Nuôi thỏ như thế nào?

Thấy trên diễn đàn có nhiều topic về nhiều động vật nuôi khác nhau được trao đổi thảo luận rất hay, qua đó đúc kết trao đổi kinh nghiệm nuôi, hướng đến những quy trình nuôi tiên tiến hiệu quả, đem lại lợi ích thiết thực cho người nuôi.

Con thỏ là động vật nuôi vừa quen thuộc vừa mới mẻ. Về kỷ thuật nuôi thì đang dừng ở những kiến thức cơ bản, về kinh nghiệm nuôi thì mỗi người tích lũy một kinh nghiệm nuôi khác nhau. Nhìn tổng thể thì hiệu quả nuôi vẫn còn thấp, bài toán hiệu quả kinh tế từ nuôi thỏ vẫn còn phải tiếp tục tìm lời giải đáp theo hướng hiệu quả nhất, chính xác nhất.


Vậy tôi lập topic này với mong muốn những ai quan tâm đến nghề nuôi thỏ cùng thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi những hỏi đáp thắc mắc xung quanh nghề nuôi thỏ. Mong một ngày, nghề nuôi thỏ thật sự là một nghề nuôi hiệu quả. Hiện nay cũng rất vui là thị trường thịt thỏ bán rất chạy, đó là lời giải cho đầu ra con thỏ, vấn đề còn lại kỷ thuật nuôi để đạt hiệu quả cao nhất.


Thân chào.

********************************************************************

Nhắc lại quy trình chăm sóc thỏ mẹ, thỏ con.

- Thử thai sau 14 ngày phối giống, thỏ đậu thai được tiêm ADE, Can xi, PenStrep, Ivermectin và cầu trùng. Thỏ không đậu thai đưa vào danh sách phối lại.

- Ngày 24 thai kỳ tiêm lần 2 : ADE, Can xi, PenStrep.

- Ngày 31 thỏ sinh, tiêm thỏ mẹ: ADE, Can xi, PenStrep, kích sữa.

- Thỏ con: Từ ngày 1 đến ngày 14 cho bú bình thường. Ngày thứ 14 bỏ ổ thỏ con, cho sống chung với thỏ mẹ để tập ăn, tiêm phòng E-coli lần 1. Ngày thứ 25 tiêm phòng cầu trùng. Ngày thứ 31 thôi bú, bấm số tai thỏ, phân loại đực cái, tiêm phòng E-coli lần 2. Ngày 55 tiêm phòng ghẻ, ngày 60 tiêm vắc xin bại huyết.

- Thỏ mẹ sau khi sinh 15 ngày đưa vào danh sách phối giống lại.

Trong quy trình trên cần đặc biệt chú ý giai đoạn thỏ con từ khi thôi bú đến dưới 60 ngày tuổi, thỏ rất dễ tiêu chảy và chết rất nhiều, tỷ lệ thỏ sống nhiều hay ít là ở giai đoạn này.

Muốn nâng cao tỷ lệ sống cần chú ý những vấn đề sau:

- Hàng ngày quan sát phân thỏ để kịp thời phát hiện những đàn thỏ có biểu hiện tiêu chảy để kịp thời cách ly và điều trị.

- Nên nuôi riêng đực cái và nuôi thưa (2 con /ô chuồng) thỏ sẽ ít bệnh, lớn nhanh, dễ phát hiện thỏ bệnh.

- Chú ý lượng thức ăn hàng ngày vừa đủ, không thừa không thiếu và tỷ lệ các thành phần dinh dưỡng phù hợp với thỏ con.

- Những đàn thỏ suy dinh dưỡng trong giai đoạn bú mẹ thường dễ chết sau khi thôi bú, đối với những đàn thỏ này cần có chế độ chăm sóc đặc biệt, bổ sung vitamin, khoáng chất giúp thỏ phát triển bình thường.


 
Last edited by a moderator:
P
moi người cho em hỏi tí:
-thỏ con 2tháng tuổi vùng gần hậu môn tự nhiên rất dơ,lông dính cục lại với nhau là bị gì và cách trị như thế nào ạ?
-bạn em thích nuôi thỏ nhưng nhà lại trồng thanh long,lâu lâu phải xịt thuốc cỏ nên sợ thỏ chết nên ko dám nuoi vậy có đúng ko ạ?
 
M
moi người cho em hỏi tí:
-thỏ con 2tháng tuổi vùng gần hậu môn tự nhiên rất dơ,lông dính cục lại với nhau là bị gì và cách trị như thế nào ạ?
-bạn em thích nuôi thỏ nhưng nhà lại trồng thanh long,lâu lâu phải xịt thuốc cỏ nên sợ thỏ chết nên ko dám nuoi vậy có đúng ko ạ?
Theo mình bik thì thỏ có thể bị ị chảy bạn quan sát xem có thấy phân thỏ bị ướt ko hok khô cứng như bt, bạn kiếm lá ổi cho nó ăn, thỏ nhạy cảm lắm mình nghĩ xịt thuốc cỏ gần nó nó sẻ chết đó...
 
moi người cho em hỏi tí:
-thỏ con 2tháng tuổi vùng gần hậu môn tự nhiên rất dơ,lông dính cục lại với nhau là bị gì và cách trị như thế nào ạ?
-bạn em thích nuôi thỏ nhưng nhà lại trồng thanh long,lâu lâu phải xịt thuốc cỏ nên sợ thỏ chết nên ko dám nuoi vậy có đúng ko ạ?

Thỏ có tư thế ngồi tựa trên hai chân sau, phần dưới thỏ thường xuyên tiếp xúc với mặt sàn hoặc mặt đất, do đó nếu mặt sàn nuôi dơ, hoặc nuôi dưới nền đất, nền bê tông thì thường thỏ sẽ bị dơ như bạn mô tả.

Trường hợp thỏ bị tiêu chảy bạn sẽ nhận thấy phân dính bết vào vùng hậu môn, luôn ẩm ướt và có mùi hôi tanh, quan sát xung quanh hoặc dưới nền chuồng sẽ thấy phân thỏ không có dạng viên tròn mà phân sẽ sệt lỏng giống như phân gà sáp. Khi đó phải điều trị cho thỏ bằng thuốc trị cầu trùng, ecoli hoặc men tiêu hóa, kết hợp cho ăn những loại lá cây chát như bạn minhminh09 đã nói.

Vùng trồng trọt thường xuyên sử dụng thuốc trừ sâu thì không nên nuôi thỏ, nếu nuôi thì phải cách ly ngoài khu vực và cho ăn cũng k nên sử dụng các loại cỏ mọc ở khu vực xịt thuốc.
 
P
Cảm ơn anh minhminh09 và chú hungdung nhiều!vậy thỏ có ăn thân cây chuối được ko ạ.nếu được thì cho ăn như thế nào ạ
 
Cảm ơn anh minhminh09 và chú hungdung nhiều!vậy thỏ có ăn thân cây chuối được ko ạ.nếu được thì cho ăn như thế nào ạ

Được, người ta dùng máy cắt chuối mỏng ra, xay nát rồi trộn với cám cho thỏ ăn như vịt gà ăn, tuy nhiên chỉ nên cho thỏ lớn từ 3 - 4 tháng tuổi trở lên ăn, không nên cho thỏ con ăn vì rất dễ dẫn đến tiêu chảy.
 
P
Được, người ta dùng máy cắt chuối mỏng ra, xay nát rồi trộn với cám cho thỏ ăn như vịt gà ăn, tuy nhiên chỉ nên cho thỏ lớn từ 3 - 4 tháng tuổi trở lên ăn, không nên cho thỏ con ăn vì rất dễ dẫn đến tiêu chảy.

cảm ơn chú hungdung,phiền chú cho con hỏi thêm tí nha:
EsB3 pha với nước cất để chích hoặc nhỏ vào mũi thỏ con 2tháng tuổi thì pha với liều lượng như thế nào khi chỉ có 1con bị bệnh?
 
cảm ơn chú hungdung,phiền chú cho con hỏi thêm tí nha:
EsB3 pha với nước cất để chích hoặc nhỏ vào mũi thỏ con 2tháng tuổi thì pha với liều lượng như thế nào khi chỉ có 1con bị bệnh?

Esb3 30% pha vào nước uống để thỏ tự uống hoặc cho uống trực tiếp bằng ống nhỏ giọt. Esb3 trị cầu trùng, thương hàn và tụ huyết trùng.

Nếu chỉ trị cho một vài con, nên lấy thuốc pha vào nước cho uống trực tiếp.
Liều lượng: 1.5g - 2g / lít nước và cho uống liên tục từ 3 đến 5 ngày.

Cách định lượng: 1 muỗng cà phê khoảng 10g, cắn cứ vào đó để phân chia và định lượng thuốc dùng, có thể pha mỗi lần 10cc (0.02g thuốc) cho một con thỏ 2 kg uống trong 5 ngày, mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 1cc.
 
P
mình có thể tiêm ADE,canxi... cho thỏ mang thai hơn 15ngày được ko chú hungdung
 

Anh Dũng giúp em trường hợp này. Có 1 đàn thỏ con khoảng 15 ngày tuổi, bú mẹ bình thường nhưng đi phân nhỏ li ti màu hơi xanh. Thường thỏ chưa cai sữa còn bú mẹ chỉ đi tiểu, ít khi ra phân, khi nào bắt đầu tập ăn mới thấy có phân trong ổ.

Cảm ơn anh trước.
 
Anh Dũng giúp em trường hợp này. Có 1 đàn thỏ con khoảng 15 ngày tuổi, bú mẹ bình thường nhưng đi phân nhỏ li ti màu hơi xanh. Thường thỏ chưa cai sữa còn bú mẹ chỉ đi tiểu, ít khi ra phân, khi nào bắt đầu tập ăn mới thấy có phân trong ổ.

Cảm ơn anh trước.

Thỏ bắt đầu tập ăn là đã có thể đi ra phân viên rồi, chứ không phải đến khi thôi bú mới đi phân viên. Bình thường thôi bạn à, quan trọng là thỏ có bú no không?
 
Thỏ bắt đầu tập ăn là đã có thể đi ra phân viên rồi, chứ không phải đến khi thôi bú mới đi phân viên. Bình thường thôi bạn à, quan trọng là thỏ có bú no không?

Trường hợp của em là đàn thỏ còn bú mẹ, chưa ăn gì cả đó anh Dũng.
 
Trường hợp của em là đàn thỏ còn bú mẹ, chưa ăn gì cả đó anh Dũng.

Theo tôi nghĩ là không sao đâu, hệ thống tiêu hóa thỏ hoàn thiện dần cho đến khi thỏ trưởng thành, giai đoạn này thỏ đã bắt đầu tập ăn cũng có nghĩa là hệ thống tiêu hóa thỏ đã có thể tiếp nhận thức ăn cứng và phân thỏ cũng bắt đầu thay đổi từ dạng lỏng sang dạng viên cứng.

Lúc này bạn nên cho thỏ ra chuồng riêng cho thỏ tập ăn.
 
P
hi a Dung.
a cho e hỏi a và các bạn có bị truờng hợp làm đáy chuồng bằng lưới, thỏ bị trầy chây, đứt chân, lâu dần sinh ra lở lóet không? Bầy thỏ nhà em bị như thế nên hiện e đang tìm cách đóng đáy chuồng mới. A Dũng và các bạn cho e xin ý kiến nhé.
Cám ơn a.
p/s: Anh Dung có thể cho em xin sơ đồ từ Ngã tư Vũng tàu đi đến trung tâm khuyến nông Long Thành, đồng nai ko ạ? E ở TP muốn mua một ít hom trichanthera về cho gia đình trồng. Cám ơn anh.
 
Last edited by a moderator:
a cho e hỏi a và các bạn có bị truờng hợp làm đáy chuồng bằng lưới, thỏ bị trầy chây, đứt chân, lâu dần sinh ra lở lóet không? Bầy thỏ nhà em bị như thế nên hiện e đang tìm cách đóng đáy chuồng mới. A Dũng và các bạn cho e xin ý kiến nhé.
Cám ơn a.

Vì thói quen thỏ hay nằm và cách nuôi nhốt chật hẹp nên thỏ dễ bị tình trạng này. Có chuồng đáy lót bằng tấm inox vẫn bị. Mình trị bằng cách dùng thuốc sát trùng ngoài da( mua tại các cửa hàng thuốc thú ý, quên mất tên rồi) xịt vào nơi có vết thương + chích thêm kháng sinh dành cho gia cầm. Khoảng 1 tuần thỏ sẽ khỏi.
 
hi a Dung.
a cho e hỏi a và các bạn có bị truờng hợp làm đáy chuồng bằng lưới, thỏ bị trầy chây, đứt chân, lâu dần sinh ra lở lóet không? Bầy thỏ nhà em bị như thế nên hiện e đang tìm cách đóng đáy chuồng mới. A Dũng và các bạn cho e xin ý kiến nhé.
Cám ơn a.

Như Khoa đã nói, khi thỏ bị như vậy, đầu tiên mình sát trùng vết thương bằng các loại thuốc sát trùng vết thương, sau đó chích kháng sinh chống viêm nhiễm cho thỏ cỏ thể dùng Peni-strepto.

Sàn chuồng nên làm bằng lưới inox 1.5cm hoặc bằng lưới mắt sên, không nên dùng lưới có lỗ lớn hơn 2cm thỏ rất dễ bị kẹt chân gây trầy xước chân thỏ.

Từ ngã tư Vũng Tàu đi về hướng Long Thành khoảng 17km, trung tâm khuyến nông Long Thành nằm bên trái đường, gần điện lực Long Thành. Khi qua khỏi vườn cao su bạn chú ý nhìn kỹ sẽ thấy hoặc tới đó hỏi thăm nhân dân.
 
Back
Top