Nuôi giun quế đỉnh cao !

  • Thread starter motnua
  • Ngày gửi
Có một cách nuôi giun quế rất hay mà tôi đã từng đọc ở trên agriviet.com này .
- Đó là với lượng phân trâu bò có sẵn thì ta xây bể nuôi với diện tích rộng 3 m dài 6 m và cao 0,7 m
- Bên trong bể chính được chia thành 9 bể nuôi phụ ( thành bể cao 0,4 m ), thành bể có chừa đoạn trống để giun chạy từ ô thứ 1 đến ô thứ 9 .

Còn đây là bản vẻ bể nuôi .
be-nuoi-giun-2-png.3069


be-nuoi-giun-1-png.3068

Về việc cho giun quế ăn thì ta chỉ cho giun quế ăn ở 7 ô nuôi và bỏ trống 2 ô liền kề với lượng thức ăn vừa đủ cho 5 ngày .
5 ngày sau ta bỏ trống 2 ô tiếp theo và cho giun quế ăn một lượng thức ăn vừa đủ cho giun ăn 5 ngày ở 5 ô + 2 ô bỏ trống trước đó .
5 ngày tiếp theo ta lại bỏ trống 2 ô liền kề tiếp theo và cho ăn 7 ô còn lại một lượng thức ăn vừa đủ cho 5 ngày
Cách cho ăn như thế sẽ bắt giun chạy từ ô thứ 1 đến ô thứ 9 -
Ô thứ 9 này là nơi ta định lỳ thu hoạch giun 5 ngày 1 lần . Khoảng 5 % giun thu được ở ô thứ 9 được thả lại vào ô thứ 1
2 ô bỏ trống sau 5 ngày ta có thể định kỳ lấy phân giun


Về kỹ thuật nuôi ta có thể lưu ý mấy điểm sau :

Thứ nhất là môi trường nuôi, nuôi trùn quế quan trọng nhất là độ ẩm, nó phải luôn ổn định và phù hợp, mà để làm được điều đó phải đầu tư kỹ càng sao cho không để mưa hoặc nắng có thể xâm nhập vào ô nuôi của chúng ta. Trùn quế rất kỵ 2 điều này (mưa và nắng) và rất thích bóng tối. Và nếu bạn không thể kiểm soát được điều này, thì hãy điều chỉnh thức ăn để có thể trung hòa lại độ ẩm trong ô nuôi bằng cách, khi độ ẩm trong ô nuôi quá cao ta cho ăn thức ăn có độ ẩm thấp và ngược lại.

Thứ hai, thức ăn nên được ủ hoai, bời vì phân tươi còn rất nhiều chất gây hại cho trùn quế, gây sự khó tiêu hoặc có tính axit ảnh hưởng đến trứng trùn, tùy theo loại thức ăn nào mà có tỷ lệ ủ khác nhau, như phân động vật ăn cỏ thì ủ nước 3 ngày trở lên, phân động vật ăn thức ăn công nghiệp thì ủ nước trên 5 ngày.

Thứ ba, là ta nên bổ sung thêm chất độn vào trong thức ăn cho trùn quế, vì khi có chất độn vào thì tỷ lệ nở của trứng trùn tăng và sẽ có nhiều trùn con hơn, mà chất độn có thể xài như rơm rạ, rau cải thừa đã ủ, vỏ trái cây…Cụ thể chúng ta trộn với tỷ lệ 30% chất độn với 70% phân hay bất cứ phân động vật nào khác.

Việc nuôi trùn quế hầu như ai cũng có thể nuôi được, bời vì chỉ việc cho trùn ăn một cách đều đặn là xong, nhưng mà làm sao nuôi trùn quế để đạt năng suất cao từ 2kg/m2 trở lên thì đó là điều mà rất ít người làm được. Hiện nay, đa số chỉ dừng lại ở mức 0,5 – 1kg/m2/tháng. Nên bây giờ mình xin chia sẻ theo kinh nghiệm và kiến thức của mình làm sao để bạn có thể đạt năng suất cao hơn trong nuôi trùn quế.

CHÚC MỌI NGƯỜI LUÔN VỮNG BƯỚC TRÊN CON ĐƯỜNG NUÔI GIUN !


 


Last edited by a moderator:
Bạn chỉ biết nuôi giun, nhưng không nghĩ đến cách thu hoạch giun cho dễ mà không ảnh hưởng đến giun.
Thưa bác em nuôi trên khay giun sau thu hoạch cực kỳ khỏe khay 40x28 cao 15 thu 5 đến 700gam 1 khay sau 1 tháng giống giun ấn độ nhưng con giun bé kho đc to thôi
 


Thưa bác em nuôi trên khay giun sau thu hoạch cực kỳ khỏe khay 40x28 cao 15 thu 5 đến 700gam 1 khay sau 1 tháng giống giun ấn độ nhưng con giun bé kho đc to thôi
Mỗi ngày 1 thùng cứt trâu bò, đầu ra vài lạng giun, mà làm như bạn, thì cái công ấy đủ uống một cốc cà phê.

Nuôi làm ăn lớn gấp 10, thì bạn không còn sức mà uống cà phê nữa.

Trên YouTube, có người nuôi khay như bạn, nhưng khay mới chồng lên khay cũ. Giun cứ bò lên khay trên mà ăn. Muốn thu hoạch, cứ lấy khay trên cùng ra ánh sáng, đặt trên một khay đất mùn khô rời. Giun bò xuống khay này, rồi sàng ra lấy giun. Khay dưới cùng thì lấy ra, đổ hết ra làm phân bón, lấy lại cái khay, cho thức ăn mới vào, rồi đặt lên trên cùng. Cách này lấy giun khá nhàn, nhưng lấy phân bón hơi nặng, vì bên trên có cả chục khay. Vì thế, khay ở trên khay cuối cùng phải có một cái kích. Khi lấy khay dưới cùng ra, thì kích cái khay trên lên khỏi khay dưới cùng.

Cách của tôi kết hợp cách làm của YouTube, và của bạn Nuôi Dế, là cho giun đi ngang, chứ không đi lên, đỡ được công kích khay. Cách này có thể làm lớn hàng Tấn hay chục tấn, chứ không làm nhỏ chỉ 1 khay.
 
Mỗi ngày 1 thùng cứt trâu bò, đầu ra vài lạng giun, mà làm như bạn, thì cái công ấy đủ uống một cốc cà phê.

Nuôi làm ăn lớn gấp 10, thì bạn không còn sức mà uống cà phê nữa.

Trên YouTube, có người nuôi khay như bạn, nhưng khay mới chồng lên khay cũ. Giun cứ bò lên khay trên mà ăn. Muốn thu hoạch, cứ lấy khay trên cùng ra ánh sáng, đặt trên một khay đất mùn khô rời. Giun bò xuống khay này, rồi sàng ra lấy giun. Khay dưới cùng thì lấy ra, đổ hết ra làm phân bón, lấy lại cái khay, cho thức ăn mới vào, rồi đặt lên trên cùng. Cách này lấy giun khá nhàn, nhưng lấy phân bón hơi nặng, vì bên trên có cả chục khay. Vì thế, khay ở trên khay cuối cùng phải có một cái kích. Khi lấy khay dưới cùng ra, thì kích cái khay trên lên khỏi khay dưới cùng.

Cách của tôi kết hợp cách làm của YouTube, và của bạn Nuôi Dế, là cho giun đi ngang, chứ không đi lên, đỡ được công kích khay. Cách này có thể làm lớn hàng Tấn hay chục tấn, chứ không làm nhỏ chỉ 1 khay.
Bác nói thế nào chứ làm gì có chuyện bò lên trên mà thu khay trên cùng . Em nuôi trong ngay chưa thấy hiện tượng này và em nuôi làm 11tầng và mỗi tầng 4cái nhé bác khay nào cũng thu bằng nhau 400g là thấp nhất . Và em cho ăn chìm chỉ cho ăn một lần duy nhất ko hề tốn nhiều công chỉ là đâu tư cao hơn thôi nhé mà thu hoạch rất nhanh mang ra đổ hết vào cái bạt thành đống lớn rồi thu thôi
 
Ý tưởng đó tôi đã đưa lên AgriViet lâu rồi.

Sau đây là một sơ đồ đã đưa lên AgriViet:

RedWiggle_zps2e8ecfef.jpg


Trong sơ đồ đó, thì giun đi theo một vòng khép kín.

Nơi màu xám là nơi xúc cứt giun mang đi bón ruộng.
Nơi đỏ nhạt là thức ăn mới đổ vào. Nơi màu đỏ là
lúc đổ thức ăn mới nhất, giun đang bâu vào đó ăn,
và là chỗ ta thu hoạch giun. Nơi màu vàng là nơi
trứng giun và giun con mới nở.

Cho giun ăn, thì ta cứ đổ tiếp mãi theo con đường
vòng vèo rồi trở lại chỗ ban đầu, không bao giờ có
chỗ bắt đầu và chỗ cuối cùng. Một cách đơn giản nhất
thì chỉ là một bể cạn chừng 1 gang tay hình chữ nhật,
ở giữa có một vách ngăn chạy dài nhưng không ngăn
đôi bể, mà hở 2 đầu để làm thành một chữ O dài. Trong
hình vẽ, tôi cố ý làm thật nhiều đường vòng vèo, để
kéo dài thời gian cho trứng giun nở và giun con lớn
rồi mới lấy cứt giun đi. Người coi ý tưởng, thì có
thể chỉ làm kiểu chữ O có một vách ở giữa thôi, cũng
có thể làm một vài chữ S dính với chữ I như trong
hình vẽ.

Tôi không theo thuyết "sinh khối" vì nó vô nghĩa, vô
lý với tôi. Tôi chỉ có giun, thức ăn, cứt giun thôi.
Khi giun đang ăn thức ăn, thì nơi đó có đủ mọi thứ,
kể cả trứng giun và giun con. Một thời gian sau, giun
bò sang nơi mới đổ thức ăn, thì nơi cũ chỉ có trứng
giun, giun mới nở, và chút thức ăn chưa ăn hết. Sau
đó giun nở hết và bò sang bên cạnh, thì nơi đó chỉ có
cứt giun để bón ruộng. Nơi mới đổ thức ăn, thì có giun
lớn và thức ăn, còn cứt giun thì rất ít. Có thể sàng
giun lớn ở đây đem đi bán. Giun sàng ra thì bị giày vò
bị thương, chứ không mạnh khỏe như giun còn lại trong
chuồng, nên ta không bao giờ nuôi chúng nữa. Chúng đã
vào sổ tử rồi.
Cái này cháu chưa hiểu lắm bác anhmytran bác giup cháu những thắc mắc này được không bác?
-Lần thứ nhất cho ăn từ ô 3 đến ô 9 và bỏ trống ô 1,2 phải không ?
-Lần cho ăn thứ 2 cách lần 1 bao nhiêu ngày?
-Lần thứ 2 cho ăn từ ô nào đến ô nào và bỏ trống 2 ô nào?
-Lần thứ 3?
-Lần thứ 4?
..................
-Tính từ lần đầu thì lần thứ mấy bắt đầu thu hoạch giun Và phân giun?
Cháu cảm ơn bác nhiều!
 
Không có ô nào cả. Chỉ có một đường đi vòng về ban đầu, làm thành một vòng khép kín.
Vì sao phải đi đường ngoằn ngoèo? Vì tùy theo đất của mình. Không có một mẫu có sẵn nào cả.

Không có lần nào cả. Đổ thức ăn về một chiều, và cứ thế tiếp nối mãi, rồi vòng lượt 2, lượt 3, và mãi mãi.

Thời gian đổ thức ăn và thời gian thu hoạch? Tùy theo có nhiều ít thức ăn và nhiều ít giun. Cứ ăn hết thì cho tiếp thức ăn. Không cho thức ăn quá nhiều, vì thức ăn sẽ thối nát trước khi giun ăn. Khi có nhiều giun, và nuôi lâu ngày, thì thu hoạch.

Cách làm này để bắt những con giun to lớn nhất, bò nhanh nhất ra chỗ thức ăn mới, và trứng giun và giun con ở lại nơi thức ăn đã hết sẽ lần lượt bò theo sau. Sau chỗ đó, thì chỉ còn cứt giun và thức ăn thối nát, lấy làm phân bón. Làm như thế thì đỡ công sàng lọc bắt giun. Chúng nó tự sàng lọc cho mình.

Ví dụ thế này cho bạn hiểu: Một đoàn người cổ xưa có người già, người trẻ, người bụng bầu đi kiếm ăn trong rừng. Họ cứ trước mặt mà đi. Thấy trái chín thì ăn. Rừng hết trái thì đi đến rừng khác. Người già chết thì chôn ngay chỗ đó. Người chết chôn đi ví như giun mình bắt đi vậy. Họ không đi ngược trở lại, vì rừng ấy đã chẳng còn gì để ăn nữa. Họ đi từ Hà Nội, đến Hải Dương, lên Lạng Sơn, Cao bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Việt trì, rồi bỗng nhiên thấy Hà Nội. Lúc ấy đã sang năm mới. Hoa trái rừng lại tràn đầy như trước, nên họ lại đi Hải Dương, rồi Lạng sơn, và cứ kiếm ăn như thế mãi. Dẫu cho đường đi ngoằn ngoèo, nhưng họ chỉ thấy trước mặt có trái cây để ăn, và cứ sống mãi cuộc sống ấy. Số người đẻ ra thì vừa bằng số người bị chết, bị lạc, bị bắt, bị tai nạn dọc đường.

Trong hình vẽ không có ô nào, mà sao bạn nói ô 1, ô 2, vân vân?
Bác nói thế nào chứ làm gì có chuyện bò lên trên mà thu khay trên cùng . Em nuôi trong ngay chưa thấy hiện tượng này và em nuôi làm 11tầng và mỗi tầng 4cái nhé bác khay nào cũng thu bằng nhau 400g là thấp nhất . Và em cho ăn chìm chỉ cho ăn một lần duy nhất ko hề tốn nhiều công chỉ là đâu tư cao hơn thôi nhé mà thu hoạch rất nhanh mang ra đổ hết vào cái bạt thành đống lớn rồi thu thôi
Cho ăn chìm thế nào hả bạn? Xới giun lên rồi cho thức ăn xuống dưới?

Hay là đặt khay thức ăn xuống dưới khay giun? Nếu đặt khay thức ăn xuống dưới khay giun thì cũng tốt như đặt khay thức ăn lên trên khay giun thôi. Cách này thì lấy giun ở khay dưới cùng, còn khay trên đổ đi vào đống cứt giun. Đặt khay lên trên, hay đặt xuống dưới đều được cả. Tôi không làm, chỉ nghe người khác nói thôi, thì nghĩ vậy. Bạn là người đã làm, thấy đặt khay thức ăn xuống dưới tốt hơn, thì chia sẻ với bà con. Tôi không hề phản đối.
 
Không có ô nào cả. Chỉ có một đường đi vòng về ban đầu, làm thành một vòng khép kín.
Vì sao phải đi đường ngoằn ngoèo? Vì tùy theo đất của mình. Không có một mẫu có sẵn nào cả.

Không có lần nào cả. Đổ thức ăn về một chiều, và cứ thế tiếp nối mãi, rồi vòng lượt 2, lượt 3, và mãi mãi.

Thời gian đổ thức ăn và thời gian thu hoạch? Tùy theo có nhiều ít thức ăn và nhiều ít giun. Cứ ăn hết thì cho tiếp thức ăn. Không cho thức ăn quá nhiều, vì thức ăn sẽ thối nát trước khi giun ăn. Khi có nhiều giun, và nuôi lâu ngày, thì thu hoạch.

Cách làm này để bắt những con giun to lớn nhất, bò nhanh nhất ra chỗ thức ăn mới, và trứng giun và giun con ở lại nơi thức ăn đã hết sẽ lần lượt bò theo sau. Sau chỗ đó, thì chỉ còn cứt giun và thức ăn thối nát, lấy làm phân bón. Làm như thế thì đỡ công sàng lọc bắt giun. Chúng nó tự sàng lọc cho mình.

Ví dụ thế này cho bạn hiểu: Một đoàn người cổ xưa có người già, người trẻ, người bụng bầu đi kiếm ăn trong rừng. Họ cứ trước mặt mà đi. Thấy trái chín thì ăn. Rừng hết trái thì đi đến rừng khác. Người già chết thì chôn ngay chỗ đó. Người chết chôn đi ví như giun mình bắt đi vậy. Họ không đi ngược trở lại, vì rừng ấy đã chẳng còn gì để ăn nữa. Họ đi từ Hà Nội, đến Hải Dương, lên Lạng Sơn, Cao bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Việt trì, rồi bỗng nhiên thấy Hà Nội. Lúc ấy đã sang năm mới. Hoa trái rừng lại tràn đầy như trước, nên họ lại đi Hải Dương, rồi Lạng sơn, và cứ kiếm ăn như thế mãi. Dẫu cho đường đi ngoằn ngoèo, nhưng họ chỉ thấy trước mặt có trái cây để ăn, và cứ sống mãi cuộc sống ấy. Số người đẻ ra thì vừa bằng số người bị chết, bị lạc, bị bắt, bị tai nạn dọc đường.

Trong hình vẽ không có ô nào, mà sao bạn nói ô 1, ô 2, vân vân?

Cho ăn chìm thế nào hả bạn? Xới giun lên rồi cho thức ăn xuống dưới?

Hay là đặt khay thức ăn xuống dưới khay giun? Nếu đặt khay thức ăn xuống dưới khay giun thì cũng tốt như đặt khay thức ăn lên trên khay giun thôi. Cách này thì lấy giun ở khay dưới cùng, còn khay trên đổ đi vào đống cứt giun. Đặt khay lên trên, hay đặt xuống dưới đều được cả. Tôi không làm, chỉ nghe người khác nói thôi, thì nghĩ vậy. Bạn là người đã làm, thấy đặt khay thức ăn xuống dưới tốt hơn, thì chia sẻ với bà con. Tôi không hề phản đối.
Cám ơn bác!cháu đã hiểu
 

Em muốn mua giun quế giống ở bắc giang có thể tìm ai các bác nhỉ
Ai biết hoặc bán thì gt hay gửi sdt cho e được không
 
Nghĩ nuôi giun cũng đơn giản, mà đọc hết các trao đổi của mọi người thấy cũng gian nan nhỉ. Em có ý hỏi thế này? Mong ae đừng cười nhé.
1. Là ăn bao nhiêu kg phân bò thì thu được 1kg giun, thời gian hết bao lâu?
2. Là vậy thì mô hình nào hiệu quả nếu thực hiện ở quy mô lớn. Trên khay, theo vòng tròn hay chuồng nuôi tập trung một lần?
3. Là nếu thuê nhân công làm thì 1 nhân công chăm sóc được bao nhiêu mét chuồng nuôi.
4. Là thực sự thì có hiệu quả không bởi em thấy đầu ra cho con giun thì mờ ảo quá, phân giun thì chưa được mọi người tin dùng, giá cả thì không rõ ràng.
5. Cuối cùng là đã có tổ chức, cá nhân có uy tín nào đứng ra bao tiêu để thực hiện nuôi giun chưa.
Vậy thôi các bác ạ.
 
đã có cty thu mua phân giun ở củ chi tp hcm 1k/1kg. e đi hội thaỏ lâu rồi nên kg nhớ rõ nữa. thịt giun cũg dùg làm phân nốt.
 
1. Là ăn bao nhiêu kg phân bò thì thu được 1kg giun, thời gian hết bao lâu?
2. Là vậy thì mô hình nào hiệu quả nếu thực hiện ở quy mô lớn. Trên khay, theo vòng tròn hay chuồng nuôi tập trung một lần?
3. Là nếu thuê nhân công làm thì 1 nhân công chăm sóc được bao nhiêu mét chuồng nuôi.
4. Là thực sự thì có hiệu quả không bởi em thấy đầu ra cho con giun thì mờ ảo quá, phân giun thì chưa được mọi người tin dùng, giá cả thì không rõ ràng.
5. Cuối cùng là đã có tổ chức, cá nhân có uy tín nào đứng ra bao tiêu để thực hiện nuôi giun chưa.
.
Nhiều ký cứt bò mới được 1 ký giun. Ít nhất phải 5 ký trở lên.

Một người làm thì phải mấy trăm mét vuông hay nửa sào chuồng nuôi, vì giun không cần khoảng rộng để chạy nhảy như gà.

Đầu ra thì chẳng ai biết. Chủ yếu là nuôi giun cho chính mình, nếu mình có bò, có gà, và có vườn. Nếu không có 1 trong 3 thứ trên, thì không nuôi giun được.

Ví dụ bạn có chục con bò, mỗi ngày 1 tạ cứt bò, 1 tháng 2 tấn cứt giun bón cho 2 hecta trồng cỏ, 1 hecta cây ăn trái, 100 ký giun cho 100 con gà (phải kèm ngô đỗ cám thóc nữa), diện tích nửa sào cho giun, 5 sào cho gà, 1 sào cho bò. Đấy là tôi ước chừng đoán mò, chứ không chắc đúng đâu.

Nếu không nuôi gà, thì có thể nuôi lợn, vì lợn ăn giun cũng rất tốt, hay nuôi cá.

Người làm phải nuôi giun, nuôi bò, và nuôi gà, chứ nuôi giun không thì không đủ, vì một ngày chỉ phải xúc 1 tạ cứt bò đổ vào chỗ nuôi giun thôi. Việc này không tới nửa giờ. Ngoài ra, còn phải xúc cứt giun ra khỏi chỗ nuôi giun nữa. Việc này cũng không tới nửa giờ. Vậy là 1 ngày chỉ làm việc 1 giờ thôi.
 
Điều quan trọng cần xác thực là nuôi giun quế làm thức ăn cho gia súc,gia cầm và nuôi thủy sản. Phân giun để làm phân bón trồng rau sạch... nhưng thức ăn nuôi giun quế là phân thì có đảm bảo con giun quế có bị nhiễm sán hay k, sử dụng sản phẩm từ giun quế có các loại sán kí sinh hay không. Có được nghiên cứu khoa học chứng minh an toàn không. Vì sán hết sức nguy hiểm.
 
Nuôi trùn quế là thực hiện một vòng khép kín. Khi đó vấn đề môi trường được giải quyết. Giảm chi phí chăn nuôi. Tăng lợi nhuận về kinh tế. Alô Hòa Gia Lai 0969049268. Hoặc ghé thăm trang trại trùn quế Gia Lai.
2017-03-09 12.19.11.jpg
 
Trùn quế ở thừa thiên huế , giun quế sinh khối hiện nay được rất nhiều người nuôi và hiệu quả rất khả quan
Ở huế hiện nay có rất nhiều hộ nuôi giun quế và bán giống nay xin giới thiệu đến bà con một cơ sở nuôi giun quế ở huyện phú vang thừa thiên huế nuôi giun quế trùn quế rất hiệu quả .
Ai có nhu cầu liên hệ số 01639170960 ( nhắn tin )
Chân thành cảm ơn
 
Các anh nuôi trùng cho mình hỏi là : mình ngâm phân tươi cho trùng ăn bằng nước sông được không? vì chuồng nuôi mình gần sông hơn nguồn nước máy.
 
Zui nhỉ !!!

Có cần cực khổ với cức như vậy hay ko - cức chứ ko phải rơm đâu mà cực khổ - bài bản như gạo vậy

Cái gì củng cần thực tế chút + chút lười biếng - thì mới ra 1 nông dân

Tôi chưa từng thấy con trùng quế như thế nào - nhưng theo lý thuyết của sự lười biếng do tôi nghĩ ra 3 cách như sau

1 cứ nuôi từng mẻ - nhanh gọn lẹ và thực tế - hầu như ai củng làm

2 nuôi theo vòng tròn - cách này chắc là ko thực tế với con trùn này - nên hầu như người ta làm thất bại - nên ko nghe ai nói tới

3 nuôi theo chiều dài - ngăn ô - cuối ô thì đi ngược lại - Tôi nghĩ đây là phương pháp hiện đại và thực tế nhất

Ưu khuyết điểm - thì tự mà suy nghĩ nhé - ko phải người ta ko nghĩ ra hay trong 1000 người nuôi trùng củng ko ai phát hiện ra - cách nào hay nhất - nhưng vấn đề là thực tế - phải làm như thế nào mới có kết quả

Và kết quả là nuôi từng ô - nếu thông minh thì liên kế các ô - tai sao ko đi vòng tròn trong thực tế - thì chỉ có thực tế mới biết được vì sao - con trùn nó là sinh vật - nó củng chịu ảnh hưởng nhiều thứ - nó ko dể dàng tưởng tượng như ta nghĩ đâu

Thôi nhé - tất cả chỉ là suy tưởng - nên ko muốn tranh cải - tôi có góp ý cho ai nuôi như sau - đây mới là thực tế

- lấy phân trùn + rơm mục - nuôi dế nhũi
- Cách bắt trùn - dùng cái sàng để trên cái thao - xúc mẻ trùng bỏ lên sàng nó sẽ lọt xuống thao - nếu lười biếng làm cho mẻ trùng mõng thì ta dùng đất mồi sát đáy sàn trong thao - bởi vì con trùng nó kỵ ánh sáng

Tôi chỉ nói 1 câu : nuôi vòng tròn là 1 sai lầm - và kết thúc ! - suy tưởng không thực tế - và ko ai áp dụng thành công .
Em thấy con trùn quế này mà thu bằng cách bỏ lên sàng làm chi cho mệt anh ơi. Cứ cho vào cái thau hay cái chậu hỏng, gõ bong bong máy cái rồi khua tay là tóm được cả một cục trùn thui anh
Các bác ơi? Em mới nuôi trùn lần đầu.e thả giống đc hơn 1 tháng rồi.ma dạo này xuất hiện sinh vật lạ trong luống giun rất nhiều vậy nên e nhờ các bác tư vấn giúp em.
Nó giống như con sâu ấy.và sống trong luống giun tạo thành nhiều kén lơn.e ko biết nó là gì? Và liệu có ảnh hưởng luống giun hay ko? Mà e thấy nó fát triển rất nhanh ạ.
bác chú ý đến độ ẩm đừng để phân quá khô hay quá ướt, còn về sinh vật lạ thì bác chú ý nhất là con kiến nhé
 
Chào các bác, em rất thích bài viết và muốn thử theo, nhưng mà có ai biết chỉ cách lưu bài viết này lại để cần vào xem lại được không ạ
 


Back
Top