Nuôi thỏ như thế nào?

Thấy trên diễn đàn có nhiều topic về nhiều động vật nuôi khác nhau được trao đổi thảo luận rất hay, qua đó đúc kết trao đổi kinh nghiệm nuôi, hướng đến những quy trình nuôi tiên tiến hiệu quả, đem lại lợi ích thiết thực cho người nuôi.

Con thỏ là động vật nuôi vừa quen thuộc vừa mới mẻ. Về kỷ thuật nuôi thì đang dừng ở những kiến thức cơ bản, về kinh nghiệm nuôi thì mỗi người tích lũy một kinh nghiệm nuôi khác nhau. Nhìn tổng thể thì hiệu quả nuôi vẫn còn thấp, bài toán hiệu quả kinh tế từ nuôi thỏ vẫn còn phải tiếp tục tìm lời giải đáp theo hướng hiệu quả nhất, chính xác nhất.


Vậy tôi lập topic này với mong muốn những ai quan tâm đến nghề nuôi thỏ cùng thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi những hỏi đáp thắc mắc xung quanh nghề nuôi thỏ. Mong một ngày, nghề nuôi thỏ thật sự là một nghề nuôi hiệu quả. Hiện nay cũng rất vui là thị trường thịt thỏ bán rất chạy, đó là lời giải cho đầu ra con thỏ, vấn đề còn lại kỷ thuật nuôi để đạt hiệu quả cao nhất.


Thân chào.

********************************************************************

Nhắc lại quy trình chăm sóc thỏ mẹ, thỏ con.

- Thử thai sau 14 ngày phối giống, thỏ đậu thai được tiêm ADE, Can xi, PenStrep, Ivermectin và cầu trùng. Thỏ không đậu thai đưa vào danh sách phối lại.

- Ngày 24 thai kỳ tiêm lần 2 : ADE, Can xi, PenStrep.

- Ngày 31 thỏ sinh, tiêm thỏ mẹ: ADE, Can xi, PenStrep, kích sữa.

- Thỏ con: Từ ngày 1 đến ngày 14 cho bú bình thường. Ngày thứ 14 bỏ ổ thỏ con, cho sống chung với thỏ mẹ để tập ăn, tiêm phòng E-coli lần 1. Ngày thứ 25 tiêm phòng cầu trùng. Ngày thứ 31 thôi bú, bấm số tai thỏ, phân loại đực cái, tiêm phòng E-coli lần 2. Ngày 55 tiêm phòng ghẻ, ngày 60 tiêm vắc xin bại huyết.

- Thỏ mẹ sau khi sinh 15 ngày đưa vào danh sách phối giống lại.

Trong quy trình trên cần đặc biệt chú ý giai đoạn thỏ con từ khi thôi bú đến dưới 60 ngày tuổi, thỏ rất dễ tiêu chảy và chết rất nhiều, tỷ lệ thỏ sống nhiều hay ít là ở giai đoạn này.

Muốn nâng cao tỷ lệ sống cần chú ý những vấn đề sau:

- Hàng ngày quan sát phân thỏ để kịp thời phát hiện những đàn thỏ có biểu hiện tiêu chảy để kịp thời cách ly và điều trị.

- Nên nuôi riêng đực cái và nuôi thưa (2 con /ô chuồng) thỏ sẽ ít bệnh, lớn nhanh, dễ phát hiện thỏ bệnh.

- Chú ý lượng thức ăn hàng ngày vừa đủ, không thừa không thiếu và tỷ lệ các thành phần dinh dưỡng phù hợp với thỏ con.

- Những đàn thỏ suy dinh dưỡng trong giai đoạn bú mẹ thường dễ chết sau khi thôi bú, đối với những đàn thỏ này cần có chế độ chăm sóc đặc biệt, bổ sung vitamin, khoáng chất giúp thỏ phát triển bình thường.


 
Last edited by a moderator:
- Cám thỏ T01, T02 giá 1 kg bao nhiêu vậy a Dũng? e đang cho thỏ ăn thức ăn giá 12.000/kg và đang tìm cách hạ chi phí tối đa.
- Trong TP HCM anh biết chỗ nào bán Vắc xin Bại huyết không?

Khoảng 9.500 đ/kg.

Tại TP HCM vắc xin bại huyết có bán tại công ty NAVETCO số 29 Nguyễn Đình Chiểu.
 
Q
Nhờ mọi người đóng góp ý kiến - Nuôi con gì và trồng cây gì

Chào các bạn!
Hiện nay tôi là 1 kỹ sư chuyên ngành năng lượng vẫn đi làm công ăn lương. Tuy công việc mình khá ổn định, nhưng làm vậy thấy rất lâu mới có nhà cửa được. Tôi đã nghĩ đến việc làm nông. sẽ đem tiền lương và tiền tích góp được để đầu tư vào nông nghiệp. Nhưng chưa biết bắt đầu như thế nào và phải
nuôi con gì trồng cây gì mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Tôi nhờ các anh em diễn đàn đóng góp ý kiến:
Gia đình tôi có khoảng 30,000m2 đất chia là 3 nơi
5000m2 gần nhà: lâu nay ba mẹ vẫn trồng cây sắn,và rau lang nuôi heo nhưng không hiệu quả
3000m2 vườn (gần nhà ) thì trồng keo lai , tôi thấy càng không hiệu quả vì 5-6 năm mới thu nhập 10 triệu.
Còn lại là đất đồi trồng keo lai. tôi thấy cây keo mọi người đã trồng quá nhiều,nó không mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Tôi thấy nhiều người ít đất mà vẫn làm giàu được nên tôi đã suy nghĩ rất nhiều
Hi vọng mọi người giúp đỡ.
Tôi cảm ơn
 
P
Tiêm canxi

Chào chú Dũng,
Cháu mua một bình canxi về chích cho thỏ nhưng không thấy ghi liều lượng chích cho thỏ chỉ có chích cho heo là 5ml. Mình nên chích cho thỏ bao nhiêu ml vậy chú.
Thanks a lot.
 
bác hiếu cho e hỏi chút. nước nacl nhỏ mũi cho thỏ có phải loại nước sinh lý mặn để pha các loại vacxin ko bác. cám ơn bác nhiều
 
M
Xin góp ý

Xin chào bác Dũng, nhờ bác tư vần giúp em với
Em mới ra trường, đi làm được một năm nay muốn đi theo đường chăn nuôi, em đang có kế hoạch nuôi thỏ thử nghiệm xem sao, em định nuôi thử nghiệm 100 thỏ thịt + 10 thỏ cái đẻ. nhưng hiện tại đang vướng mắc trong việc dự trù kinh phí. Bác nao đã từng nuôi thỏ rồi có thể tư vấn cho em kinh phí xây dựng chuồng trại ( từ A --> Z)+ con giống là khoảng bao nhiêu không.
Nếu bác nào có kinh nghiệm nũa có thể tính toán dùm em xem chi phí thức ăn + mọi thứ phát sinh từ lúc nuôi thỏ con tới lúc bán số lượng thỏ như trên là khoảng bao nhiêu không ? Rất mong góp ý từ các bác.
 
Xin chào bác Dũng, nhờ bác tư vần giúp em với
Em mới ra trường, đi làm được một năm nay muốn đi theo đường chăn nuôi, em đang có kế hoạch nuôi thỏ thử nghiệm xem sao, em định nuôi thử nghiệm 100 thỏ thịt + 10 thỏ cái đẻ. nhưng hiện tại đang vướng mắc trong việc dự trù kinh phí. Bác nao đã từng nuôi thỏ rồi có thể tư vấn cho em kinh phí xây dựng chuồng trại ( từ A --> Z)+ con giống là khoảng bao nhiêu không.
Nếu bác nào có kinh nghiệm nũa có thể tính toán dùm em xem chi phí thức ăn + mọi thứ phát sinh từ lúc nuôi thỏ con tới lúc bán số lượng thỏ như trên là khoảng bao nhiêu không ? Rất mong góp ý từ các bác.

Góp ý với bạn.

Bạn mới tập nuôi và dự định nuôi 100 thỏ thịt và 10 thỏ sinh sản là không hợp lý. Bạn mua thỏ giống để nuôi thỏ thịt sẽ không có lợi nhuận, bạn nên nuôi thỏ sinh sản để lấy thỏ con nuôi thịt. Số lượng thỏ sinh sản nuôi ban đầu bạn phải chọn lựa giống có năng suất cao, tỷ lệ sống cao làm nền tảng phát triển đàn thỏ sau này.

Vấn đề chi phí đầu tư.

- Chi phí xây dựng trại: Bạn tham khảo giá xây dựng tại chổ của bạn để nắm rõ hơn.

- Chi phí làm chuồng: Có nhiều loại chuồng, bằng gỗ, bằng sắt và chi phí cũng khác nhau và chi phí tối đa cho một ô chuồng (bằng sắt) có kích thước 0.4 x 0.5 x 0.3 m nuôi 1 thỏ sinh sản là 100.000đồng (có lấp van tự động). Bạn có thể hạ giá thành làm chuồng bằng nhiều cách như tự làm, tận dụng cây gỗ sẵn có...

- Con giống: từ 120.000đ/kg đến 200.000đ/kg tùy nơi cung cấp (thỏ trên 2 tháng tuổi trọng lượng mỗi con từ 1.3 - 1.8kg). Hoặc thỏ con 40 ngày tuổi từ 80.000đ/con đến 100.000đ/con.

- Thức ăn cho thỏ: Tùy bạn chọn phương thức nuôi, nuôi 100% rau cỏ, 100% thức ăn viên, nuôi kết hợp vừa rau cỏ vừa thức ăn viên. Thức ăn viên từ 9.500đ/kg đến 12.000đ/kg.

Những thông tin cơ bản hy vọng bạn sẽ tự tính toán được phương án khả thi cho công việc nuôi thỏ của mình.


--------

bác hiếu cho e hỏi chút. nước nacl nhỏ mũi cho thỏ có phải loại nước sinh lý mặn để pha các loại vacxin ko bác. cám ơn bác nhiều

NaCl (NatriCloric) bán ngoài tiệm thuốc tây để nhỏ mũi, mắt không phải nước sinh lý mặn.
 
Last edited:
M
Nuôi Thỏ

Cám ơn góp ý chân tình của bác Dũng, bác cho em hỏi ví dụ mình mua thỏ giống 40 ngày tuổi thì sau bao lâu thỏ bắt đầu đẻ vậy bác. Theo kinh nghiệm của bác thì thông thường tỉ lệ thỏ con chết là bao nhiêu % vậy.
 
Cám ơn góp ý chân tình của bác Dũng, bác cho em hỏi ví dụ mình mua thỏ giống 40 ngày tuổi thì sau bao lâu thỏ bắt đầu đẻ vậy bác. Theo kinh nghiệm của bác thì thông thường tỉ lệ thỏ con chết là bao nhiêu % vậy.

Thỏ 40 ngày tuổi nuôi thêm khoảng 4 tháng thì cho phối giống (đối với thỏ cái sinh sản) và 5 tháng (với thỏ đực giống) tức là thỏ cái cho phối giống lần đầu từ 5 tháng tuổi trở lên, thỏ đực 6 tháng.

Thỏ con chết nhiều hay ít do nhiều nguyên nhân, trong đó có 2 nguyên nhân cơ bản là bệnh và thức ăn (chủ yếu tiêu chảy).

- Những đàn thỏ hay phát sinh bệnh thường là những đàn thỏ bị thái hóa giống, khi chọn giống k chọn lọc kỹ, mầm bệnh có thể di truyền từ cha mẹ sang con.

- Thức ăn cho thỏ con cũng là yếu tố hay dẫn đến tiêu chảy cho thỏ con sau thôi bú, đặc biệt là thức ăn có độ đạm cao trên 17%.

Ngoài ra còn một số yếu tố khác cũng có ảnh hưởng đến việc gây bệnh tiêu chảy trên thỏ con: nguồn nước, nguồn thức ăn bị nhiễm mầm bệnh, nuôi thỏ gần khu vực có mầm bệnh (heo, gà, vịt...) chuồng nuôi quá chật, nuôi quá dày làm hạn chế sự vận động của thỏ...

Do đó tỷ lệ thỏ con chết khó thể nhận định là bao nhiêu %. Cố gắng hạn chế thỏ con chết dưới 15% là thành công.
 
các bác giúp e với... thỏ nhà e có 1 số con xuất hiên nấm da ở mũi và 2 chân trước. biểu hiện là rụng lông và có vảy nhỏ màu trắng to bằng đồng xu. mà e đa tiêm inventin rồi mà ko hết, các bác có phương án điều trị nào hiệu quả ko giúp đỡ e cám ơn các bác nhiều.
 
T
Bác ơi Ivermectin là thuốc đặc trị nội ngoại ký sinh trùng rồi, thỏ bị nấm bác tiêm 2 lần cách nhau 1 tuần, tiêm cao liều tí (nếu là thuốc của VN). Lúc trước thỏ nhà em cũng bị, tiêm Ivermectin theo liệu trình trên thì khỏi. Bác nhớ vệ sinh tay kỹ khi chăm sóc thỏ nhé, bệnh nấm thỏ lây được sang người và gây mẫn ngứa đấy.
 
Làm theo cách của bạn Thỏ Ghẻ kết hợp đổi môi trường nuôi, chuồng nuôi, cho thỏ ra những ô chuồng thoáng rộng hơn, đầy đủ ánh sáng, nếu có ánh sáng buổi sáng chiếu vào được càng tốt, cho thỏ ăn thêm lá xoan, sau vài tuần thỏ sẽ hết bệnh.
 
D
Tôi muốn hỏi một số chi tiết khi nuôi thỏ?

- Về đáy chuồng nếu thưa qua có sợ phân mềm bị rơi mất làm mất đi nguồn dưỡng chất không? Tôi tính làm bằng tre (rẻ tiền) tầm 1,5 cm và cách nhau tầm 1-1,25 cm có vẻ hợp lý.
- Nuôi thỏ thịt chỉ bằng cách cho ăn bã đậu lành + bã bia, cơm gạo, cám... mà không cho ăn rau có đảm bảo đủ chất xơ hay không? vì thức ăn của thỏ cần 12-16% là xơ.
- Nuôi thỏ thịt thì nên chọn loại thuần như NewZealand, Cali hay là lai giữa loại đó với loại thỏ xám, khoang mà đã dùng từ lâu?
 
Xem trên video biết được nguyenhungdung cho thỏ ăn cỏ và tra lá to.vây cho mình hỏi cái là cỏ mà nguyenhungdung cho thỏ ăn là loại cỏ gì vậy?thank
 
Xem trên video biết được nguyenhungdung cho thỏ ăn cỏ và tra lá to.vây cho mình hỏi cái là cỏ mà nguyenhungdung cho thỏ ăn là loại cỏ gì vậy?thank

Cỏ đủ loại, mọc xung quanh khu vực trại thỏ. Tôi không chủ trương cho ăn riêng một loại rau cỏ nào, khi nào hết lá trà thì cắt cỏ hỗn hợp cho thỏ ăn.
 
Có anh em nào cho Thỏ ăn lúa thay cám ko vậy?nếu có thì hiệu quả thế nào ? Vì 25kg lúa = 185000đ.rẻ hơn so với 1 bao cám 25kg = 250000đ.Người ta cũng đã biết trong lúa có các thành phần sau: Vitamin A, B, D và E, mỡ 20%, hydratcarbon, protein, adenin, cholin, acid arachidic, lignoxeric, palmitic, aloic, phytosterin.
Nhờ anh em phân tích và so sánh giữa lúa và cám giống và khác nhau ở chổ nào?để chúng ta cùng rút ra kết luận tốt nhất
 
Last edited:
Back
Top