nuôi thủy sản trên bể nổi

  • Thread starter maquemau
  • Ngày gửi
tùy theo diện tích và điều kiện của từng người tôi đưa lên đây mô hình nuôi thúy sản trên bể nổi ít thay nước.
chọn miếng đất trống diện tich10x10m=100m2(lòng trong bao tấn vòng ngoài)thiết kế như lòng chảo trung tâm rún đào sâu hơn(ở đây bạn đặt ống mủ phi 90 cho thoát nước)
chuẩn bị bao cát (bao cimeng vừa nhẹ dể thao tác) vô cát vừa thôi nên may miệng, phía dưới chất mổi lớp 2 bao chất đến đâu đạp cho dẻ đến đó.chất 5 lớp ,đến thứ 6 trở lên chỉ 1 bao theo chiều dọc,chiều cao 1m5.trải bạt cao su cắt và cột chặt vào ống thoát nước(nên quấn bằng ruột xe đạp vừa mềm cột mới chăt) bơm nước từ từ và trải bạt cho thẳng,lúc đầu kg nên bơm nuóc đầy chỉ nên bơm len khoảng 1m nuóc thôi bơm đến đâu cho người đạp bao đến đó tránh sạt .để vậy ngày sau bơm tiếp chỉ nên bơm nuóc từ từ bơm cho đến khi đạt mức nước 1m5.
-như vậy công đoạn thiết kế ao đã hoàn tất ,chỉ còn trang bị và xử lý cách vận hành cho nước chảy nhẹ theo dòng,tạo dòng chảy nhẹ theo vòng vách bao vừa tạo thông thoáng cho cá vừa nhờ sức ly tâm vật lơ lửng(bao gồm bùn,thức ăn thừa,chất thải của cá) sẻ gom về rún.ta chỉ cần mở van khóa(đặt phía ngoài bể)là đã tháo đi nước dơ rồi.(con tiep)
-lời nhắn riêng bạn botienthi,htm333tôi có nhận tin bạn nhưng vì bận chút việc cho con thỏ nên lập topic nầy bạn cứ xem công đoạn nào chưa rỏ ta bàn tiếp
-100m2 nếu nuôi cá lóc đạt sản lượng 3 tấn
 


Last edited by a moderator:
sau gần một tháng bon chen hết lọc ngược lại lọc xuôi,thời gian đầu cũng ...được được nhưng càng về sau càng quá tải bởi chất thải ngày càng nhiều,hệ thống lọc chỉ hoạt động tầm 30 phút thì đã nghẹt,chắc không có duyên...nợ với những điều cải tiến nên đành quay lại "mái nhà xưa"đành chấp nhận đánh cuộc với "hên xui"vẩn phải xi phong đáy,và thay nước hằng ngày.
giử lại những giàn thủy sinh (vì thấy chúng phát triển khá tốt).
kết luận cá nhân :
không biết tụi "nước ngoài"làm sao hay quá ! tụi "nước trong"theo không kịp ..hi. hệ thống lọc chỉ có thể áp dụng cho thủy sản nhỏ như cá cảnh chứ khó áp dụng cho nuôi cá thương phẩm,số lượng nhiều,mật độ cao.
-báo cáo :cho đến hôm nay cá đã được 25 ngày tuổi,kích cở đã bằng ngón tay cái.tổng hao hụt khoảng 200 con (10 o/o) mổi một cử cho ăn 2kg mổi ngày 08kg thức ăn.
-bác Bồ.tình hình cá nhà bác thế nào rồi ?
 


Hì hì...! Chắc là do bác nuôi với mật độ cao quá nên lọc bị nghẹt.
Cá của tôi thì vẫn phát triển tốt. Bằng giờ tháng sau có hy vọng ...nhậu được rồi. Chúng lớn theo tôi là khá nhanh. Mới một tháng mà cá trê từ nhỏ hơn ngón út đã bằng ...nửa cổ tay rồi. Cá rô đơn tính thì từ ...ngón chân cái to bằng...gần 3 ngón tay. Còn cá điêu hồng chậm nhất, bây giờ mới chỉ to hơn hai ngón tay một tý.
Thức ăn thì vẫn cám nổi là chủ lực. Một tháng đầu này hết...10kg (loại hạt nhỏ, giá 195.000/bao10kg) 3-4 ngày cho ăn thêm trùn quế và bón phân trùn một lượt. Bữa nay 1tuần xả đáy một lần khoảng 10% lượng nước.
Bèo tôi luôn khống chế khoảng từ 1/3 đến 1/2 mặt bể. Nước luôn có màu xanh đẹp lắm.
Tôi thả tổng cộng đợt sau khoảng hơn 600 con các loại. Vậy mà mỗi lần cho ăn cảm thấy đặc nghẹt như cơm sôi. Đến giờ thì chết có...5 con cá điêu hồng.
 
Last edited:
sau gần một tháng bon chen hết lọc ngược lại lọc xuôi,thời gian đầu cũng ...được được nhưng càng về sau càng quá tải bởi chất thải ngày càng nhiều,hệ thống lọc chỉ hoạt động tầm 30 phút thì đã nghẹt,chắc không có duyên...nợ với những điều cải tiến nên đành quay lại "mái nhà xưa"đành chấp nhận đánh cuộc với "hên xui"vẩn phải xi phong đáy,và thay nước hằng ngày.
giử lại những giàn thủy sinh (vì thấy chúng phát triển khá tốt).
kết luận cá nhân :
không biết tụi "nước ngoài"làm sao hay quá ! tụi "nước trong"theo không kịp ..hi. hệ thống lọc chỉ có thể áp dụng cho thủy sản nhỏ như cá cảnh chứ khó áp dụng cho nuôi cá thương phẩm,số lượng nhiều,mật độ cao.
-báo cáo :cho đến hôm nay cá đã được 25 ngày tuổi,kích cở đã bằng ngón tay cái.tổng hao hụt khoảng 200 con (10 o/o) mổi một cử cho ăn 2kg mổi ngày 08kg thức ăn.
-bác Bồ.tình hình cá nhà bác thế nào rồi ?

Nguyên tắc lọc ngược em đã nhắc đi nhắc lại nhiều lần rồi, là càng thưa càng tốt, chủ yếu là tạo giá thể cho vi sinh phát triển thôi. Vật liệu lý tưởng là đệm vi sinh, còn không có đủ điều kiện thì chơi vật liệu thay thế có tác dụng tương đương, ví dụ như xơ dừa, bùi nhùi, dây nhựa đen, miễn sao bào đảm nguyên tắc diện tích bề mặt cao để đủ thể tích cho vi sinh vật sống. Chứ bác nhét nhiều vật liệu lọc quá mau nghẹt là phải.
Thật tế thử nghiệm là hiện nay em đang bị xơ dừa làm nghẹt máy bơm do tật ẩu không thèm dùng vải thưa chặn lại trước máy bơm nên thường bị xơ dừa làm nghẹt máy. ^^
 
bác bồ ! như đã trình bày từ đầu vụ thả nuôi,vì sửa chửa và gia cố lại cho nên không tạo được trủng cho nên khó thu gom được chất thải của cá,tuy đã được bơm tạo dòng nhưng chất thải vẩn còn rải rác khắp đáy bể,chỉ còn cách phải xi phông thôi,mổi lần hút đáy chất thải được lấy ra tôi nghỉ sẻ khó mà lọc được.mãi vật lộn với bể lọc ngược lọc xuôi nên không thay nước giờ đã bốc mùi "kinh quá" rất may từ hôm thả giống đến nay chưa có ngày nào mất điện.
như bác trình bày cá bác đến thời điểm hiện nay như thế là đạt tốt rồi.cá trê,cá rô phi đơn tính là loài ăn tạp bác chú ý thức ăn viên loại nhỏ 19.500 đ/kg thường chử đạm ở mức 35-40o/o đạm lại thêm trùn quế như thế là thừa đạm cá sẻ nhanh phát triển,sức đề kháng sẻ kém khó chóng lại khi xảy ra sự cố.và không được kinh tế.
cá điêu hồng nuôi trên bể rất chậm lớn,tôi nuôi thử rồi,nuôi lòng bè sẻ tốt hơn.
nơi bác có trùn quế cho thủy sản là...trên cả tuyệt vời !
 
giờ chỉ mong nguồn nước
Nguyên tắc lọc ngược em đã nhắc đi nhắc lại nhiều lần rồi, là càng thưa càng tốt, chủ yếu là tạo giá thể cho vi sinh phát triển thôi. Vật liệu lý tưởng là đệm vi sinh, còn không có đủ điều kiện thì chơi vật liệu thay thế có tác dụng tương đương, ví dụ như xơ dừa, bùi nhùi, dây nhựa đen, miễn sao bào đảm nguyên tắc diện tích bề mặt cao để đủ thể tích cho vi sinh vật sống. Chứ bác nhét nhiều vật liệu lọc quá mau nghẹt là phải.
Thật tế thử nghiệm là hiện nay em đang bị xơ dừa làm nghẹt máy bơm do tật ẩu không thèm dùng vải thưa chặn lại trước máy bơm nên thường bị xơ dừa làm nghẹt máy. ^^
như đã trình bày :tôi đã lọc đủ mọi cách rồi nếu lọc thưa 2 ngày mới nghẹt nước dơ bốc mùi không chịu nổi,lọc dầy nước sạch hơn nhưng chỉ tầm 1 giờ đã bị nghẹt. bạn nào đã nuôi và trực tiếp xi phong hút chất thải từ đáy sẻ nhận thấy,phân của cá không thể lược lại bằng cách thu chất thải rắn (thu không xuể).tôi cũng đã làm nhiều giá thể cho vi sinh trú, nước trao đổi liên tục ,giá thể trồng cây chiếm phân nữa diện tích bể cây phát triển tốt nhưng vẩn không giải quyết hết được chất thải.;
giờ chỉ biết mong nước ngoài sông đừng ô nhiểm nặng,sẻ ổn thôi .
 
Last edited by a moderator:
tôi sẻ cố gắng trong trình bày đoạn nào ta chưa rỏ cùng thảo luận tiếp ,trong chăn nuôi nhất là nuôi thủy sản ta không được chủ quan bỏ qua dù là chi tiết nhỏ.
bây giờ ta bắt đầu cho vận hành nha !
lúc mới bắt đầu chỉ nên cho nước khoảng 1m thôi,bạn trang bị thêm 2 máy bơm nước loại bơm (loại bơm hồ cá kiểng )ngâm trong nước có công xuất hơi lớn tý(một máy khoảng 170 ngàn )1 máy cho tôi ,còn 1 máy cho anh thủy canh.(xin lổi đã kéo anh trung vào cuộc chơi nầy )
-1 máy cho tôi bạn đặc cặp vách bể cho chạy liên tục 24/24 (mục đích chảy nhẹ nhưng sẻ tạo dòng chảy vòng tròn )nhờ sức ly tâm chất bùn và vật lơ lửng sẻ gom về rún,bạn mở van khóa xả bùn rồi bơm nước lại mực nước khoảng 1m
-1 máy của anh trung+ 1 bó chổi chà công đoạn nầy tôi giao lại cho anh trung trình bày(anh trung sẻ trình bày phun mưa và công dụng của bó chổi đó )
xử lý cho môi trường tốt khi bạn thả cá sẻ không bị sốc ít hao hục
.xin mời anh thủy canh
---------------


nếu bạn thực hiện đúng theo cách tôi sẻ trình bày tiếp. 100 con /m2 tôi đã nuôi rồi trong quá trình nuôi ít thấy xảy ra hiện tượng cá mệt mỏi,bệnh.(mật độ ngan nuôi cá bè )

kế hoạch của anh thấy hấp dẩn quá ..nhưng cho em hỏi thêm về đầu ra của sản phẩm , nhà em từng nuôi cá đêu hồng đến khi thu hoạch bị lái ép giá mua xong chỉ trả 1/2 tiền số còn lại nợ cả 2 tháng ....sợ tới già luôn ( nhiều bà con mới nuôi cũng hay bị vụ này lắm ) .
 
vi em chưa bít nên em hỏi có gì sai mọi người bỏ qua dùm mô hinh này nuôi ở đâu vùng biên thừa thiên huế của em có nuôi được và có lợi thế khó khăng gì không có thể nuôi ở trên vùng đất sạt lở không va có kêt hợp nuôi gì nửa không
 

giờ chỉ mong nguồn nước
như đã trình bày :tôi đã lọc đủ mọi cách rồi nếu lọc thưa 2 ngày mới nghẹt nước dơ bốc mùi không chịu nổi,lọc dầy nước sạch hơn nhưng chỉ tầm 1 giờ đã bị nghẹt. bạn nào đã nuôi và trực tiếp xi phong hút chất thải từ đáy sẻ nhận thấy,phân của cá không thể lược lại bằng cách thu chất thải rắn (thu không xuể).tôi cũng đã làm nhiều giá thể cho vi sinh trú, nước trao đổi liên tục ,giá thể trồng cây chiếm phân nữa diện tích bể cây phát triển tốt nhưng vẩn không giải quyết hết được chất thải.;
giờ chỉ biết mong nước ngoài sông đừng ô nhiểm nặng,sẻ ổn thôi .

Khà khà khà, này lão huynh maquemau, Tư mỗ hôm nay có hứng về việc lão độc vật tám lúa rời khỏi am trở lại chiến trường xưa nên vô đây lạm bàn tí chút:
- Lão huynh vốn đưa cái topic bể nổi lên đây há là có ý muốn đưa cái ưu điểm " Nổi" để hạn chế cái nhược là " Cặn lắng" đúng vậy không? Nhưng Tư mỗ ngạc nhiên vì sao cái chữ " Nổi" hàm ý cái chiêu đơn giản nhưng độc đáo kia lại bị lão huynh bỏ quên mà sa đà theo cái mô hình lọc, lược vốn dĩ chỉ có hư chiêu nhiều hơn độc chiêu kia? Tư mỗ băn khoăn liệu lão huynh có mê muội mà theo đường tà hay là lão huynh muốn dùng cái Tà đó để minh chứng thực tế cho cái Chánh của lão huynh? Tư mỗ cảm thấy lão huynh hình như đang muốn chứng minh hơn là đi theo đường đó, khà khà khà

- Bàn sâu 1 tí kẻo có người lại nói Tư mỗ ăn nói huyên thuyên. Rõ ràng Tư mỗ chờ đến ngày hôm nay vì biết rằng thế nào lão huynh cũng thử thực tế nên dùng cái thực tế của lão huynh để đôi dòng múa bút. Rõ ràng lão huynh thấy không, lọc cặn bẩn đâu phải chỉ nói suông là được, lọc thưa thì nó lọt, lọc dày thì nó nghẹt. Nuôi nhỏ thì dễ lọc vì chất thải ít nhưng nuôi nhỏ thì lấy gì mà ăn. Nuôi lớn thì nó nghẹt mà nó nghẹt thì mình vệ sinh cũng lòi con trê. Muốn lọc tốt thì phải phối hợp nhiều loại lọc chứ đâu phải 1 vài tấm vải thưa hay vài cọng xơ dừa hoặc đôi cây trúc đập dập là yên tâm "đu nghỉ". Đầu tiên phải lắng cái đã, lắng để tách cặn lớn rồi mới dám lọc thô để loại bỏ cỡ hạt trung bình. Lọc thô xong thì qua lọc tinh để loại huyền phù lơ lửng và cuối cùng mới dùng đến vi sinh hay sinh học để chuyển đổi chất hoặc hấp thụ chất không mong muốn. Đó đó, 1 ề thiết bị đó không thể tách rời nhau nếu muốn chơi theo kiểu nước tuần hòan. Vậy nuôi ít thì đầu tư còn được chứ nuôi nhiều, bể lớn như sông thì liệu có kham nổi cái cụm thiết bị vĩ đại kia cho thích ứng với lưu lượng tuần hòan hay không? Tư mỗ rất vui mừng khi thấy lão huynh bỏ công ra chứng minh điều này. Thiệt là đại xá !

- Thật ra nuôi cá lọc tuần hòan không phải là dở á lão huynh nhưng phải tùy hòan cảnh mà dùng. Lại là chữ "Tùy" mà Tư mỗ rất tâm đắc. Ngày xưa Tư mỗ có lần xem 1 bộ phim có tựa đề là Thủy Giới. Tư mỗ nhớ rất rõ vào đầu phim anh chàng diễn viên chính có 1 cỗ máy rất ấn tượng. Đó là cỗ máy lọc nước tiểu thành nước uống ngay lập tức. Anh ta tè vô cái hũ rồi nuớc tiểu chảy lòng vòng trong 1 hệ thống ngoằn ngoèo và đầu ra là 1 ly nước sạch uống ngay tại chỗ. ha ha ha. Lúc đầu Tư mỗ nhà quê nên thắc mắc tại sao thằng cha này khùng, đứng trên thuyền giữa 1 vùng trời nước mênh mông mà đi lọc nước đái để uống nhưng xem đến 1 chút nữa thì mới hiểu rằng nước xung quanh anh ta đã bị nhiễm mặn. Vậy đó ở cái thế xung quanh là biển thì uống nước tiểu cũng chẳng sao huống chi là bỏ công ra lọc thì hay biết mấy. Nhưng, Tư mỗ nghe đồn lão huynh ở vùng miền Tây sông nước vậy há chi lại phải đóng phim Thủy Giới cho cực thân vậy hè?

- Tụi Tây theo Tư mỗ nó không ngu hơn người Việt mình. Nó đã sử dụng công nghệ nuớc tuần hòan để nuôi cá ở những vùng sa mạc thiếu nước mà tại sao nó không lọc bằng xơ dừa hay tre trúc đập dập như mình thì chắc nó có lý do của nó. Nó không xài than củi mà dùng than hoạt tính thì chắc không phải nó ngu đâu. Những gì chúng ta đang bàn và thử nghiệm ở đây thì chắc tụi Tây đã từng làm thử từ đời ơ kìa gì rồi. Nếu đơn giản thì tụi nó đã chẳng làm phức tạp để làm gì. Nhưng nó không công bố vì đó là bí kíp. Nói như lão anhmytran rất đúng:" bí kíp chẳng ai cho không anh cả vì nó là công sức của người ta". Chất thải của cá không phải là không xử lý được ở quy mô lớn nhưng vấn đề chỉ là chi phí xử lý thế nào thôi . Á cái điều này luôn là chân lý. Tiền ít thì khó lòng nào mà hít cho thơm được.

- Xử lý sinh học hả? ha ha ha. Lão huynh nói trúng ý Tư Mỗ rồi. Thiên nhiên vốn có chức năng diệu kì nhưng thiên nhiên đòi hỏi thời gian và không gian. Muốn lọc nuớc thải của 1000 con cá thì ít ra anh phải trồng rau cỏ gấp đôi gấp 3 thì mới hy vọng rút ngắn thời gian xử lý được 1 ít. Vì vậy sau khi chui ra từ cái to pic a qua tô píc đã làm lão quái 8 lúa bị trọng thương thì Tư mỗ bế môn luyện công chui vô mấy cái quép sai của tụi Tây để hít thở cái không khí cây- cá đó thì lại thấy 1 điều là tụi nó chú trọng việc "ăn rau" hơn " bán cá" trong cái hệ thống này. Nghĩa là con cá lại là sản phẩm phụ còn trồng rau mới là thu nhập chính hay sao ấy. Tư mỗ nghĩ rụng râu thì thấy cũng có lý. 1000 con cá ỉa ra trồng được 5000 cây rau thì bán rau sướng hơn và cá bán kèm theo kỉu có nhiu ăn nhiu là ngon rồi. Mình đi làm ngược lại thì coi chừng tốn 1000m2 đào ao nuôi cá phải mất 3000m2 trồng rau làm lược thì sấp nhỏ nó cười.

- Nói dài nói dai thì thành ra nói dở. Túm cái váy hiền muội của Tư mỗ lại thì Tư mỗ vẫn thích cái ý tưởng " Nổi" của lão huynh. Lão huynh kéo nó nổi lên để hút cặn đáy ra ngoài cho dễ dàng nhất và châm thêm nước mới đã kiểm duyệt vào đúng không? Lão huynh không nói ra nhưng Tư mỗ vẫn biết lão huynh muốn làm thế. Đó là cách hợp với bối cảnh nông thôn VN hiện nay nhất. Việc gì ta có nước sạch không dùng lại đi thách nhau uống nước nuôi cá. ha ha ha. Tòan là dân khoái đóng phinh !

LỜI THẬT MẤT LÒNG NHƯNG LẠI LÀ LỜI THẬT. MONG CÁC HẢO HUYNH ĐỆ XÁ TỘI :approve: TƯ MỖ NHƯỜNG SÂN CHƠI LẠI CHO LÃO QUÁI TƯ-ẾCH-4-CẲNG. LÃO ẤY MỚI XỨNG ĐÁNG LÀ CHỦ CHIẾN TRƯỜNG.

@tu_ech_4_chan: lão độc vật bỏ đi thì cái tô píc kia vắng như chùa bà Đanh luôn. Hết hứng !
 
....

- Lão huynh vốn đưa cái topic bể nổi lên đây há là có ý muốn đưa cái ưu điểm " Nổi" để hạn chế cái nhược là " Cặn lắng" đúng vậy không?
....

Theo tôi nghĩ nào chỉ có thế!
Đối với tôi cái "nổi" này còn giúp tận dụng nước xả cặn, nước xả thay vì bỏ đi thì dùng để đưa vào vườn trồng rau, cây trái v.v..Đỡ hẳn một lượng phân lớn, đỡ tiền điện bơm tưới. Cái "nổi" này cũng đang là một trong hai cái "chốt" để tôi xây dựng mô hình nuôi trồng tương đối khép kín.
Rất đơn giản mà hiệu quả
 
Theo tôi nghĩ nào chỉ có thế!
Đối với tôi cái "nổi" này còn giúp tận dụng nước xả cặn, nước xả thay vì bỏ đi thì dùng để đưa vào vườn trồng rau, cây trái v.v..Đỡ hẳn một lượng phân lớn, đỡ tiền điện bơm tưới. Cái "nổi" này cũng đang là một trong hai cái "chốt" để tôi xây dựng mô hình nuôi trồng tương đối khép kín.
Rất đơn giản mà hiệu quả

Này Bồ Lão Tiên Thi ơi. Thì cái ý Tư Mỗ muốn xoáy cái chữ " Nổi" của lão ngư maquemau vào cái tư tưởng đó đó. Rõ ràng Tư mỗ thấy lão huynh maquemau kéo cái bể lên cao mục đích là muốn thọt cái ống vào vùng đáy mà rút cặn thải ra ngoài ở mức độ dễ dàng nhất và ít tốn chi phí nhất đó mà. Sau khi rút cái cặn lắng ấy ra rồi thì Bồ Lão Tiên Thi muốn đem nó bỏ đi hay tái sử dụng gì mà chẳng được. Cơ bản vẫn là cái ý tưởng làm thế nào để lấy cặn đáy ra khỏi ao mỗi ngày và cái ý tưởng này thực chất lại nằm trong chiến lược vệ sinh định kỳ mà lão tám lúa ra rả năm này qua tháng nọ đó thôi. Lão độc vật tám lúa vốn thích đánh đố học trò nên lão ấy chỉ toàn đưa ra khung xương và bắt học trò tự đắp da đắp thịt vào. Lão maquemau vốn tâm tính hiền lành hơn nên giúp học trò đắp luôn da thịt vào cái khung xương của 8 lúa. Mỗi người 1 chiêu rời rạc nhưng nếu học trò nào thông minh biết phối hợp các chiêu thức lại với nhau thì sẽ thành ra 1 bí kíp. Học là như vậy!

Lão Bồ cũng chớ nên coi thường cái mô hình aquaponic. Nếu biết sử dụng nó vào đúng hoàn cảnh thích hợp thì nó là 1 tuyệt chiêu liên hòan đó. Vấn đề là phải hiểu thật rõ về nó và hiểu bản chất nó là gì. Nếu ai thông minh thì sẽ thấy mô hình lọc kia không phải là đồ bỏ đi đâu. Người Việt mình hay theo lề lối chắp vá kiểu đầu voi đuôi chuột nên mới ra cớ sự như vậy. Làm cái gì phải đúng và chuẩn. Sáng tạo phải có cơ sở bằng không sáng tạo sẽ bóp chết tiêu chuẩn đó. Tụi Tây nó làm theo cái chuẩn trước rồi trong lúc vận hành nó cải tiến từng khâu. Chuẩn làm chưa xong mà cải tiến từ đầu tới cẳng thì một hồi nó ra đám xà bần. Nên nhớ cải tiến khác xa với phát minh nhé !

Lão Bồ nuôi cá bằng nước giếng có nhận thấy điều gì khác lạ không? Lão đã từng nuôi cá bằng nước sông, nước suối chưa?

@tu_ech_4_cang:
Đi đâu mà vội mà vàng
Hãy nán ở lại dẫn đàn em thơ
Em thơ đang ngóng cổ chờ...
 
Kha kha kha, lão độc vật xuất chiêu rồi. Mời các cao thủ vào góp vui.

@all: lưu ý chúng ta tranh luận, "mắng yêu" nhau trên tinh thần học hỏi nhé chứ đừng mạt sát nhau hay đuổi nhau ra khỏi topic nha vì nói thật ( cũng là lời nói thật) thì cái topic này vốn đâu phải của ông của cha gì ta đâu mà đuổi người khác. Chúng ta đều ăn nhờ ở đậu để cùng nhau học hỏi thôi mà. Quánh hết mình nhưng đừng làm tim rỉ máu. ha ha ha

Mời thiếu hiệp desertrose vô luận kiếm.
 
Xin đừng hiểu nghĩa nuôi KHÉP KÍN theo nghĩa truyền thống ...lạc hậu ...ngàn năm đi sau lưng của người khác.


Tại sao chúng ta không hiên ngang đi dẫn đầu?

Hãy nhìn người khác đã làm rồi, hãy nhìn hình dưới đây ...

QUI TRÌNH KHÉP KÍN NÈ:

- KHÔNG CÓ CẶN BẢ ĐỂ SI PHON

- KHÔNG CÓ CẶN BẢ ĐỂ LÀM BỂ LỌC

- Thức ăn thành cứt đái, cứt đái thành thức ăn ...đó là nuôi khép kín, là qui trình khép kín mà người nuôi trồng phải làm theo ...

- Hãy dẹp bỏ CHẬM TIẾN ...

- ĐỘNG NẢO ĐỂ TIẾN VỀ TRƯỚC ...

- CHỨ ĐỪNG BẾ QUAN TOẢ CẢNG ĐỂ ĐI THỤT LÙI.



biofloc system.JPG

Ấy ấy....! Hãy nhìn vào xuất phát điểm của nông dân ta.
Ai chẳng biết cái mô hình của "thằng nước ngoài" nó hay. Nhưng nó có được vấn đề "đầu tiên" và kinh tế xã hội phát triển đồng bộ.
Ở Việt nam ta với đầu vào chót vót, đầu ra thì bèo nhèo (của người trực tiếp sản xuất). Lãi ngân hàng thì "khủng" nhất thế giới, mà muốn vay được còn phải "qua nhiều cửa" . Nếu cố làm được như bác nói, chỉ sợ chưa kịp thu hoạch thì sổ đỏ đã vĩnh viễn ra đi.

Học sinh học lớp nào thì học kiến thức và thực hành theo trình độ ấy. Giáo trình bậc trên thì chỉ dùng để tham khảo. Còn nếu học sinh nào thông minh và con nhà giàu thì cứ việc thực hành vượt cấp. Nhưng không nên chỉ trích và bắt ép những học sinh khác cũng phải vượt cấp theo. Nếu không chỉ làm học sinh rối trí và...chán.

Muốn chạy được trước hết phải...ngồi đã!
 
Ấy ấy....! Hãy nhìn vào xuất phát điểm của nông dân ta.
Ai chẳng biết cái mô hình của "thằng nước ngoài" nó hay. Nhưng nó có được vấn đề "đầu tiên" và kinh tế xã hội phát triển đồng bộ.
Ở Việt nam ta với đầu vào chót vót, đầu ra thì bèo nhèo (của người trực tiếp sản xuất). Lãi ngân hàng thì "khủng" nhất thế giới, mà muốn vay được còn phải "qua nhiều cửa" . Nếu cố làm được như bác nói, chỉ sợ chưa kịp thu hoạch thì sổ đỏ đã vĩnh viễn ra đi.

Học sinh học lớp nào thì học kiến thức và thực hành theo trình độ ấy. Giáo trình bậc trên thì chỉ dùng để tham khảo. Còn nếu học sinh nào thông minh và con nhà giàu thì cứ việc thực hành vượt cấp. Nhưng không nên chỉ trích và bắt ép những học sinh khác cũng phải vượt cấp theo. Nếu không chỉ làm học sinh rối trí và...chán.

Muốn chạy được trước hết phải...ngồi đã!

Đúng rồi. Phải tùy...
Học vượt cấp cũng được nhưng học phải đúng và tùy điều kiện mà sắm sửa trang bị dụng cụ học tập. Theo ngu ý của Tư mỗ thì chúng ta nên học nhưng chỉ học cái ý tưởng "iả rồi ăn- ăn rồi ỉa" của tụi Tây như 8 lúa đã nói thôi. Rồi sau đó thì liệu cơm gắp mắm cho đúng "thuần phong mỹ tục" :approve:

Ông thần nước lợ tám lúa vẫn nóng nảy như xưa. Lão không thấy lão Bồ hút cái chất thải đó đem đi bón rau sao? Vậy thì cũng là 1 hình thức ỉa rồi ăn vậy mà. Cách thức tuy khác nhau nhưng cùng chung ý tưởng. Quan trọng là ý chứ không phải hình. Hình có thể thiên biến vạn hóa nhưng hình và ý phải tương hợp. Gía thành con cá thấp, thị trường bấp bênh, vốn vay nặng lãi, cạnh tranh lọan cào cào thì xả ra ngoài rồi đem tưới cho rau lấy công làm lời vậy mà chắc cú. Hiện đại thì giảm nhân công nhưng phải cân đối chi phí lao động với khấu hao thiết bị cơ sở hạ tầng chứ. Tư mỗi thấy cái "Nổi" của lão Bồ vẫn đang theo ý tưởng " ỉa rồi ăn-ăn rồi ỉa" thôi mà.

Nhìn cái hình của lão độc vật thì Tư mỗ hiểu ý lão muốn nói đến con vi sinh chứ gì. Lại Bioflock nữa chứ gì. Nhưng lão ơi Biofolock ở VN hơi phí mặc dù nói về môi trường thì hiện giờ không ai qua nó. Từ từ sẽ tới nhưng hiện giờ chắc chưa.

Nào mời các đồng đạo bám sát vào hòan cảnh con dân nước Việt. Làm sao khả thi nhất ?
 
Bác tưởng qui trình khép kín theo trong hình là lớn lao vĩ đại lắm, cần rót vào tiền tỉ mới làm được ...chưa nghe đã mở đường thối lui, chưa xáp trận đã rút quân rồi ...
Đừng dùng tư duy truyền thống để bào chữa!!!!:7^:


Hì hì...! May mà hôm nay "hơi rảnh".
Quay về mô hình nhé . Thưa bác và mọi người:
Nông dân ta tuy có cả ngàn m2 đất, ao nhưng không phải là tiền tỷ mới gọi là to. Nhiều người để có được hai ba chục triệu đã là chật vật lắm rồi. Trình độ hiểu biết và tiếp thu có hạn. Chính vì vậy mà tôi cố gắng tìm hiểu học hỏi ở đây những gì đơn giản mà hiệu quả nhất ở diễn đàn này và lao vào làm thực tế để mong rằng phổ biến cho bà con quê tôi có thể hiểu được, làm được và khá hơn trước trên cơ sở thực lực của họ.
Mô hình nuôi trùn quế kết hợp bể nổi của bác Maquemau theo ý riêng của tôi là tương đối lý tưởng cho một hộ nông dân bình thường thoát khỏi khó khăn chật vật và làm cơ sở cho tương lai.
 
Last edited:
Bình tĩnh nào các hảo huynh đệ. Làm gì thì làm đừng làm tim rỉ máu nha mấy cha nội. Topic này là 1 topic hay và có ý nghĩa thực tiễn nên đừng để cho nó rơi rụng vì 1 phút nóng nảy.

Để làm dịu không khí căng thẳng của lão độc vật 8 lúa và Bồ lão tiên sinh, Tư mỗ xin đưa ra câu hỏi:
Lọc tuần hoàn so với xả đáy thay nước thì lợi và hại như thế nào? Điều kiện nào thì nên ứng dụng pp nào?
 
Bình tĩnh nào các hảo huynh đệ. Làm gì thì làm đừng làm tim rỉ máu nha mấy cha nội. Topic này là 1 topic hay và có ý nghĩa thực tiễn nên đừng để cho nó rơi rụng vì 1 phút nóng nảy.

Để làm dịu không khí căng thẳng của lão độc vật 8 lúa và Bồ lão tiên sinh, Tư mỗ xin đưa ra câu hỏi:
Lọc tuần hoàn so với xả đáy thay nước thì lợi và hại như thế nào? Điều kiện nào thì nên ứng dụng pp nào?

Tôi học trò dốt nên láu táu xin trả lời trước. Có bị mắng thì mặt cũng dày ra rồi:
Nếu có nguồn nước sạch và dồi dào (đủ đáp ứng cho nhu cầu thay nước). Bể nuôi kết cấu có thể gom được cặn bã về một chỗ, vườn rộng có đất trống để trồng trọt hoặc thông với sông rạch. Nhất là nơi có nguồn điện phập phù thì thay nước xả đáy là hữu hiệu nhất. Còn nơi nào không có điện hay điện bị "điên nặng" thì quên cái tuần hoàn đi. À quên! Để xả đáy được thì điều kiện tiên quyết là đáy phải cao hơn nơi được xả nước ra.
Hí hí...! Mọi người "mắng đi.
 
Lọc tuần hoàn so với xả đáy thay nước thì lợi và hại như thế nào? Điều kiện nào thì nên ứng dụng pp nào?
có người hỏi tôi nơi bác "té" chổ nào nhìn ngan nhìn dọc vẩn có nước ngọt để mà uống sao bác lại bày chi lọc ngược lọc xuôi.
xin thưa :cũng một phần do "máu" không bằng lòng với những gì mình đang có,vã lại bài học từ nuôi cá bè không được quyền chọn lựa phải lệ thuộc vào nguồn nước từ thiên nhiên, những hôm mưa nhiều nước tràn đồng mang nhiều chất hửu cơ lẩn thuốc bảo vệ thực vật nên cũng tìm hiểu học hỏi nước tuần hoàn mong khép kín chu trình nuôi cắt nguồn bệnh từ bên ngoài.
vì bể nổi do mình đưa lên theo tôi nếu có điều kiện áp dụng nước tuần hoàn cũng là điều nên làm nhưng do đòi hỏi khá nhiều yếu tố mà người nông dân với trình độ hạn chế cộng thêm cơm áo gạo tiền thôi đành lổi hẹn.
để tránh chất vấn và trả lời rồi những câu đã ...rồi trước đây tôi xin mạn phép nêu lên mô hình thực tế tôi đang làm :
với diện tích tổng thể 40m2 ngan 5m dài 8m tôi thiết kế bể nuôi ngan 3m dài 5m (diện tích 15m2 )và bể nhỏ dự phòng để xứ lý 3mx2m=6m2 với điều kiện khách quan nên không thiết kế trủng trung tâm để thu gom chất thải được nên vẩn phải chịu khó xi phông đáy vách yếu nên bơm nước tối đa chỉ 0m8 với tổng diện tích nuôi 12m khối tôi thả 2000 con giống (cá lóc) sau một tháng thả giống hao hụt khoảng 10o/o còn lại 1800 tính tỷ lệ 150 con /m khối dầy thật các bác ạ !
thời gian đầu mới thả giống tôi áp dụng nào lọc ngược lọc xuôi kết hợp cùng thủy sinh thấy cũng có cho chút "thành tựu" nhưng càng về sau chất thải của cá ngày càng nhiều cho nên vấn đề nước tuần hoàn hình như đã quá tải.
với thức ăn tươi sống (thời điểm nầy) mổi ngày 10kg (cá ăn khoảng 80o/o)cá lóc có tập tính khi đớp mồi bơi ra ngoài "ọc" mồi rồi mới đớp lại,cộng thêm phân nó thải ra lọc đành "tắc tị".
với điều kiện nguồn nước bên ngoài không bị ô nhiểm theo tôi xi phong đáy và thay nước là tốt nhất.
và........hiện nay tui đang "phẻ re"
ông bạn 4 ếch hình như ở gần đâu đây ! a !phải rồi sông nước miền tây.
bấm rồi nhưng vẩn cảm ơn ông đã nói nên những gì tôi muốn.

 
lão tiên thi đừng bận tâm ,cái thuở ban đầu chưa quen cũng có chút khó chịu.chiụ và đựng riết rồi cũng quen.
Nhà nông tụ họp quen từ lạ
Diễn đàn tranh luận cãi rồì thân.
 
có người hỏi tôi nơi bác "té" chổ nào nhìn ngan nhìn dọc vẩn có nước ngọt để mà uống sao bác lại bày chi lọc ngược lọc xuôi.
xin thưa :cũng một phần do "máu" không bằng lòng với những gì mình đang có,vã lại bài học từ nuôi cá bè không được quyền chọn lựa phải lệ thuộc vào nguồn nước từ thiên nhiên, những hôm mưa nhiều nước tràn đồng mang nhiều chất hửu cơ lẩn thuốc bảo vệ thực vật nên cũng tìm hiểu học hỏi nước tuần hoàn mong khép kín chu trình nuôi cắt nguồn bệnh từ bên ngoài.
vì bể nổi do mình đưa lên theo tôi nếu có điều kiện áp dụng nước tuần hoàn cũng là điều nên làm nhưng do đòi hỏi khá nhiều yếu tố mà người nông dân với trình độ hạn chế cộng thêm cơm áo gạo tiền thôi đành lổi hẹn.
để tránh chất vấn và trả lời rồi những câu đã ...rồi trước đây tôi xin mạn phép nêu lên mô hình thực tế tôi đang làm :
với diện tích tổng thể 40m2 ngan 5m dài 8m tôi thiết kế bể nuôi ngan 3m dài 5m (diện tích 15m2 )và bể nhỏ dự phòng để xứ lý 3mx2m=6m2 với điều kiện khách quan nên không thiết kế trủng trung tâm để thu gom chất thải được nên vẩn phải chịu khó xi phông đáy vách yếu nên bơm nước tối đa chỉ 0m8 với tổng diện tích nuôi 12m khối tôi thả 2000 con giống (cá lóc) sau một tháng thả giống hao hụt khoảng 10o/o còn lại 1800 tính tỷ lệ 150 con /m khối dầy thật các bác ạ !
thời gian đầu mới thả giống tôi áp dụng nào lọc ngược lọc xuôi kết hợp cùng thủy sinh thấy cũng có cho chút "thành tựu" nhưng càng về sau chất thải của cá ngày càng nhiều cho nên vấn đề nước tuần hoàn hình như đã quá tải.
với thức ăn tươi sống (thời điểm nầy) mổi ngày 10kg (cá ăn khoảng 80o/o)cá lóc có tập tính khi đớp mồi bơi ra ngoài "ọc" mồi rồi mới đớp lại,cộng thêm phân nó thải ra lọc đành "tắc tị".
với điều kiện nguồn nước bên ngoài không bị ô nhiểm theo tôi xi phong đáy và thay nước là tốt nhất.
và........hiện nay tui đang "phẻ re"
ông bạn 4 ếch hình như ở gần đâu đây ! a !phải rồi sông nước miền tây.
bấm rồi nhưng vẩn cảm ơn ông đã nói nên những gì tôi muốn.

Nếu mà hiện tại bác đang "khỏe re" thì thời gian tới bác nên tăng cường oxy thêm , tạo giàn mưa hay sũi khí thêm , vì em thấy mật độ khá dầy sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng sau nầy .
 


Back
Top