Nuôi cá trong bể xi măng hình tròn

  • Thread starter thanhhoa_active
  • Ngày gửi
Em thấy có một số bài viết về nuôi cá trong bể nổi (bán nổi) bằng xi măng hình tròn (khối trụ mới đúng, tròn là mặt cắt ngang).
Trong đó có cả bài viết của một số công ty chuyên về thủy sản và của cá nhân. Tuy nhiên tất cả chỉ trình bày bằng văn bản, chưa có một bản vẽ chi tiết hay ảnh chụp nào cả.
E đã tham khảo một số video trên Youtube.com thì nó như thế này.
Agriviet.Com-be_ximang.jpg

Bể này được làm bằng xi măng (chưa rõ là đổ khối bê tông hay xây bằng gạch). Chiều cao khoảng 1m2, đường kính khoảng 1,5m gì đó.
Ở đây người ta nuôi cá rô phi, có hệ thống cấp nước và thoát nước tự động.
Còn đây là mô hình nuôi cá biển ở sa mạc:
Agriviet.Com-nuoi_ca_bien.jpg

Hệ thống bể được làm bằng Polime, chiều cao khoảng 1m, đường kính 3m. Đây là mô hình công nghệ cao ở Israel. Tất cả đều được áp dụng hệ thống tự động điều chỉnh (cho ăn thì k :D)
Như vậy cho thấy các bác Việt Nam mình đang còn dấu nghề.
Ở một bài viết của VinCeo có nói đến cấu tạo của bể nuôi chạch đồng, ở giữa bể có ống tràn và chất thải rắn trong nước thoát ra đó theo nguyên tắc ly tâm khi đàn cá bơi tạo thành dòng nước xoáy.
Nói thế nhưng em cũng chưa hình dung ra cấu tạo nó như thế nào. Thay vì ngồi nghĩ ra thì tại sao mọi người không chia sẻ với nhau để tiết kiệm thời gian và công sức ?
Chúng ta đang phát triển chậm thì sự chia sẻ là cần thiết và quý báu.
Đây là bản vẽ của cái bể mà e hình dung ra
Agriviet.Com-be_xi_mang_nuoi_ca.jpg

Cấu tạo không có gì phức tạp.
Bể hình trụ tròn, chiều cao 1,5m; đường kính đáy: 3m
Hệ thống cấp và thoát nước gồm có: 1 ống thoát nước phi 27nằm ngang dưới đáy bể dùng để thoát nhanh khi vệ sinh, bắt cá..; hệ thống bể chứa nước sạch gồm 1 bế chứa và 1 bể lọc cát để lọc nước từ ao, hồ, sông cấp cho bể nuôi; 1 ống cấp nước phi 21 hoặc 27; 1 máy bơm (không vẽ ); 1 ống tràn (chưa hoàn thiện về cấu tạo và nguyên tắc, như đang thắc mắc ở trên và mong được bổ sung)
-----------------------------------------------------------------------------------------------
Khi hoạt động nước từ bể chưa được đưa vào bể nuôi qua ống cấp nước, ống đặt xiên so với thành bể nên nước chảy vào sẽ tạo ra dòng chảy, dòng chảy nên theo hướng ngược chiều kim đồng hồ để thuận với chiều quay của trái đất. Tốc độ dòng chảy trong bể sẽ được tăng khi có chuyển động của đàn cá. Dòng chảy này sẽ tạo ra lực ly tâm đối với chất lắng cặn, chất thải và nó được dồn vào giữa bể (có thể thí nghiệm bằng cách cho cát vào cốc nước rồi khoắng lên).
Nếu không có ống tràn thẳng đứng ở giữa ta có thể thay thế bằng ống tràn ngang ở thành bể, khi đó muốn lấy chất thải ra ta sử dụng 1 ống có miệng nằm ở tâm của bể, chỉ cần mở khóa là nước và chất thải sẽ được đưa ra ngoài. Cách này tốn công vì phải có người mở khóa.
Hết !
Rất mong sự góp ý của mọi người để bể nuôi cá được hoàn thiện hơn
 


cái này nếu mình không lầm thì là hình ảnh trong clip mà nước ngài nuôi 1 loại cá gì đó, trước có coi 1 lần rồi, họ chủ động twf khâu con giống đến thương phẩm, nước và cả thức ăn nữa, hình như của 1 người út thì phải. cái này có từ lâu lắm rồi, nhớ lúc mình coi là đầu năm 2 Đh của mình tới nay cũng 4 5,5 gì rồi.

à mà quên nữa bạn thiếu 1 cái rồi, mình nhớ không lầm thì cái đáy của bể hình phiểu đó, giữa có cái ống xả dùng để xả chất thải của cá, với lại cái ống chống tràn không giống như bạn vẽ đâu mà nó nằm ở bên hông của bể, tấm lưới ở trên là chống cá nhảy và chim, vì trong cái clip mình coi là cái máy che có thể kéo ra vào đc để cho ánh nắng loạt và bể nuôi.

các bác chém nhẹ thôi, e chỉ viết lại theo trí nhớ cùi bắt của mình thôi, cũng 4 5 năm rồi nên cũng không nhớ gõ, mà trong clip là tiếng anh mà tiếng anh của t thì thuộc hàng dể tệ nên nghe tiếng nam tiếng bắc. :(
 
Last edited by a moderator:
Mình có nuôi bào ngư trông bể xi măng hình vuống, mình cũng xây nghiêng để tạo thành dòng chảy, nhưng hok kỳ công như thế này. phải tham khảo thêm, nếu có nguyên tắc cách lọc nước, cách xử lý đầy đủ thì tốt quá
 
Hệ thống nuôi cá trong bể tuần hoàn

Mình cũng đang quan tâm đến hệ thống nuôi cá trong bể tròn vì những ưu điểm của nó, đặt biệt là hệ thống này có thể nuôi ở mọi nơi nông thôn, thành thị, miền đồng bằng, miền núi... và rất nhiều ưu điểm khác. Tuy nhiên hệ thống này có hai nhược điểm lớn là vốn đầu tư lớn và chi phí hoạt động cao hơn phương pháp nuôi truyền thống.
Tìm hiểu về hệ thống này tôi thấy trên trang web của Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 2 có đăng thông tin là hiện tại Viện này hợp tác với trường đại học Wageningen - Hà Lan đang thử nghiệm mô hình nuôi cá tra thương phẩm trong bể tuần hoàn nhưng không biết hệ thống này có thể áp dụng đại trà được không.
Mình muốn nuôi cá thương phẩm nhưng chổ mình ở không gần nguồn nước nên mình rất muốn áp dụng hệ thống này để nuôi nhưng không tự tin về sự thành công của nó chủ yếu là giá thành sản phẩm sẽ cao hơn so với nuôi cá trong ao, trong vèo.
Kính mong các bác có kinh nghiệm góp ý kiến cũng như chia sẻ kinh nghiệm cho chủ đề này.
 
Up chúc cậu đắt hàng. Liên lạc cậu thế nào đây. Có thể hướng dẫn tôi tìm địa chỉ kiểm định máy nén khí được không?

--------

Up chúc bác đắt hàng. Liên lạc bác thế nào đây. Có thể chỉ tôi tìm địa chỉ kiểm tra máy nén khí được không?
 
Last edited by a moderator:
Tui có ý thế này, bác mua một cái máy hàn nhựa (loại hàn vá bồn nước nhựa) mua nhựa cuộn về hàn thành cái bể hình trụ tròn như trên, giá sẽ rẻ và cơ động hơn bể betong rất nhiều, khoan đáy ở giữa lắp ống xả tràn ở giữa, muốn xã cặn đáy thì lồng cái ống to hơn có xẻ rảnh đầu dưới vào, khi xả nước sẽ hút phần cặn ở đáy chứ không hút nước mặt.

Cấu trúc hình trụ tròn chịu lực tốt, dễ thi công, dễ vệ sinh nền đáy, khi xả bác chỉ cần lấy cái thau nhỏ quậy một vòng là nước sẽ xoáy gon cặn vào ống xả, cũng có thể cấp nước theo chiều tiếp tuyến với vòng tròn đồng tâm để tạo vòng xoáy.

Tui nghĩ, nuôi cá công nghiệp với mật độ dày đòi hỏi phải thay nước nhiều lần trong ngày, thậm chí sau mỗi lần cho ăn nên cần tính toán thao tác vận hành sao cho đơn giản, thuận tiện cộng với chi phí đầu tư thấp thì thời gian thu hồi vốn sẽ nhanh.
 
Last edited by a moderator:
Mình có nuôi bào ngư trông bể xi măng hình vuống, mình cũng xây nghiêng để tạo thành dòng chảy, nhưng hok kỳ công như thế này. phải tham khảo thêm, nếu có nguyên tắc cách lọc nước, cách xử lý đầy đủ thì tốt quá
Muốn lọc nước thì bạn fai có thêm 1 máy bơm và 1 bể lọc. trong bể lọc có các giá thể cho vi sinh vật bám vào để sống và cấy vi sinh vào đó. có thể sục khí thêm nữa. Nếu có điều kiện thì thay nước đi bạn. lọc sinh học tốn kém quá
 

Lý do làm bể tròn: ít vật liệu mà chắc, có sức chứa lớn.
Lý do chính mà bạn thích là gạn chất thải, nhưng thật ra
không khó thải đâu kể cả bể vuông, tam giác, các hình vân vân.
*
Lý luận nói cùng chiều quay với trái đất thì hơi gượng ép,
vì trái đất quay có một chiều thôi, nhưng tuỳ theo cách nhìn
từ cực bắc hay cực nam, thì có 2 chiều quay khác nhau.
*
Lại nói về chiều bơi của cá, thì cá chép bơi theo chiều ngược
chiều đồng hồ, nhưng có chắc mọi giống cá đều bơi theo chiều
của cá Chép không?
*
Cá chép bơi vòng một chiều khi nhốt trong thùng nhỏ. Khi nhốt
trong thùng lớn thì nó không bơi vòng nữa. Không biết tỷ lệ
đường kính thùng và chiều dài cá là bao nhiêu thì cá bơi vòng?
*
Khi nước chảy trong bể tròn, nước thì ly tâm, nhưng các chất
rắn thì hướng tâm. Vì thế, chúng co cụm lại ở giữa.
*
Để bảo vệ môi trường, tất cả nước thải đều phải làm sạch trước
khi thải ra khỏi đất của mình. Trong chăn nuôi, nước thải được
làm sạch bằng động vật nhỏ, vi khuẩn qua nhiều ngăn, nhiều ngày
khá tốn kém. Vì thế người ta thường bỏ qua, mặc cho nước bẩn ô
nhiễm môi trường. Trong tương lai, môi trường càng bị kiểm soát
chặt hơn. Trường hợp của bạn, vì nguồn nước không phong phú, cần
xài lại nước thải bằng cách làm sạch. Tốt nhất, nên dành ra 5 bồn
để làm sạch nước thải. Nước giữ lại qua mỗi bồn 1-2 ngày. Hàng tuần
thì bùn lắng đọng trong từng bồn được hút ra vào 1 bồn lắng đọng là
bồn thứ 6, vài tháng mới hút đáy một lần. Nước ở bồn này cho trở lại
bồn thứ nhất để làm sạch. Nước bồn thứ 5 mới đưa trở lại các bể nuôi.
Hà Nội có lần xài máy hút bùn ép lại ra bánh khô dẻo để hút bùn hồ
Gươm, không biết theo nguyên lý nào, nhưng chỉ được một chút rồi thôi.
Tôi đoán có lẽ đắt quá, không chịu nổi. Bạn thử nghĩ coi có làm được
không?
*
 
nuôi thế này chi phí đầu tư lớn quá . nguồn nước thay mới cũng tốn tiền điện bơm lên, về diện tích cũng tốn chứ ko tiết kiệm diện tích
Trừ trường hợp miền núi cao hoặc thành phố thì theo phương pháp truyền thống mình thấy vẫn hơn
 
Em thấy có một số bài viết về nuôi cá trong bể nổi (bán nổi) bằng xi măng hình tròn (khối trụ mới đúng, tròn là mặt cắt ngang).
Trong đó có cả bài viết của một số công ty chuyên về thủy sản và của cá nhân. Tuy nhiên tất cả chỉ trình bày bằng văn bản, chưa có một bản vẽ chi tiết hay ảnh chụp nào cả.
E đã tham khảo một số video trên Youtube.com thì nó như thế này.
Agriviet.Com-be_ximang.jpg

Bể này được làm bằng xi măng (chưa rõ là đổ khối bê tông hay xây bằng gạch). Chiều cao khoảng 1m2, đường kính khoảng 1,5m gì đó.
Ở đây người ta nuôi cá rô phi, có hệ thống cấp nước và thoát nước tự động.
Còn đây là mô hình nuôi cá biển ở sa mạc:
Agriviet.Com-nuoi_ca_bien.jpg

Hệ thống bể được làm bằng Polime, chiều cao khoảng 1m, đường kính 3m. Đây là mô hình công nghệ cao ở Israel. Tất cả đều được áp dụng hệ thống tự động điều chỉnh (cho ăn thì k :D)
Như vậy cho thấy các bác Việt Nam mình đang còn dấu nghề.
Ở một bài viết của VinCeo có nói đến cấu tạo của bể nuôi chạch đồng, ở giữa bể có ống tràn và chất thải rắn trong nước thoát ra đó theo nguyên tắc ly tâm khi đàn cá bơi tạo thành dòng nước xoáy.
Nói thế nhưng em cũng chưa hình dung ra cấu tạo nó như thế nào. Thay vì ngồi nghĩ ra thì tại sao mọi người không chia sẻ với nhau để tiết kiệm thời gian và công sức ?
Chúng ta đang phát triển chậm thì sự chia sẻ là cần thiết và quý báu.
Đây là bản vẽ của cái bể mà e hình dung ra
Agriviet.Com-be_xi_mang_nuoi_ca.jpg

Cấu tạo không có gì phức tạp.
Bể hình trụ tròn, chiều cao 1,5m; đường kính đáy: 3m
Hệ thống cấp và thoát nước gồm có: 1 ống thoát nước phi 27nằm ngang dưới đáy bể dùng để thoát nhanh khi vệ sinh, bắt cá..; hệ thống bể chứa nước sạch gồm 1 bế chứa và 1 bể lọc cát để lọc nước từ ao, hồ, sông cấp cho bể nuôi; 1 ống cấp nước phi 21 hoặc 27; 1 máy bơm (không vẽ ); 1 ống tràn (chưa hoàn thiện về cấu tạo và nguyên tắc, như đang thắc mắc ở trên và mong được bổ sung)
-----------------------------------------------------------------------------------------------
Khi hoạt động nước từ bể chưa được đưa vào bể nuôi qua ống cấp nước, ống đặt xiên so với thành bể nên nước chảy vào sẽ tạo ra dòng chảy, dòng chảy nên theo hướng ngược chiều kim đồng hồ để thuận với chiều quay của trái đất. Tốc độ dòng chảy trong bể sẽ được tăng khi có chuyển động của đàn cá. Dòng chảy này sẽ tạo ra lực ly tâm đối với chất lắng cặn, chất thải và nó được dồn vào giữa bể (có thể thí nghiệm bằng cách cho cát vào cốc nước rồi khoắng lên).
Nếu không có ống tràn thẳng đứng ở giữa ta có thể thay thế bằng ống tràn ngang ở thành bể, khi đó muốn lấy chất thải ra ta sử dụng 1 ống có miệng nằm ở tâm của bể, chỉ cần mở khóa là nước và chất thải sẽ được đưa ra ngoài. Cách này tốn công vì phải có người mở khóa.
Hết !
Rất mong sự góp ý của mọi người để bể nuôi cá được hoàn thiện hơn

Chào các bác!
Hôm nay, tôi ghé qua diễn đàn tôi đọc thấy đây là chủ đề hay và hấp dẫn. Tuy kinh nghiệm của tôi không nhiều, nhưng tôi đã trải qua quá trình thiết kế và sử dụng nuôi cá bằng bể hình trụ tròn này rồi. Tôi xin chia sẻ cùng các bác quan tâm.
- Thứ nhất: Tôi đã tham gia ương nuôi cá mú cọp (tiger grouper) hay còn gọi là cá Song tại Xóm 8 - Vĩnh Hảo - Tuy Phong - Bình Thuận.
- Thứ hai: Tôi cũng đã tham gia ương nuôi cá hồi trong bể hình tròn, và bể hình vuông được bo tròn các góc tại Thác Bạc - Sapa - Lào Cai.
Trong nuôi cá trên bể trụ tròn theo cá nhân tôi nhận thấy nó rất có ưu điểm: Quản lý được chất lượng nước, quản lý hiệu quả thức ăn, ưu việt cho mô hình nuôi thâm canh. Bể trụ tròn có thể xây bằng xi măng hay dùng chất liệu composite, thể tích bể thì tùy vào điều kiện của chủ đầu tư.
Trong hình bạn vẽ muốn lọc bỏ được chất thải thì bạn nên cải tiến tiếp như sau, tôi xin phép không vẽ hình mà sẽ nói theo hình vẽ của bạn:
- Về đáy bể bạn nên để dạng lòng chảo, giữa đáy bể bạn để một lỗ thoát, mặt lỗ bạn dùng một tấm lưới để che đậy cho cá khỏi chui vào đó. Đoạn ống xả đáy ngang của bạn nối thẳng ra để một co vuông và gắn vào đó một ống để điều chỉnh mực nước trong bể và một van xả đáy.
- Các ống kỹ thuật cấp nước OK
- Bạn muốn dùng nước tuần hoàn thì bạn cần thêm một dãy bể, có thể tận dụng luôn hệ thống mương cống xả nước rồi chia làm nhiều ngăn: 1. Ngăn lọc thô, 2. Ngăn lọc tinh: ở đây bạn có thể cấy vi sinh vật có lợi, 3. Bể thu: bạn sẽ đặt một máy bơm nước tại đây để bơm lên bể cấp.
Chúc các bạn vui vẻ!
 
Khi rút nước ở đáy bể, nên úp một cái rổ sắt lên trên lỗ rút nước
thì rút được nhanh, không bị tắc khi có cá chẹn vào lỗ như đặt tấm
lưới. Rổ càng lớn, thì nước rút càng nhanh.
*
Bể lọc vừa chậm vừa không chất lượng như bể lắng, và tốn công cọ
rửa và thay tấm lọc nữa. Bể lắng thì chỉ gạn nước trong trên mặt
thôi. Có thể hút bùn dưới đáy, hay ngang đáy cũng được. Bể lắng
có phiền là nước phải qua mấy bể mới được tốt, chỉ thực hiện được
với nơi có diện tích lớn, dành chỗ làm bể lắng. Có công ty chỉ có
một hồ lắng thật lớn. Nước thải chảy vào đầu này, nước tốt chảy ra
đầu kia. Trong hồ trồng giống cây làm sạch nước, và thả tôm cá như
thường, nhưng không được đánh bắt ăn. Hồ Trúc Bach của Hà Nội là
một hồ xử lý nước thải như thế, nhưng nước vẫn bẩn lắm, vì cỡ hồ
quá nhỏ so với lượng nước thải.
*
 
Khi rút nước ở đáy bể, nên úp một cái rổ sắt lên trên lỗ rút nước
thì rút được nhanh, không bị tắc khi có cá chẹn vào lỗ như đặt tấm
lưới. Rổ càng lớn, thì nước rút càng nhanh.
*
Bể lọc vừa chậm vừa không chất lượng như bể lắng, và tốn công cọ
rửa và thay tấm lọc nữa. Bể lắng thì chỉ gạn nước trong trên mặt
thôi. Có thể hút bùn dưới đáy, hay ngang đáy cũng được. Bể lắng
có phiền là nước phải qua mấy bể mới được tốt, chỉ thực hiện được
với nơi có diện tích lớn, dành chỗ làm bể lắng. Có công ty chỉ có
một hồ lắng thật lớn. Nước thải chảy vào đầu này, nước tốt chảy ra
đầu kia. Trong hồ trồng giống cây làm sạch nước, và thả tôm cá như
thường, nhưng không được đánh bắt ăn. Hồ Trúc Bach của Hà Nội là
một hồ xử lý nước thải như thế, nhưng nước vẫn bẩn lắm, vì cỡ hồ
quá nhỏ so với lượng nước thải.
*
mình nghĩ ở việt nam thì mô hình này để ương cá giống và sinh sản nhân tạo thôi vì bán cá giống lãi cao mới đầu tư như vậy còn nuôi thương phẩm lỗ sặc máu
bà con mình nuôi trong ao trong lòng bè đụng hàng dội chợ giá cá lên xuống thất thường còn kêu trời than lỗ có người bỏ nghề có người phá sản
 
cái này nếu mình không lầm thì là hình ảnh trong clip mà nước ngài nuôi 1 loại cá gì đó, trước có coi 1 lần rồi, họ chủ động twf khâu con giống đến thương phẩm, nước và cả thức ăn nữa, hình như của 1 người út thì phải. cái này có từ lâu lắm rồi, nhớ lúc mình coi là đầu năm 2 Đh của mình tới nay cũng 4 5,5 gì rồi.

à mà quên nữa bạn thiếu 1 cái rồi, mình nhớ không lầm thì cái đáy của bể hình phiểu đó, giữa có cái ống xả dùng để xả chất thải của cá, với lại cái ống chống tràn không giống như bạn vẽ đâu mà nó nằm ở bên hông của bể, tấm lưới ở trên là chống cá nhảy và chim, vì trong cái clip mình coi là cái máy che có thể kéo ra vào đc để cho ánh nắng loạt và bể nuôi.

các bác chém nhẹ thôi, e chỉ viết lại theo trí nhớ cùi bắt của mình thôi, cũng 4 5 năm rồi nên cũng không nhớ gõ, mà trong clip là tiếng anh mà tiếng anh của t thì thuộc hàng dể tệ nên nghe tiếng nam tiếng bắc. :(
mô hình nuôi cá của Israel đó bác ơi
 
công nghệ nuôi cá siêu thâm canh đã có ở việt nam rồi các bạn ơi,ai cần thì mình chuyển giao công nghệ cho,video mình up lên là của mình đó,nó có rt nhiều ưu điểm,các bạn tham khảo hệ thống nuôi trồng thủy sản tuần hoàn,ai có điều kiện thì làm,mọi người ở đây mới chỉ đang suy nghĩ về thiết kế thông thôi,cái này đơn giản và mình cũng đã chia sẻ trong bài viết nuôi lươn,chạch bùn trên bề nổi,cái mọi người nên quan tâm là vận hành hệ thống ra sao,bản chất vấn đề là xử lí chất lượng nước,hệ thống không thay nước mà chỉ bổ sung dưới 5 phần trăm thôi,moi nguoi chua duoc tiep can nen nghi no la xa voi,ton kem,nhung no dang duoc ap dung rat hieu qua,mang lai kinh te rat cao,neu khong nhu the thi cong nghe nay da cham dut tu lau roi
 
công nghệ nuôi cá siêu thâm canh đã có ở việt nam rồi các bạn ơi,ai cần thì mình chuyển giao công nghệ cho,video mình up lên là của mình đó,nó có rt nhiều ưu điểm,các bạn tham khảo hệ thống nuôi trồng thủy sản tuần hoàn,ai có điều kiện thì làm,mọi người ở đây mới chỉ đang suy nghĩ về thiết kế thông thôi,cái này đơn giản và mình cũng đã chia sẻ trong bài viết nuôi lươn,chạch bùn trên bề nổi,cái mọi người nên quan tâm là vận hành hệ thống ra sao,bản chất vấn đề là xử lí chất lượng nước,hệ thống không thay nước mà chỉ bổ sung dưới 5 phần trăm thôi,moi nguoi chua duoc tiep can nen nghi no la xa voi,ton kem,nhung no dang duoc ap dung rat hieu qua,mang lai kinh te rat cao,neu khong nhu the thi cong nghe nay da cham dut tu lau roi
Bác có thể send cho e đc hok ạ? Thanks bác nhiều.
 
công nghệ nuôi cá siêu thâm canh đã có ở việt nam rồi các bạn ơi,ai cần thì mình chuyển giao công nghệ cho,video mình up lên là của mình đó,nó có rt nhiều ưu điểm,các bạn tham khảo hệ thống nuôi trồng thủy sản tuần hoàn,ai có điều kiện thì làm,mọi người ở đây mới chỉ đang suy nghĩ về thiết kế thông thôi,cái này đơn giản và mình cũng đã chia sẻ trong bài viết nuôi lươn,chạch bùn trên bề nổi,cái mọi người nên quan tâm là vận hành hệ thống ra sao,bản chất vấn đề là xử lí chất lượng nước,hệ thống không thay nước mà chỉ bổ sung dưới 5 phần trăm thôi,moi nguoi chua duoc tiep can nen nghi no la xa voi,ton kem,nhung no dang duoc ap dung rat hieu qua,mang lai kinh te rat cao,neu khong nhu the thi cong nghe nay da cham dut tu lau roi

Minh cung dang rat can nhung thong tin nhu the nay o Vietnam. Minh dang co y dinh cho viec nuoi ca' mu' cop trong be xi mang tron voi he thong tuan hoan. Neu duoc ban chia se cho moi nguoi cung biet nhe. thanks ban
 
Minh cung dang rat can nhung thong tin nhu the nay o Vietnam. Minh dang co y dinh cho viec nuoi ca' mu' cop trong be xi mang tron voi he thong tuan hoan. Neu duoc ban chia se cho moi nguoi cung biet nhe. thanks ban
Ban nói thế chắc hẳn bạn cũng đã am hiểu về hệ thống tuần hoàn rồi.bạn chia sẻ về hệ thống bên nước mặn đi.chi phí xây dựng
Chi phí vận hành trong suốt vụ nuôi
 


Back
Top