM không cần gì cao sang, chỉ cần thế đấy ạ hic thế mà em cứ đau đầu vì bế tắc dài dài.
Em ko biết mình có quá tham vọng và mơ mộng không nữa. Cả nhà cho em lời khuyên với ạ!

EM quên ko để lại thông tin liên lạc, mong nhận được mọi ý kiến của cả nhà, nếu cả nhà ngại không public thì email cho em cũng đc ạ.
Email của em là chienmdhtk4@gmail.com
Hoặc số đt của em: 093 - sáu - 9- một -9 -sáu - hai - bốn
Chúc cả nhà buổi chiều thoải mái!
 


Last edited by a moderator:
mình nghĩ để làm đuợc trước hết bạn phải vượt qua được định kiến của gia đình,bạn bè...
- vốn:mình k biết giá đất ngoài đó thế nào nhưng để trồng rừng thì cần diện tích đất rộng, quản lý, chăm sóc cũng khá gian nan.bạn phải thường xuyên có mặt tại trại để quản lý và chăm sóc, điều này rất khó vì sẽ hy sinh công vc hiện tại và coi như cụt nguồn vốn đầu tư vào.
- hơn nữa bạn là tay ngang,chưa có kinh nghiệm làm nông nghiệp mà làm lớn và nhiều mình e là khó khả thi
- Theo mình bạn có thể vẫn làm được công việc hiện tại vừa có thể làm nông nghiệp. Đó là bạn hãy học cách trồng rau mầm,làm giá đỗ, trồng rau trong thùng xốp...theo quy trình sạch trước hết để phục vụ nhu cầu của mình và gđ trước.nếu thành công bạn hãy từ từ nhân rộng mô hình này, thông qua internet(thế mạnh của bạn) bạn hãy quảng cáo nó, là nhà cung cấp sản phẩm rau sạch ,kỹ thuật, dụng cụ, giống cho những người muốn trồng rau sạch...
- đó là ý tưởng của mình nên không tránh được thiếu xót.
ps:mình thấy tự trông rau sạch, rau mầm rất thực tế,ít vốn, tận dụng tg rảnh...mà lại có rau sạch ăn.
 


Last edited:
Ôm rơm nhiều quá nặng bụng bạn Chiến à? Theo mình thì nên chọn 1 loại cây nào đó chủ lực và củng là chủ đạo trên mãnh đất quê hương bạn, và tập trung làm nó thành thế ạnh của mình, bên cạnh đó xen canh 1 vài cây là ok rồi.
Chứ mình thấy đưa ra nhiều như vậy thì tính khả thi càng ko cao.
Chúc bạn thành công!

Cảm ơn bạn. Đúng là ôm nhiều nặng bụng, thế nên mình định là chọn hướng trước, chọn được 1 loại cây, rồi chọn đc quy trình, đầu vào, đầu ra rồi mới dám làm. Mình đang phân vân ở cái lối đi nào là lối đi thích hợp, rồi mới lên kế hoạch.

Để giải quyết 2 vấn đề lớn:
1- mẹ em muốn em lấy chồng và ổn định cuộc sống
2- thực hiện được ước mơ em đang ấp ủ.
Giải pháp rất đơn giản, em lên vùng cao lấy chồng....
Mỗi năm em tiết kiệm khoảng 100M thì hơi khó để biến giấc mơ thành hiện thực, vì em không có sức khỏe và kỹ năng sống ở rừng đầy thiếu thốn như người vùng cao, nên em không thể làm dự án của em mà không có tiền. còn nếu phụ thuộc vào tiền để làm dự án như em mong muốn với quy mô chỉ giúp được hàng xóm của em ở vùng cao thôi thì em cần phải có tiền tỷ đó. a rất hoan nghênh sự quan tâm của em tới môi trường và người nông dân, đặc biệt là những người ở vùng cao. A nghĩ em là dan IT thì có thể giúp quảng bá sản phẩm cho nông dân, làm cầu nối sản phẩm của họ với thị trường. Được như vậy là em giúp họ được nhiều lắm đấy

Hihi, em cảm ơn anh. Chung quy lại là mọi người đều khuyên em lấy chồng vùng cao nhỉ :)) phương án này khả thi nhất nhưng em không làm một mình được, vẫn chưa tìm đc tình yêu :D
Em cũng đang suy nghĩ theo hướng ban đầu nhận truyền thông cho các nhà sản xuất nông nghiệp. Nhưng với điều kiện nhà sản xuất phải đảm bảo là sản phẩm phải tốt để đảm bảo uy tín lâu dài và uy tín lan rộng xa, thập chí cả người nước ngoài. hihi. Vì em làm kỹ thuật, chỉ truyền thông thật thà đc thôi chứ như các bạn bán hàng chuyên nghiệp theo kiểu chuyên nói A thành A' thì em chịu. Em tin vẫn còn rất nhiều người phụ nữ ở thành thị mong được dùng nông sản đảm bảo mà giá cả vừa phải với giá trị sử dụng, để cuộc sống bớt đi nỗi lo về chất độc hại.
 
mình nghĩ để làm đuợc trước hết bạn phải vượt qua được định kiến của gia đình,bạn bè...
- vốn:mình k biết giá đất ngoài đó thế nào nhưng để trồng rừng thì cần diện tích đất rộng, quản lý, chăm sóc cũng khá gian nan.bạn phải thường xuyên có mặt tại trại để quản lý và chăm sóc, điều này rất khó vì sẽ hy sinh công vc hiện tại và coi như cụt nguồn vốn đầu tư vào.
- hơn nữa bạn là tay ngang,chưa có kinh nghiệm làm nông nghiệp mà làm lớn và nhiều mình e là khó khả thi
- Theo mình bạn có thể vẫn làm được công việc hiện tại vừa có thể làm nông nghiệp. Đó là bạn hãy học cách trồng rau mầm,làm giá đỗ, trồng rau trong thùng xốp...theo quy trình sạch trước hết để phục vụ nhu cầu của mình và gđ trước.nếu thành công bạn hãy từ từ nhân rộng mô hình này, thông qua internet(thế mạnh của bạn) bạn hãy quảng cáo nó, là nhà cung cấp sản phẩm rau sạch ,kỹ thuật, dụng cụ, giống cho những người muốn trồng rau sạch...
- đó là ý tưởng của mình nên không tránh được thiếu xót.
ps:mình thấy tự trông rau sạch, rau mầm rất thực tế,ít vốn, tận dụng tg rảnh...mà lại có rau sạch ăn.

Cảm ơn bạn. về mình làm thử. giờ mới nhìn thấy comment của bạn, Vừa nãy bận việc quá.:)
 
Dạ, em cảm ơn anh. Anh có thể cho em xin chút thông tin liên lạc được không ạ? Trong thời gian 1 năm này, Anh có thể cho em gợi ý là em phải làm gì để thời gian sau em bắt tay vào làm tốt hơn ạ? Em muốn chuẩn bị tốt trước khi bắt đầu :)
Email của em đây ạ, có gì trao đổi cụ thể anh nhé: chienmdhtk4@gmail.com

Em cứ làm công việc hiện tại đi. Cố gắng tích lũy được càng nhiều tiền càng tốt. Trong lúc làm CNTT, tranh thủ tìm hiểu về lĩnh vực nông-lâm nghiệp thì tốt. Khi nào thấy sẵn sàng bắt tay vào lĩnh vực này rồi hẵng liên hệ với anh cũng chưa muộn. Em có nhiều ý tưởng tốt. Nhưng để có tính khả thi và có hiệu quả kinh tế thì cần phải nghiên cứu kỹ hơn nữa. Sau một năm nữa, nếu em đủ sức thì làm riêng. Không thì hợp tác với anh. Anh cũng đang cần người tâm huyết hợp tác.
 
Em cứ làm công việc hiện tại đi. Cố gắng tích lũy được càng nhiều tiền càng tốt. Trong lúc làm CNTT, tranh thủ tìm hiểu về lĩnh vực nông-lâm nghiệp thì tốt. Khi nào thấy sẵn sàng bắt tay vào lĩnh vực này rồi hẵng liên hệ với anh cũng chưa muộn. Em có nhiều ý tưởng tốt. Nhưng để có tính khả thi và có hiệu quả kinh tế thì cần phải nghiên cứu kỹ hơn nữa. Sau một năm nữa, nếu em đủ sức thì làm riêng. Không thì hợp tác với anh. Anh cũng đang cần người tâm huyết hợp tác.

Vâng, em sẽ cố gắng. em cảm ơn anh :)
 
Với 1ha đất rừng khoảng 20 tr. chi phí nhà cửa, đường đi, tưới tiêu... ban đầu thì tùy theo có sẵn hay chưa. Với cây nông nghiệp đơn giản như ngô, lúa thì đầu tư khoảng 25 tr/ha/vụ. phòng rủi ro mất vụ đầu ít nhất cũng phải có 80tr/ha.
Đấy là vấn đề chi phí còn kĩ thuật quản lý, nguồn thuê lao động, mua bán vật tư và quan trọng nhất là đầu ra.....phức tạp lắm
Trồng xen thì chỉ quy mô nhỏ thôi nếu thuê nhân công thì không hiệu quả kinh tế, tốn tiền nhân công vì khó áp dụng máy móc vào ruộng trồng xen.

Nông nghiệp ở VN thì đảng và nhà nước bó tay. ruộng quá nhỏ khó áp dụng khoa học kĩ thuật. Mà áp dụng khoa học kĩ thuật thì dân lấy gì mà sống. Công việc của 100 người nay chỉ cần 1 người +1 cái máy vậy 99 người kia lấy gì mà sống.
 
Với 1ha đất rừng khoảng 20 tr. chi phí nhà cửa, đường đi, tưới tiêu... ban đầu thì tùy theo có sẵn hay chưa. Với cây nông nghiệp đơn giản như ngô, lúa thì đầu tư khoảng 25 tr/ha/vụ. phòng rủi ro mất vụ đầu ít nhất cũng phải có 80tr/ha.
Đấy là vấn đề chi phí còn kĩ thuật quản lý, nguồn thuê lao động, mua bán vật tư và quan trọng nhất là đầu ra.....phức tạp lắm
Trồng xen thì chỉ quy mô nhỏ thôi nếu thuê nhân công thì không hiệu quả kinh tế, tốn tiền nhân công vì khó áp dụng máy móc vào ruộng trồng xen.

Nông nghiệp ở VN thì đảng và nhà nước bó tay. ruộng quá nhỏ khó áp dụng khoa học kĩ thuật. Mà áp dụng khoa học kĩ thuật thì dân lấy gì mà sống. Công việc của 100 người nay chỉ cần 1 người +1 cái máy vậy 99 người kia lấy gì mà sống.

Em cảm ơn anh.
Em sẽ ghi nhớ và khắc phục dần.
Việc 1 người + máy =100 người, còn 99 người kia làm gì thì em thấy có nhiều việc cho họ làm lắm:
- họ có thể đi bán sản phẩm
- Họ có thể là người chế biến: chế biến nông sản làm ra, sản xuất phân bón hữu cơ, ....
Em nghĩ Với nông nghiệp VN thì em nghĩ 1 cái máy ko thay thế đc 99 người, chỉ sợ VN mình chẳng có tiền mà mua máy, với kinh tế VN thì chỉ đầu tư những máy cần thiết thôi, chứ ko thể đầu tư hoàn toàn máy móc vào. Nếu đc thế thì mang xuất khẩu nước ngoài thì nước ta giàu lắm rồi, thế nhưng nước ta vẫn nghèo trong khi thế giới vẫn thiếu lương thực. Môi trường vẫn ô nhiễm...
Em thấy xu thế của thế giới bây giờ đang chuyển sang ăn chay nhiều, hẳn là nông sản sẽ được chú ý. Sẽ tốt nếu như công nghiệp chế biến tốt và chất lượng nông sản tốt, đảm bảo yêu cầu sạch và đủ dinh dưỡng.
Em thấy quan trọng là số người đó có chịu khó làm việc không nữa hic.
Nếu em nói gì sai thì mong anh nhẹ tay ạ :)
 

1 ngày máy cấy có thể cấy 4ha = khoảng 110 sào. trong khi người cấy giỏi cũng chỉ 2 sào/ ngày
máy gặt đập liên hợp 1 ngày cũng đc 4ha trong khi vừa gặt vừa đập 1 người chỉ đc 1 sào
1 máy thay 100 người thì đúng là nói quá nhưng một người+ vài máy thay 30-40 người là bình thường.
sản phẩm 1 người làm ra chỉ cần 1 người chế biến, không cần tới 1 người đem bán. vậy mấy chục người còn lại làm gì?. Và với 50% dân nông nghiệp bây giờ sẽ dư ra mấy chục triệu người.

Kĩ thuật càng phát triển người dân càng khổ:wacko: nghe có vẻ nghịch lý nhưng lại là sự thật. giờ về nhà hỏi các bà, các mẹ xem nuôi con lơn, con gà có lãi không là biết... Vì không cạnh tranh nổi với các trang trại @@
Lại nói về chế biến. nông sản của nước ta đặc biệt là miền bắc, mỗi người trồng một kiểu, không đảm bảo chất lượng. Dân thích thì trồng không thích thì bỏ, không đảm bảo số lượng. Ai dám đầu tư tiền tỉ vào chế biến. chất lượng nông sản thì càng nan giải @@
Nói vậy thôi chị đừng nhụt chí. Thực ra sống bằng nông nghiệp cũng không khó lắm. được mùa mất giá, được giá mất mùa, tóm lại thu nhập cũng khá ổn định. Chỉ có điều làm nông nghiệp dù là chủ quản lý cũng vất vả lắm, phải đam mê mới làm được.
Em ít hơn chị một tuổi, không giỏi ăn nói lắm lên bài viết lủng củng chị thông cảm
 
1 ngày máy cấy có thể cấy 4ha = khoảng 110 sào. trong khi người cấy giỏi cũng chỉ 2 sào/ ngày
máy gặt đập liên hợp 1 ngày cũng đc 4ha trong khi vừa gặt vừa đập 1 người chỉ đc 1 sào
1 máy thay 100 người thì đúng là nói quá nhưng một người+ vài máy thay 30-40 người là bình thường.
sản phẩm 1 người làm ra chỉ cần 1 người chế biến, không cần tới 1 người đem bán. vậy mấy chục người còn lại làm gì?. Và với 50% dân nông nghiệp bây giờ sẽ dư ra mấy chục triệu người.

Kĩ thuật càng phát triển người dân càng khổ:wacko: nghe có vẻ nghịch lý nhưng lại là sự thật. giờ về nhà hỏi các bà, các mẹ xem nuôi con lơn, con gà có lãi không là biết... Vì không cạnh tranh nổi với các trang trại @@
Lại nói về chế biến. nông sản của nước ta đặc biệt là miền bắc, mỗi người trồng một kiểu, không đảm bảo chất lượng. Dân thích thì trồng không thích thì bỏ, không đảm bảo số lượng. Ai dám đầu tư tiền tỉ vào chế biến. chất lượng nông sản thì càng nan giải @@
Nói vậy thôi chị đừng nhụt chí. Thực ra sống bằng nông nghiệp cũng không khó lắm. được mùa mất giá, được giá mất mùa, tóm lại thu nhập cũng khá ổn định. Chỉ có điều làm nông nghiệp dù là chủ quản lý cũng vất vả lắm, phải đam mê mới làm được.
Em ít hơn chị một tuổi, không giỏi ăn nói lắm lên bài viết lủng củng chị thông cảm

Cảm ơn bạn. Bạn nói chuẩn, kỹ thuật phát triển thì người dân khổ, nhưng mà máy không bao giờ có thể thay người, và nếu máy tiện ích quá mức cần thiết khiến con người lười hơn thì mình không bao giờ dùng. Chỉ có những cái mà sức người bỏ ra quá lớn và mất thời gian thì mình mới dùng máy.
Lúc nào cũng có 2 hướng cho ta đi. Hoặc là làm trang trại như người ta, hoặc là chịu khó làm sản phẩm ít nhưng mà chất lượng. Mình thích cái hướng ít mà chất lượng đó để làm nên thương hiệu. Như kiểu các sản phẩm thủ công cũng vậy, người ta có thể sản xuất hoa hoét trang trí bằng nhựa rất nhanh, giá rẻ, nhưng để sản xuất ra cái đó tự dưng lại tốn năng lượng bạn ah, trong khi một số người vẫn thích đồ handmade vì nó đẹp một cách độc đáo, có chiều sâu và thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng.
Kể cả đồ đạc các kiểu hàng TQ chỉ bán đc 1 thời gian, rồi người ta lại đi tìm hàng chất lượng, tẩy chay hàng TQ thôi, cả thế giới đang tẩy chay đồ TQ. Cái nền kinh tế bền vững bao giờ nó cũng phải trải qua chọn lọc tự nhiên của người sử dụng. Bạn cũng vậy, bạn lúc nào cũng thích ăn gà ta chạy vườn chứ ko thích ăn gà nuôi ở trang trại bị giam cầm như tù giam lỏng, đúng không nào? :)

Hơn nữa, cả thế giới đang thiếu năng lượng, nó ko phải là tài nguyên vô hạn, có cái máy xong cũng phải chạy nó bằng gì nữa, ở nước Anh người ta có thể mua 1 cái bình siêu tốc rẻ hơn tiền điện trả cho nó, trong khi những cái khác thân thiện với môi trường và tận dụng nhân lực có thể thay thế thì tại sao lại không?. Mua 1 cái ô tô rất dễ, nhưng có xăng chạy nó ko lại là việc khác . Đó cũng là lý do mà ở nước Anh bây giờ là nước công nghiệp già, lại trở thành nước nghèo. Ở đó người ta thành lập rất nhiều doanh nghiệp xã hội để bảo tồn môi trường sinh thái, bảo tồn năng lượng, bảo vệ môi trường. Việt Nam mình rồi cũng tới ngày đó thôi, không sớm thì muộn vì dân số càng ngày càng tăng nhanh. Kết hợp máy móc là tốt, nhưng kết hợp với người sao cho tận dụng được nguồn nhân công và năng lượng là tốt nhất thì mới bền vững được. Đó là những gì mình hiểu và mình muốn làm sau này! Chỉ có 1 việc mình thấy nan giải nhất là bàn đến vấn đề chống trộm @@, mình sợ vấn đề này nhất vì nó xuất phát từ lương tâm con người, cái này khó cải tạo lắm, phải nghĩ cách đánh vào tâm lý.
Hy vọng mình vững niềm tin như thế này để tiếp tục. hic hic
Cảm ơn cả nhà rất nhiều!
 
năng lượng là có hạn, nhưng để con người sử dụng thì dư giả. không có xăng ta dùng năng lượng mặt trời :8^::8^::8^:
Khó khăn thì cứ xác định là chồng chất đi, không nhắc tới nó nữa nói về thuận lợi đi để chị thêm vững tin.
Về mặt tiêu thụ thì nhu cầu sản phẩm sạch trong nước là rất lớn,điều kiện kinh tế ngày càng khá người ta ngày càng quan tâm tới rau sạch, chỉ sợ chị làm không đủ để cung cấp thôi.
Nếu giá trong nước cảm thấy thấp thì xuất khẩu sẽ được giá cao. với điều kiện khí hậu nóng, ẩm của việt nam thì không nhiều nước có khả năng cạnh tranh với chúng ta về sản xuất rau.

Nếu làm theo quy mô lớn (chỉ cần hơn 1,2 sào của nông dân là đã có ưu thế rồi) giá thành sản phẩm sẽ hạ đáng kể
- Ở miền nam nhiều trang trại nông nghiệp chứ ở miền bắc còn rất ít không lo về cạnh tranh nữa
Các loại cây gỗ, cây công nghiệp không ăn được thì ít bị trộm hơn, cây gỗ to thế trong làng, bản ai trộm mang đi đâu ai cũng biết. cây công nghiệp cũng vậy vì nó không phổ biến mang ra đường là có người biết.
với các loại cây làm thực phẩm người dân dùng cách cắm cái que rồi treo vỏ bao thuốc sâu lên trên. không biết có phải mới phun hay không nhưng không ai dám lấy ăn đâu, gói thuốc hay phân hữu cơ cũng được vì khong ai xuống xem nó là loại gì đâu.:5^:
 
năng lượng là có hạn, nhưng để con người sử dụng thì dư giả. không có xăng ta dùng năng lượng mặt trời :8^::8^::8^:
Khó khăn thì cứ xác định là chồng chất đi, không nhắc tới nó nữa nói về thuận lợi đi để chị thêm vững tin.
Về mặt tiêu thụ thì nhu cầu sản phẩm sạch trong nước là rất lớn,điều kiện kinh tế ngày càng khá người ta ngày càng quan tâm tới rau sạch, chỉ sợ chị làm không đủ để cung cấp thôi.
Nếu giá trong nước cảm thấy thấp thì xuất khẩu sẽ được giá cao. với điều kiện khí hậu nóng, ẩm của việt nam thì không nhiều nước có khả năng cạnh tranh với chúng ta về sản xuất rau.

Nếu làm theo quy mô lớn (chỉ cần hơn 1,2 sào của nông dân là đã có ưu thế rồi) giá thành sản phẩm sẽ hạ đáng kể
- Ở miền nam nhiều trang trại nông nghiệp chứ ở miền bắc còn rất ít không lo về cạnh tranh nữa
Các loại cây gỗ, cây công nghiệp không ăn được thì ít bị trộm hơn, cây gỗ to thế trong làng, bản ai trộm mang đi đâu ai cũng biết. cây công nghiệp cũng vậy vì nó không phổ biến mang ra đường là có người biết.
với các loại cây làm thực phẩm người dân dùng cách cắm cái que rồi treo vỏ bao thuốc sâu lên trên. không biết có phải mới phun hay không nhưng không ai dám lấy ăn đâu, gói thuốc hay phân hữu cơ cũng được vì khong ai xuống xem nó là loại gì đâu.:5^:

Hic hay thế, cám ơn bạn :)
Đi ngủ thôi, chúc cả nhà ngủ ngon, mai Chiến lại vô diễn đàn đọc và học hỏi tiếp <3
 
giống hệt mình :D

Mình hiểu và thông cảm với bạn,mình cũng từng là kỹ sư HTĐ và làm việc tại chi nhánh điện thành phố dc 2 năm.Cũng từng nghĩ tới mô hình chăn trại,trồng cây dược liệu,thậm trí pt vườn cây giống,giờ mình cũng đã bỏ việc và đi theo mơ ước của riêng mình,bỏ tp về quê,nhưng giờ có vợ con rùi mới hiểu dc giá trị thực sự của 1 gia đình là ntn.Có thể nói đó là 1 quyết dịnh sai lầm nhất trong cuộc đời mình.idù giờ kinh tế gđ mình ko đến nỗi nào,thậm chí 1 tháng kiêm dc 20-30tr,nhưng nghĩ thương con cái thiếu thốn đủ đường.ko chỉ việc học tập mà còn tc từ cha mẹ,ông bà nữa...Mình khuyên bạn nên tiếp tục công việc của mình lấy chồng ổn định.Sau này 5-10 năm sau bạn có thể có dk lúc đố pt mô hình gì mà bạn muốn cũng dc.
Thân...
 
Sao anh không bán bớt 2/3 gia sản đi. Ở quê 5-10tr tháng là đc rồi. 2/3 thời gian đó rành cho gia đình.
em chưa có gia đình, nhưng có con e thích cho nó ở quê hơn, ở phố cuộc sống xô bồ lắm. Muốn chơi cg ko có chỗ chơi
còn về việc học, e mới hết thời đi học, nói thật chứ. Mỗi ngày học 1 buổi ở trường 2h ở nhà là vào đại học ko thành vấn đề. Trẻ con bây h thấy ngày học 3 buổi,đến lớp ngồi cho hết giờ.
 
Sao anh không bán bớt 2/3 gia sản đi. Ở quê 5-10tr tháng là đc rồi. 2/3 thời gian đó rành cho gia đình.
em chưa có gia đình, nhưng có con e thích cho nó ở quê hơn, ở phố cuộc sống xô bồ lắm. Muốn chơi cg ko có chỗ chơi
còn về việc học, e mới hết thời đi học, nói thật chứ. Mỗi ngày học 1 buổi ở trường 2h ở nhà là vào đại học ko thành vấn đề. Trẻ con bây h thấy ngày học 3 buổi,đến lớp ngồi cho hết giờ.
Cái này bạn đúng đó mình là giáo viên mà mình thấy sao giáo dục việt nam lại lạc hậu quá vậy cả đất nước đi học thêm mà k hiểu tác hại của học thêm, nó sẽ biến con người thành 1 con vẹt dù có đỗ đại học ra thì cũng chỉ là cái bằng giấy chẳng có giá trị gì
 
Em chào các bác, cô chú, anh chị, và các bạn!
Em là thành viên mới tinh, Em xin giới thiệu trước một ít thông tin:
Nghề nghiệp: Em đang làm về công nghệ thông tin đc 3 năm nay.
Tuổi: Em sinh năm 1988.
Giới tính: Nữ
Tên: em là Chiến.
Quê: em ở Hà Tây.
Ah, còn nữa là em đang FA toàn tập ạ :)
Em vào diễn đàn như thấy vớ được chỗ khai thác thông tin quý báu vậy, em cứ mải miết đọc bởi vì lâu nay em đang mải miết tìm hiểu về nông nghiệp để thay đổi nghề của em. Thực tế thì em không thấy khó khăn kinh tế trong nghề CNTT em đang làm. Em đủ trang trải cuộc sống và còn có thể phụ giúp gia đình. Nhưng từ rất lâu em đã thấy mình không hợp với nghề công nghệ này. Em vốn dĩ là yêu thích các thứ thuộc về thiên nhiên, nhất là rừng núi. Mặc dù em không phải là quê ở vùng núi nhưng em luôn luôn mơ ước được phát triển kinh tế vùng núi. Cũng kể từ khi em tham gia tình nguyện mấy lần trên Lào Cai, thành ra em càng ngày càng mong muốn được từ bỏ nghề CNTT để lên núi.
Em nghĩ rất nhiều, thậm chí em đôi khi mất ngủ vì nghĩ ngợi nhiều, em search google cũng rất nhiều lần. Chỉ mong có điều gì loé sáng trong ý tưởng hay cách thức nào giúp em thoát khỏi cảnh sớm đi làm hay tối về cũng chỉ nhìn màn hình máy tính và giúp ích gì được cho nông nghiệp, cho môi trường và sinh thái. Em làm việc thì có trách nhiệm, ai cũng công nhận điều đó, mặc dù có lắm lúc em không thích, nhưng em vẫn làm đến nơi đến chốn, vì em biết cái nghề chẳng có lỗi gì, lỗi là do em chọn lựa đi theo mà thôi. Hơn nữa hiện tại nghề này giúp em báo hiếu với mẹ (em đang lo nhà em sắp xây mà tiền thì còn thiếu nhiều), giúp em trang trải cuộc sống, nuôi sống bản thân.
Chắc hẳn là em phải trải qua 1 năm nữa, để em tích vốn và tích lũy kinh nghiệm, tích lũy kiến thức em mới dám bắt đầu làm gì đó để đổi nghề. Em thích ăn chay, không phải là em theo đạo Phật, nhưng em ăn chay vì em thích, vì em thấy tốt và em thấy thoải mái, vì thế em thích trồng trọt lắm lắm.
Gần đây, em tích cực search google nhiều hơn, em tập hợp và suy nghĩ lại thì em thấy có mấy hướng trồng trọt mà em thích như sau:
1. Trồng nấm: Nấm hương hoặc nấm rơm tận dụng cây sau sau ở rừng cho nấm hương và rơm rạ sau mùa gặt cho nấm rơm.
2. Trồng cây chùm ngây, cây này em mới biết hôm nay hic, đọc xong em thấy nhiều thứ kỳ diệu quá và em chưa hiểu là ở vùng núi phía bắc có ai trồng chưa, nhưng qua tìm hiểu của em thì em thấy cây này rất hợp với vùng địa hình khô hạn và cao trên đó. Các anh chị có ai biết chỉ giùm em với ạ???
Những thứ sẽ làm sau khi đã quen rừng:
3. Kết hợp trồng luân canh các loại cây như đỗ, lạc (trên đất ruộng sau khi thu hoạch lúa, mô hình này ở quê em đã làm thành công), hạt thì phơi khô và bán về thành thị, cây và lá sau khi thu hoạch thì ủ làm phân hữu cơ. Trồng xen canh rau má, các loại rau ưa bóng râm vào đất trồng chùm ngây.
4. Khi em làm quen được vùng núi lâu ngày, em sẽ nhen nhóm trồng rừng tự nguyện, trồng mỗi năm thêm 1 ít, Tuy nhiên em chưa chọn đc loại cây em sẽ trồng vừa dễ chăm sóc, vừa có lợi ích kinh tế vừa cải thiện đất. Em đọc báo thì có vẻ cây thông hợp lý, nhưng em chưa tìm đc đầu ra??? Và có thể kết hợp nuôi chim quý hiếm để thả chim vào rừng, thu hút khách du lịch nước ngoài đến chụp ảnh chim rừng. (người nước ngoài rất lịch sự, họ ko bắt chim mà thích chụp ảnh chim tự nhiên, họ rất yêu thiên nhiên)
5. Thu thập đc 1 số cách lọc nước từ cây chùm ngây, hoặc kỹ thuật lọc nước cho gia đình nhỏ lẻ, để phổ biến với bà con.
6. Cải thiện giáo dục, văn hóa, dân trí...Em có kỹ năng sư phạm, nên vấn đề này em nghĩ em sẽ lo được. Vì em biết trên vùng cao dân trí thấp, có nhiều thứ như trộm cắp, ý thức vươn lên cuộc sống chưa cao, muốn giúp họ thì phải thay đổi dần dần.
7. Sản phẩm làm ra sẽ được truyền thông và bán cả ở thị trường online, có website riêng. Giá cả sẽ lấy công làm lãi.
8. Thuốc trừ sâu sinh học: Cái này em đọc được bài báo các em học sinh làm giúp gia đình: Để có dung dịch phun đủ 1 sào ruộng (500m2) cần 20g ớt (5.000 đồng), 10g tỏi (3.000 đồng) xay nhuyễn, pha vào 1 lít nước và ngâm qua 1 đêm. 170g cám (1.000 đồng) khuấy đều với nước đến khi vừa đủ sền sệt rồi đun chín. Sau khi hòa hỗn hợp cám vừa đun chín vào dung dịch ớt - tỏi thì hòa 20 vỏ trứng đã xay nhuyễn vào rồi lọc bỏ cặn để thu được dung dịch chế phẩm trừ sâu hữu cơ thân thiện.
Mọi thứ em làm có 2 mục đích là cân bằng sinh thái, môi trường và giúp em sống được ở rừng núi một cách thoải mái với thiên nhiên, giúp kinh tế vùng núi phát triển.
Các lý do bênh vực người nông dân, bởi có quá nhiều lý do người nông dân phải thiệt thòi:
1, nông nghiệp và lâm nghiệp tạo ra một lá phổi trong sạch cho chúng ta thở, chúng ta vẫn hưởng thụ mà không hề chăm sóc cho cội nguồn của chúng ta.
2, Khi kinh tế đi xuống, rõ ràng nông nghiệp cứu chúng ta. Cứu rất nhiều lần và chẳng ai quan tâm là nông nghiệp có vai trò thế nào.
3, Nước ta vốn là nước nông nghiệp, phát triển nông nghiệp là thế mạnh của chúng ta, tại sao lại mang hết đất ấy đi đầu tư công nghiệp rồi bỏ hoang?
4, Người nông dân quá thiệt thòi bởi:
khi được mùa thì bị thương lái ép giá
khi thiên tai, mất mùa thì tự gánh chịu
5, Người nông dân ít được tiếp xúc các phương tiện thương mại hóa để nâng cao chất lượng sản phẩm của mình
6, Thời đại làm cho nhiều loại hàng hóa nông sản bị ô nhiễm, biến chất, độc hại, trong khi những người nông dân thật thà muốn làm ra sản phẩm chất lượng thì ít người mua, ít người tin, giá thành không đáp ứng công sức và thương hiệu SẠCH.
7, Người phụ nữ ở vùng cao vất vả vì lo miếng cơm manh áo, người phụ nữ ở đô thị vất vả vì không biết lựa chọn thực phẩm nào sạch và an toàn cho gia đình. Vậy tại sao không kết nối những người phụ nữ này lại, chúng ta cùng giúp nhau.
8, Phát triển kinh tế vùng cao giúp cân bằng sinh thái, giảm bớt đô thị hóa và xóa nghèo ở vùng cao
9, Khi các thứ khác tăng giá, thì giá nông sản lại không được ổn định, khi thời tiết ủng hộ thì ồ ạt, bán không ai mua, rẻ như cho. Khi thời tiết xấu, đắt đỏ nhưng chẳng có để bán. Mà giá cả hơi tăng 1 chút thì người tiêu dùng kêu ka....
10, Khâu chế biến nông sản chưa được đầu tư nhiều, thực sự rất lãng phí khi mà đầu ra nông sản luôn là một dấu chấm hỏi quá lớn!!! trong khi chúng ta lại đi ăn cam quýt của Tàu, độc hại và nguy hiểm tính mạng luôn đe dọa khôn lường.

Nhưng còn có quá nhiều thứ em không thể bắt đầu đó là:
1. Gia đình em chắc chắn không muốn em từ bỏ nghề và đi theo con đường chông gai thế kia. Người yêu thì không có và ko chịu lấy chồng, mẹ em sẽ buồn, và mẹ em chỉ muốn em ổn định rồi lấy chồng thôi, và hầu như ai cũng khuyên em như thế. Chẳng có ai ủng hộ em :(
2. Em không phải là người dân trên vùng núi, nên nếu lên đó, em không biết phải xin phép thế nào? Đất núi rừng nhiều thế, em phải xin phép ai, phải đóng thuế thế nào, phải hỏi ai để có chỗ ở, chỗ canh tác ổn định....???
3.Giao thông ở vùng núi không được đầu tư, tiền đi lại và vận chuyển mất quá nhiều vốn!
4. Thiếu thông tin đầu ra cho sản phẩm. Phải tự đi tìm đầu ra, đầu vào. Chính sách hỗ trợ thiếu. Chưa có bình ổn giá nông sản, bình ổn đầu ra cho nông dân.
5. Người dân vùng cao không có ý thức về cuộc sống, dân trí chưa cao, họ chẳng lo cho ngày mai mà chỉ lo cái hiện tại.

Dự tính gần:
Em sẽ tìm hiểu về nấm và cây chùm ngây trước. Đầu tiên là em trồng cây chùm ngây ở quê và hiểu nó. Còn nấm thì có ai ở HN mà trồng trang trại nấm thì cho em xin chân làm thuê với ạ??? Thuốc trừ sâu và phân bón em cũng muốn dùng hữu cơ như em nói ở trên.
Dự tính xa là mấy cái thứ em liệt kê ở trên :).
Em liệt kê từng đó thứ, từng đó khó khăn. Em vẫn nuôi hy vọng một ngày nào đó em làm được và có người làm cùng em. Dẫu rằng em biết rất khó, nhưng mô hình em muốn làm là một doanh nghiệp xã hội, không vì lợi nhuận mà chỉ vì muốn bảo vệ thiên nhiên và tự nuôi sống bản thân nhờ thiên nhiên và phát triển nông nghiệp. EM không cần gì cao sang, chỉ cần thế đấy ạ hic thế mà em cứ đau đầu vì bế tắc dài dài.
Em ko biết mình có quá tham vọng và mơ mộng không nữa. Cả nhà cho em lời khuyên với ạ!

EM quên ko để lại thông tin liên lạc, mong nhận được mọi ý kiến của cả nhà, nếu cả nhà ngại không public thì email cho em cũng đc ạ.
Email của em là chienmdhtk4@gmail.com
Hoặc số đt của em: 0936919624.
Chúc cả nhà buổi chiều thoải mái!

Bạn quan tâm phát triển nông nghiệp à? Liên hệ với mình tại đây nhé
Mình bao tiêu đầu ra cho bạn được nhé
 
Em chào các bác, cô chú, anh chị, và các bạn!
Em là thành viên mới tinh, Em xin giới thiệu trước một ít thông tin:
Nghề nghiệp: Em đang làm về công nghệ thông tin đc 3 năm nay.
Tuổi: Em sinh năm 1988.
Giới tính: Nữ
Tên: em là Chiến.
Quê: em ở Hà Tây.
Ah, còn nữa là em đang FA toàn tập ạ :)
Em vào diễn đàn như thấy vớ được chỗ khai thác thông tin quý báu vậy, em cứ mải miết đọc bởi vì lâu nay em đang mải miết tìm hiểu về nông nghiệp để thay đổi nghề của em. Thực tế thì em không thấy khó khăn kinh tế trong nghề CNTT em đang làm. Em đủ trang trải cuộc sống và còn có thể phụ giúp gia đình. Nhưng từ rất lâu em đã thấy mình không hợp với nghề công nghệ này. Em vốn dĩ là yêu thích các thứ thuộc về thiên nhiên, nhất là rừng núi. Mặc dù em không phải là quê ở vùng núi nhưng em luôn luôn mơ ước được phát triển kinh tế vùng núi. Cũng kể từ khi em tham gia tình nguyện mấy lần trên Lào Cai, thành ra em càng ngày càng mong muốn được từ bỏ nghề CNTT để lên núi.
Em nghĩ rất nhiều, thậm chí em đôi khi mất ngủ vì nghĩ ngợi nhiều, em search google cũng rất nhiều lần. Chỉ mong có điều gì loé sáng trong ý tưởng hay cách thức nào giúp em thoát khỏi cảnh sớm đi làm hay tối về cũng chỉ nhìn màn hình máy tính và giúp ích gì được cho nông nghiệp, cho môi trường và sinh thái. Em làm việc thì có trách nhiệm, ai cũng công nhận điều đó, mặc dù có lắm lúc em không thích, nhưng em vẫn làm đến nơi đến chốn, vì em biết cái nghề chẳng có lỗi gì, lỗi là do em chọn lựa đi theo mà thôi. Hơn nữa hiện tại nghề này giúp em báo hiếu với mẹ (em đang lo nhà em sắp xây mà tiền thì còn thiếu nhiều), giúp em trang trải cuộc sống, nuôi sống bản thân.
Chắc hẳn là em phải trải qua 1 năm nữa, để em tích vốn và tích lũy kinh nghiệm, tích lũy kiến thức em mới dám bắt đầu làm gì đó để đổi nghề. Em thích ăn chay, không phải là em theo đạo Phật, nhưng em ăn chay vì em thích, vì em thấy tốt và em thấy thoải mái, vì thế em thích trồng trọt lắm lắm.
Gần đây, em tích cực search google nhiều hơn, em tập hợp và suy nghĩ lại thì em thấy có mấy hướng trồng trọt mà em thích như sau:
1. Trồng nấm: Nấm hương hoặc nấm rơm tận dụng cây sau sau ở rừng cho nấm hương và rơm rạ sau mùa gặt cho nấm rơm.
2. Trồng cây chùm ngây, cây này em mới biết hôm nay hic, đọc xong em thấy nhiều thứ kỳ diệu quá và em chưa hiểu là ở vùng núi phía bắc có ai trồng chưa, nhưng qua tìm hiểu của em thì em thấy cây này rất hợp với vùng địa hình khô hạn và cao trên đó. Các anh chị có ai biết chỉ giùm em với ạ???
Những thứ sẽ làm sau khi đã quen rừng:
3. Kết hợp trồng luân canh các loại cây như đỗ, lạc (trên đất ruộng sau khi thu hoạch lúa, mô hình này ở quê em đã làm thành công), hạt thì phơi khô và bán về thành thị, cây và lá sau khi thu hoạch thì ủ làm phân hữu cơ. Trồng xen canh rau má, các loại rau ưa bóng râm vào đất trồng chùm ngây.
4. Khi em làm quen được vùng núi lâu ngày, em sẽ nhen nhóm trồng rừng tự nguyện, trồng mỗi năm thêm 1 ít, Tuy nhiên em chưa chọn đc loại cây em sẽ trồng vừa dễ chăm sóc, vừa có lợi ích kinh tế vừa cải thiện đất. Em đọc báo thì có vẻ cây thông hợp lý, nhưng em chưa tìm đc đầu ra??? Và có thể kết hợp nuôi chim quý hiếm để thả chim vào rừng, thu hút khách du lịch nước ngoài đến chụp ảnh chim rừng. (người nước ngoài rất lịch sự, họ ko bắt chim mà thích chụp ảnh chim tự nhiên, họ rất yêu thiên nhiên)
5. Thu thập đc 1 số cách lọc nước từ cây chùm ngây, hoặc kỹ thuật lọc nước cho gia đình nhỏ lẻ, để phổ biến với bà con.
6. Cải thiện giáo dục, văn hóa, dân trí...Em có kỹ năng sư phạm, nên vấn đề này em nghĩ em sẽ lo được. Vì em biết trên vùng cao dân trí thấp, có nhiều thứ như trộm cắp, ý thức vươn lên cuộc sống chưa cao, muốn giúp họ thì phải thay đổi dần dần.
7. Sản phẩm làm ra sẽ được truyền thông và bán cả ở thị trường online, có website riêng. Giá cả sẽ lấy công làm lãi.
8. Thuốc trừ sâu sinh học: Cái này em đọc được bài báo các em học sinh làm giúp gia đình: Để có dung dịch phun đủ 1 sào ruộng (500m2) cần 20g ớt (5.000 đồng), 10g tỏi (3.000 đồng) xay nhuyễn, pha vào 1 lít nước và ngâm qua 1 đêm. 170g cám (1.000 đồng) khuấy đều với nước đến khi vừa đủ sền sệt rồi đun chín. Sau khi hòa hỗn hợp cám vừa đun chín vào dung dịch ớt - tỏi thì hòa 20 vỏ trứng đã xay nhuyễn vào rồi lọc bỏ cặn để thu được dung dịch chế phẩm trừ sâu hữu cơ thân thiện.
Mọi thứ em làm có 2 mục đích là cân bằng sinh thái, môi trường và giúp em sống được ở rừng núi một cách thoải mái với thiên nhiên, giúp kinh tế vùng núi phát triển.
Các lý do bênh vực người nông dân, bởi có quá nhiều lý do người nông dân phải thiệt thòi:
1, nông nghiệp và lâm nghiệp tạo ra một lá phổi trong sạch cho chúng ta thở, chúng ta vẫn hưởng thụ mà không hề chăm sóc cho cội nguồn của chúng ta.
2, Khi kinh tế đi xuống, rõ ràng nông nghiệp cứu chúng ta. Cứu rất nhiều lần và chẳng ai quan tâm là nông nghiệp có vai trò thế nào.
3, Nước ta vốn là nước nông nghiệp, phát triển nông nghiệp là thế mạnh của chúng ta, tại sao lại mang hết đất ấy đi đầu tư công nghiệp rồi bỏ hoang?
4, Người nông dân quá thiệt thòi bởi:
khi được mùa thì bị thương lái ép giá
khi thiên tai, mất mùa thì tự gánh chịu
5, Người nông dân ít được tiếp xúc các phương tiện thương mại hóa để nâng cao chất lượng sản phẩm của mình
6, Thời đại làm cho nhiều loại hàng hóa nông sản bị ô nhiễm, biến chất, độc hại, trong khi những người nông dân thật thà muốn làm ra sản phẩm chất lượng thì ít người mua, ít người tin, giá thành không đáp ứng công sức và thương hiệu SẠCH.
7, Người phụ nữ ở vùng cao vất vả vì lo miếng cơm manh áo, người phụ nữ ở đô thị vất vả vì không biết lựa chọn thực phẩm nào sạch và an toàn cho gia đình. Vậy tại sao không kết nối những người phụ nữ này lại, chúng ta cùng giúp nhau.
8, Phát triển kinh tế vùng cao giúp cân bằng sinh thái, giảm bớt đô thị hóa và xóa nghèo ở vùng cao
9, Khi các thứ khác tăng giá, thì giá nông sản lại không được ổn định, khi thời tiết ủng hộ thì ồ ạt, bán không ai mua, rẻ như cho. Khi thời tiết xấu, đắt đỏ nhưng chẳng có để bán. Mà giá cả hơi tăng 1 chút thì người tiêu dùng kêu ka....
10, Khâu chế biến nông sản chưa được đầu tư nhiều, thực sự rất lãng phí khi mà đầu ra nông sản luôn là một dấu chấm hỏi quá lớn!!! trong khi chúng ta lại đi ăn cam quýt của Tàu, độc hại và nguy hiểm tính mạng luôn đe dọa khôn lường.

Nhưng còn có quá nhiều thứ em không thể bắt đầu đó là:
1. Gia đình em chắc chắn không muốn em từ bỏ nghề và đi theo con đường chông gai thế kia. Người yêu thì không có và ko chịu lấy chồng, mẹ em sẽ buồn, và mẹ em chỉ muốn em ổn định rồi lấy chồng thôi, và hầu như ai cũng khuyên em như thế. Chẳng có ai ủng hộ em :(
2. Em không phải là người dân trên vùng núi, nên nếu lên đó, em không biết phải xin phép thế nào? Đất núi rừng nhiều thế, em phải xin phép ai, phải đóng thuế thế nào, phải hỏi ai để có chỗ ở, chỗ canh tác ổn định....???
3.Giao thông ở vùng núi không được đầu tư, tiền đi lại và vận chuyển mất quá nhiều vốn!
4. Thiếu thông tin đầu ra cho sản phẩm. Phải tự đi tìm đầu ra, đầu vào. Chính sách hỗ trợ thiếu. Chưa có bình ổn giá nông sản, bình ổn đầu ra cho nông dân.
5. Người dân vùng cao không có ý thức về cuộc sống, dân trí chưa cao, họ chẳng lo cho ngày mai mà chỉ lo cái hiện tại.

Dự tính gần:
Em sẽ tìm hiểu về nấm và cây chùm ngây trước. Đầu tiên là em trồng cây chùm ngây ở quê và hiểu nó. Còn nấm thì có ai ở HN mà trồng trang trại nấm thì cho em xin chân làm thuê với ạ??? Thuốc trừ sâu và phân bón em cũng muốn dùng hữu cơ như em nói ở trên.
Dự tính xa là mấy cái thứ em liệt kê ở trên :).
Em liệt kê từng đó thứ, từng đó khó khăn. Em vẫn nuôi hy vọng một ngày nào đó em làm được và có người làm cùng em. Dẫu rằng em biết rất khó, nhưng mô hình em muốn làm là một doanh nghiệp xã hội, không vì lợi nhuận mà chỉ vì muốn bảo vệ thiên nhiên và tự nuôi sống bản thân nhờ thiên nhiên và phát triển nông nghiệp. EM không cần gì cao sang, chỉ cần thế đấy ạ hic thế mà em cứ đau đầu vì bế tắc dài dài.
Em ko biết mình có quá tham vọng và mơ mộng không nữa. Cả nhà cho em lời khuyên với ạ!

EM quên ko để lại thông tin liên lạc, mong nhận được mọi ý kiến của cả nhà, nếu cả nhà ngại không public thì email cho em cũng đc ạ.
Email của em là chienmdhtk4@gmail.com
Hoặc số đt của em: 0936919624.
Chúc cả nhà buổi chiều thoải mái!
không biết trên đất của bạn có trồng đc khổ qua hay bí bầu gì không chứ năm nay mình chơi thử 500m2 ổ qua mà trúng đậm giờ chưa hết mừng, nữ chắc ko chịu nỗi thuốc trừ ong đâu
 
Mình hiểu và thông cảm với bạn,mình cũng từng là kỹ sư HTĐ và làm việc tại chi nhánh điện thành phố dc 2 năm.Cũng từng nghĩ tới mô hình chăn trại,trồng cây dược liệu,thậm trí pt vườn cây giống,giờ mình cũng đã bỏ việc và đi theo mơ ước của riêng mình,bỏ tp về quê,nhưng giờ có vợ con rùi mới hiểu dc giá trị thực sự của 1 gia đình là ntn.Có thể nói đó là 1 quyết dịnh sai lầm nhất trong cuộc đời mình.idù giờ kinh tế gđ mình ko đến nỗi nào,thậm chí 1 tháng kiêm dc 20-30tr,nhưng nghĩ thương con cái thiếu thốn đủ đường.ko chỉ việc học tập mà còn tc từ cha mẹ,ông bà nữa...Mình khuyên bạn nên tiếp tục công việc của mình lấy chồng ổn định.Sau này 5-10 năm sau bạn có thể có dk lúc đố pt mô hình gì mà bạn muốn cũng dc.
Thân...

Em cảm ơn anh, em vẫn ko muốn từ bỏ, mặc dù em biết em sẽ khổ hơn bây giờ nhiều. Em thì vẫn chưa hiểu sự thiệt thòi mà anh nói ở đây với trẻ con là gì, nhưng em nghĩ khác.
Em học ĐH, rồi đi làm, cứ thế em xa rời quê hương, tính ra không biết bao nhiêu lần em gặp mẹ trong 1 năm. Và mỗi năm, em càng đi xa, càng sống ở thành phố, em lại càng mơ về tuổi thơ. Tuy lấm láp khổ cực, nhưng em không hiểu sao em yêu cái chốn thanh bình ấy nhất. Và em nghĩ tại sao em lại không trở về nông nghiệp và làm khác đi để khẳng định rằng không phải nông nghiệp là đi đôi với nghèo nàn. Vì ngày xưa mẹ em bảo thoát nông nghiệp mới hết nghèo, nhưng bây giờ em lại nghĩ ngược lại, nông nghiệp tuy có thể ko giàu nhưng phi nông bất ổn!

Ở nông thôn hay gần rừng thì có gì không ổn về tình cảm của cha mẹ, ông bà với cháu đâu anh? điều đó càng ổn mà?

Em sợ sau này con em sẽ không có tuổi thơ như em. Mặc dù đó là tương lai rất xa vì em còn chưa biết mình sẽ yêu ai và lấy ai, nhưng việc lập gia đình chắc chắn là sẽ có, và sẽ có những thiên thần nhỏ phải sống ở đô thị với bầu không khí ngột ngạt cả về không gian, bụi khói và cả môi trường phát triển tâm lý.

Em sợ nhìn thấy bọn trẻ ở thành phố trông giống như con gà công nghiệp vậy (em ko nói tất cả và ko dám ám chỉ ai ở thành phố cả nhưng đó là cái nhìn của em ạ, em xin lỗi các anh chị ở thành thị và xin đừng phản bác em vội, vì có thể cách nhìn của em khác mọi người), em sợ cái xã hội xô bồ ập đến tâm hồn nhỏ của con cái em sau này. Mấy nhà trọ em ở, trẻ em thường chẳng đc chơi, thường phải đi theo người lớn, ko biết tự lo, rời ra cái là sợ bị bắt cóc, rồi chúng còn không cảm nhận đc tình cảm làng xóm láng giềng, sống ích kỷ hơn, rồi còn biết quá nhiều thứ ko nên biết và ko biết quá nhiều thứ nên biết. Chúng bị đô thị hóa theo bố mẹ :(. Và kể cả những áp lực của bố mẹ cũng vô cùng ích kỷ đổ lên đầu trẻ em.

Em rất muốn con của em sau này đc ở quê hương, 1 nơi nào đó thanh bình. Và em ko cần nó phải học quá nhiều như ở thành phố, học nhiều nhưng tính thích nghi cao ko bằng trẻ ở nông thôn. Em muốn con của em sẽ biết cách tự đứng lên, tự học, tự trải nghiệm và tự nó yêu thiên nhiên như chính tâm hồn nhạy cảm của trẻ thơ. Em rất yêu trẻ con và em cảm nhận được đứa trẻ ở thành thị có cái gì đấy tội nghiệp, thiệt thòi so với cháu em ở quê.

Học ở nông thôn hay thành thị không quan trọng, quan trọng nhất là những gì con chúng ta học được là những điều tích cực và học được cách tự bảo vệ bản thân, học được cách tự học và giúp cuộc đời bé sau này tươi đẹp. Em cũng xuất phát từ nông thôn, và em lên HN làm em cảm thấy em chẳng có gì kém so với các bạn ở thành thị. Chỉ có duy nhất 1 thứ mà trẻ nông thôn bị thiệt thòi, đó là bộ môn ngoại ngữ. Em sẽ nghĩ cách giải quyết điều này, vì thời đại này là thời đại công nghệ rồi, cũng ko có gì là khó.



Bạn quan tâm phát triển nông nghiệp à? Liên hệ với mình tại đây nhé
Mình bao tiêu đầu ra cho bạn được nhé

Cảm ơn bạn, Hiện tại mình chưa chuẩn bị được đất, mình có thể hợp tác với bạn qua cách khác trước được không? ví dụ truyền thông cho nông nghiệp của bạn, thăm trang trại của bạn và thử những cây trồng sau này mình muốn trồng. Vậy được không bạn?

không biết trên đất của bạn có trồng đc khổ qua hay bí bầu gì không chứ năm nay mình chơi thử 500m2 ổ qua mà trúng đậm giờ chưa hết mừng, nữ chắc ko chịu nỗi thuốc trừ ong đâu

Đất ở quê nhà mình thì trồng được, nhưng mà đất nhà mình ko nhiều. Mình chưa có đất :(. Có lẽ kế hoạch này phải kéo dài hơn rất nhiều nếu mình làm 1 mình. Mình phải tìm người hợp tác cùng làm chắc mới ổn đc. Chúc mừng bạn vì đã trúng đậm :). Nữ và thuốc trừ ong có liên quan gì ah :unsure:
 
đúng là cô bé này nhận xét khá chính sác về trẻ em thành thị và nông thôn. cho dù trẻ ở thành thị có hơn trẻ em nông thôn về vật chất thật,nhưng vẫn thấy thiếu 1 điều. đó là sự ứng biến. ko phải bé nào cũng thế nhưng đại đa số bị thế. và thếu cả những trò tinh nghịch đầy kỷ niệm tuổi thơ...
 
làm nn ở VN khó vì có quá nhiều người làm , nhưng cũng dễ vì quá lạc hậu với học vấn như bạn mình nghĩ cơ hội thành công rất lớn quan trọng là ý chí mà thôi, bất kì việc gì cũng có thể làm có lãi , qtrọng là làm gì cho phù hợp . hãy sống vì mơ ước của mình đừng hối hận
 


Back
Top