Nước ta thật lắm người tài!

Tôi có thể tự tin khẳng định với các bạn rằng, ‘nước ta thật lắm người tài’. Bạn đừng ngạc nhiên khi ở đất nước này ‘ra ngõ là gặp anh hùng’. Và ngay cả tôi, nói một cách khiêm tốn, tôi cũng là một người tài.



duongsat-trongbai_avvr.gif
Không phải ai cũng có đủ trình độ để nhận định một cách khoa học về sự uốn lượn của tuyến đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông (Hà Nội) - Ảnh: Ngọc Thắng
Cách đây hơn trăm năm, từ sau những cuộc cách mạng công nghiệp làm thay đổi thế giới, nhân loại biết đến “chuyên môn hóa sản xuất”, tức là người nào làm việc đó, hãy làm giỏi việc của mình, vặn ốc thì hãy vặn ốc cho giỏi và làm tốt hơn những người không biết vặn ốc. Nhưng đôi khi người vặn ốc không chỉ thích nói chuyện vặn ốc.
Những người tài “trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, giữa thấu nhân tâm” luôn luôn xuất hiện đúng lúc và kịp thời để bàn luận về những chuyện họ rành và cảm thấy rành. Tôi luôn ngưỡng mộ giáo sư dạy sử bàn về đường sắt trên cao, hay là đạo diễn phim nói về phong thủy của con tàu. Tôi chuyển từ ngạc nhiên sang khâm phục khi giáo sư dạy toán nói về môi trường và cây xanh trong đôi thị.
Ở những nước phát triển, có những chuyên gia mà để xin ý kiến của họ, phải tốn tiền và tiền tính theo giờ hoặc nội dung của vấn đề cần xin ý kiến. Nhưng ở nước ta, do có quá nhiều người tài nên chỉ cần có một sự việc xảy ra, một vấn đề nóng hổi là ùn ùn lên báo phát biểu. Đừng ngạc nhiên khi bạn nhìn thấy một luật sư chuyên về hôn nhân gia đình đăng đàn phát biểu về án cướp của giết người. Không phải họ muốn mọi người nhớ tên đâu mà là do họ giỏi cả những chuyện không phải chuyên môn nên muốn giúp đỡ thôi. Những người tài ở Việt Nam không chỉ can đảm mà còn hào phóng.
“Ăn khoai lang nói chuyện thế giới”, ngồi uống cafe mà ta hoảng sợ trước những“chuyên gia” bình luận chính trị xã hội. Lên facebook, thấy choáng ngợp trước những cuộc tranh cãi nảy lửa của rất nhiều “chuyên gia” mà chuyện gì cũng biết, cái gì cũng giỏi. Thật vui mừng khi nước ta có nhiều người tài đến vậy. Tất cả những người tài đều đang vận dụng uyển chuyển lời dặn của người xưa, “biết thì thưa thốt”, biết thì phải nói, không nói làm sao ai biết là mình biết.
Những người tài có khi nào “lỡ miệng” không? Có chứ, giáo sư dạy sử khi nói về đường sắt trên cao mà không Goolge thì cũng chẳng khác nào “trai thẳng” nói về suy nghĩ của “trai cong”, thẳng chỗ nào, cong chỗ nào người ngoài há có thể nhìn mà hiểu được. Nhưng không sao, đã là người tài thì ta cứ phát biểu, sợ gì.
Lắm lúc thiên hạ bật cười với các người tài vì “bút sa gà chết” và “sai một ly đi một dặm” và ít khi ta thấy họ đính chính hay sửa lỗi. Câu châm ngôn “im lặng là vàng” luôn được áp dụng triệt để, nói đúng thì quá tốt, lỡ nói sai thì thôi “khó quá bỏ qua”, đợi lần sau phát biểu chuyện khác, hy vọng sẽ đúng hơn lần trước.
Còn các bạn thì sao? Các bạn có phải người tài không, nếu là người tài (hoặc tự nghĩ vậy) thì hãy nhanh chóng lên tiếng đi, hãy cầm mic, gõ bàn phím, cầm chuột, cầm mọi thứ lên và “xông pha trận mạc” trên khắp chốn, ở mọi lĩnh vực, hãy “chiến đấu” cuồng nhiệt và hăng say. Càng có nhiều người tài xuất hiện thì nước ta sẽ nhanh chóng hóa rồng, sánh vai với các cường quốc năm châu, hãy tin tưởng nhiệt thành vào điều đó!
Bùi An*

*Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả, một kỹ sư đang sinh sống và làm việc ở TP.HCM.

Theo thanhnien.com.vn
 


sống được ở cái xã hội này kể cũng là tài ? !
Từ thằng mất trí đến kẽ điên khùng ...ai ai cũng có cơm ăn ngày 3 bừa thì sao lại không thể sống được ?
 


Chính những tư tưởng thủ cựu đang làm cho người Việt nam không sánh vai với các cường quốc năm châu được. Bác Hồ khi xưa có mong ước nước mình, dân tộc mình được ngẩng cao đầu với thế giới, điều đó có thể từ đâu? Chính là ở "công sức học tập của các cháu". Thế nhưng hễ có ai hơn mình là ta ganh tỵ rồi chê bai, trù dập. Hễ có phong trào gì lạ lạ là đổ xô theo, không cần biết gốc rễ bản chất nó ra sao. Con người ta càng ngày càng quá dễ tin vào những điều vớ vẩn vô bổ trên Facebook mà lại quá mất lòng tin vào chính lòng người ở hiện tại. Để rồi mạnh ai nấy sống, chà đạp lên nhau mà đi. Mỗi người nông dân mà cứ chỉ đơn thương độc mã, chỉ biết nhìn vào mảnh ruộng của mình thôi,không mở rộng tầm nhìn xem hàng xóm trồng trọt cái gì, ra sao. Không nhìn xem thị trường cần gì, giá cả thế nào... Liệu người nông dân đó có thể giàu có được không?
Hãy bỏ đi những thói ích kỉ hẹp hòi, hãy biết nghĩ một chút rồi hãy buông lời chê trách, bởi lẽ điều ta nhận được trong cuộc sống chính là những gì ta đã cho đi...
 
Mới đọc mấy hàng đầu, tưởng ông @khucthuydu tự nhận ổng cũng là người tài chứ.

Hết cả hồn !!!
Tôi có thể tự tin khẳng định với các bạn rằng, ‘nước ta thật lắm người tài’. Bạn đừng ngạc nhiên khi ở đất nước này ‘ra ngõ là gặp anh hùng’. Và ngay cả tôi, nói một cách khiêm tốn, tôi cũng là một người tài.
Tôi có thể tự tin khẳng định với các bạn rằng, ‘nước ta thật lắm người tài’. Bạn đừng ngạc nhiên khi ở đất nước này ‘ra ngõ là gặp anh hùng’. Và ngay cả tôi, nói một cách khiêm tốn, tôi cũng là một người tài.
Nước ta toàn anh tài mà, tài đè thằng khác. Thằng nào giỏi tý thì bị dìm cho không lên nổi hoặc phải ra đi. Thế đấy, chúng ta ko có tư duy tiến bộ không có nền tảng để phát triển nhanh được
 
Người tài là tui đây! Tây Đui! Bà con không thấy à?
Người tài ở VN, chất lên rỗ đầy nhóc, rớt lộp-độp... chỉ đáng trách là không ai trên rỗ nhường chỗ cho tui leo lên! Đồ ích-kỹ! (Hì hì, tui la sảng như vậy rồi lũi nhanh, một tiểu-đội tìm tui cũng không thấy! Hì hì...)
Thân.
viêt nam ro ràng lắm nguoi tài. nhân tài dư thừa đến nổi trong tù còn có giáo sư, phó tiến sy. tiến sy nưa ý.
 
Việt Nam dạo này hay xuất hiện những cán bộ nhân tài trẻ tuổi. Không biết thât không hay là con ông cháu cha nửa
 


Back
Top