Nuôi thỏ như thế nào?

Thấy trên diễn đàn có nhiều topic về nhiều động vật nuôi khác nhau được trao đổi thảo luận rất hay, qua đó đúc kết trao đổi kinh nghiệm nuôi, hướng đến những quy trình nuôi tiên tiến hiệu quả, đem lại lợi ích thiết thực cho người nuôi.

Con thỏ là động vật nuôi vừa quen thuộc vừa mới mẻ. Về kỷ thuật nuôi thì đang dừng ở những kiến thức cơ bản, về kinh nghiệm nuôi thì mỗi người tích lũy một kinh nghiệm nuôi khác nhau. Nhìn tổng thể thì hiệu quả nuôi vẫn còn thấp, bài toán hiệu quả kinh tế từ nuôi thỏ vẫn còn phải tiếp tục tìm lời giải đáp theo hướng hiệu quả nhất, chính xác nhất.


Vậy tôi lập topic này với mong muốn những ai quan tâm đến nghề nuôi thỏ cùng thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi những hỏi đáp thắc mắc xung quanh nghề nuôi thỏ. Mong một ngày, nghề nuôi thỏ thật sự là một nghề nuôi hiệu quả. Hiện nay cũng rất vui là thị trường thịt thỏ bán rất chạy, đó là lời giải cho đầu ra con thỏ, vấn đề còn lại kỷ thuật nuôi để đạt hiệu quả cao nhất.


Thân chào.

********************************************************************

Nhắc lại quy trình chăm sóc thỏ mẹ, thỏ con.

- Thử thai sau 14 ngày phối giống, thỏ đậu thai được tiêm ADE, Can xi, PenStrep, Ivermectin và cầu trùng. Thỏ không đậu thai đưa vào danh sách phối lại.

- Ngày 24 thai kỳ tiêm lần 2 : ADE, Can xi, PenStrep.

- Ngày 31 thỏ sinh, tiêm thỏ mẹ: ADE, Can xi, PenStrep, kích sữa.

- Thỏ con: Từ ngày 1 đến ngày 14 cho bú bình thường. Ngày thứ 14 bỏ ổ thỏ con, cho sống chung với thỏ mẹ để tập ăn, tiêm phòng E-coli lần 1. Ngày thứ 25 tiêm phòng cầu trùng. Ngày thứ 31 thôi bú, bấm số tai thỏ, phân loại đực cái, tiêm phòng E-coli lần 2. Ngày 55 tiêm phòng ghẻ, ngày 60 tiêm vắc xin bại huyết.

- Thỏ mẹ sau khi sinh 15 ngày đưa vào danh sách phối giống lại.

Trong quy trình trên cần đặc biệt chú ý giai đoạn thỏ con từ khi thôi bú đến dưới 60 ngày tuổi, thỏ rất dễ tiêu chảy và chết rất nhiều, tỷ lệ thỏ sống nhiều hay ít là ở giai đoạn này.

Muốn nâng cao tỷ lệ sống cần chú ý những vấn đề sau:

- Hàng ngày quan sát phân thỏ để kịp thời phát hiện những đàn thỏ có biểu hiện tiêu chảy để kịp thời cách ly và điều trị.

- Nên nuôi riêng đực cái và nuôi thưa (2 con /ô chuồng) thỏ sẽ ít bệnh, lớn nhanh, dễ phát hiện thỏ bệnh.

- Chú ý lượng thức ăn hàng ngày vừa đủ, không thừa không thiếu và tỷ lệ các thành phần dinh dưỡng phù hợp với thỏ con.

- Những đàn thỏ suy dinh dưỡng trong giai đoạn bú mẹ thường dễ chết sau khi thôi bú, đối với những đàn thỏ này cần có chế độ chăm sóc đặc biệt, bổ sung vitamin, khoáng chất giúp thỏ phát triển bình thường.


 
Last edited by a moderator:
N
Em đang nuôi 30 nái ở nghệ an ai có đầu ra nào hợp lý tư vấn dùm em ạ
 
Có bác nào ở kiên giang inbox làm quen nhé
Có bác nào ở kiên giang inbox làm quen nhé
Có bác nào ở kiên giang inbox làm quen nhé
Có bác nào ở kiên giang inbox làm quen nhé
 
Q
Thế là to rồi đấy bạn ạ
Các bác cho ít ý kiến về trường hợp này. Một Thỏ nhà em đẻ lứa đầu ở tháng tuổi thứ 6 nhưng chỉ đẻ 1 con rất bé bằng ngón tay út. Hii em cũng không hiểu sao nó lại bé như vậy.thỏ mẹ bình thường không bệnh tật trọng lượng 3kg. Thỏ con nhanh nhẹn và bú sữa rất giỏi. Em ghép với đàn khác tuy chỉ nhỏ bằng 1/3 nhưng nó vẫn bú căng bụng. Có bác nào cho xin ý kiến ạ[/QUOT vay la to roi day ban ah
 
Thím nào ở TP.HCM bán cho em chục con thỏ con giá rẻ em nuôi xóa đói giảm nghèo với. Hoặc thím nào biết chỗ chỉ em đi mua với. Thank các thím. :D:D
 
H
Phân thỏ thế này là bị bệnh gì hả các bác
26376145331_e73eac98f6_o.jpg


26376145331_e73eac98f6_o.jpg
 
H
Sình bụng tiêu chảy, đa số thỏ bị bệnh đều không trị khỏi
Ko phải do ecoli à bác. Khi mổ em ko thấy gì bất thường. Gan bình thường, ruột ko có đốm trắng, màng ngày ruột cũng ko xuất huyết. Nếu bị ecoli thì biểu hiện ra sao hả bác
 
H
Thỏ cai sữa tốt nên để 35 đến 40 ngày. Lúc này thỏ con cứng cáp rồi, đã tập ăn với mẹ lâu.
Trước khi cai cho liệu trình 2 ngày nhỏ thuốc cầu trùng, dùng Vicox toltra nhỏ trực tiếp cho mỗi thỏ con. 2 giọt là đủ.
Cho vào lọ thuốc nhỏ mắt thì dễ nhỏ nhất. Mua lọ nước muối sinh lý ấy, vài nghìn. Đổ nước đi.
Thế là ổn
Skaterboi cho mình hỏi sao thỏ mẹ lại ăn thịt thỏ con nhưng không ăn lúc còn bé mà đến lúc thỏ con được 12-15 ngày tuổi mới bị . Mình bị 5 bầy như thế rồi không phải 1 cá thể mẹ mà là 5 mẹ khác nhau luôn. Có cách gì chỉ cho mình với cảm ơn trước nhen !
 
H
Thỏ 2 tháng. Bỏ ăn.ủ rũ. Chảy nước mũi. Phân thỏ bình thường.mổ ra ruột gan bình thường.phổi như hình trên.quanh phổi có mủ trắng như đờm. Bác nào chỉ em nó là bệnh gì với
25981495154_7d7c9a309d_o.jpg

26520805191_3ee0aee49a_o.jpg
 
S
Skaterboi cho mình hỏi sao thỏ mẹ lại ăn thịt thỏ con nhưng không ăn lúc còn bé mà đến lúc thỏ con được 12-15 ngày tuổi mới bị . Mình bị 5 bầy như thế rồi không phải 1 cá thể mẹ mà là 5 mẹ khác nhau luôn. Có cách gì chỉ cho mình với cảm ơn trước nhen !
Bạn xem lại thỏ mẹ ăn hay chuột ăn nhé. Tầm này tuổi, thỏ con đã biết nhảy ra khỏi ổ. Rất dễ bị chuột nhắt, chuột cống cắn chân rút xuống sàn, ăn thịt, moi ruột...
Nếu là thỏ mẹ ăn (tuy mình chưa gặp trường hợp nào thỏ con lớn vậy mà mẹ ăn cả) nhiều cá thể thỏ mẹ cùng bị thì chỉ có nguyên nhân về chế độ dinh dưỡng.
Thỏ mẹ thường ăn con do những nguyên nhân sau:
1. Tính khí, thói quen. Nguyên nhân này loại
2. Khát nước
3. Suy dinh dưỡng. Phải ăn vài con để đủ sức nuôi những con còn lại.
4. Thiếu muối khoáng, vitamin
.
Để khắc phục.
1) Về nước uống. Ngày đầu pha như sau:
_ Trước tiên hòa rỉ mật (hoặc đường) với nước cho ngọt ngọt.
_ Pha thêm chất điện giải gấp đôi liều lượng in trên bao bì.
_ Thêm vitamin nhóm ade, nhóm b, loại hòa tan trong nước ấy, cũng liều gấp đôi.
Rồi đem cho thỏ mẹ, thỏ gần đẻ uống. Uống tẹt 1 ngày.
các ngày sau cho uống nước pha (vitamin, điện giải, không pha rỉ mật nữa) theo đúng liều lượng.
2) Về thức ăn. Cho ăn đủ cám. Cám hỗn hợp thì thỏ mang bầu ít nhất 160g 1 ngày. Thỏ đẻ nuôi con ít nhất 200g 1 ngày. Rau cỏ cho ăn tự do. Còn cám trộn tùy công thức mỗi người, mình không nắm được
 
H
Bạn xem lại thỏ mẹ ăn hay chuột ăn nhé. Tầm này tuổi, thỏ con đã biết nhảy ra khỏi ổ. Rất dễ bị chuột nhắt, chuột cống cắn chân rút xuống sàn, ăn thịt, moi ruột...
Nếu là thỏ mẹ ăn (tuy mình chưa gặp trường hợp nào thỏ con lớn vậy mà mẹ ăn cả) nhiều cá thể thỏ mẹ cùng bị thì chỉ có nguyên nhân về chế độ dinh dưỡng.
Thỏ mẹ thường ăn con do những nguyên nhân sau:
1. Tính khí, thói quen. Nguyên nhân này loại
2. Khát nước
3. Suy dinh dưỡng. Phải ăn vài con để đủ sức nuôi những con còn lại.
4. Thiếu muối khoáng, vitamin
.
Để khắc phục.
1) Về nước uống. Ngày đầu pha như sau:
_ Trước tiên hòa rỉ mật (hoặc đường) với nước cho ngọt ngọt.
_ Pha thêm chất điện giải gấp đôi liều lượng in trên bao bì.
_ Thêm vitamin nhóm ade, nhóm b, loại hòa tan trong nước ấy, cũng liều gấp đôi.
Rồi đem cho thỏ mẹ, thỏ gần đẻ uống. Uống tẹt 1 ngày.
các ngày sau cho uống nước pha (vitamin, điện giải, không pha rỉ mật nữa) theo đúng liều lượng.
2) Về thức ăn. Cho ăn đủ cám. Cám hỗn hợp thì thỏ mang bầu ít nhất 160g 1 ngày. Thỏ đẻ nuôi con ít nhất 200g 1 ngày. Rau cỏ cho ăn tự do. Còn cám trộn tùy công thức mỗi người, mình không nắm được
Cám ơn Skaterboi nhiều nha !
 
H
Các bác cho hỏi nếu trại thỏ nào ko may bị mắc bệnh nấm da thì cứ bị năm này qua năm khác vậy à. Ko dứt điểm đc à
 
C
Các bác cho hỏi nếu trại thỏ nào ko may bị mắc bệnh nấm da thì cứ bị năm này qua năm khác vậy à. Ko dứt điểm đc à
Được mà.3 tháng trọng tâm. Kéo dai 6 tháng là dứt.
1 tháng/lần phun thuốc nấm (loại thuốc tấm mấy anh ngoài bắc bán) kết hợp khè chuồng thỏ diệt nấm.
CHO toàn bộ thỏ trên 30ngàu tuôi uống ketoconazone 3 ngày liền. Sau đó 15 ngày con nào còn cho tiếp.
Lặp lại việc cho uống trên sau 2 tháng.
Sau 2 tháng nữa lặp lại tiếp
2 tháng nữa lặp tiếp.

Tức là trong 6 tháng này có lứa thỏ con nào cho uống hết. Thỏ mẹ thì sanh xong rồi cho. Thòi gian 6 tháng dư sức cho 2-3 kì. Xit thuốc khè chuồng. Hết ngay.
Mà làm biếng quá nên...
 
N
Giá Thỏ giống hậu bị 2-2.2 kg cửa trai giống Sơn Tây là : 170.000/ 1kg. Chát quá :Cry:
 
H
mình ở Tân Hiệp, muốn mua giống thỏ ở trại giống Sơn Tây không biết có chuyển về chỗ mình được không ?
 
Back
Top