Nuôi thỏ như thế nào?

Thấy trên diễn đàn có nhiều topic về nhiều động vật nuôi khác nhau được trao đổi thảo luận rất hay, qua đó đúc kết trao đổi kinh nghiệm nuôi, hướng đến những quy trình nuôi tiên tiến hiệu quả, đem lại lợi ích thiết thực cho người nuôi.

Con thỏ là động vật nuôi vừa quen thuộc vừa mới mẻ. Về kỷ thuật nuôi thì đang dừng ở những kiến thức cơ bản, về kinh nghiệm nuôi thì mỗi người tích lũy một kinh nghiệm nuôi khác nhau. Nhìn tổng thể thì hiệu quả nuôi vẫn còn thấp, bài toán hiệu quả kinh tế từ nuôi thỏ vẫn còn phải tiếp tục tìm lời giải đáp theo hướng hiệu quả nhất, chính xác nhất.


Vậy tôi lập topic này với mong muốn những ai quan tâm đến nghề nuôi thỏ cùng thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi những hỏi đáp thắc mắc xung quanh nghề nuôi thỏ. Mong một ngày, nghề nuôi thỏ thật sự là một nghề nuôi hiệu quả. Hiện nay cũng rất vui là thị trường thịt thỏ bán rất chạy, đó là lời giải cho đầu ra con thỏ, vấn đề còn lại kỷ thuật nuôi để đạt hiệu quả cao nhất.


Thân chào.

********************************************************************

Nhắc lại quy trình chăm sóc thỏ mẹ, thỏ con.

- Thử thai sau 14 ngày phối giống, thỏ đậu thai được tiêm ADE, Can xi, PenStrep, Ivermectin và cầu trùng. Thỏ không đậu thai đưa vào danh sách phối lại.

- Ngày 24 thai kỳ tiêm lần 2 : ADE, Can xi, PenStrep.

- Ngày 31 thỏ sinh, tiêm thỏ mẹ: ADE, Can xi, PenStrep, kích sữa.

- Thỏ con: Từ ngày 1 đến ngày 14 cho bú bình thường. Ngày thứ 14 bỏ ổ thỏ con, cho sống chung với thỏ mẹ để tập ăn, tiêm phòng E-coli lần 1. Ngày thứ 25 tiêm phòng cầu trùng. Ngày thứ 31 thôi bú, bấm số tai thỏ, phân loại đực cái, tiêm phòng E-coli lần 2. Ngày 55 tiêm phòng ghẻ, ngày 60 tiêm vắc xin bại huyết.

- Thỏ mẹ sau khi sinh 15 ngày đưa vào danh sách phối giống lại.

Trong quy trình trên cần đặc biệt chú ý giai đoạn thỏ con từ khi thôi bú đến dưới 60 ngày tuổi, thỏ rất dễ tiêu chảy và chết rất nhiều, tỷ lệ thỏ sống nhiều hay ít là ở giai đoạn này.

Muốn nâng cao tỷ lệ sống cần chú ý những vấn đề sau:

- Hàng ngày quan sát phân thỏ để kịp thời phát hiện những đàn thỏ có biểu hiện tiêu chảy để kịp thời cách ly và điều trị.

- Nên nuôi riêng đực cái và nuôi thưa (2 con /ô chuồng) thỏ sẽ ít bệnh, lớn nhanh, dễ phát hiện thỏ bệnh.

- Chú ý lượng thức ăn hàng ngày vừa đủ, không thừa không thiếu và tỷ lệ các thành phần dinh dưỡng phù hợp với thỏ con.

- Những đàn thỏ suy dinh dưỡng trong giai đoạn bú mẹ thường dễ chết sau khi thôi bú, đối với những đàn thỏ này cần có chế độ chăm sóc đặc biệt, bổ sung vitamin, khoáng chất giúp thỏ phát triển bình thường.


 


Last edited by a moderator:
Tôi nghĩ nếu cho thỏ ăn đơn thuần là lúa thì nhu cầu dinh dưỡng cho thỏ sẽ thiếu và mất cân bằng.

- Protein: trong lúa có khoảng 6-7% trong khi nhu cầu của thỏ từ 16-17%.

- Can xi : 8-12% trong khi nhu cầu của thỏ chỉ từ 1.5 - 2%, ngược lại P chỉ khoảng 0.25% nhu cầu thỏ tối thiểu 0.6%.

Ngoài ra một số chỉ tiêu khác về vitamin, khoáng, amino acid... cũng không cân bằng so với nhu cầu của thỏ. khi cho thỏ ăn lúa nhất thiết phải bổ sung thêm thành phần dinh dưỡng khác để đảm bảo sự phát triển bình thường của thỏ.

Nếu xét theo ý nghĩa về giá thành thì nếu lúa có giá 185.000đ/25kg so với 250.000đ/25kg thức ăn công nghiệp, phải trừ đi khối lượng vỏ trấu trong lúa, từ đó giá thành cũng sẽ cao lên.

Mặt khác vì lúa có vỏ trấu nhám, nhiều loại lúa hạt dài rất khó ăn và khó tiêu hóa, thỏ đôi khi không thích ăn.
 


khi thỏ ăn sẽ nhằn bỏ vỏ trấu nên sẽ tăng lượng thức ăn rơi vãi nữa.
bác Hiếu em muốn mua 1 số van uống nước bác có thể gửi xe giúp em được ko? cám ơn bác trước
 
em biết có nhà xe TÂN NIÊN chạy tuyến gia lai đồng nai đó bác gửi giúp e nhé. để em xem xe đó có qua bến gỗ ko rùi em alo bác nhé. cám ơn bác nhiều
 
Thỏ ăn hạt thì nhằn vỏ, nhưng thỏ nhà đã nuôi qua bao nhiêu đời,
không biết nó còn biết nhằn vỏ thóc không?
Vì thế, tốt nhất nên xay thóc rồi sảy trấu đi trước khi cho ăn.
*
 
P
Tôi nghĩ nếu cho thỏ ăn đơn thuần là lúa thì nhu cầu dinh dưỡng cho thỏ sẽ thiếu và mất cân bằng.

- Protein: trong lúa có khoảng 6-7% trong khi nhu cầu của thỏ từ 16-17%.

- Can xi : 8-12% trong khi nhu cầu của thỏ chỉ từ 1.5 - 2%, ngược lại P chỉ khoảng 0.25% nhu cầu thỏ tối thiểu 0.6%.

Ngoài ra một số chỉ tiêu khác về vitamin, khoáng, amino acid... cũng không cân bằng so với nhu cầu của thỏ. khi cho thỏ ăn lúa nhất thiết phải bổ sung thêm thành phần dinh dưỡng khác để đảm bảo sự phát triển bình thường của thỏ.

Nếu xét theo ý nghĩa về giá thành thì nếu lúa có giá 185.000đ/25kg so với 250.000đ/25kg thức ăn công nghiệp, phải trừ đi khối lượng vỏ trấu trong lúa, từ đó giá thành cũng sẽ cao lên.

Mặt khác vì lúa có vỏ trấu nhám, nhiều loại lúa hạt dài rất khó ăn và khó tiêu hóa, thỏ đôi khi không thích ăn.

Chào chú Dũng,
Chú cho ăn loại cám viên FF40 có hiệu quả không chú. Loại F40 có 15% đạm và 12% xơ thấp hơn nhu cầu của thỏ thì làm sao chú.
Nếu mình cho ăn FF40 va thêm 1 ít rau hoặc cỏ xanh thì có đảm bảo không chú?
 
D
VV Cám Proconco FF40

Xin cho hỏi giá cám này hiện giờ là bao nhiêu xiền 1 bao 25Kg nhỉ? Tìm mãi trên mạng chả thấy thông tin?
 
Chào chú Dũng,
Chú cho ăn loại cám viên FF40 có hiệu quả không chú. Loại F40 có 15% đạm và 12% xơ thấp hơn nhu cầu của thỏ thì làm sao chú.
Nếu mình cho ăn FF40 va thêm 1 ít rau hoặc cỏ xanh thì có đảm bảo không chú?

Lúc trước tôi có cho thỏ ăn loại cám này, thấy cũng được nhưng vì là cám bột, không có viên nên cũng có bất tiện đối với thỏ, dễ bị viêm mũi nên tôi chuyển qua loại khác (cám viên).

Loại này có 15% đạm, nên dùng cho thỏ con, cho ăn thêm rau củ quả. Thỏ bố mẹ nên dùng loại có độ đạm cao hơn (từ 17.5-18%).
 
P
Lúc trước tôi có cho thỏ ăn loại cám này, thấy cũng được nhưng vì là cám bột, không có viên nên cũng có bất tiện đối với thỏ, dễ bị viêm mũi nên tôi chuyển qua loại khác (cám viên).

Loại này có 15% đạm, nên dùng cho thỏ con, cho ăn thêm rau củ quả. Thỏ bố mẹ nên dùng loại có độ đạm cao hơn (từ 17.5-18%).

Chú cho cháu hỏi chú dùng loại cám viên gì và mua ở đâu hả chú. Trước đây cháu dùng T01 va T02 nhưng mỗi lần mua khó khăn lắm.
 
Chú cho cháu hỏi chú dùng loại cám viên gì và mua ở đâu hả chú. Trước đây cháu dùng T01 va T02 nhưng mỗi lần mua khó khăn lắm.


Hiện tại tôi cũng đang cho thỏ ăn T01, T02 của EuroFeed. Nếu mua khó khăn bạn nên chuyển qua sử dụng con cò C16 cũng được.

Nói về bệnh tiêu chảy của thỏ con sau thôi bú, có rất nhiều nuyên nhân, trong đó có nguyên nhân do bệnh như cầu trùng, E-coly..., Có nguyên nhân do thức ăn như sử dụng thức ăn có độ đạm quá cao trên 18%, sử dụng thức ăn không tốt, thiếu chất xơ mà không bổ sung rau cỏ...có nguyên nhân từ giống thỏ, khi chọn giống không chọn lọc kỹ, để mầm bệnh tìm ẩn di truyền từ thế hệ cha mẹ sang con, nhất là những giống thỏ đã bị thoái hóa, đồng huyết...

Do đó để khắc phục tình trạng thỏ con chết nhiều do tiêu chảy ở giai đoạn sau thôi bú, bạn cần phải tìm hiểu cùng lúc nhiều nguyên nhân như đã nêu, trong đó vấn đề chọn giống là rất quan trọng. Còn thuốc trị bệnh cấu trùng má hiện tại tôi đang sử dụng là Esb3, và Nova-coc, chủ yếu dùng để phòng bệnh cho thỏ con sau khi thôi bú mẹ.
 
Hôm wa có con thỏ 2,5kg 4 tháng tuổi chết ko rõ nguyên nhân.
-Nữa đêm Thỏ la lớn rồi lăng ra chết.mổ ra thấy bụng đầy nước.ko ỉa phân nước gì cả.Vậy là nguyên nhân bệnh gì vậy xin bạn Dũng tư vấn giúp mình ah
 
Hôm wa có con thỏ 2,5kg 4 tháng tuổi chết ko rõ nguyên nhân.
-Nữa đêm Thỏ la lớn rồi lăng ra chết.mổ ra thấy bụng đầy nước.ko ỉa phân nước gì cả.Vậy là nguyên nhân bệnh gì vậy xin bạn Dũng tư vấn giúp mình ah

Cũng khó xác định chính xác nguyên nhân thỏ chết.

Bụng thỏ khi chết tích nhiều nước, chứng tỏ hệ bài tiết qua đường tiết niệu của thỏ có vấn đề, thỏ không bài tiết được, trong khi những ngày gần đây trời khá nóng, nhu cầu về nước của thỏ cao thỏ sẽ uống nước nhiều, rất có thể đây là nguyên nhân dẫn đến thỏ chết.

Còn nguyên nhân nào làm thỏ không bài tiết được, có thể có nhiều nguyên nhân, do thức ăn, do bệnh lý về thận, do sử dụng thuốc không đúng quá liều, nhất là những loại kháng sinh có gốc sunfamit.

Ngoài ra cũng có thể thỏ bị viêm ruột hoại tử, gây chướng hơi và chết đột ngột.
 
M
E có thắc mắc ko biết thỏ có ngủ ko mà ban đêm em thấy nó chạy lung tung ,có cần cung cấp thức ăn ban đêm cho thỏ ko, hôm nay em thấy ở vành tai của 1con hình như bị sần thỏ có vẻ ngứa, nó bị bệnh gì vậy trị như thế nào giờ...
 
E có thắc mắc ko biết thỏ có ngủ ko mà ban đêm em thấy nó chạy lung tung ,có cần cung cấp thức ăn ban đêm cho thỏ ko, hôm nay em thấy ở vành tai của 1con hình như bị sần thỏ có vẻ ngứa, nó bị bệnh gì vậy trị như thế nào giờ...

Thỏ vẫn ngủ bình thường như các loài vật khác nhất là sau khi ăn no. Ban đêm thỏ vận động nhiều và ăn nhiều, do đó ta nên bỏ rau cỏ cho thỏ ăn vào ban đêm.

Thỏ bị ghẻ rồi đó bạn à, dùng Ivermectin chích cho thỏ một vài lần là hết, nên chích dưới da.
 
M
chit thuốc đó liều lượng như thế nào vậy anh, thỏ của em 2,5thang nặng khoảng 2kg .Gía thuốc đó là bi nhiêu vậy anh em mới nuôi nên thuốc men giá cả chưa rành lắm mong dc chỉ giáo...
 
chit thuốc đó liều lượng như thế nào vậy anh, thỏ của em 2,5thang nặng khoảng 2kg .Gía thuốc đó là bi nhiêu vậy anh em mới nuôi nên thuốc men giá cả chưa rành lắm mong dc chỉ giáo...
0,5 ml/con là được. .giá thì ko nhớ,nhưng hình như khoảng tương đương 20k
 
chit thuốc đó liều lượng như thế nào vậy anh, thỏ của em 2,5thang nặng khoảng 2kg .Gía thuốc đó là bi nhiêu vậy anh em mới nuôi nên thuốc men giá cả chưa rành lắm mong dc chỉ giáo...

Liều lượng tùy theo nồng độ thuốc, xem trên chỉ dẫn để tính ra lượng thuốc chích cho thỏ. Thông thường với Ivermectin 0.25% thì 1ml (1cc)/ 7 - 8 kg. đối với thỏ 2 kg thì nên chích 0.3ml.

Giá thuốc không cao.
 
M
Lần đầu tiên chích thuốc cho thỏ ,em chít ở da gáy nhưng chit ùi thấy nó u lên 1cuc vậy có phải e chit ko đúng ,vậy thỏ có bị gì hok vậy mấy a ,,
 
Back
Top