Nuôi thỏ như thế nào?

Thấy trên diễn đàn có nhiều topic về nhiều động vật nuôi khác nhau được trao đổi thảo luận rất hay, qua đó đúc kết trao đổi kinh nghiệm nuôi, hướng đến những quy trình nuôi tiên tiến hiệu quả, đem lại lợi ích thiết thực cho người nuôi.

Con thỏ là động vật nuôi vừa quen thuộc vừa mới mẻ. Về kỷ thuật nuôi thì đang dừng ở những kiến thức cơ bản, về kinh nghiệm nuôi thì mỗi người tích lũy một kinh nghiệm nuôi khác nhau. Nhìn tổng thể thì hiệu quả nuôi vẫn còn thấp, bài toán hiệu quả kinh tế từ nuôi thỏ vẫn còn phải tiếp tục tìm lời giải đáp theo hướng hiệu quả nhất, chính xác nhất.


Vậy tôi lập topic này với mong muốn những ai quan tâm đến nghề nuôi thỏ cùng thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi những hỏi đáp thắc mắc xung quanh nghề nuôi thỏ. Mong một ngày, nghề nuôi thỏ thật sự là một nghề nuôi hiệu quả. Hiện nay cũng rất vui là thị trường thịt thỏ bán rất chạy, đó là lời giải cho đầu ra con thỏ, vấn đề còn lại kỷ thuật nuôi để đạt hiệu quả cao nhất.


Thân chào.

********************************************************************

Nhắc lại quy trình chăm sóc thỏ mẹ, thỏ con.

- Thử thai sau 14 ngày phối giống, thỏ đậu thai được tiêm ADE, Can xi, PenStrep, Ivermectin và cầu trùng. Thỏ không đậu thai đưa vào danh sách phối lại.

- Ngày 24 thai kỳ tiêm lần 2 : ADE, Can xi, PenStrep.

- Ngày 31 thỏ sinh, tiêm thỏ mẹ: ADE, Can xi, PenStrep, kích sữa.

- Thỏ con: Từ ngày 1 đến ngày 14 cho bú bình thường. Ngày thứ 14 bỏ ổ thỏ con, cho sống chung với thỏ mẹ để tập ăn, tiêm phòng E-coli lần 1. Ngày thứ 25 tiêm phòng cầu trùng. Ngày thứ 31 thôi bú, bấm số tai thỏ, phân loại đực cái, tiêm phòng E-coli lần 2. Ngày 55 tiêm phòng ghẻ, ngày 60 tiêm vắc xin bại huyết.

- Thỏ mẹ sau khi sinh 15 ngày đưa vào danh sách phối giống lại.

Trong quy trình trên cần đặc biệt chú ý giai đoạn thỏ con từ khi thôi bú đến dưới 60 ngày tuổi, thỏ rất dễ tiêu chảy và chết rất nhiều, tỷ lệ thỏ sống nhiều hay ít là ở giai đoạn này.

Muốn nâng cao tỷ lệ sống cần chú ý những vấn đề sau:

- Hàng ngày quan sát phân thỏ để kịp thời phát hiện những đàn thỏ có biểu hiện tiêu chảy để kịp thời cách ly và điều trị.

- Nên nuôi riêng đực cái và nuôi thưa (2 con /ô chuồng) thỏ sẽ ít bệnh, lớn nhanh, dễ phát hiện thỏ bệnh.

- Chú ý lượng thức ăn hàng ngày vừa đủ, không thừa không thiếu và tỷ lệ các thành phần dinh dưỡng phù hợp với thỏ con.

- Những đàn thỏ suy dinh dưỡng trong giai đoạn bú mẹ thường dễ chết sau khi thôi bú, đối với những đàn thỏ này cần có chế độ chăm sóc đặc biệt, bổ sung vitamin, khoáng chất giúp thỏ phát triển bình thường.


 
Last edited by a moderator:
P
Mình có thể cho thỏ đực phối liên tục hàng ngày ko chú hungdung.hiện tại nhà con cho con đực phối cách ngày,cho nó lại sức:lol:

--------

MÌNH CÓ THỂ CHO CON ĐỰC PHỐI HÀNG NGÀY KO CHÚ HUNGDUNG?NHÀ CON HỒI GIỜ CHO NÓ PHỐI CÁCH NGÀY(CHO NÓ LẤY LẠI SỨC :lol:)
THUỐC KÍCH SỮA TÊN LÀ THUỐC GÌ VẬY CHÚ
 
Last edited by a moderator:
P


Sàn chuồng nên làm bằng lưới inox 1.5cm hoặc bằng lưới mắt sên, không nên dùng lưới có lỗ lớn hơn 2cm thỏ rất dễ bị kẹt chân gây trầy xước chân thỏ.


Bác nguyenhungdung cho hỏi lưới inox 1.5cm có bị gỉ sét không vậy bác? giá thành thế nào vậy bác? ở ĐN minh tìm mua ở khu nào có bán hở bác?

Tks bác nhé.
 
nguyenhungdung cho mình hỏi :Thỏ nhỏ từ 1 đến 2 tháng tuỏi ăn thức ăn có đạm 12% được ko vậy?

Cho thỏ con ăn thức ăn có độ đạm 12% là quá thấp, thỏ sẽ chậm lớn.

--------

Mình có thể cho thỏ đực phối liên tục hàng ngày ko chú hungdung.hiện tại nhà con cho con đực phối cách ngày,cho nó lại sức:lol:

--------

MÌNH CÓ THỂ CHO CON ĐỰC PHỐI HÀNG NGÀY KO CHÚ HUNGDUNG?NHÀ CON HỒI GIỜ CHO NÓ PHỐI CÁCH NGÀY(CHO NÓ LẤY LẠI SỨC :lol:)
THUỐC KÍCH SỮA TÊN LÀ THUỐC GÌ VẬY CHÚ

Không nên cho thỏ đực phối giống liên tục, thỏ đực sẽ mau mất sức, tỷ lệ đâu thai sẽ giảm, mau loại thảy thỏ đực.

Chổ tôi cho thỏ nhảy 3 ngày/lần.


--------

Bác nguyenhungdung cho hỏi lưới inox 1.5cm có bị gỉ sét không vậy bác? giá thành thế nào vậy bác? ở ĐN minh tìm mua ở khu nào có bán hở bác?

Tks bác nhé.

Lưới inox không bị rỉ sét, sử dụng rất bền.

Giá thành lưới này rất cao, khoảng trên 100.000 đồng /m2. Lưới inox có bán ở hầu hết các tiệm bán lưới kẽm.
 
Last edited:
P
lưới inox 1.5 cm

to A nguyenhungdung: Lưới 1.5 cm này có phải la cái lưới trong hình chuồng thỏ trên bài mở đầu topic ko a Dung? :) Em thấy nó có hơi lớn quá không a? Vì a có nói lưới lớn quá thỏ dễ lọt chân xuống, dễ làm gãy chân thỏ?? Mình có thể dùng nẹp tre mài nhẵn để đóng đáy chuồng không anh (rồi mình bỏ khúc tre vô cho nó "cạp") Lúc e mới nuôi, e làm chuồng toàn bộ bằng tre, nó "cạp" tan nát :1^: .
 
Lưới inox không bị rỉ sét, sử dụng rất bền.

Giá thành lưới này rất cao, khoảng trên 100.000 đồng /m2. Lưới inox có bán ở hầu hết các tiệm bán lưới kẽm.

Gởi bác LAMTUNG™ : trên này bà con nuôi thỏ hay dùng vỉ nướng inox( thực chất là thép mạ kẽm thôi), kích thước (40x60)cm giá 55k/tấm. Loại này tương đối bền, chịu được sự ăn mòn của nước tiểu + phân thỏ, cũng phù hợp để thiết kế ô chuồng và nhất là dễ vệ sinh vì trên này thường cho thỏ ăn lá củ cà rốt.

--------


Chào anh Dũng, được biết HTX của anh có ủ phân thỏ để nuôi trùn quế. Anh có thể hướng dẫn qui trình xử lý phân thỏ trước khi làm thức ăn cho trùn được không. Em đang chuẩn bị nuôi ít trùn quế để tạo phân bón cho các loại hoa cảnh trong vườn.
 
Last edited:
Chào anh Dũng, được biết HTX của anh có ủ phân thỏ để nuôi trùn quế. Anh có thể hướng dẫn qui trình xử lý phân thỏ trước khi làm thức ăn cho trùn được không. Em đang chuẩn bị nuôi ít trùn quế để tạo phân bón cho các loại hoa cảnh trong vườn.

Mình chỉ nuôi thử nghiệm xem phân thỏ có nuôi được trùn quế không? nuôi 2 ô bằng xi măng, kết quả nhận thấy trùn phát triển tốt, phân thỏ tươi, đổ trực tiếp vào ô nuôi trùn. Hôm nay đổ phân vào sáng mai kiểm tra đã thấy trùn xâm nhập vào nơi đổ phân mới rất nhiều, điều đó chứng tỏ có thể dùng phân thỏ để nuôi trùn quế rất tốt.

Mình chỉ nhận xét được vậy thôi. Tháng 10 năm ngoái, nước ngập ô trùn làm trùn bò đi hết, mình cũng kết thúc nuôi thử nghiệm tại đây. Khi nào có kế hoạch cụ thể sẽ nuôi tiếp, bây giờ mình thử nghiệm nuôi vòi.


Chào anh Dũng, được biết HTX của anh có ủ phân thỏ để nuôi trùn quế. Anh có thể hướng dẫn qui trình xử lý phân thỏ trước khi làm thức ăn cho trùn được không. Em đang chuẩn bị nuôi ít trùn quế để tạo phân bón cho các loại hoa cảnh trong vườn.

Mình chỉ nuôi thử nghiệm xem phân thỏ có nuôi được trùn quế không? nuôi 2 ô bằng xi măng, kết quả nhận thấy trùn phát triển tốt, phân thỏ tươi, đổ trực tiếp vào ô nuôi trùn. Hôm nay đổ phân vào sáng mai kiểm tra đã thấy trùn xâm nhập vào nơi đổ phân mới rất nhiều, điều đó chứng tỏ có thể dùng phân thỏ để nuôi trùn quế rất tốt.

Mình chỉ nhận xét được vậy thôi. Tháng 10 năm ngoái, nước ngập ô trùn làm trùn bò đi hết, mình cũng kết thúc nuôi thử nghiệm tại đây. Khi nào có kế hoạch cụ thể sẽ nuôi tiếp, bây giờ mình thử nghiệm nuôi vòi.


--------

to A nguyenhungdung: Lưới 1.5 cm này có phải la cái lưới trong hình chuồng thỏ trên bài mở đầu topic ko a Dung? :) Em thấy nó có hơi lớn quá không a? Vì a có nói lưới lớn quá thỏ dễ lọt chân xuống, dễ làm gãy chân thỏ?? Mình có thể dùng nẹp tre mài nhẵn để đóng đáy chuồng không anh (rồi mình bỏ khúc tre vô cho nó "cạp") Lúc e mới nuôi, e làm chuồng toàn bộ bằng tre, nó "cạp" tan nát :1^: .

Đó là lưới B20, sau này tôi đã thay toàn bộ lưới này bằng vĩ mắt sên, cũng chỉ vì nguyên nhân mà tôi đã nói, thỏ con rất dể kẹt chân.

Làm sàn bằng tre, nên chọn tre già, chẻ nẹp 2cm, khi đóng phải quay mặt vỏ lên để hạn chế thỏ cắn phá. Chú ý khe hở giữa 2 nẹp tre, không được lớn hơn 1.5cm, vì như thế thỏ rất dể kẹt chân theo đường khe hở giữa 2 nẹp.
 
Last edited:
P
Chú hungdung cho con hoi them ti:
-nguyên nhân nào lam thỏ đẻ non và cách khắc phục?
-chỗ con nuôi thỏ bằng sát đậu nành và rau cỏ vậy nó sẽ thiếu và dư chất gì?
cảm ơn chú
 
Chú hungdung cho con hoi them ti:
-nguyên nhân nào lam thỏ đẻ non và cách khắc phục?
-chỗ con nuôi thỏ bằng sát đậu nành và rau cỏ vậy nó sẽ thiếu và dư chất gì?
cảm ơn chú

Câu hỏi của bạn rộng quá, e rằng mình k đủ kiến thức để trả lời trọn vẹn.

Tuy nhiên qua theo dõi trong quá trình nuôi thỏ nhiều năm tôi có nhận xét thỏ đẻ non có xãy ra trong những trường hợp sau:

- Do đặc tính của cá thể thỏ cái.

- Phối giống lần đầu sớm quá, trước 4 tháng tuổi.

- Do thỏ cái bị bệnh: viêm nhiễm đường sinh dục.

- Do chế độ nuôi dưỡng kém.

Nếu chỉ cho thỏ ăn bả đậu nành và rau cỏ thì khả năng thỏ sẽ thiếu dinh dưỡng, thỏ chậm lớn, sinh sản kém do thiếu protein, lipid, nhiều loại vitamin và khoáng chất thiết yếu khác A, D. E, Ca, P, Iod...
 
P
Chào chú Dũng,
Chú cho hỏi mình nên làm hố thu phân như thế nào để có thể thu được phân nuôi trùn và xử lý phần còn lại trước khi thải ra môi trường?
Cảm ơn chú.
 
Chào chú Dũng,
Chú cho hỏi mình nên làm hố thu phân như thế nào để có thể thu được phân nuôi trùn và xử lý phần còn lại trước khi thải ra môi trường?
Cảm ơn chú.

Đặc tính của phân thỏ: viên tròn, đường kính tb 0.3-0.5mm, không bị tan rã khi xịt nước rửa chuồng, từ đó chúng ta có thể làm hố thu phân ở cuối các đường rảnh thoát, nến chuồng nên tráng bê tông, khi xịt nước rữa chuồng tất cả phân thỏ thoát xuống rãnh thoát và dẫn về hố thu phân, tại hố thu phân nên thiết kế hình vuông, chữ nhật hoặc hình tròn có kích thước tương đối và đặt vừa một thùng thu phân, thùng thu phân có vách và đáy làm bằng lưới lỗ nhỏ hơn 0.3mm, mục đích để nước thoát đi, phân ở lại.

Hố thu phân xây bằng xi măng, dưới đáy đặt ống thoát nước đến một hố khác thiết kế thấp hơn. Sau mỗi buổi vệ sinh chuồng thỏ xong, ta lấy thùng thu phân để thu toàn bộ phân thỏ trong đó và đem đi sử dụng tùy vào mục đích mà ta cần thực hiện, sau đó đặt thùng thu phân vào hố thu phân như cũ cho đợt tiếp theo vào ngày hôm sau.
 
P
Câu hỏi của bạn rộng quá, e rằng mình k đủ kiến thức để trả lời trọn vẹn.

Tuy nhiên qua theo dõi trong quá trình nuôi thỏ nhiều năm tôi có nhận xét thỏ đẻ non có xãy ra trong những trường hợp sau:

- Do đặc tính của cá thể thỏ cái.

- Phối giống lần đầu sớm quá, trước 4 tháng tuổi.

- Do thỏ cái bị bệnh: viêm nhiễm đường sinh dục.

- Do chế độ nuôi dưỡng kém.

Nếu chỉ cho thỏ ăn bả đậu nành và rau cỏ thì khả năng thỏ sẽ thiếu dinh dưỡng, thỏ chậm lớn, sinh sản kém do thiếu protein, lipid, nhiều loại vitamin và khoáng chất thiết yếu khác A, D. E, Ca, P, Iod...
cảm ơn chú nhiều thật sự là con hok biết nút thank ở chổ nào:lol:
con ở ngoài PHAN THIẾT,con chỉ nuôi thử 10 con nái khoan 6tháng nay.giờ con đang mở rộng ra.hôm nào con vào trang trại cửa chú nhờ chú tuyển cho 2con đực và tư vấn giùm con vài vấn đề nha chú
 
cảm ơn chú nhiều thật sự là con hok biết nút thank ở chổ nào:lol:
con ở ngoài PHAN THIẾT,con chỉ nuôi thử 10 con nái khoan 6tháng nay.giờ con đang mở rộng ra.hôm nào con vào trang trại cửa chú nhờ chú tuyển cho 2con đực và tư vấn giùm con vài vấn đề nha chú

Bạn sắp xếp vào đi, trại tôi hầu như ngày nào cũng có người tham quan.
 
P
anh Nguyen hung dung có thể huớng dẫn sơ cho e về đuờng vào HTX duợc không ạ? e coi trên bản dồ google quả thật là ko bik dường vô :(.
ah, em có liên lạc với trạm khuyến nông Long Thành đồng Nai rồi, nhưng họ nói hiện giờ không còn bán cây trà lá to nữa. :(. Khong biết anh có thể chỉ cho e và các bạn biết chỗ nào có thể mua hoặc chia lại hom giống không ạ?
Cảm ơn anh rất nhiều :).
 
Bạn đến ngã ba Vũng Tàu (cạnh siêu thị Big C), quẹo về hướng Vũng Tàu, đi khoảng 2km sẽ đến ngã ba Bến Gỗ - xã An Hòa (đầu đường vào Bến Gỗ có tiệm cơm niêu Bến Gỗ), tới đó bạn điện thoại cho tôi để hướng dẫn đường vào HTX.

Bạn đến chổ tôi, tôi sẽ cho bạn một ít hom giống cây trà lá to về trồng.


--------

Một số lời khuyên cho người dự định nuôi thỏ:

1. Chuẩn bị ban đầu:

- Tìm hiểu thật kỹ mô hình chuồng nuôi, vấn đề này thật sự quan trọng mà đôi khi người bắt đầu nuôi lại không chú ý, đến khi làm xong hoàn chỉnh mới thấy những bất hợp lý, khi đó sữa chữa lại mất rất nhiều công sức và chi phí.

- Lựa chọn nơi cung cấp giống, theo tôi hiện nay khâu này cũng rất khó khăn, đa số những cơ sở nuôi thỏ đều nói có bán con giống, nhưng chất lượng giống thì không có gì đảm bảo, người nuôi nếu không cẩn thận sẽ mua về những giống đã bị thoái hóa, đồng huyết, đến khi xây dựng được một đàn thỏ hâu bị hàng trăm con thì mới thấy những nhược điểm phát sinh từ đàn thỏ giống như chậm lớn, sinh sản kém, tỷ lệ chết cao...lúc đó nếu thay đổi lại thì thật mất thời gian và tốn kém.

- Chuẩn bị tinh thần đương đầu với những khó khăn phát sinh khi bước vào nghề nuôi thỏ. Thỏ tuy phát triển nhanh, dễ tạo đàn, nhưng làm sao nuôi cho có hiệu quả thì không phải là chuyện dễ. Nhiều người nuôi thỏ nhưng không tính được chi phí cho một con thỏ khi xuất chuồng là bao nhiêu? để từ đó xác định giá thành cũng như lợi nhuận có thể có hay không? trên thực tế có nhiều người mới đầu nuôi rất hào hứng và quyết tâm, nhưng chỉ sau một thời gian nuôi thì chán rồi bỏ, không nuôi nữa chỉ vì không thấy lợi nhuận.

2. Học cách nuôi cho hiệu quả trước rồi hãy nghĩ đến thị trường.

Rất nhiều bạn đã hỏi tôi về đầu ra của con thỏ như thế nào? chưa nuôi và không biết có nuôi được hay không mà phải có đầu ra mới nuôi? Thật tình câu hỏi này tôi rất không muốn trả lời cũng bởi vì tôi cũng không biết phải trả lời như thế nào? Đối với tôi, vấn đề quan trọng nhất là làm sao nuôi thỏ đạt hiệu quả cao nhất về mặt sản lượng, còn đầu ra tôi thật sự không xem đó là điều quan trọng nhất, bởi tôi nghĩ thị trường luôn rộng mở và mình có đủ khả năng đáp ứng hay không mà thôi.

3. Hãy suy nghĩ những vật nuôi kết hợp phía sau của con thỏ là gì? Con thỏ là vật nuôi rất hay, có thể kết hợp chặt chẻ với nhiều vật nuôi khác để cho ra lợi nhuận cuối cùng rất cao mà nhiều vật nuôi khác không có được. Có lần có người nói với tôi rằng anh muốn nuôi trăn, để tạo nguồn thức ăn cho trại trăn, anh dự định nuôi chuột??? Tôi nghe anh trình bày một cách say mê về những dự định của mình, sau khi nghe xong tôi hỏi anh, sao anh không nuôi thỏ thay vì nuôi chuột, thỏ có sức sinh sản hơn hẳn chuột, nguồn thức ăn là rau cỏ rất dễ và phong phú, thỏ lớn nhanh hơn chuột...Nghe xong anh chỉ nói ừ há...

Phân thỏ thì có thể tận dụng một cách dễ dàng cho quy trình nuôi trùn, nuôi dòi để nuôi những vật nuôi khác rất hiệu quả.

Trên đây là một vài lời khuyên dành cho những bạn nào có dự định bắt đầu nuôi thỏ. Các bạn hãy nuôi và quyết tâm thành công thì chắc chắn sẽ thành công.
 
Last edited:
N
Hỏi về chuồng nuôi!

Chào anh Hiếu.
Em là người hôm chủ nhật rồi dẫn ba mẹ lên tham quan trại thỏ của anh đó.
Sau khi cân nhắc em quyết định sẽ đầu tư tạm 40 thỏ sinh sản, dự kiến sẽ nhân đàn lên 100 để có thể đạt hiệu quả cao nhất.
Nhưng đúng như anh nói, bây giờ vấn đề băn khoăn đầu tiên và quan trọng nhất là dựng chuồng, làm lồng nuôi như thế nào để phù hợp và kinh tế nhất.

Chuồng nuôi công nghiệp theo em phải đáp ứng một số yêu cầu:
- Thuận tiện và phù hợp cho thỏ sinh sản, thỏ con, thỏ thịt.... Tạm thời em chỉ bàn tới thỏ sinh sản thì kích thước tốt nhất theo anh là bao nhiêu?
- Thuận tiện cho ăn, quan sát, thoát phân... Em dự định làm giống như anh đang làm: lưới B40 ở trên, B20 quây nhưng còn lưới lót đang là vấn đề, không biết loại nào phù hợp nhất? Anh tư vấn thêm tấm lưới này giúp em, một số ý kiến nói dùng lưới inox sẽ không bị rỉ sét và bền?
- Vật liệu làm chuồng phải phù hợp, bền. Em nói phù hợp vì theo em không phải rẻ là phù hợp, ba em nói dùng tre hoặc gỗ cho rẻ nhưng thực ra theo tính toán tuổi thọ/ giá thành + chi phí thay thế chưa chắc đã là rẻ. Mô hình anh làm bằng thép cũng rất hay nhưng em mạn phép hỏi anh là giá thành trung bình của 1 ô lồng như thế khoảng bao nhiêu? thép đen sẽ bị rỉ sét theo thời gian như vậy có bền và ảnh hưởng tới thỏ nuôi hay không?

Ở đây em có ý tưởng thế này: dùng ống inox làm khung lồng :ph34r:, lưới inox làm đáy :wacko:, lưới bao thì vẫn như trên, em tạm tính giá thành cho 1 ô lồng hết khoảng 85.000:1^: (lồng ngang 0.8m x dài 2.0m x cao 0.8m cả chân chia thành 2 dãy chung vách mỗi dãy 4 ô nuôi thỏ) chưa tính ống nước, khay thức ăn... như vậy có cao quá không? Chuồng nuôi thì bố trí 4 x 8m gồm 3 dãy lồng như trên.
Vì em dự kiến phát triển lâu dài nên cần phương án thiết kế thật hiệu quả và hợp lý ngay từ đầu, anh xem có thể giải quyết giúp em vấn đề này không? các vấn đề về giống, thức ăn, đầu ra em không ngại.

Cám ơn anh nhiều.
 
T
Một số lời khuyên cho người dự định nuôi thỏ:



1. Chuẩn bị ban đầu:



- Tìm hiểu thật kỹ mô hình chuồng nuôi, vấn đề này thật sự quan trọng mà đôi khi người bắt đầu nuôi lại không chú ý, đến khi làm xong hoàn chỉnh mới thấy những bất hợp lý, khi đó sữa chữa lại mất rất nhiều công sức và chi phí.



- Lựa chọn nơi cung cấp giống, theo tôi hiện nay khâu này cũng rất khó khăn, đa số những cơ sở nuôi thỏ đều nói có bán con giống, nhưng chất lượng giống thì không có gì đảm bảo, người nuôi nếu không cẩn thận sẽ mua về những giống đã bị thoái hóa, đồng huyết, đến khi xây dựng được một đàn thỏ hâu bị hàng trăm con thì mới thấy những nhược điểm phát sinh từ đàn thỏ giống như chậm lớn, sinh sản kém, tỷ lệ chết cao...lúc đó nếu thay đổi lại thì thật mất thời gian và tốn kém.



- Chuẩn bị tinh thần đương đầu với những khó khăn phát sinh khi bước vào nghề nuôi thỏ. Thỏ tuy phát triển nhanh, dễ tạo đàn, nhưng làm sao nuôi cho có hiệu quả thì không phải là chuyện dễ. Nhiều người nuôi thỏ nhưng không tính được chi phí cho một con thỏ khi xuất chuồng là bao nhiêu? để từ đó xác định giá thành cũng như lợi nhuận có thể có hay không? trên thực tế có nhiều người mới đầu nuôi rất hào hứng và quyết tâm, nhưng chỉ sau một thời gian nuôi thì chán rồi bỏ, không nuôi nữa chỉ vì không thấy lợi nhuận.



2. Học cách nuôi cho hiệu quả trước rồi hãy nghĩ đến thị trường.



Rất nhiều bạn đã hỏi tôi về đầu ra của con thỏ như thế nào? chưa nuôi và không biết có nuôi được hay không mà phải có đầu ra mới nuôi? Thật tình câu hỏi này tôi rất không muốn trả lời cũng bởi vì tôi cũng không biết phải trả lời như thế nào? Đối với tôi, vấn đề quan trọng nhất là làm sao nuôi thỏ đạt hiệu quả cao nhất về mặt sản lượng, còn đầu ra tôi thật sự không xem đó là điều quan trọng nhất, bởi tôi nghĩ thị trường luôn rộng mở và mình có đủ khả năng đáp ứng hay không mà thôi.



3. Hãy suy nghĩ những vật nuôi kết hợp phía sau của con thỏ là gì? Con thỏ là vật nuôi rất hay, có thể kết hợp chặt chẻ với nhiều vật nuôi khác để cho ra lợi nhuận cuối cùng rất cao mà nhiều vật nuôi khác không có được. Có lần có người nói với tôi rằng anh muốn nuôi trăn, để tạo nguồn thức ăn cho trại trăn, anh dự định nuôi chuột??? Tôi nghe anh trình bày một cách say mê về những dự định của mình, sau khi nghe xong tôi hỏi anh, sao anh không nuôi thỏ thay vì nuôi chuột, thỏ có sức sinh sản hơn hẳn chuột, nguồn thức ăn là rau cỏ rất dễ và phong phú, thỏ lớn nhanh hơn chuột...Nghe xong anh chỉ nói ừ há...



Phân thỏ thì có thể tận dụng một cách dễ dàng cho quy trình nuôi trùn, nuôi dòi để nuôi những vật nuôi khác rất hiệu quả.



Trên đây là một vài lời khuyên dành cho những bạn nào có dự định bắt đầu nuôi thỏ. Các bạn hãy nuôi và quyết tâm thành công thì chắc chắn sẽ thành công.

Bác nguyenhungdung góp ý rất chân tình. Mình cũng muốn góp ý thêm cho các bạn chưa nuôi thỏ mà có dự tính phát triển nghề nuôi thỏ:

- Thỏ không khó nuôi, nhưng nuôi đạt hiệu quả thì mới khó.

- Thỏ là loài nhạy cảm nên các bạn luôn chuẩn bị tâm lý sẵn sàng: thỏ luôn bệnh. Bệnh nào có vaccine thì nên chủng ngừa, các bệnh phát sinh do điều kiện ngoại cảnh thì không có vaccine nên tìm cách khắc phục môi trường nuôi nhằm hạn chế bệnh tật.

- Do là loại vật nhạy cảm nên yếu tố thời tiết ảnh hưởng rất lớn đến thỏ. Những dòng thỏ có hệ thần kinh tốt thì có khả năng chịu đựng cao hơn nên ít bị ảnh hưởng nhiều vào yếu tố ngoại cảnh và nếu có phát sinh bệnh cũng dễ điều trị hơn nên các bạn nên duy trì và phát triển những nhóm thỏ này (tốt nhất là các bạn tự chọn lọc các cá thể tốt trong quá trình gây nuôi).

- Các bệnh do điều kiện ngoại cảnh tác động lên hệ thần khinh thỏ dẫn đến phát sinh bệnh mà mình nhận thấy phần nhiều là bệnh đường hô hấp (đặt biệt là viêm mũi, sổ mũi rất khó điều trị và ảnh hưởng nhiều đến năng suất thỏ) và bệnh đường tiêu hóa (đặt biệt là tiêu chảy ở thỏ con cai sữa - trừ các trường hợp tiêu chảy do thức ăn và do vi khuẩn gây bệnh). Điều này rất dễ nhận thấy ở các đàn thỏ mà bố mẹ có hệ thần kinh yếu dễ bị stress. Đó cũng là lý do vì sao chúng ta phải chọn lọc thỏ giống.

Rất mong mọi người đóng góp thêm cho nghề chăn nuôi thỏ sớm phát triển.
 
@ngocquangit.

Tôi xin trả lời những vấn đề bạn hỏi như sau:
  1. Kích thước một ô chuồng nuôi thỏ cái sinh sản (dài x rộng x cao): 0.5 x 0.4 x 0.3 (m), nuôi 1 thỏ cái.
  2. Sàn chuồng, nếu dùng lưới inox thì giá thành cao, tuổi thọ cao. Hiện tại tôi dùng lưới mắt sên, giá thành cũng tương đối rẻ (khoảng 55.000/m2). Lưới mắt sên có ưu điểm là cứng vững và phẳng, khi sử dụng nên sơn phủ một lớp sơn chống rỉ, như vậy tuổi thọ của sàn chuồng sẽ nâng lên rất nhiều.
  3. Mô hình chuồng của tôi có chi phí khoảng 100.000đ/ 1 ô chuồng (tính cả ống dẫn và van nước).

Theo cách tính của bạn, tôi nhận thấy có lẽ bạn đã tính nhầm khi tạm tính giá thành là 85.000/một ô chuồng (ngang 0.8m x dài 2.0m x cao 0.8m) làm bằng vật liệu inox, bạn nên tính lại cho chính xác hơn. Vả lại chiều cao 0.8m là quá cao.
 
chao chu nguyenhungdung cho cháu hỏi về đầu ra của thỏ ạ ,lúc này lái thu 1 kg thỏ hơi bao nhiêu và đầu ra có dễ ko ? cháu ở tận cà mau đang khoái mô hình nuôi thỏ của chú ,cháu dự định mua khoảng 30 con thỏ về nuôi xem sao nên đang phân vân về đầu ra của thỏ vì ở cà mau bán giống rất khó ít ai mua ,mà thịt thì nhà hàng 1 tuần lấy có vài ba con nên cháu muốn hỏi chú về đầu ra ,nếu lái xuống tận cà mau mua thì 1 kg khoảng bao nhiêu ạ , nếu có đầu ra ổn định thì cháu cũng muốn phát triển lên 100 con thỏ nái vì nhà cháu có 1 khoảng đất khá lớn có thể trồng cỏ voi cho thỏ ăn quanh năm được ....cháu đang phân vân chỗ đầu ra vì cháu ở xa quá ko biết giá như thế nào
 
nguyenhungdung cho mình hỏi cái :Sao Thỏ của mình bỏ nọc ít khi đậu thai quá.Bỏ xong ,14 ngày sau bỏ lại cũng được,đến 14 ngày nữa bỏ cũng được vv..?
 
Back
Top