Nuôi thỏ như thế nào?

Thấy trên diễn đàn có nhiều topic về nhiều động vật nuôi khác nhau được trao đổi thảo luận rất hay, qua đó đúc kết trao đổi kinh nghiệm nuôi, hướng đến những quy trình nuôi tiên tiến hiệu quả, đem lại lợi ích thiết thực cho người nuôi.

Con thỏ là động vật nuôi vừa quen thuộc vừa mới mẻ. Về kỷ thuật nuôi thì đang dừng ở những kiến thức cơ bản, về kinh nghiệm nuôi thì mỗi người tích lũy một kinh nghiệm nuôi khác nhau. Nhìn tổng thể thì hiệu quả nuôi vẫn còn thấp, bài toán hiệu quả kinh tế từ nuôi thỏ vẫn còn phải tiếp tục tìm lời giải đáp theo hướng hiệu quả nhất, chính xác nhất.


Vậy tôi lập topic này với mong muốn những ai quan tâm đến nghề nuôi thỏ cùng thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi những hỏi đáp thắc mắc xung quanh nghề nuôi thỏ. Mong một ngày, nghề nuôi thỏ thật sự là một nghề nuôi hiệu quả. Hiện nay cũng rất vui là thị trường thịt thỏ bán rất chạy, đó là lời giải cho đầu ra con thỏ, vấn đề còn lại kỷ thuật nuôi để đạt hiệu quả cao nhất.


Thân chào.

********************************************************************

Nhắc lại quy trình chăm sóc thỏ mẹ, thỏ con.

- Thử thai sau 14 ngày phối giống, thỏ đậu thai được tiêm ADE, Can xi, PenStrep, Ivermectin và cầu trùng. Thỏ không đậu thai đưa vào danh sách phối lại.

- Ngày 24 thai kỳ tiêm lần 2 : ADE, Can xi, PenStrep.

- Ngày 31 thỏ sinh, tiêm thỏ mẹ: ADE, Can xi, PenStrep, kích sữa.

- Thỏ con: Từ ngày 1 đến ngày 14 cho bú bình thường. Ngày thứ 14 bỏ ổ thỏ con, cho sống chung với thỏ mẹ để tập ăn, tiêm phòng E-coli lần 1. Ngày thứ 25 tiêm phòng cầu trùng. Ngày thứ 31 thôi bú, bấm số tai thỏ, phân loại đực cái, tiêm phòng E-coli lần 2. Ngày 55 tiêm phòng ghẻ, ngày 60 tiêm vắc xin bại huyết.

- Thỏ mẹ sau khi sinh 15 ngày đưa vào danh sách phối giống lại.

Trong quy trình trên cần đặc biệt chú ý giai đoạn thỏ con từ khi thôi bú đến dưới 60 ngày tuổi, thỏ rất dễ tiêu chảy và chết rất nhiều, tỷ lệ thỏ sống nhiều hay ít là ở giai đoạn này.

Muốn nâng cao tỷ lệ sống cần chú ý những vấn đề sau:

- Hàng ngày quan sát phân thỏ để kịp thời phát hiện những đàn thỏ có biểu hiện tiêu chảy để kịp thời cách ly và điều trị.

- Nên nuôi riêng đực cái và nuôi thưa (2 con /ô chuồng) thỏ sẽ ít bệnh, lớn nhanh, dễ phát hiện thỏ bệnh.

- Chú ý lượng thức ăn hàng ngày vừa đủ, không thừa không thiếu và tỷ lệ các thành phần dinh dưỡng phù hợp với thỏ con.

- Những đàn thỏ suy dinh dưỡng trong giai đoạn bú mẹ thường dễ chết sau khi thôi bú, đối với những đàn thỏ này cần có chế độ chăm sóc đặc biệt, bổ sung vitamin, khoáng chất giúp thỏ phát triển bình thường.


 
Last edited by a moderator:
V
56a4b16c8ef13.jpg

Ai cho e hoi tho cua e bi benh gi vay
 
S
E tuong no bi ghe. sang nay tiem cho no mot lieu Havecmin
Ghẻ chỉ mặt trong và vành tai thôi
Không có ghẻ mặt ngoài tai
Ghẻ thì nó sùi da lên thành mảng dày, chứ ko bóc lông trọc da ra đốm tròn như đồng xu vậy đâu.
Nếu chỉ bị 1 con, thì tách riêng ra, xa thật xa trại ra. Bôi thuốc nấm của người, và tắm thỏ bằng nước vệ sinh phụ nữ, hoặc nước vắt lá muồng trâu.
 
P
Thỏ bị kháng sinh quá liều rồi. Gây ra những hậu quả sau
1. Chết hệ vi sinh vật đường ruột. Làm ăn vô không tiêu
2. Mất ổn định PH trong ruột
3. Do hậu quả 2, sẽ làm tăng đột biến số vi khuẩn hại như ecoli, salomed... những con này tiết chất độc, gây tiêu chảy
Giờ khắc phục bằng cách
1. hòa men vi sinh vào cả thức ăn và nước uống cho thỏ. Pha nhiều nhiều ấy, dùng loại hòa tan với nước để ổn định ph ruột và cung cấp lợi khuẩn.
2. Cho thức ăn dễ tiêu, để thỏ ăn vào tiêu hóa nhanh, không tồn trữ trong ruột lâu. Thức ăn không cần nhiều đạm, mà nhiều tinh bột để thỏ hồi phục, khi nào hồi phục cho ăn đạm sau. Vd. Rau họ cúc, rau lang, Cơm nguội, bắp nấu bung như xôi bắp, khoai mì luộc... nhớ trộn thêm ít rau để đủ xơ.
Hoặc dùng thức ăn nấu lên, ủ chua bằng nn1, cho ăn vài ngày để thỏ hồi phục đường ruột, sợ là lạ miệng thỏ ko ăn thôi
3. Cho uống vitamin nhóm b và ade để thỏ hồi sức, thèm ăn
Thanks a nhìu.
 
H
Giúp em với. Thỏ nhà em nó cứ rụng lông rồi gầy đi là bị bệnh gì hả mấy bác. Rụng lông đầu tiên ở phần lưng rồi lan ra bụng đến chân. Ăn uống bình thường, không có hiện tượng bỏ ăn. Em không cho ăn thức ăn lạ. Không bị tiêu chảy, không sủi trắng ở tai mồm chân. Thỏ gầy đi cực kỳ nhanh, vừa phát hiện rụng lông sờ vào là thấy xương. Em xót quá đi!!!
 
H
B
Ghẻ chỉ mặt trong và vành tai thôi
Không có ghẻ mặt ngoài tai
Ghẻ thì nó sùi da lên thành mảng dày, chứ ko bóc lông trọc da ra đốm tròn như đồng xu vậy đâu.
Nếu chỉ bị 1 con, thì tách riêng ra, xa thật xa trại ra. Bôi thuốc nấm của người, và tắm thỏ bằng nước vệ sinh phụ nữ, hoặc nước vắt lá muồng trâu.
ác có thể chụp hình cây muồng trầu cho em đc ko
 
S
Nó đó. Trái khô của nó lắc sẽ kêu lọc xọc như tiếng lục lạc gỗ của mấy ông đấm bóp giác hơi dạo :D
Lá nó hái về, giả nhuyễn vắt nước.
Lấy nước đó bôi ngoài da trị nấm cực tốt
Trị được cả cho người như lang ben, lác đồng tiền...
 
D
Cả nhà cho em hỏi..
Đàn thỏ 2 tháng của em chết nhiều qúa. Em mổ ra khám thi các bộ phận bt. Nhưng trong khoang bụng thì có nhiều nuớc. Thế la bi bệnh j vậy? Phải chữa bằng cách nào? Giúp em nhé
 
V
Ghẻ chỉ mặt trong và vành tai thôi
Không có ghẻ mặt ngoài tai
Ghẻ thì nó sùi da lên thành mảng dày, chứ ko bóc lông trọc da ra đốm tròn như đồng xu vậy đâu.
Nếu chỉ bị 1 con, thì tách riêng ra, xa thật xa trại ra. Bôi thuốc nấm của người, và tắm thỏ bằng nước vệ sinh phụ nữ, hoặc nước vắt lá muồng trâu.
Cam on bac da chi bao
 
H
  • Hưởng Phạm Việt An

Mình đg có nhu cầu mở trang trại nuôi thỏ. Cần tham khảo một số mô hình nuôi thỏ công nghiệp. có bạn nào biết ở quanh sài gòn và các tỉnh lân cận có trang trại nào chỉ mình với.
Mình cần tìm luôn đơn vị bán lồng thỏ công nghiệp và giống thỏ nữa.
Cảm ơn các bạn nhiều.
Mình tên Hưởng
ĐT: 0964.068.069
 
N
các bác tiền bối cho em hỏi cái bí quyết cai sữa cho thỏ để tỉ lệ sống cao với ạ ! em có bầy thỏ chuẩn bị đến kì cai sữa mà lo lắng quá ah !
 
S
các bác tiền bối cho em hỏi cái bí quyết cai sữa cho thỏ để tỉ lệ sống cao với ạ ! em có bầy thỏ chuẩn bị đến kì cai sữa mà lo lắng quá ah !
Thỏ cai sữa tốt nên để 35 đến 40 ngày. Lúc này thỏ con cứng cáp rồi, đã tập ăn với mẹ lâu.
Trước khi cai cho liệu trình 2 ngày nhỏ thuốc cầu trùng, dùng Vicox toltra nhỏ trực tiếp cho mỗi thỏ con. 2 giọt là đủ.
Cho vào lọ thuốc nhỏ mắt thì dễ nhỏ nhất. Mua lọ nước muối sinh lý ấy, vài nghìn. Đổ nước đi.
Thế là ổn
 
Đ
Tôi xin chia sẻ vài kinh nghiệm lõm bõm, thiếu sót để bà con cùng góp thêm.
*
Nuôi thỏ trong chuồng sàn tre hay gỗ để lọt phân và nước tiểu xuống sàn
cho dễ quét dọn.
*
Thức ăn là cỏ, lá cây, cành non, ngô, gạo, đỗ, rau, củ, không có động vật.
Cho ăn vào máng nhỏ, nông, có hàng rào chỉ lọt cái đầu vào thôi, để nó
khỏi dẵm lên thức ăn. Cho ăn ít một, nhưng suốt ngày, và phải vứt thức ăn
thừa trong máng đi. Có một máng nước uống ở một góc để thỏ uống khi ăn củ
và hạt xay vụn. Rau cỏ tươi non, sau mưa, hay sau khi rửa, thì phải để ráo
nước trước khi cho ăn để khỏi bị đi ỉa lỏng. Khi thỏ đi ỉa lỏng, có thể
cho ăn lá chát như lá Sim, Sung, Mơ. Công nghiệp Mỹ bán thức ăn nuôi thỏ
là củ cỏ nghiền, đóng hạt khô như đầu đũa dài gần 1 cm, cứng có thể bóp
vụn bằng 2 ngón tay. Tỷ lệ bột phải thấp hơn nhiều so với cỏ thì mới đỡ
bị bệnh đường ruột. Thỏ không ăn bẩn, nên thức ăn thừa nó không bao giờ ăn
lại, và ta phải vứt ra. Ví dụ cỏ mọc từ đống phân lên, từ đống rác, hay
trong bóng rợp thì nó không ăn.
*
Phải nhốt riêng thỏ đực giống, vì nó luôn luôn nhảy lên lưng các con khác
làm quấy nhiễu. Khi cần cho thỏ cái có bầu, thì mới thả thỏ đực vào. Khi
con cái không chịu thì bắt thỏ đực ra, hôm sau mới thử. Tôi không biết dấu
hiệu nào là ngày thỏ cái tơ (chưa có con bao giờ) chịu đực, nhưng thỏ cái
mới đẻ thì ngày hôm sau có thể chịu đực ngay. Phải bắt thỏ mẹ để riêng ra
với thỏ đực, vì chúng đuổi nhau sẽ dằm chết thỏ con. Bắt cho phối một lúc
mà không xong, thì trả mẹ về cho các con bú, hôm sau lại phối. Nếu mấy hôm
sau khi đẻ mà không phối được, thì phải đợi đến các con khôn lớn, mấy tháng
và không biết ngày nào thỏ mẹ chịu đực, khiến cho kinh doanh thua lỗ. Nếu
trôi chảy, thì cứ đẻ xong lứa này, thì có bầu lứa sau. Có lẽ tháng rười một
lứa từ 4 đến 6 con. Tôi chưa tìm hiểu, nên bạn gắng tìm hiểu xem sao.
*
Thỏ có bầu vẫn có thể thả chung với thỏ khác không phải thỏ đực giống, ví
dụ thỏ đực non chẳng hạn. Khi nào nó cắn rứt lông bụng, thì bắt riêng vào
một chuồng đáy gỗ liền để nó đẻ thì con không lọt qua sàn. Nó hay dẻ đêm
nhưng cũng có khi đẻ ngày. Nó rứt lông bụng và làm tổ ở góc trong chuồng .
Khi đẻ, đừng nên đến nhiều, có thể nó dẵm hay cắn chết con . Đừng quên
cho hạt, củ, và nước uống pha muối để nó khỏi ăn con.
*
Ngày xưa nhà tôi nuôi thỏ, con thỏ đực giống rất to, nhớ lại có lẽ được
chục ký, trong khi thỏ cái tơ nhỏ tí xíu. Khi nó nhảy thì rất tội nghiệp
cho thỏ cái. Thỏ đẻ rồi thì cũng khá to. Nhà tôi nuôi không có lãi, vì
khó khăn 2 khâu:
- Không cho thỏ đực phối đúng lúc, nên thỏ cái không chịu, và không có
bầu luôn luôn như người khác nuôi.
- Thỏ mới đẻ bị chết, chủ yếu vì lúc đó người chăm thỏ đang ngủ say .
Thỏ con bị rớt qua chuồng xuống sàn lạnh có nước đái thỏ, và thỏ con bị
chết có lẽ bị mẹ dẵm chết, bị mẹ cắn chết. Có lẽ trẻ con lén vào coi thỏ
con mới đẻ còn đỏ hỏn không lông, nhắm tịt mắt.
*
Hoàn toàn tôi nhớ được gì thì nói, chứ không tìm hiểu tham khảo ở đâu hét,
nên có thể có sai. Các bạn góp ý cho.
*
---------------
Theo nguồn:
*
http://forum.myspace.com/index.cfm?...en=801DD145-6EAD-469C-9425EC174619D6774626865
*
Có 3 hình khá rõ và đẹp, tôi chọn một hình sau:
*
rabbit_fur_farm_portugal_battery_cage_system_c_animal_03.jpeg

*
Xin trích dịch vài tin quan trọng trong này:
*
- Nuôi thỏ giống thì phải để đực cái riêng.
- Thỏ cái đẻ từ 5 đến 8 lứa mỗi năm.
- Đẻ xong thì thỏ cái phối giống sau 14 đến 28 ngày.
Đây là chỗ sai trong cách nuôi của tôi. Có lẽ tôi nghe
người bán thỏ nói cho thỏ đực nhảy ngay hôm sau khi đẻ
nhưng tôi không làm được điều này. Thỏ cái cụp đuôi xuống,
còn thỏ đực cứ thúc vào lưng. Tôi phải vất vả tìm ngày
thỏ cái chịu đực lại, và không thể làm được như người
ta nói.
- Bài không nói thời gian cai sữa của thỏ con, nhưng nói
thỏ cai sữa sớm thì yếu, dễ mắc bệnh, và tỷ số chết là 40%.
Bài cũng nói thỏ cai sữa sớm, thì mẹ chóng phối giống hơn.
Như vậy đoán liều là cho thỏ con cai sữa 14 đến 28 ngày tuổi.
- Thỏ cái đẻ được 18 tháng thì loại bỏ. Không biết mấy tháng
tuổi thì cho thỏ cái phối giống lứa đầu?
- Thỏ thịt thì nuôi từ lúc ra đời đến 56 - 70 ngày tuổi.
- Nước Mỹ hàng năm nuôi và ăn thịt 8 triệu thỏ thịt.
- Thỏ rất nhạy cảm với mùi khai thối, và ở chật.
Triệu chứng ở quá chật là rứt lông và cắn tai nhau.
- Giống Tân Tây Lan trắng và giống California nuôi tốt nhất
vì màu trắng sạch sẽ, và mau lớn. (Nhà tôi nuôi thỏ nhiều
màu: trắng, da cam, đen, nâu, xám, loang).
- Thỏ chỉ lớn nhất 5 kilô rưỡi thôi, không có 10 ký đâu.
- Thỏ thịt xuất chuồng từ 2 kí đến 3 kí.
- Thỏ chết già có thể 10 tuổi.
*
Còn nhiều trang nữa, tìm Google với từ khoá "Rabbit Farming."
*
Ví dụ, ở đây http://journeytoforever.org/farm_library/AD20.pdf
có trang coi giống thỏ trang 13: Nhấn ngón tay vào gần lỗ sinh
dục thì thỏ đực sẽ lòi đầu chim ra, thỏ cái lòi lỗ huyệt ra.
*
Trang 15 dạy cách phối giống:
- Bế thỏ cái vào chuồng thỏ đực. Không được cho thỏ đực
vào chuồng thỏ cái (tôi làm ngược lại).
- Phải phối vào sáng sớm hay chiều muộn.
- Nếu thỏ cái chịu, thì chỉ 15 phút là thỏ đực làm xong 2 lần.
Chỉ một lần là đủ mặc dù thỏ cái chịu nhiều lần. Nếu 15 phút
mà không lần nào, thì thỏ cái không chịu, phải bắt thỏ đực ra.
- Luôn luôn phải mắt thấy phối giống, rồi bắt riêng ra.
- Nếu không phối được, thì thay con đực khác. Nếu thay con
đực khác mà vẫn khó khăn, thì thịt con thỏ cái ấy đi.
- Sau khi phối 1 hay 2 tuần, thì thỏ cái rứt lông bụng, và
sau 30-32 ngày thì đẻ.
- Cũng nói cho thỏ đẻ uống nước có chút muối, và đừng có ai
quấy rầy, thì thỏ không ăn thịt con.
- Sau khi đẻ 1 tháng thì cho nhảy đực lại, sau khi cai sữa.
- Nên cho nhảy nhiều thỏ cái một ngày, để có nhỡ, thì góp
thỏ con chung lại cho một vài thỏ mẹ nuôi, để con khác chóng
nhảy đực lại.
*
Còn nhiều nữa, nhưng hãy tạm thế đã nhé.
*
Em cũng thích nuôi thỏ, nhưng ko tìm dc đầu ra
 
H
em đang cần mua thỏ giống newzeland. thỏ bố mẹ từ 4,5kg trở lên.
liên hệ mail:hoangngocthu12b1@gmail.com
xin cảm ơn
 
Back
Top