Nuôi thỏ như thế nào?

Thấy trên diễn đàn có nhiều topic về nhiều động vật nuôi khác nhau được trao đổi thảo luận rất hay, qua đó đúc kết trao đổi kinh nghiệm nuôi, hướng đến những quy trình nuôi tiên tiến hiệu quả, đem lại lợi ích thiết thực cho người nuôi.

Con thỏ là động vật nuôi vừa quen thuộc vừa mới mẻ. Về kỷ thuật nuôi thì đang dừng ở những kiến thức cơ bản, về kinh nghiệm nuôi thì mỗi người tích lũy một kinh nghiệm nuôi khác nhau. Nhìn tổng thể thì hiệu quả nuôi vẫn còn thấp, bài toán hiệu quả kinh tế từ nuôi thỏ vẫn còn phải tiếp tục tìm lời giải đáp theo hướng hiệu quả nhất, chính xác nhất.


Vậy tôi lập topic này với mong muốn những ai quan tâm đến nghề nuôi thỏ cùng thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi những hỏi đáp thắc mắc xung quanh nghề nuôi thỏ. Mong một ngày, nghề nuôi thỏ thật sự là một nghề nuôi hiệu quả. Hiện nay cũng rất vui là thị trường thịt thỏ bán rất chạy, đó là lời giải cho đầu ra con thỏ, vấn đề còn lại kỷ thuật nuôi để đạt hiệu quả cao nhất.


Thân chào.

********************************************************************

Nhắc lại quy trình chăm sóc thỏ mẹ, thỏ con.

- Thử thai sau 14 ngày phối giống, thỏ đậu thai được tiêm ADE, Can xi, PenStrep, Ivermectin và cầu trùng. Thỏ không đậu thai đưa vào danh sách phối lại.

- Ngày 24 thai kỳ tiêm lần 2 : ADE, Can xi, PenStrep.

- Ngày 31 thỏ sinh, tiêm thỏ mẹ: ADE, Can xi, PenStrep, kích sữa.

- Thỏ con: Từ ngày 1 đến ngày 14 cho bú bình thường. Ngày thứ 14 bỏ ổ thỏ con, cho sống chung với thỏ mẹ để tập ăn, tiêm phòng E-coli lần 1. Ngày thứ 25 tiêm phòng cầu trùng. Ngày thứ 31 thôi bú, bấm số tai thỏ, phân loại đực cái, tiêm phòng E-coli lần 2. Ngày 55 tiêm phòng ghẻ, ngày 60 tiêm vắc xin bại huyết.

- Thỏ mẹ sau khi sinh 15 ngày đưa vào danh sách phối giống lại.

Trong quy trình trên cần đặc biệt chú ý giai đoạn thỏ con từ khi thôi bú đến dưới 60 ngày tuổi, thỏ rất dễ tiêu chảy và chết rất nhiều, tỷ lệ thỏ sống nhiều hay ít là ở giai đoạn này.

Muốn nâng cao tỷ lệ sống cần chú ý những vấn đề sau:

- Hàng ngày quan sát phân thỏ để kịp thời phát hiện những đàn thỏ có biểu hiện tiêu chảy để kịp thời cách ly và điều trị.

- Nên nuôi riêng đực cái và nuôi thưa (2 con /ô chuồng) thỏ sẽ ít bệnh, lớn nhanh, dễ phát hiện thỏ bệnh.

- Chú ý lượng thức ăn hàng ngày vừa đủ, không thừa không thiếu và tỷ lệ các thành phần dinh dưỡng phù hợp với thỏ con.

- Những đàn thỏ suy dinh dưỡng trong giai đoạn bú mẹ thường dễ chết sau khi thôi bú, đối với những đàn thỏ này cần có chế độ chăm sóc đặc biệt, bổ sung vitamin, khoáng chất giúp thỏ phát triển bình thường.


 
Last edited by a moderator:
P
4 loại thuốc đó là:

- Kích sữa.

- ADE.

- Peni-Strepto.

- Can xi.

ADE có nhiều tên hiệu. Loại nào cũng được.

Nếu thử có thỏ con trong bụng thì chắc chắn thỏ đã có thai, tại vì khi phối giống bạn k nhớ ngày cụ thể nên k biết ngày đẻ. Kiểm tra bộ phận sinh dục, nếu nở lớn là thỏ sắp đẻ, đặt ổ trong chuồng trước đi, khi gần tới ngày đẻ, thỏ sẽ nhổ lông làm ổ.

Chào chú Dũng,
Sau khi thỏ đẻ xong mình chích 4 loại thuốc trên, chú cho cháu hỏi:
- Mình chích loại thuốc nào trước, loại nào sau và thời gian giữa các lần chích như thế nào?
- Chích dưới da hay chích bắp.
- Trong quá trình thỏ có chửa mình có cần phải chích các loại thuốc trên hay không? hay chỉ khi thỏ đẻ mình mới chích?
Rất cảm ơn chú đã giúp đỡ trong thời gian qua.
 
Chích cùng lúc 4 loại trên, chích dưới da hoặc chích bắp đều được.

Khi thỏ mang thai, có thể chích ADE, Can xi, Không cần chích Peni-Strepto và kích sữa, có thể chích kèm bivermectin (ghẻ).
 
Chào bạn,
Bạn liên hệ với tôi nhé, tôi cũng vừa chuyển giống Newzealand vào Bình Thuận đấy.
0983346370
mình muốn mua 1 số để cải thiện giống đàn thỏ nhà mình. bạn có thể báo giá cho mình ko/ vận chuyển tới gia lai luôn nhé ban. cám ơn bạn nhiều 01658197666(chiến)
 
M
biết sao nói vậy

*Trước đây mình có 8 năm nuôi rất nhiều thỏ vì ham sưu tầm giống thỏ và sách báo hướng dẫn.thỏ sinh sôi nhanh quá thành nhiều mà thôi chứ không vì mục đích kinh doanh,có chút ít kinh nghiệm của bản thân,có thể chưa phải là nhiều nhưng cũng mạo muội xin đóng góp với anh chị em :
- Nếu có ý nuôi thỏ kinh doanh thì nên tìm giống thỏ màu xám hung(như chó becgie ấy),giống nầy trước mình sưu tầm từ tòa giám mục,của mấy CHA Đạo họ nuôi.Thỏ giống của pháp mình nghe nói 12kg, nhưng thực tế mình nuôi thì khoảng chục kg con đực,cái thì 8 kg.hiện nay cũng có nhiều giống thỏ to con lắm.nên liên hệ trung tâm giống quốc gia là tốt nhất
- Chuồng thỏ đực 70 x 70 x 70 nuôi nhốt riêng
- Chuống thỏ cái đẻ 70x50x40 (dài rộng cao)
- Thỏ đực giống nên nuôi nhốt riêng cách biệt hoàn toàn,không cho nhìn thấy thỏ cái vì thỏ đực rất sung sẽ phá chuồng hoặc phóng tinh làm giảm sút tỉ lệ đậu thai cho thỏ cái khi cho giao phối.Tỉ lệ thích hợp là 1 đực 7 cái
- Chuồng nên đóng bằng lưới và che kín 3 mặt tránh gió, thỏ là loài gậm nhấm nên hay phá chuồng lắm,phía trước làm song đứng khoảng cách 6cm treo một tấm tôn hay gỗ nghiêng trên cao một chút bỏ cỏ vào thỏ sẽ tự rút xuống ăn tránh làm bẩn phần cỏ còn lại,có máng uống nước sạch,máng thức ăn bổ sung
- Thức ăn chính là cỏ,lá,xơ mít,lá mít.cơm,cám,bắp,ngủ cốc..vv.nói chung thỏ ăn rất nhiều loại,cứ cho thỏ ăn tất cả những gì ta có thể tận dụng được ở vườn nhà.Lưu ý DÊ có thể ăn 150 loại cây có độc nhưng thỏ thì không,nhưng các bạn đừng lo nếu bỏ thức ăn vào mà thỏ không ăn hoặc né tránh và chảy nước mắt chứng tỏ cây lá đó có độc hoặc không thuộc khẩu phần ăn của chúng thì đừng bao giờ bỏ vào chuồng thỏ nữa chứ thỏ chưa bao giờ ngộ độc thức ăn đâu
- Hạn chế cho thỏ ăn thức ăn tinh bột và ngũ cốc,chỉ cho bổ sung mỗi tuần 1 lần khoảng 50gam với thỏ giống,150 - 200 gam với thỏ thịt vì hệ tiêu hóa cuả thỏ không có men tiêu hóa tinh bột nên dễ đi chảy và chết,tốt nhất bổ sung tinh bột bằng khoai lang củ tươi
*** Chú ý : thỏ ăn về đêm gấp 3 lần ngày.và ăn lại phân non của chính nó nữa nên chú ý lượng thức ăn dồi dào về đêm để thỏ mau lớn
- Thỏ tơ hoặc thỏ lỡ lứa ta theo dõi hàng ngày khi nào thấy bướm thỏ cái ửng đỏ là có hiện tượng động dục,nhớ đừng thả đực vội vì lúc nầy thỏ cái chưa chịu đực ngay đâu,thả vào hai con quần nhau chí chóe chỉ có hại thôi.khoảng 2 hoặc 3 ngày khi bướm thỏ cái chuyển màu sẫm như tụ huyết là thời gian chín muồi nên đưa mời anh thỏ đực hành sự là tốt nhất.Và cũng nhớ hôm sau thả lại 1 lần nữa thì tỉ lệ có 8 - 12 con là chắc (thỏ có khả năng rụng trứng và thụ tinh hai lần nên lần 2 sẽ tăng đáng kể số thai thụ tinh)
- Sau 21 ngày Thỏ đẻ từ 8 _ 12 con mỗi lứa,sau 2 ngày(đúng ngày thứ 2 và thứ 3 sau khi đẻ)thả đực lại vậy là 2 lần 100% có thai(nhớ thả con cái vào chuồng con đực để thỏ đực sân nhà chủ động hơn và không dẫm chết thỏ con)thời gian tốt nhất khoảng tầm 9h sáng.Theo dõi khi con đực bật ngữa ra và kêu 1 tiếng ÉC (như heo ấy )là mọi việc đã xong,bắt thỏ cái về lại chuồng ngay để nghĩ ngơi
- Sau khi đẻ 2 ngày không thả đực lại thì phải đợi chu kỳ động dục tiếp : vào khoảng 22 - 28 ngày sau mới được
- Sau 7 ngày ta có thể bắt thỏ lên để nằm theo tư thế bình thường tay trái vuốt nhẹ trên đầu và hai tai,tay phải sờ nắn nhẹ dưới bụng,nếu có kinh nghiệm có thể đếm được số thai (số con)
- Nên làm ổ đẻ cho thỏ.kích thước 40x30 cao thành 7cm vì thỏ thường hay nghĩ ngơi trong ổ 1/3 diện tích phần còn lại là thỏ con.Ổ chật thỏ sẽ đè chết con,Thành cao thỏ ra vao khó khăn sẽ dẫm con.Khi thỏ rứt lông bụng là đêm nó sẽ đẻ
-Thỏ con khi 15 ngày tuổi thì tách mẹ,để thỏ mẹ nghĩ ngơi chuẩn bị đẻ lứa sau
-30 ngày tuổi đã có thể phân biệt thỏ đực - cái : cầm gáy thỏ con lưng tựa vào lòng bàn tay hơi ngữa bụng lên dùng 2 ngón tay ấn nhẹ hai bên bộ phận sinh duc sẽ lồi ra nếu u lên như ngọn núi hình chóp như chữ O là đực,nếu cũng u lên nhưng có một rãnh cắt nhìn như chữ n là cái (phân biệt để có hướng nuôi thịt hoặc hậu bị)
Chút kinh nghiệm nhỏ nhoi Chúc anh chị em có ý nuôi thỏ kinh doanh gặp nhiều may mắn.thành công mỹ mãn
 
Ở đồng tháp hiện có 2 loại thức ăn cho Heo mà mình thường dùng cho Thỏ.Nhưng giá cả chênh lệch quá xa.ko biết tác dụng thế nào ? Cả 2 loại đạm 17 ,nhưng 1 loại giá 300k và 1 loại giá 205k Ko biết ngoài việc xem chỉ số đạm mình còn xem chỉ số gì nữa ko ? hoặc mình cho ăn loại 205 có hại gì ko ? nhờ anh em tư vấn dùm.xin cảm ơn
 
Ở đồng tháp hiện có 2 loại thức ăn cho Heo mà mình thường dùng cho Thỏ.Nhưng giá cả chênh lệch quá xa.ko biết tác dụng thế nào ? Cả 2 loại đạm 17 ,nhưng 1 loại giá 300k và 1 loại giá 205k Ko biết ngoài việc xem chỉ số đạm mình còn xem chỉ số gì nữa ko ? hoặc mình cho ăn loại 205 có hại gì ko ? nhờ anh em tư vấn dùm.xin cảm ơn

Thường những thức ăn của những hãng có tiếng sẽ có giá cao hơn những hãng mới. Tuy nhiên vẫn có những yếu tố làm giá thành chênh lệch như: năng lượng cung cấp, khối lượng, tỷ lệ các thành phần pha chế...Đối với thỏ thì nên căn cứ độ đạm từ 16% - 17%, nên là đạm thực vật.

Bạn cứ thử dùng loại 205k xem sao?


Ở đồng tháp hiện có 2 loại thức ăn cho Heo mà mình thường dùng cho Thỏ.Nhưng giá cả chênh lệch quá xa.ko biết tác dụng thế nào ? Cả 2 loại đạm 17 ,nhưng 1 loại giá 300k và 1 loại giá 205k Ko biết ngoài việc xem chỉ số đạm mình còn xem chỉ số gì nữa ko ? hoặc mình cho ăn loại 205 có hại gì ko ? nhờ anh em tư vấn dùm.xin cảm ơn

Thường những thức ăn của những hãng có tiếng sẽ có giá cao hơn những hãng mới. Tuy nhiên vẫn có những yếu tố làm giá thành chênh lệch như: năng lượng cung cấp, khối lượng, tỷ lệ các thành phần pha chế...Đối với thỏ thì nên căn cứ độ đạm từ 16% - 17%, nên là đạm thực vật.

Bạn cứ thử dùng loại 205k xem sao?


--------

@ minhloc_66:

Cám ơn bạn về những kinh nghiệm mà bạn chia sẻ.

Tuy nhiên có những yếu tố cần xem lại, có thể do kỹ thuật nuôi bây giờ và ngày xưa bạn muôi đã có nhiều thay đổi.

- Về con giống: thỏ nặng 10kg/con là giống gì? tôi chưa từng gặp.

- Chuồng nuôi: với thỏ đực thì như thế là hợp lý, tuy nhiên chiều cao hơi thừa, chỉ cần khoảng 0,5m để thao tác dễ dàng và tiết kiệm diện tích chuồng nuôi, quan trọng là chuồng thiết kế vững.

Còn chuồng thỏ cái thì quá thừa: hiện tại có thể nuôi mỗi ô chuồng thỏ cái với kích thước: 0,5 x 0,4 x 0,3 (m) vì có thể ngày xưa bạn nuôi để cho thỏ mẹ tự nuôi con chung một chuồng nên cần phải làm lớn như thế, bây giờ nuôi theo phương pháp cho thỏ con bú theo cử và nuôi nhốt riêng nên k cần phải làm lớn như thế, tốn vật tư, tốn diện tích.

- Không cần thiết kế máng ăn cỏ, có thể cho cỏ trực tiếp trên nóc chuồng được làm bằng lưới B40, thỏ rút cỏ xuống ăn, thiết kế như thế này đơn giản, tiết kiệm cả diện tích lẫn công sức và vật tư.

- Việc lập trình phối giống cho thỏ chủ yếu theo chu kỳ thời gian (15 ngày) và theo dõi bằng máy vi tính, chứ nếu với số lượng vài trăm thỏ sinh sản thì việc kiểm tra mỗi ngày từng con sẽ rất khó khăn, nhất là việc phối lại ngày hôm sau (thỏ đực sẽ mau xuống sức vì phải làm việc liên tục, dẫn đến hiệu quả thụ thai sẽ kém). Hiện tại chổ tôi chỉ áp dụng phối một lần duy nhất, qua theo dõi thì năng suất đẻ vẫn ngang bằng thậm chí cao hơn phương pháp phối 2 lần.

- Thỏ đẻ vào ngày thứ 30 - 31 chứ k phải ngày thứ 21.

- Dù có phối 2 lần thì tỷ lệ thỏ đậu thai 100% là không thể. Việc bắt thỏ cái đến chuồng thỏ đực hoặc ngược lại khi phối giống cho thỏ trên thực tế vẫn như nhau, chỉ có điều là chuồng thỏ đực thiết kế to hơn và vững chắc hơn nên thỏ đực dễ bắt được thỏ cái hơn và do đó phối giống dễ thành công hơn.

- Việc thử thai vào giai đoạn 7 ngày sau khi phối giống là rất khó khăn, rất dễ cảm nhận lầm, nếu cảm nhậm lầm thỏ có thai, sẽ mất thời gian hơn 20 ngày khi thỏ k đâu thai phải phối giống lại. Nếu xác định thỏ k đâu thai, thì phối lại lúc này cũng khó vì chưa tới chu kỳ đông dục tiếp theo. Tốt nhất nên thử lúc 14 ngày, nếu k đậu cũng đã bước sang chu kỳ động dục thứ hai, thỏ dễ phối lại hơn. Theo quy trình này sẽ hợp lý về mặt thời gian, k tốn công thử thai nhiều lần, xác suất kiểm tra thụ thai là 100%, dễ thử.

- Cho thỏ con thôi bú lúc 15 ngày tuổi là k hợp lý, lúc này thỏ con mới bắt đầu tập ăn, mất nguồn sữa mẹ lúc này sẽ dẫn đến thỏ con đói, k lớn và chết.

Vài ý kiến cùng bạn.
 
Last edited:
bạn minhloc66 có những kinh nghiệm rất quý(tuy rằng hơi khác người) có lẽ như bạn nói chỉ thik hợp nuôi làm cảnh cho vui thôi chứ nuôi kinh doanh thì ko ổn rồi.
loại thỏ 10-12kg/con thì trên thế giới đã có và được triều tiên nhập từ năm 2008 nhưng chưa xuất hiện tại việt nam bạn ah. mà nếu có thì cũng rất khó nuôi kinh doanh vì chúng đẻ kém và thời gian nuôi dài. có lẽ nuôi để hù dọa thiên hạ sẽ tốt hơn hjhj.
còn những diều khác cũng như bác nguyenhungdung đã nói.
đôi điều hiểu biết nông cạn xin chia sẻ. chúc mọi người ngày mới vui vẻ và thành công

--------

vài ý kiến nè.
[h=1]Con thỏ khổng lồ[/h]
Cập nhật lúc 15h22' ngày 05/01/2007
icon_print.gif

icon_email.gif

icon_comment.gif

<SCRIPT type=text/javascript> counter(11428); </SCRIPT>
counter.ashx
Xem thêm: con, tho, khong, lo
Hiếm có ông chủ trang trại nào mát tay được như bác Karl Szmolinsky ở thị trấn Eberswalde, Đức. Bằng chứng là thỏ Robert nhà bác đã đạt cân nặng xấp xỉ 10 kg và được công nhận là con thỏ lớn nhất thế giới.
Thỏ Robert bắt đầu nổi tiếng kể từ tháng Hai đầu năm nay, sau khi thỏ Rudi của bác Erwin Teichmann đạt danh hiệu “Vua thỏ Berlin” bằng 8,7 kg cân nặng. Trong khi đó, cùng thời điểm ấy, Robert đã trội hơn hẳn nửa kg.
Danh tiếng chăn nuôi của bác nông dân Karl Szmolinsky cũng bắt đầu nổi lên từ đó. Đến nay, bác đã nhận không ít các đơn đặt hàng từ Hàn Quốc xin mua giống thỏ do chính tay bác lai tạo. Hiện đã có 12 con thỏ được xuất sang xứ Hàn để nuôi thử nghiệm.
Được biết, giống thỏ khổng lồ này sau khi trưởng thành sẽ đạt cân nặng tối thiểu 7 kg, với tuổi thọ trung bình trên dưới 1 thập kỷ.
Giant_rabbit.jpg

(Ảnh: BBC)
Theo Dân trí


<TBODY>
</TBODY>
 
Last edited:
P
Chào chú Dũng,
Chú cho cháu hỏi:
- Thỏ nhà cháu nuôi hay rứt lông lẫn nhau và dí cắn nhau kêu chí chóe, mặc dù cháu đã tách riêng đực cái khi được 1.5 - 2 tháng và mỗi ô chuồng 0.5x0.5 chỉ nuôi 2-3 con thôi.
- Một số thỏ nái và thỏ thịt hay cào chuống và máng ăn làm đổ nhiều bột xuống nền (cháu cho ăn bột T01, T02).
Chú chỉ giúp cháu nguyên nhân và cách khắc phục với.
Cảm ơn chú.
 
Chào chú Dũng,
Chú cho cháu hỏi:
- Thỏ nhà cháu nuôi hay rứt lông lẫn nhau và dí cắn nhau kêu chí chóe, mặc dù cháu đã tách riêng đực cái khi được 1.5 - 2 tháng và mỗi ô chuồng 0.5x0.5 chỉ nuôi 2-3 con thôi.
- Một số thỏ nái và thỏ thịt hay cào chuống và máng ăn làm đổ nhiều bột xuống nền (cháu cho ăn bột T01, T02).
Chú chỉ giúp cháu nguyên nhân và cách khắc phục với.
Cảm ơn chú.

Thỏ cắn nhau chủ yếu là thỏ đực, do đó mặc dù bạn đã tách riêng đực cái nhưng vẫn nhốt chung thỏ đực với nhau chúng sẽ cắn nhau. Nếu giữ thỏ đực làm giống thì nhốt riêng ra từng con, nếu nuôi thương phẩm thì có thể thiến thỏ sẽ k cắn nhau, nuôi mau lớn.

Thỏ hay cào chuồng và cắn dụng cụ đựng thức ăn nhất là những máng bằng nhựa, muốn khắc phục vấn đề này, bạn có thể cho thỏ ăn ngoài chuồng hoặc dùng gáo dừa khô làm máng ăn, ở trại tôi hiện đã thay toàn bộ máng nhựa bằng gáo dừa khô ( gáo dừa gia công sạch và khoan lỗ bắt móc kẽm), giờ k còn lo thỏ cắn phá nữa.
 
T
Nuôi thỏ

Chào Chú Dũng!

Bữa giờ Con cũng có nghiên cứu bài viết về nuôi thỏ của Chú ,Con có vài nghi vấn mong Chú chỉ giáo vì Con chưa biết gì về nuôi Thỏ.
Thứ 1 : người mới tập nuôi như Con thì nuôi khoảng bao nhiêu thỏ giống(để nó đẻ nuôi thương phẩm)
Thứ 2 : thỏ giống chỗ chú mua về thì bao lâu nó đẻ con và mấy tháng thỏ con thành thỏ thịt (có thể bán)
Thứ 3 : Con ở Gò Công Tiền Giang khi vận chuyển thỏ về xa quá thỏ bị strees không đẻ ko ?
Về đầu ra thì con biết Chú có mua lại nên con không hỏi , về kỹ thuật nuôi thì Con cũng có nghiên cứu bài viết của Chú rồi , Con chưa nuôi nên chưa biết hởi gì
chỉ có vài nghi vấn như vậy để Chú tư vấn cho Con thôi.
Con rất mong được Chú chỉ bảo
Trân trọng!
 
Chào Chú Dũng!

Bữa giờ Con cũng có nghiên cứu bài viết về nuôi thỏ của Chú ,Con có vài nghi vấn mong Chú chỉ giáo vì Con chưa biết gì về nuôi Thỏ.
Thứ 1 : người mới tập nuôi như Con thì nuôi khoảng bao nhiêu thỏ giống(để nó đẻ nuôi thương phẩm)
Thứ 2 : thỏ giống chỗ chú mua về thì bao lâu nó đẻ con và mấy tháng thỏ con thành thỏ thịt (có thể bán)
Thứ 3 : Con ở Gò Công Tiền Giang khi vận chuyển thỏ về xa quá thỏ bị strees không đẻ ko ?
Về đầu ra thì con biết Chú có mua lại nên con không hỏi , về kỹ thuật nuôi thì Con cũng có nghiên cứu bài viết của Chú rồi , Con chưa nuôi nên chưa biết hởi gì
chỉ có vài nghi vấn như vậy để Chú tư vấn cho Con thôi.
Con rất mong được Chú chỉ bảo
Trân trọng!

Cám ơn bạn đã đọc bài viết của tôi. Những kỹ thuật mà tôi áp dụng là từ kinh nghiệm nuôi thỏ của tôi, muốn chia sẻ cùng anh em có tâm huyết với nghể nuôi thỏ.

Những thắc mắc của bạn, theo tôi là những thắc mắc chung của đa số người mới bước vào nuôi thỏ hoặc mới có dự định nuôi.

1. Người mới bước vào tập nuôi thỏ nên tìm hiểu trước những công việc mà mình sẽ làm, có những cái sẽ rắc rối và bỡ ngỡ, tuy nhiên rồi cũng sẽ quen và dần dần sẽ tích lũy được kinh nghiệm. Việc nuôi nhiều hay ít tùy thuộc vào điều kiện của từng người, nhưng tốt nhất là nên nuôi với số lượng ít thôi để qua đó học hỏi kinh nghiệm.

2. Thỏ giống tại chổ tôi bán ra có 2 loại: 40 ngày tuổi và 2 tháng tuổi. Thỏ cái 5 tháng tuổi bắt đầu phối giống, thời gian mang thai là 30 ngày. Thỏ sau khi sinh nuôi từ 3 tháng trở lên có thể xuất bán thỏ thịt (trọng lượng trên 2kg).

3. Khi vận chuyển thỏ đi xa cũng dễ gây ra stress cho thỏ, tuy nhiên nếu phương tiện vận chuyển tốt, bao bì an toàn cũng không có vấn đề gì.

Vài ý kiến chia sẻ cùng bạn.
 
N
Cần vắcxin cho thỏ

Chào a Dũng!
- Ở thỏ có bị bệnh bướu cổ không a? Thỏ của e bị ở dưới cổ 1 cục rất to, cứng... giống như bướu cổ vậy, nếu có thì mình điều trị như thế nào?

--------

Mình ở Bạc Liêu, anh em nào ở Bạc Liêu hay ở Cần Thơ chỉ chỗ mình mua vắcxin cho thỏ với hoặc nếu có thì chia lại cho mình 1 ít cũng được.
Anh em nào có liên hệ mình nhe hoặc để lại sđt mình liên hệ lại.
Phong: 0982 580781
 
Last edited by a moderator:
Mình chưa thấy bệnh bướu cổ ở thỏ, trường hợp thỏ của bạn như thế tôi cũng không xác định được nguyên nhân, nên k có hướng điều trị như thế nào.

Bạn xem kỹ lại chổ đó có bị viêm sưng gì không? Nếu thật sự thỏ bị bướu cổ, tôi nghĩ việc điều trị cũng sẽ rất khó khăn và tốt hơn hết là nên loại bỏ.
 
N
Cách chọn thỏ hậu bị (làm giống)

Chào a Dũng!
- Để chọn thỏ giống (đực, cái) thì mình dựa vào tiêu chí như thế nào?
- Thỏ cái khoảng 2 tháng tuổi thì làm sao biết được bao nhiêu vú?
- Khi mua thỏ cái (lớn) thì làm sao mình biết nó có đẻ lứa nào chưa?
 
Chào a Dũng!
- Để chọn thỏ giống (đực, cái) thì mình dựa vào tiêu chí như thế nào?
- Thỏ cái khoảng 2 tháng tuổi thì làm sao biết được bao nhiêu vú?
- Khi mua thỏ cái (lớn) thì làm sao mình biết nó có đẻ lứa nào chưa?

Nếu nói dựa theo chí nào để lựa thỏ giống thì theo nhiều tài liệu đã hướng hướng dẫn, riêng tôi khi lựa thỏ hậu bị giống, tôi lựa chọn theo những tiêu chí sau:

- Lựa theo đặc tính sinh trưởng, những đàn thỏ mau lớn, không bệnh, tỷ lệ sống cao.

- Thỏ đực có đầu to, thân dài, chân dài, to con.

- Thỏ cái lưng thẳng, bụng thon. Còn lưa theo vú thì tôi chịu, chưa lựa như thế bao giờ.

Khi mua thỏ giống k nên mua thỏ quá lớn, chỉ nên mua thỏ từ 2 tháng tuổi trở lại, trọng lượng dưới 2kg. Còn nhìn thỏ đó có đẻ lứa nào chưa chủ yếu dựa vào kinh nghiệm.
 
P
@ phuoc-loc:

Thỏ của bạn bị viêm vú do sốt sữa, nguyên nhân là khi thỏ đẻ bạn k tiêm can xi cho thỏ. Bạn xử lý bằng cách dùng dao lam mới mổ môt vết nhỏ tại vị trí viêm sưng và lấy hết chất hư ra, sau đó sát trùng bằng các loạị thuốc sát trùng vết thương, chích cho thỏ 0.5cc Peni-strepto chống viêm nhiễm vết thương.

Thỏ 3.5t nặng 1.8 kg là chậm lớn, nguyên nhân thỏ chậm lớn chủ yếu do dinh dưỡng và giống.

Về mặt dinh dưỡng, nếu bạn cho ăn 100% thức ăn thỏ (Euro feed) thì xem lại về lượng có đủ k? và một điều cũng quan trọng làm thỏ chậm phát triển là thiếu nước.

Về con giống, nếu giống thỏ nhỏ con sẽ chậm lớn. Mặt khác nếu giống bị thoái hóa, đồng huyết cũng sẽ gây chậm lớn, do đó trên thực tế thường phải lai để tạo ưu thế về mặt sinh trưởng cho thỏ, thỏ lai thường dùng thỏ ngoại có thể hình lớn con để làm nền tảng lai.

Chào chú Dũng,
Chú cho cháu hỏi, thời gian cho thỏ ăn và khẩu phần cho từng loại thỏ như thế nào thì đạt tăng trọng tốt nhất. Chú có thể chia sẻ loại thức ăn và khẩu phần mà chú đang áp dụng là gì được không ạ.
Cháu dùng loại T01 và T02.
Cảm ơn chú.
 
T
Cám ơn bạn đã đọc bài viết của tôi. Những kỹ thuật mà tôi áp dụng là từ kinh nghiệm nuôi thỏ của tôi, muốn chia sẻ cùng anh em có tâm huyết với nghể nuôi thỏ.

Những thắc mắc của bạn, theo tôi là những thắc mắc chung của đa số người mới bước vào nuôi thỏ hoặc mới có dự định nuôi.

1. Người mới bước vào tập nuôi thỏ nên tìm hiểu trước những công việc mà mình sẽ làm, có những cái sẽ rắc rối và bỡ ngỡ, tuy nhiên rồi cũng sẽ quen và dần dần sẽ tích lũy được kinh nghiệm. Việc nuôi nhiều hay ít tùy thuộc vào điều kiện của từng người, nhưng tốt nhất là nên nuôi với số lượng ít thôi để qua đó học hỏi kinh nghiệm.

2. Thỏ giống tại chổ tôi bán ra có 2 loại: 40 ngày tuổi và 2 tháng tuổi. Thỏ cái 5 tháng tuổi bắt đầu phối giống, thời gian mang thai là 30 ngày. Thỏ sau khi sinh nuôi từ 3 tháng trở lên có thể xuất bán thỏ thịt (trọng lượng trên 2kg).

3. Khi vận chuyển thỏ đi xa cũng dễ gây ra stress cho thỏ, tuy nhiên nếu phương tiện vận chuyển tốt, bao bì an toàn cũng không có vấn đề gì.

Vài ý kiến chia sẻ cùng bạn.
Con rất cảm ơn những lời tư vấn rất bổ ích từ Chú,nếu Con thực hiện được việc nuôi thỏ thì chắc còn thỉnh giáo Chú rất nhiều.
Cảm ơn Chú và Con chúc trạu thỏ của Chú phát triển và thành đạt.
Trân trọng
 
Chào chú Dũng,
Chú cho cháu hỏi, thời gian cho thỏ ăn và khẩu phần cho từng loại thỏ như thế nào thì đạt tăng trọng tốt nhất. Chú có thể chia sẻ loại thức ăn và khẩu phần mà chú đang áp dụng là gì được không ạ.
Cháu dùng loại T01 và T02.
Cảm ơn chú.

Tôi cũng đang dùng T01 và T02 kết hợp với cho ăn lá trà khổng lồ và cỏ . Tôi cho ăn tối đa có nghĩa là thức ăn luôn có trong máng ăn, ngày bỏ thức ăn cho thỏ 2 lần sáng và chiều.

Thật ra đối với cám thỏ T01 và T02 tôi cũng đang thử nghiệm và đang xem xét và so sánh với một số loại thức ăn khác, có một số yếu tố tôi cần xác định lại như độ tăng trọng, tiêu tốn thức ăn, khả năng gây rối loạn tiêu hóa.
 
N
- Cám thỏ T01, T02 giá 1 kg bao nhiêu vậy a Dũng? e đang cho thỏ ăn thức ăn giá 12.000/kg và đang tìm cách hạ chi phí tối đa.
- Trong TP HCM anh biết chỗ nào bán Vắc xin Bại huyết không?
 
Back
Top