Nuôi rắn mối : Nhà báo nói láo ăn tiền ?!

  • Thread starter phuhuy
  • Ngày gửi
http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/doanh-nhan/vua-ran-moi-mien-tay-2838033.html
Thứ tư, 26/6/2013 04:00 GMT+7

  • <iframe frameborder="0" hspace="0" marginheight="0" marginwidth="0" scrolling="no" tabindex="0" vspace="0" width="100%" id="I0_1372206076909" name="I0_1372206076909" src="https://apis.google.com/_/+1/fastbutton?bsv&size=small&annotation=none&hl=en-US&origin=http%3A%2F%2Fkinhdoanh.vnexpress.net&url=http%3A%2F%2Fkinhdoanh.vnexpress.net%2Ftin-tuc%2Fdoanh-nhan%2Fvua-ran-moi-mien-tay-2838033.html&jsh=m%3B%2F_%2Fscs%2Fapps-static%2F_%2Fjs%2Fk%3Doz.gapi.vi.HolR-jiXFnM.O%2Fm%3D__features__%2Fam%3DEQ%2Frt%3Dj%2Fd%3D1%2Frs%3DAItRSTPk-5ekkaW-j5u4yMyLZWt4uSl-YQ#_methods=onPlusOne%2C_ready%2C_close%2C_open%2C_resizeMe%2C_renderstart%2Concircled%2Conload&id=I0_1372206076909&parent=http%3A%2F%2Fkinhdoanh.vnexpress.net&rpctoken=27947197" allowtransparency="true" data-gapiattached="true" title="+1" style="border-width: 0px; border-style: none; margin: 0px; padding: 0px; position: static; top: 0px; width: 24px; left: 0px; visibility: visible; height: 15px;"></iframe>


'Vua' rắn mối miền Tây


Là thạc sĩ thể dục thể thao nhưng Thuyết lại có đam mê trái ngành. Không chỉ làm giàu từ rắn mối, anh còn nuôi thêm lươn, dế, bồ câu, nhím, heo rừng và cả sâu bọ.
Thuyet-ran-moi-1372146032_500x0.jpg
Thạc sĩ thể dục thể thao Nguyễn Văn Thuyết với đam mê trái nghề. Ảnh: Duy Khang

<tbody>
</tbody>
Quê Hà Tĩnh, theo cha mẹ vào Nam lập nghiệp năm 4 tuổi. Kinh tế gia đình gặp khó khăn, học hết lớp 9 Nguyễn Văn Thuyết rời ghế nhà trường để sửa xe đạp kiếm sống. Một năm sau được bạn bè động viên, anh thi vào sư phạm rồi trở thành giáo viên thể dục của Trường tiểu học Phong Phú A của huyện Giá Rai (Bạc Liêu). Hàng ngày, sau giờ dạy, Thuyết tiếp tục bám lấy lề đường sửa xe để tăng thêm thu nhập.
Ảnh: 'Vua' rắn mối đa năng
Những lúc vắng khách, Thuyết thấy rất nhiều rắn mối chui ra từ đám cỏ ven đường. Thế là anh tìm cách bắt cho bằng được loài bò sát có chân để cải thiện bữa ăn. Lúc đầu Thuyết nướng, sau đó lột da hấp xé thịt trộn gỏi rồi đến nấu cháo, xào sa tế… và thấy món nào chế biến từ rắn mối cũng ngon. Từ đây, suy nghĩ làm giàu từ nghề nuôi rắn mối bán cho nhà hàng, quán nhậu lóe lên. Năm 2008, Thuyết bỏ ra 150.000 đồng trả công cho vài thiếu niên trong xóm giúp anh săn hàng chục con rắn mối mang về nuôi bằng thức ăn chủ yếu là cào cào, dế chũi.
Hai năm sau đàn rắn mối của Thuyết tăng trưởng lên hàng nghìn con. Lúc này anh chuyển công tác về Trường THPT Chuyên Bạc Liêu, đàn rắn cũng di cư dần về trang trại cuối đường Nguyễn Thị Định trong khu địa ốc thành phố Bạc Liêu. Thời gian này Thuyết vừa cho tăng đàn, vừa bắt rắn trưởng thành bán lẻ cho nhà hàng, quán nhậu ở miền Tây với giá trên 500.000 đồng một kg. Kinh tế gia đình ổn định, Thuyết khăn gói sang Quãng Châu (Trung Quốc) làm nghiên cứu sinh và trở về nước với bằng thạc sĩ khoa học thể dục thể thao loại giỏi.
chuong-nuoi-ran-moi-1372146033_500x0.jpg
Chuồng nuôi rắn mối đơn giản của anh Thuyết. Ảnh: Duy Khang

<tbody>
</tbody>
Vừa dạy vừa làm kinh tế gia đình trong điều kiện đất đai hạn hẹp. Vì vậy, không chỉ rắn mối mà Thuyết còn nghiên cứu cách nuôi heo rừng, nhím, bồ câu, lươn, dế... Trong khuôn viên rộng hơn 1.000 m2, chủ trang trại 35 tuổi dành một nửa để nuôi rắn mối với hàng nghìn viên gạch ống chất cao 6 lớp. Cạnh đó là hồ thủy tạ nhỏ gọn, xung quanh hồ được trồng rau lang, rau muống để tạo môi trường tự nhiên. Trên tường rào khoảng 1m, anh Thuyết xây viền bằng gạch men có độ trơn cao để rắn không thoát được ra ngoài.
Theo anh Thuyết, dùng gạch ống cho rắn mối trú thân và sinh sản sẽ rất tiện cho việc vệ sinh chuồng trại hàng ngày. Gạch ống hút nước nhanh, tạo không gian khô thoáng, giúp bò sát ít bị bệnh. Hôm nào rắn lười ăn vì "trái gió trở trời", anh Thuyết ra đồng săn dế "đãi" lũ bò sát. Ăn xong rắn khỏe mạnh nhanh, Thuyết nhận định vài bộ phận trong cơ thể dế có sức đề kháng tốt. Vậy là chủ trang trại cho dế sinh trưởng đại trà trong các thùng xốp để làm “mồi” cho rắn và bán ra thị trường với giá 150.000 đồng một kg.
Không chỉ có dế, cá lòng tong và tép chấu, anh Thuyết còn nghiên cứu cách nuôi sâu bọ để thức ăn của rắn mối thêm phong phú, có nhiều dinh dưỡng và sức đề kháng chống bệnh hiệu quả. Từ những con sâu mua về cho rắn ăn còn dư, anh Thuyết nuôi thành bọ cánh cứng. Chính những con bọ này đẻ ra trứng rồi Thuyết mang trứng bỏ vào các khai nhựa chứa cám hỗn hợp với trái cây, vỏ thơm (khóm) phế phẩm xin được ở chợ gần nhà.
ran-moi-1372146033_500x0.jpg
Cạnh "lâu đài" gạch ống dành cho rắn mối, anh Thuyết trồng vài cây xung quanh và trồng rau lang, rau muống để tạo môi trường tự nhiên cho loài bò sát trú ngụ. Ảnh: Duy Khang

<tbody>
</tbody>
"Hiện nay sâu bọ trong trại của tôi không chỉ dùng làm thức ăn cho rắn mối mà còn bán ra ngoài với giá 180.000 đồng một kg. Tới đây tôi mở rộng trang trại, tăng đàn rắn, dế và sâu bọ để thu hút khách du lịch đến tham quan miễn phí", anh Thuyết tiết lộ kế hoạch.
Không giấu kinh nghiệm, hàng ngày Thuyết lên website của mình để chia sẻ kinh nghiệm làm giàu cho các bạn trẻ quan tâm đến nghề nuôi rắn mối và các loại côn trùng. Với số lượng rắn mối dao động từ 50.000-70.000 con, mỗi tháng anh xuất chuồng khoảng 7.000-8.000 cá thể trưởng thành (hơn 200 kg) với giá sỉ 300.000 đồng một kg, thu lãi hơn 50 triệu đồng. Đó là chưa kể Thuyết bán rắn mối giống với giá 15.000 đồng một con và thu nhập thêm từ đàn dế, sâu bọ.

Phải chi bài này cách đây vài năm thì còn dc,đằng này mới đăng hôm nay.thiệt là pó tay.com
http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/doanh-nhan/vua-ran-moi-mien-tay-2838033.html

 


Các anh có thảo luận nhiều nhà báo do nhà báo nói chung đã có nhiều vết. Tôi đồng ý với Hongtue là "nhà báo đang hổ trợ ND còn ko hết". Nhờ báo mà nhiều sản phẩm nông nghiệp nhanh chóng được khẳng định. Ở Tân Phú Đông, sả, mãng cầu xiêm và ong mật đã nhanh chóng khẳng định thương hiệu nhờ các nhà báo. Tuy nhiên cũng có nhiều bài báo đã thổi phồng sự thật như bài báo đã viết về nuôi ong mật của bố tôi (nhà báo lấy thông tin không đầy đủ công thêm suy luận) hoặc là bóp méo sự thật gây cho chúng ta có cách nhìn thiếu thiện cảm về các nhà báo. Nhưng đây chỉ là một con sâu làm sầu nồi canh, còn phần lớn các bài báo đang hàng ngày phản ánh và cung cấp cho chúng ta các kiến thức trên mọi lĩnh vưc, có cả những bài phản ánh về cái tốt và cái xấu.
Trong thời gian vừa qua mô hình nuôi rắn mối được đánh giá là thất bại. Tuy nhiên, sự vận động và sáng tạo là không ngừng nên hôm nay người này thất bại nhưng ngày mai người khác chưa chắc và có nỗ lực sẽ thành công. Nên theo tôi, cần phải xác minh cụ thể trường hợp nuôi rắn mối của anh Nguyễn Văn Thuyết để có kết luận chính xác.
 


Nói là hỗ trợ nhưng họ chả đến ko công viết cho bác đâu ...vừa nhận phong bao, lại còn đc tiền nhuận bút nữa đấy.
Với cả khi a kiếm được 10 đồng nếu chi ra 2 đồng mà đẹp cái mặt thì có ai tiếc đâu cơ chứ. nên báo vẫn còn nhiều đất sống lắm. Sau này quyết cho con học làm CA, báo chí ............. ha ha
 
Các bạn có để ý thấy đa số các bài viết về Anh Thuyết, Bài nào cũng có cụm từ Thạc Sĩ hay NCS.Thạc Sĩ. Trong khi nội dung vài viết về chăn nuôi và bán hàng nông sản chứ ko phải về giáo dục hay nghiên cứu. Ngay cả ở trang chủ cái banner có dòng : Chủ Trang Trại: NCS.Thạc Sĩ Nguyễn Văn Thuyết.

Tôi tự hỏi: Nếu làm nông dân có cần phải khoe về trình độ học vấn như vậy ko ?
Vậy anh Thuyết có đủ trình độ và khả năng tự vẻ vời, hay phải chờ hay cần phải đợi đến báo chí vẻ dùm?
 
Thực ra Phuhuy chỉ đề cập đến chuyện nha báo không nắm rõ thông tin hiện nay . Con rắn mối hiên nay người nuôi đang chật vật về đầu ra . Đúng ra là cái giá con giống của chủ trại bán như vậy , so với thời điểm hiên tại là quá cao .
- Nếu ai không thường xuyên vào Agriviet thì không biết rõ nguồn cơn . Nhưng hiện nay đa số bà con là xem báo , đài hàng ngày . Những người biết vào itenet tìm hiểu chỉ là hạt cát trong 1 đống cát mà thôi . Điển hình như tôi khi nuôi rắn , thất bại ê chề . Tức quá mới học cách vào itenet tìm hiểu , học hỏi các bác đi trước . Cũng từ báo , đài mà mình ham , mê chăn nuôi . Cũng những địa chỉ do báo ,đài cung cấp mà mình mò đi tìm mua con giống .
* Riêng về các đài truyền hình , báo nông nghiệp mình thấy : Các phóng viên ,nhà báo họ rất đàng hoàng . Không lấy tiền của nhà nông . Họ gặp chủ trại , chủ vườn năn nỉ xin thông tin để đăng bài . Nhằm giúp bà con nông dân đang loay hoay tìm hướng phát triển kinh tế . Họ cũng lên mạng tìm hiểu , thầy những mô hình hay , hiệu quả . Họ mớ tới đó xin phỏng vấn , ghi hình để giúp bà con . Nếu mô hình đó hay và hiệu quả thì cả 3 bên cùng có lợi . Nhà báo có lợi . Chủ trại , chủ vườn có lợi . Bà con nông dân học nghề có lợi .
* Riên về các chủ trang trại , chủ vườn : Đúng ra họ phải cung cấp thông tin trung thực cho người đi viết bài , phỏng vấn . Nhưng vì kinh tế họ đã nói quá mức về hiệu quả , vật nuôi , cây trồng . Việ này dẫn đến thiệt hại cho ngưòi đi sau . Sau đó làm các nhà báo , phóng viên viết bài bị ném đá .
* Xem bài này mình thấy nhà báo cũng có phần đáng trách . Nhưng cái anh thạc sĩ này còn đáng trách nhiều hơn .
 
ngày trước mình cũng đọc báo mà tìm cách nuôi Dế, nhớ hồi đó xuống mãi củ chi mua của trại dế Thanh Tùng. trong chăn nuôi không chỉ đầu ra đc quan tâm mà cả bệnh tật nữa, báo chí thường chỉ viết số lượng con vật nuôi và lợi nhuận của nó. làm cái gì cũng vậy các bác phải bỏ thời gian ra thử nghiệm nữa chứ đừng đầu tư ồ ạt, phá sản rồi lại đổ thừa cho báo chí. mình nghĩ cái gì cũng phải bỏ công sức ra thì mới có ngày gặt hái, chứ chẳng ngồi mát, công việc nhàn nhã mà thu nhập như báo chí nói thì không có đâu. vài lời chia sẻ cùng anh em. thân!
 
Thực ra Phuhuy chỉ đề cập đến chuyện nha báo không nắm rõ thông tin hiện nay . Con rắn mối hiên nay người nuôi đang chật vật về đầu ra . Đúng ra là cái giá con giống của chủ trại bán như vậy , so với thời điểm hiên tại là quá cao .
- Nếu ai không thường xuyên vào Agriviet thì không biết rõ nguồn cơn . Nhưng hiện nay đa số bà con là xem báo , đài hàng ngày . Những người biết vào itenet tìm hiểu chỉ là hạt cát trong 1 đống cát mà thôi . Điển hình như tôi khi nuôi rắn , thất bại ê chề . Tức quá mới học cách vào itenet tìm hiểu , học hỏi các bác đi trước . Cũng từ báo , đài mà mình ham , mê chăn nuôi . Cũng những địa chỉ do báo ,đài cung cấp mà mình mò đi tìm mua con giống .
* Riêng về các đài truyền hình , báo nông nghiệp mình thấy : Các phóng viên ,nhà báo họ rất đàng hoàng . Không lấy tiền của nhà nông . Họ gặp chủ trại , chủ vườn năn nỉ xin thông tin để đăng bài . Nhằm giúp bà con nông dân đang loay hoay tìm hướng phát triển kinh tế . Họ cũng lên mạng tìm hiểu , thầy những mô hình hay , hiệu quả . Họ mớ tới đó xin phỏng vấn , ghi hình để giúp bà con . Nếu mô hình đó hay và hiệu quả thì cả 3 bên cùng có lợi . Nhà báo có lợi . Chủ trại , chủ vườn có lợi . Bà con nông dân học nghề có lợi .
* Riên về các chủ trang trại , chủ vườn : Đúng ra họ phải cung cấp thông tin trung thực cho người đi viết bài , phỏng vấn . Nhưng vì kinh tế họ đã nói quá mức về hiệu quả , vật nuôi , cây trồng . Việ này dẫn đến thiệt hại cho ngưòi đi sau . Sau đó làm các nhà báo , phóng viên viết bài bị ném đá .
* Xem bài này mình thấy nhà báo cũng có phần đáng trách . Nhưng cái anh thạc sĩ này còn đáng trách nhiều hơn .

vâng, em đồng ý với bác ạ. Muốn áp dụng thì phải nghiên cứu đủ đường mới được, chứ nghe người khác vẽ "đường đến ngày vinh quang" không là chết
 

Các bạn có để ý thấy đa số các bài viết về Anh Thuyết, Bài nào cũng có cụm từ Thạc Sĩ hay NCS.Thạc Sĩ. Trong khi nội dung vài viết về chăn nuôi và bán hàng nông sản chứ ko phải về giáo dục hay nghiên cứu. Ngay cả ở trang chủ cái banner có dòng : Chủ Trang Trại: NCS.Thạc Sĩ Nguyễn Văn Thuyết.Tôi tự hỏi: Nếu làm nông dân có cần phải khoe về trình độ học vấn như vậy ko ?Vậy anh Thuyết có đủ trình độ và khả năng tự vẻ vời, hay phải chờ hay cần phải đợi đến báo chí vẻ dùm?
Đồng ý với bác.Ngay cả trang web của ông Thuyết cũng lu loa về vấn đề này, tâng bốc quá cỡ về khả năng nuôi và đầu ra ( lấy ngôi thứ ba, mượn lời kể của người khác ). bán đâu ra, ai mà ăn.
 
Vãi cho cái ông sắp làm Tiến Sĩ Nguyễn Văn Thuyết nuôi rắn mối và cái đống số liệu quăng bom.
 
Thạc sĩ về thể dục thể thao, kiến thức về nông nghiệp thì cũng như 1 số anh chị em thôi. Không đem học thức ra lòe thiên hạ được, vì có phải chuyên nghành của nó đâu. Đứng có suốt ngày đem cái danh thạc sĩ ra như vậy chứ.
 
Phải chăng bà kon chủ yếu mua bán lấy giống chứ không bán thịt, vì rắn mối sinh sản không nhiều nên ai cũng muốn bán giống hơn bán thịt. Tâm lý này giống với con nhím trước đây?
Rắn mối là món ăn chơi, món nhậu như dế, bò cạp... thì chả cần phải có hiệu quả chữa bệnh thì người ta vẫn ăn

Thật sự vẫn đang nghĩ... :unsure:
Đúng vậy, tui đến nhiều chỗ nuôi mấy thứ hoang dã này thì đưa cái mặt "ngu ngu" ra để quan sát. 10 chú thì hết 9 cứ nhăm nhăm bán giống, muốn hỏi về kỹ thuật hay 8 tùm lum thì cuối cùng cũng bị "gài kèo" bán giống. Bó tay, hiếm thấy ông nào ngồi động não tính đường xuất thịt. Tui làm nhiều ngành nghề, 1 mình 1 xe 67 rong chơi nhiều nơi nên có góc nhìn tương đối. Nói chuyện bâng quơ 1 chút là tui biết ông nào có ý đồ "gài lựu đạn" liền.
 
Mấy cái bài báo tào lao, Thề luôn, chẳng có thằng nào đưa ra được bằng chứng là làm giàu từ rắn mối.
 
Tôi cũng là người thường tiếp xúc với giới báo chí, đa số họ tự tìm đến qua các thông tin trên mạng, họ viết bài theo sự phỏng vấn với người nuôi, và nội dung có thể k chính xác từ thông tin do người được phỏng vấn cung cấp, chứ họ cũng k cố tình đưa thông tin sai lệch.

Mỗi bài viết được đăng tải, người viết được hưởng 700.000 đồng. Do đó đa số các phóng viên phải tìm kiếm chủ đề để viết, phải đi thực tế để viết.

Còn việc một số chủ trại, chủ doanh nghiệp dùng báo chí để PR cho sản phẩm của mình cũng có xãy ra, nhưng không nhiều và thường là ở những tờ báo lớn có số phát hành cao.
 
Phóng viên báo chí ở VN đa số là người "cái gì cũng biết" nhưng thực ra lại chẳng biết cái gì. Bốn, năm năm đại học hết 1/2 chương trình người ta dạy chủ nghĩa, định hướng, tính đảng, triết...1/4 là lịch sử, văn hóa, văn minh thế giới, thần thoại hy lạp...1/4 còn lại là dạy chuyên ngành báo chí, trong 1/4 này thì chia nhỏ cho đủ thứ nào là báo in, báo mạng, truyền hình, phát thanh, quảng cáo...Một số trường có chuyên ngành riêng như ngành báo in, báo ảnh ... nhưng chác cũng phải học tất cả. Chả thấy người ta dạy các thứ như: viết bài về nông nghiệp, viết bài kinh tế, viết bài xã hội, Y tế...mà ngay cả người đi dạy cũng hầu hết là giảng viên hay nhà khoa học chứ rất ít là PV và không hề có nông dân nào cả. Rồi tới khi ra làm việc thì bạ đâu viết đấy, có mấy ai thực sự được nghiên cứu chuyên sâu và viết chỉ một mảng đâu. Mặt nữa, ngay cả khi đã có sự đầu tư chuyên sâu thì nếu không trồng cây, nuôi con thì cũng không thể nhận định thông tin chủ trang trại đưa ra là đúng sự thật hay không, ngay cả những nông dân chính hiệu quanh năm suốt tháng trồng trọt, chăn nuôi cũng bị lừa đấy thôi.
Khi đi viết bài về một trang trại nào đó PV chỉ thỏa mãn được một điều là mình đưa đúng thông tin được cung cấp từ chủ trại, lãnh đạo địa phương, và những người liên quan khác ví dụ như hàng xóm, khách hàng của chủ trại... là tự họ coi như xong trách nhiệm.
Vậy nên việc truyền thông đưa thông tin không đúng thực tế có căn nguyên của cả hệ thống. Đó là thảm họa chung của đất nước ta chứ không phải thảm họa riêng của nông dân hay phóng viên.
P/S: Bác Nguyenhungdung nói "mỗi bài viết được đăng tải, người viết được hưởng 700.000 đồng" là chưa đúng. Mức trả nhuận bút mỗi báo mỗi khác, mỗi bài mỗi khác. Có thể thấp hơn rất nhiều mà cũng có thể cao hơn rất nhiều mức như bác nghĩ.
 
P/S: Bác Nguyenhungdung nói "mỗi bài viết được đăng tải, người viết được hưởng 700.000 đồng" là chưa đúng. Mức trả nhuận bút mỗi báo mỗi khác, mỗi bài mỗi khác. Có thể thấp hơn rất nhiều mà cũng có thể cao hơn rất nhiều mức như bác nghĩ.

Bạn nói đúng, mỗi báo mỗi khác, nhưng phần nhiều là cỡ đó, vì tôi có hỏi các phóng viên của một số báo đài, họ nói như vậy. Chắc viết về nông nghiệp không cao bằng viết các mảng khác?
 
vâng, em đồng ý với bác ạ. Muốn áp dụng thì phải nghiên cứu đủ đường mới được, chứ nghe người khác vẽ "đường đến ngày vinh quang" không là chết

Câu này chuẩn đấy..... Năm ngoái chúng tôi cũng được ăn bánh vẽ nhưng khủng khiếp hơn thế này nhiều các bác nghe xem có mê không nhé.

Khi tham quan chúng tôi đc giới thiệu là mô hình nuôi Cá Chạch từ Cá bột đến khi thương phẩm khoảng 4 tháng - mật độ 100con/1m2 như vậy một năm có thể nuôi đc 3 vụ ( 4 vụ nếu gối đầu úm cá trước). 1m2 có thể thu đc 1kg cá thịt mà mô hình toàn la diện tích lớn có người 60.000m2 x 1kg/1m2 = đống tiền ( người bán giống cho chúng tôi còn nói là tất cả những vỏ bao đựng thức ăn cho cá không đc bỏ đi mà phải để lại mà đựng tiền). Đúng là phải nghiên cứu đủ đường các Bác ạ. Đừng làm kinh tế theo đường thẳng như chúng tôi.
 
Tình hình này mình phải nghiên cứu lại thông tin quảng bá trên báo mới được.
 
•Chăn nuôi đã là chịu cực chịu khó rồi !!!
•Lại phải còn chịu khổ cái đầu ra nữa !!!
 
em quê ở Bạc Liêu đây.
em có thằng bạn thời phổ thông làm bên ngân hàng, và nó duyệt cho chú thầy giáo này vay tiền để làm rắn mối đấy, và nó cũng là bạn với chú thầy đó, nó nói mấy lần nhậu còn ko có tiền, nó phải trả hết đó, ở đó mà tỷ phú, toàn nhà báo thêu dệt lên thôi, nó chung là lúc mới bắt đầu thì cũng bán đc 1 ít con giống, sau này chào bán có nhà hàng nào nó mua đâu.
mà ngay cả mình cũng thế, em mà vào nhà hàng cũng chưa bao giờ kêu món này, với lại cũng ít khi thấy trong thực đơn
 
Bài viết có nội dung tương tự


Back
Top