Ngừa sâu bằng long não

TT - Thời gian qua, rất nhiều vườn bưởi ở Bến Tre và Vĩnh Long bị loại sâu có màu hồng tấn công, đục trái gây thiệt hại rất lớn. Bà con nông dân đã dùng nhiều loại thuốc trừ sâu phun thường xuyên nhưng không hiệu quả.

B%E1%BA%A1n_%C4%91%E1%BB%8Dc-2fd52abb91d09f8feda063bc39d7acbb

Một hộ dân ở huyện Chợ Lách treo túi long não trên cây bưởi để xua đuổi sâu hồng - Ảnh: Ngọc Tài​
Cũng bị sâu hồng phá hoại vườn bưởi, ông Nguyễn Văn Sường ở xã Hòa Nghĩa, huyện Chợ Lách (Bến Tre) thử dùng long não treo trên cây bưởi và một thời gian ngắn sau vườn bưởi không còn bị sâu cắn phá nữa.
Ông Sường cho biết: “Tui thấy bỏ long não trong tủ quần áo thì không có kiến, gián và côn trùng khác nên thử nghiệm cho long não vào túi rồi đem treo trên cây bưởi. Không ngờ cách này rất hiệu quả: cây bưởi nào có treo túi long não thì không có sâu hoặc có rất ít”. Nhờ cách này mà vườn bưởi 300m[SUP]2[/SUP] của ông Sường thu hoạch được 400kg/tháng, còn trước đây có khi chẳng hái được trái nào vì sâu đục phá hư hết.
Ông Hồ Văn Chiến, giám đốc Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam (Cục Bảo vệ thực vật), cho biết đây là thông tin khá mới vì trước giờ chưa có công trình nghiên cứu nào. “Tôi nghĩ long não xua đuổi côn trùng nên cũng có thể đuổi được sâu, bướm. Trung tâm sẽ cử cán bộ đến Chợ Lách tìm hiểu và tiến hành thử nghiệm có đối chứng để xác định tính hiệu quả của long não mà nông dân nói. Nếu đúng vậy thì hay quá” - ông Chiến nói.
NGỌC TÀI - THÚY HẰNG
 


rất đáng lưu tâm .... bác nào đi qua đưa lên Vip để bà con trồng cây ăn trái dễ thấy đi nào.... Mình trồng mướp,khổ qua,B1 để ăn mà cũng ngán ngẩm với mấy con ong đục trái ... cứ nhú ra nó chọc cho 1 phát là thúi luôn. Bực lắm mà chẳng dám phun xịt . Mới mua bả dẫn dụ chưa kịp sài thì nghe được món này ...mai phải thử mới được
 
Ơ...! Nếu được thì hay quá! Tôi cũng đang bực lắm với cái lũ kiến và ong cứ bu đầy mấy cây mận trên trại mà không dám phun thuốc đây. Khách đến hái mận bị kiến cắn (kiến rừng nhe) sưng tay và mặt. Hái được trái nào thì lại bị hư trái đó vì ong châm ruồi đục.
 
Bài viết rất hữu ích. Để tôi thử nghiệm xem sao
Có thể lắm chứ - Long não xua đuổi các loại côn trùng
thì tại sao không vận dụng vào trồng trọt
 
rất đáng lưu tâm .... bác nào đi qua đưa lên Vip để bà con trồng cây ăn trái dễ thấy đi nào.... Mình trồng mướp,khổ qua,B1 để ăn mà cũng ngán ngẩm với mấy con ong đục trái ... cứ nhú ra nó chọc cho 1 phát là thúi luôn. Bực lắm mà chẳng dám phun xịt . Mới mua bả dẫn dụ chưa kịp sài thì nghe được món này ...mai phải thử mới được
Chào bác
Tôi đã từng chôn bỏ cả vườn xoài tứ quí vì con ruồi vàng đục trái này nên cay cú với con này lắm và đương nhiên thử dùng nhiều cách trong đó có cả việc treo long não lên cây nhưng không ăn thua gì.Có lẽ nó chỉ hiệu quả trên sâu ,rầy hay sao đó.Biện pháp tốt nhất là bao trái lại thôi
 
Bẩy ruồi đục trái!

Trên cây cam quýt thì tôi không chắc lắm, nhưng trên cây Mận, Ổi thi bẩy ruồi đục trái rất có hiệu nghiệm. Chỉ cần quét dung dịch "bẩy ruồi" lên túi nilong (bọc ngoài chai nước suối, trà xanh ...) treo trên cây là bẩy được rất nhiều ruồi. Trên thị trường đa số các loại bẩy ruồi, thường bẩy ruồi cái (đối tượng chủ yếu đục trái), vì ruồi cái đục trái để tìm ổ đẻ trứng. Nhưng sản phẩm "RUỒI ĐỤC TRÁI" của Viện Khoa Học Nông Nghiệp Miền Nam thì bẩy được cả ruồi đực lẫn ruồi cái và ruồi xanh (hạn chế sinh sản) nhưng không bẩy được ruồi nhà.
Em có thử làm bẩy trên Ớt cũng rất hiệu quả, một chai có dung tích 100ml, giá 90.000 nhưng sử dụng được rất lâu.
Lưu ý các Bác là nhóm sản phẩm này không mới lạ gì trên thị trường, đã có rất lâu rồi nhưng do một số Bác sử dụng không đúng kỹ thuật nên hiệu quả không được như mong đợi, nản rồi bỏ. Để hiệu quả cao, các Bác phải làm đồng bộ trên ruộng và tính toán khoảng cách, vị trí gắn bẩy hợp lý để dẫn dụ được ruồi và bảo vệ trái. Khoảng cách gắn bẩy thường là 2x2 hoặc 4 x4 tùy đối tượng cây trồng và mật độ trồng. Đây là sản phẩm sinh học nên các bác yên tâm nhé, không hại sức khỏe đâu, phù hợp với các mô hình Vietgap hay trồng cây ăn trong gia đình, không lo bị nhiễm thuốc BVTV.Hiện em có dư 2 chai, Bác nào có nhu cầu em xin tặng dùng thử trên các loại cây trồng khác.:lol:

Vui lòng gởi mail: handon84@yahoo.com
 
Hình chai "Bẫy ruồi đục trái"

Em gởi kèm hình ảnh chai "Bẫy ruồi đục trái" để các Bác tham khảo. Sản phẩm này có trên thị trường cũng khá lâu rồi nhưng vì là sản phẩm sinh học tính phổ biến kém các chủng thuốc hóa học. Sản phẩm này phù hợp với các Bác có tâm huyết, yêu thích với sản phẩm hữu cơ, sinh học!!
 

Chào bạn
Tôi chưa xài loại bạn nói ở trên nhưng đã sử dụng loại chai xịt như bình sơn nước của Đài loan dùng để xịt phủ lên chai nhựa 1 lớp ruồi vàng bám vào đó mà chết có nghĩa là cũng tương tự như nhau.Nhưng hiệu quả rất hạn chế vì không thể diệt được hết ruồi.Đặt bẫy dày đặc thậm chí tôi xịt thuốc lên can nhựa 20 lít ruồi cũng bu chết kín mà cũng không hết ruồi đục trái ,ngày nào cũng đi tỉa trái hư chôn lấp.Sau tôi mới nghiệm ra rằng mình chỉ diệt ruồi tại vườn nhà chưa giết hết ruồi của hàng xóm ,thậm chí khi treo bẫy có mùi thơm còn kêu gọi đám ruồi cách mấy km về phá trái vườn nhà.Nên hiện nay tôi đang sử dụng biện pháp bao trái .Bạn có thể chia sẽ các phương pháp nào mới mà hiệu quả .Thanks
 
Bẩy ruồi đục trái!

Gởi bác mang83!
Bác mang83 phản ánh đúng đó ạ! Vì đây là dòng sản phẩm "dẫn dụ" côn trùng nên nó vô tình "dẫn dụ luôn đám ruồi nhà hàng xóm qua, nguy hiểm thật! Để sản phẩm hiệu quả, đầu tiên ta phải xác định đối tượng "ruồi đục trái" ở vườn mình thuộc chủng nào, tầm bay của nó bao nhiêu để xác định độ cao của bẩy. Vì treo bẩy không đúng đường bay thì không bẩy được hết. Để xác định tầm bay của ruồi, bác có thể tìm hiểu đặc tính của chủng ruồi trên google (có thể tìm ra) nếu bác đoán gõ từ khóa chính xác. Hoặc đơn giản là treo bẩy ở các độ cao khác nhau, ở nhiều cây từ 1.0 - 1.5m để xem ở độ cao nào bẩy được nhiều ruồi nhất.
Thứ 2, bác làm sao thuyết phục được vài ông hàng xóm thực hiện đồng bộ với Bác thì hiệu quả sẽ rất tốt.
Nếu không thuyết phục được chỉ còn 1 tiểu xảo cuối cùng: làm hàng rào bảo vệ. Thay vì treo bẩy ở trong tâm vườn, thì mình treo bẩy bảo vệ quanh vườn để thu hút ruồi trong vườn ra ngoài, bảo vệ cây phía trong hoặc tập trung đặt bẩy ở 1 cây mồi nhất định (hi sinh 1 cây vậy).
Lưu ý thêm là nhà sản xuất khuyến cáo gắn bẩy theo khoảng cách 4x4 hoặc 2x2 vì họ muốn làm một ma trận. Vì bẩy chỉ có thể dẫn dụ được ruồi trong phạm vi 16mét vuông thôi, chứ không đến hàng km đâu ạ! Có điều, trong thời gian mới đặt bẩy, ruồi bu quá nhiều (vì thực tế ruồi rất bé, mắt nhìn không thấy) giờ thấy nhiều quá nên phát sinh nghi ngờ là bẩy dẫn dụ luôn ruồi nhà hàng xóm (cũng có nhưng không đến nỗi là vài km). Thời gian đầu, bác cố gắng thay bẩy thường xuyên (thay bọc nilong mới) sau khoảng 1 chu kỳ sinh sản của ruồi 25 -35 ngày, bác kiểm chứng là ruồi ít hẳn.
Sản phẩm này có tính năng dẫn dụ ruồi gần giống như sản phẩm của Bác mang83 đề cập. Nhưng ưu điểm là nó thu hút luôn cả ruồi đực lẫn ruồi cái (những sản phẩm khác chỉ thu hút ruồi cái) nên nó bền vững vì có tính năng hạn chế sinh sản của ruồi. Xác định được chu kỳ đẻ trứng của ruồi để treo bẩy trước vài ngày sẽ cho hiệu quả cao. Cái này phải quan sát từng vườn mới xác định được, kết hợp tra thêm thông tin trên gôgle để hiểu đặc tính ruồi.
Tôi thử nghiệm sản phẩm này để bẩy ruồi trên cây mận trồng ở nhà có hiệu quả. Sau đó tặng ông anh thử nghiệm trên cây Ớt ở Long An. Cách bố trí ma trận theo khoảng cách 2x2 và làm hàng rào bảo vệ trong thơi gian đầu. Sau 15ngày thì chỉ treo bẩy ở hàng rào bảo vệ nhưng rất hiệu quả. Anh đó canh tác 2 ha trồng ớt mà cả vụ 3-4 tháng chỉ sử dụng chưa tới 2 chai thuốc. 7 -10 ngày anh đó mới quyét lại 1 lớp bẩy mới (trên chai cũ). Trên 1 chai, chỉ quyét 3-4 đường song song chứ không quét hết diện tích chai như bác mang83 đã thực hiện. Vì tập tính của ruồi định vị đường bay bằng hệ thần kinh (ngửi mùi). Nên dù bác có quyét hết diện tích chai thì hiệu quả không tăng, đôi lúc lại rối loạn thần kinh con ruồi trong quá trình định vị thì phản tác dụng (đây là phermon dẫn dụ mà).
Đó là lý do nhà sản xuất hướng dẫn: Treo bẩy ở độ cao 1.0 - 1.5m, quyyét 3-4 đường/bẩy, khoảng cách bẩy là 4x4 hoặc 2x2.
Vài điều chia sẻ cùng Bác nhé! Mong nhận được phản hồi của bác!
 
Cám ơn handon
Để mình nói sơ về đám ruồi nhà mình để bạn nắm nhé.Mình có 1 trang trại trồng cây ăn trái trong đó có khoảng 3 ha trồng xoài và đã thiệt hại không nhỏ vì con ruồi vàng đục trái. Không hiểu vì sao nó phá hoại ghê gớm chỉ trong 2 năm trở lại đây thôi.Vì vậy mình cũng nghiên cứu khá kỹ về nó nên mới biết nó có khứu giác rất phát triển có thể phát hiện trái cây chín cách xa hàng km.Như đã nói ở trên mình đã sử dụng bẫy dẫn dụ và thực hiện trong 2 tháng với gần 200 chai nhựa xịt thuốc ,ruồi bám dính dầy đặc nhưng không hết nỗi ruồi.Thực ra thì thấy số lượng cũng ít hơn lúc đầu nhưng kết quả là mình phải đào 1 hố to ở mỗi gốc xoài để ...chôn xoài hư .Mà mình rất chú trọng đến việc chôn kỹ xoài hư rụng cũng như kết hợp phun thêm sofri protein lên tán cây khác trong vườn vậy mà sau mùa xoài đặt bẫy lại thử cũng còn ruồi.Mình trồng nhiều giống xoài nhưng có giống tứ quí đặc biệt mẫn cảm với ruồi đục trái,đây là loại xoài ăn sống có đặc tính chưa già rất chua nhưng khi đúng độ ngọt thu hái thì toàn giòi thế có tức không?Thực ra thì mình cũng áp dụng cách phun lên trái các loại thuốc trừ sâu có mùi hôi như hospen cho lũ ruồi sợ tránh xa nhưng vì thời gian cách ly của thuốc và thời tiết mưa liên miên nên cũng không hiệu quả.
Một phần do quan sát thấy bẫy dẫn dụ không biết phân biệt bạn thù gì cả,ngoài ruồi đục trái còn vô số loài khác dính chết nên mình chọn cách bao trái (cách này chỉ hiệu quả khi xoài được giá).Mong mọi người chia sẽ kinh nghiệm có hiệu quả hơn
 
Bao trái là chắc ăn nhất..nhưng tốn công, còn hơn mua thuốc tốn tiền mà lại không hiệu quả

lão mỗ cũng có trồng soài Tứ Quý..mấy năm về trước thật là ngon ăn mỗi trái có thể nặng tới trên 1 kg..có những lúc soài ăn như sữa bò đặc nướng..ngọt lịm thơm mùi sữa nướng
1 năm qua thua hết vì giòi trong trái
Nhưng từ khi chịu khó bao trái lại... thu hoạch chắc cú 100%, không hư dù chỉ 1 trái

mỗi lần bao là từng chùm có 5 tới cả chục trái trong 1 bao sao gọi là tốn công nhỉ ?
 
Last edited by a moderator:
Mình cũng đồng ý với bạn.

Đối với ruồi đục trái thì biện pháp bao trái là hiệu quả nhất.

Ruồi đục trái có nhiều loài và gây hại rất lớn, đặc biệt là đầu mùa mưa và có rất nhiều cây ký chủ phụ mọc hoang dại như: trứng cá, cây bàng...

Tập tính ruồi đục trái là: thành trùng không gây hại chỉ tập trung đẻ trứng. Ấu trùng (dòi) gây hại rất lớn và khi ấu trùng trưởng thành thì búng ra khỏi trái và làm nhộng dưới đất khoảng 5-10mm. Ruồi cái có vòi đẻ trứng ở bụng nên rất dễ phân biệt bằng mắt thường.

Biện pháp phòng trừ:

Canh tác: vệ sinh vườn thông thoát, cặt bỏ nhưng cây ký chủ phụ, thu gom trái bị hư và tiêu huỷ (chôn hoặc bỏ xuống ao).

Dẫn dụ (Quản lý cộng đồng): Vizubon (chỉ diệt toàn ruồi đực), chế phẩm protein phun theo cụm, bẩy màu...

Bao trái: hiện đang hiệu quả rất tốt trên tất cả các loại cây: ổi, xoài, mận....tốn công nhưng chất lượng trái tốt.

Thuốc hoá học: Bi 58 (độc), Hopsan, Dimethoat (độc), Sumi alpha 5EC (vừa diệt sâu đục trái, sâu đục cành và có tính xua đuổi chỉ nên phun khi trái đã qua giai đoạn rụng sinh lý, không phun lúc cây đang nở hoa). Biện pháp hoá học nên phun vào thời gian khoảng 8-11 giờ vì thời gian này nhộng đang vũ hoá, ruồi đang bắt cặp, tìm thức ăn và đẻ trứng.

Một vài thông tin gởi đến các bạn.
 
Ruồi đục trái trên cây xoài có tên khoa học là Dacus Dorsalis, Ruồi đục trái trên cây ăn trái khác là Bactrocera dorasalis.
Một con Ruồi đục trái xoài sống được 20- 40 ngày.
Sau khi vũ hóa 7 -15 ngày ruồi bắt đầu đẻ trứng trực tiếp vào trái.
- Giai đoạn ấu trùng: 6 - 35 ngày
- Giai đoạn nhộng: 10 ngày
Ruồi xuất hiện nhiều vào mùa mưa, đặc biệt khoảng tháng 5 mật độ ruồi đục trái xuất hiện cao nhất. Tầm bay của ruồi khoảng 1.5m trở lên và nó bị hấp dẫn bởi màu vàng nên khi sử dụng bẩy màu vàng sẽ có kết quả cao hơn các màu khác.
Bác mang83 có thể liên hệ với Thạc sĩ Thiện ở Viện Nghiên Cứu Cây Ăn Trái Miền Nam để xin thêm tài liệu về ruồi đục trái và kinh nghiệm nhé! Vì ông đã nghiên cứu ra bã bẩy ruồi để phòng ngừa trên cây sơrri và một số cây trồng khác rất thành công ở Gò Công - tiền Giang.
Bác mang83 gởi cho em cái địa chỉ qua mail (handon84@yahoo.com) nhé, em gởi bác 1 chai sử dụng thử xem sao. Trên xoài em cũng chưa thử nghiệm nên kinh nghiệm không nhiều!
 
nha minh cung bi con ruoi vang fa hoai gian bi xanh,minh dang tim thuoc sinh hoc frotein ma nghe dau thuoc nay ko co nua,ai con loai thuoc nay ban lai cho minh may chai nhe
 


Back
Top