nuôi thủy sản trên bể nổi

  • Thread starter maquemau
  • Ngày gửi
tùy theo diện tích và điều kiện của từng người tôi đưa lên đây mô hình nuôi thúy sản trên bể nổi ít thay nước.
chọn miếng đất trống diện tich10x10m=100m2(lòng trong bao tấn vòng ngoài)thiết kế như lòng chảo trung tâm rún đào sâu hơn(ở đây bạn đặt ống mủ phi 90 cho thoát nước)
chuẩn bị bao cát (bao cimeng vừa nhẹ dể thao tác) vô cát vừa thôi nên may miệng, phía dưới chất mổi lớp 2 bao chất đến đâu đạp cho dẻ đến đó.chất 5 lớp ,đến thứ 6 trở lên chỉ 1 bao theo chiều dọc,chiều cao 1m5.trải bạt cao su cắt và cột chặt vào ống thoát nước(nên quấn bằng ruột xe đạp vừa mềm cột mới chăt) bơm nước từ từ và trải bạt cho thẳng,lúc đầu kg nên bơm nuóc đầy chỉ nên bơm len khoảng 1m nuóc thôi bơm đến đâu cho người đạp bao đến đó tránh sạt .để vậy ngày sau bơm tiếp chỉ nên bơm nuóc từ từ bơm cho đến khi đạt mức nước 1m5.
-như vậy công đoạn thiết kế ao đã hoàn tất ,chỉ còn trang bị và xử lý cách vận hành cho nước chảy nhẹ theo dòng,tạo dòng chảy nhẹ theo vòng vách bao vừa tạo thông thoáng cho cá vừa nhờ sức ly tâm vật lơ lửng(bao gồm bùn,thức ăn thừa,chất thải của cá) sẻ gom về rún.ta chỉ cần mở van khóa(đặt phía ngoài bể)là đã tháo đi nước dơ rồi.(con tiep)
-lời nhắn riêng bạn botienthi,htm333tôi có nhận tin bạn nhưng vì bận chút việc cho con thỏ nên lập topic nầy bạn cứ xem công đoạn nào chưa rỏ ta bàn tiếp
-100m2 nếu nuôi cá lóc đạt sản lượng 3 tấn
 


Last edited by a moderator:
1 tấn cá thịt phải tiêu tốn 8 tấn cá mồi ???
chỉ số nâỳ có quá cao không ?theo tôi sẻ không cao như vậy ?có thể con số nầy theo tài liệu củ,cũng như trước đây nuôi cá tra chỉ số 3.7 hoặc 3.8 hiện giờ cũng nhờ kết hợp khoa học bà con đã biết sử dụng men tiêu hóa ,khoáng.... nhầm giúp cá hấp thu thức ăn tốt cho nên hiện giờ nuôi cá tra chỉ tốn chỉ số khoảng 1.8 hoặc 1.9 mà thôi.
nuôi không có sổ sách ghi chép chỉ là nhớ mang máng,bà con nào có cơ sở về chỉ số thực tế về con cá bống tượng cho ý kiến.
xin phép bà con cho chủ đề mở rộng chút tìm hiểu nhiều thêm đối tượng nuôi làm mồi cho bống tượng
 


<TABLE cellSpacing=0 cellPadding=0 border=0><TBODY><TR><TD>http://sonongnghiep.angiang.gov.vn/...ilieukythuat/thuysan/kythuatnuoicaloctrongbon

Kỹ thuật nuôi cá bống tượng trong bồn (28/06/2010)
</TD></TR><TR><TD align=top>
cabongtuong.jpg

[FONT=arial,helvetica,sans-serif]Nuôi cá trong bồn có nhiều thuận lợi hơn so với nuôi trong ao đất. Trên cùng một diện tích, nuôi cá trong bồn tuy đầu tư chi phí ban đầu có cao hơn nhiều nhưng năng suất cao hơn gấp nhiều lần so với nuôi trong ao đất. Mặt khác, nuôi trong bồn còn có nhiều điểm thuận lợi khác như: Dễ quản lý bồn bể và cá nuôi, nhờ sự chủ động địa điểm và quy mô nuôi. Nhờ không phải phụ thuộc vào thời tiết nên chủ động mùa vụ thả nuôi.[/FONT]

[FONT=arial,helvetica,sans-serif]Nuôi trong bồn nhờ mực nước cạn nên có thể dễ dàng quan sát được sự ăn mồi của cá mà tăng giảm lượng thức ăn cho phù hợp, hạn chế ô nhiễm nguồn nước cũng như tiết kiệm mồi. Dễ dàng phát hiện, ngăn chặn và xử lý khi cá có biểu hiện bệnh. Nhờ nuôi cách biệt với nền đáy nên ngăn chặn được sự thẩm lậu của vật chất hữu cơ vào trong đất. Sử dụng nguồn nước ít hơn do đó thải nước cũng ít hơn, nên hạn chế ô nhiễm môi trường. Cần ít công chăm sóc hơn so với nuôi trong ao, do đó chi phí lao động rẻ hơn. [/FONT]

[FONT=arial,helvetica,sans-serif]Kỹ thuật nuôi cá bống tượng trong bồn (200m<SUP>2</SUP>)<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:eek:ffice" /><o:p style="MARGIN: 0px"></o:p>[/FONT]
[FONT=arial,helvetica,sans-serif]Thiết kế bể nuôi cá mồi:<o:p style="MARGIN: 0px"></o:p>[/FONT]
[FONT=arial,helvetica,sans-serif]Mục đích là nuôi cá bống tượng thương phẩm, cho nên, chúng ta phải tạo điều kiện nuôi cá mồi bổ sung thêm nguồn thức ăn thích hợp cho cá bống tượng. Có thể làm bể nuôi cá mồi bằng ni-lon, diện tích khoảng 10% diện tích bể nuôi cá bống tượng, và thiết kế sao cho bể nuôi cá mồi nầy dễ dàng hứng trọn nguồn nước thải. Do tận dụng từ nguồn nước thải của các bồn nuôi cá bống tượng, nên nền đáy bể thường xuyên bị đóng nhiều cặn bã, cần thiết phải thả cá mồi giống vào vèo lưới đặt trong bể cách nền đáy khoảng 20 cm để dễ dàng cho việc rút cặn đáy, cũng như thu hoạch cá mồi mỗi tuần. Cá thả vào để nuôi có thể là các loại cá kiểng đẻ sai như cá bảy màu hoặc cá hắc kim, bạch kim. Bể nuôi cá mồi cần đặt ở nơi có ánh nắng tiếp xúc để tảo quang hợp lấy oxy cho ao, đồng thời cũng cần bố trí hệ thống sục khí để tạo thêm oxy, giúp tăng cường sự phát triển của vi sinh vật làm thức ăn cho cá kiểng bột. Cho cá kiểng bố mẹ ăn thức ăn viên công nghiệp kích cỡ nhỏ và có hàm lượng đạm cao.<o:p style="MARGIN: 0px"></o:p>[/FONT]
[FONT=arial,helvetica,sans-serif]Chuẩn bị bồn bể:<o:p style="MARGIN: 0px"></o:p>[/FONT]
[FONT=arial,helvetica,sans-serif]Với diện tích bồn nuôi 200m<SUP>2</SUP> là khá rộng rãi để thả nuôi cá bống tượng. Do cá bống tượng là loài cá dữ, khi điều kiện sống bất lợi, con lớn thường sẽ tấn công con nhỏ, nên cần thiết phải chia bồn ra thành 3 hoặc 4 bồn nhỏ để dễ quản lý, phân cỡ cá. Mỗi ngăn đều có cống thoát nước riêng biệt. Tu sửa lại đáy bồn sao cho có độ dốc kha khá nghiêng về phía cống thoát, để nước và cặn bã tập trung dồn về một góc và đổ vào bể nuôi cá mồi. Tạo chỗ cho cá ẩn náu bằng cách đặt càng nhiều càng tốt những ống tre, ống nhựa xuôi theo hướng nước thoát. Nếu có điều kiện thì dùng thân cây chuối, vì chuối cây có khả năng hút đi một số chất bẩn và vi sinh vật làm cho nước sạch. Có thể chặt chuối ra từng khúc 20-30cm, khoét bỏ phần ruột để cho cá bống tượng thuận tiện ra vào; hoặc bóc ra từng hai ba bẹ rồi chập lại với nhau thành hình ống đặt xuống cũng được. Thay bẹ chuối khi nhận thấy chúng đã bị mềm xẹp xuống và cá bống tượng không chui vào chui ra được. <o:p style="MARGIN: 0px"></o:p>[/FONT]
[FONT=arial,helvetica,sans-serif]Cấp thoát nước cho bồn nuôi:<o:p style="MARGIN: 0px"></o:p>[/FONT]
[FONT=arial,helvetica,sans-serif]Nếu tạo được chỗ trú ngụ tốt cho cá thì bồn nuôi không cần mái che. Nguồn nước nuôi cá có thể bơm từ sông rạch, nước giếng khoang, nước máy, nhưng cần phải đảm bảo nước sạch, không quá vẩn đục và không bị chua phèn. Cấp nước cho bồn nuôi theo hình thức phun mưa, (ống nhựa cấp nước được đục nhiều lỗ nhỏ hướng xuống mặt bồn). Có thể pha một ít muối ăn trong mỗi lần cấp nước để phòng bệnh lở loét cho cá. Thay nước bồn bằng cách đùa dồn cặn bã về phía cống thoát, để vài giờ cho chìm lắng rồi xả bộng cho nước và cặn bã đổ vào bể nuôi cá mồi. Mỗi lần xả bỏ chỉ khoảng 30% lượng nước trong bồn. Định kỳ thay nước tùy theo điều kiện cũng như tùy vào lượng chất thải của cá. <o:p style="MARGIN: 0px"></o:p>[/FONT]
[FONT=arial,helvetica,sans-serif]Mật độ thả nuôi:<o:p style="MARGIN: 0px"></o:p>[/FONT]
[FONT=arial,helvetica,sans-serif]Thả khoảng 15-40 con/m2 tùy kích cỡ cá giống. Cá giống cỡ 4-5cm thì thả 40con/m<SUP>2</SUP>, cá giống cỡ 10-12cm thả khoảng 20 con/m<SUP>2</SUP>. Con giống thả nuôi khỏe, có màu sắc sáng, không có mầm bệnh. Nguồn từ sinh sản nhân tạo hoặc mua gom từ khai thác tự nhiên. Cần tuyển lựa cá cho thật đều cỡ thả vào chung một ngăn bồn.<o:p style="MARGIN: 0px"></o:p>[/FONT]
[FONT=arial,helvetica,sans-serif]Chăm sóc: <o:p style="MARGIN: 0px"></o:p>[/FONT]
[FONT=arial,helvetica,sans-serif]Thức ăn thích hợp cho cá bống tượng là trùn chỉ, cá, tép sống ... Tuy nhiên, trong điều kiện bồn nuôi có sục khí và đầy đủ oxy thì cá bống tượng có thể sử dụng tốt nguồn thức ăn chế biến có hàm lượng đạm cao. Nếu là cho ăn mồi không phải là cá sống thì cần cho thức ăn vào sàn để dễ quan sát hoạt động bắt mồi của cá, cũng như theo dõi lượng ăn mồi để tăng hoặc giảm cho phù hợp. Cho cá ăn mỗi ngày 2 lần vào giác sáng, chiều. Thức ăn được xay nhuyễn hoặc cắt nhỏ sao cho vừa miếng ăn của cá. Cá cỡ nhỏ lượng thức ăn cung cấp khoảng 10% trong lượng thân cá và giảm dần đến 3-4% khi cá lớn. Cung cấp khoảng 6 kg cá mồi thì thu được 1 kg cá bống tượng thịt. Khi cá còn nhỏ, lượng cá mồi tự nuôi vớt cho cá ăn có thể đảm bảo được khoảng 20% tổng số lượng thức ăn. Nhưng khi cá lớn thì lượng cá mồi nuôi chủ yếu để bù đắp thêm vitamin thiếu hụt. Định kỳ bổ sung thêm vào thức ăn một lượng vitamin C, khoảng 0,5gr/10kg thức ăn của cá.<o:p style="MARGIN: 0px"></o:p>[/FONT]
[FONT=arial,helvetica,sans-serif]Thu hoạch: <o:p style="MARGIN: 0px"></o:p>[/FONT]
[FONT=arial,helvetica,sans-serif]Nếu thả cá giống cỡ 4-5cm, sau 3 tháng nuôi cá đạt trọng lượng từ 50-70gr/con. Tiến hành phân cỡ rồi tiếp tục thả vào các ngăn. Năng suất thu hoạch ở giai đoạn nầy khoảng 2 kg cá giống bống tượng trên mỗi mét vuông bồn nuôi, (bồn 200m2 thu được khoảng 400 kg cá giống). Nuôi thêm một thời gian nữa tùy theo yêu cầu thu hoạch cá giống lớn hay cá thương phẩm.<o:p style="MARGIN: 0px"></o:p>[/FONT]
[FONT=arial,helvetica,sans-serif]Nếu thả cá giống cỡ 10-12 cm, nuôi khoảng 10 tháng, cá có trọng lượng hơn 400gr/con chiếm khoảng 50% tổng đàn.<o:p style="MARGIN: 0px"></o:p>[/FONT]
[FONT=arial,helvetica,sans-serif]Nếu thả cá giống cỡ 100 gr/con, nuôi khoảng 7 tháng thì cá có trọng lượng hơn 400gr/con chiếm 60% tổng đàn.[/FONT]

Ks.Kim Kiều Trung tâm Khuyến nông An Giang​

</TD></TR></TBODY></TABLE>
 
Cám ơn anh Tám,
Tui chưa biết con cá bống tượng, nhưng tự-nhiên sao thấy thích loài cá nầy. Tui lại cũng không có kinh-nghiệm nuôi cá thương-mại, nên sau khi đọc bài trên, tui rất mong được nghe thêm ý-kiến của bà con.
Thân ái.
 
Nuôi cá trong bồn có nhiều thuận lợi hơn so với nuôi trong ao đất. Trên cùng một diện tích, nuôi cá trong bồn tuy đầu tư chi phí ban đầu có cao hơn nhiều nhưng năng suất cao hơn gấp nhiều lần so với nuôi trong ao đất. Mặt khác, nuôi trong bồn còn có nhiều điểm thuận lợi khác như: Dễ quản lý bồn bể và cá nuôi, nhờ sự chủ động địa điểm và quy mô nuôi. Nhờ không phải phụ thuộc vào thời tiết nên chủ động mùa vụ thả nuôi.[/SIZE][/FONT]
Bể nổi hoặc bồn thì có thể thuận lợi hơn ao đất ở công đoạn vệ sinh chứ làm sao lại có thể không phụ thuộc vào thời tiết? Thiết nghĩ chỉ khi nào ta nuôi trong nhà kính có kiểm soát nhiệt độ thì mới có thể chủ động được về mặt thời tiết chứ bề nổi ở ngoài trời thì khác gì ao đất?

[FONT=arial,helvetica,sans-serif]Nuôi trong bồn nhờ mực nước cạn nên có thể dễ dàng quan sát được sự ăn mồi của cá mà tăng giảm lượng thức ăn cho phù hợp, hạn chế ô nhiễm nguồn nước cũng như tiết kiệm mồi. Dễ dàng phát hiện, ngăn chặn và xử lý khi cá có biểu hiện bệnh. Nhờ nuôi cách biệt với nền đáy nên ngăn chặn được sự thẩm lậu của vật chất hữu cơ vào trong đất. Sử dụng nguồn nước ít hơn do đó thải nước cũng ít hơn, nên hạn chế ô nhiễm môi trường. Cần ít công chăm sóc hơn so với nuôi trong ao, do đó chi phí lao động rẻ hơn. [/FONT]
Theo laibuon@ thì tác giả bài viết này viết chỗ này có phần hơi võ đoán. Cá bống tượng có tập tính thích rúc sâu xuống bùn vào ban ngày hoặc thích trú ẩn trong hang thì nếu mực nước cạn liệu có thể làm cho cá cảm thấy an toàn không bị stress khi tìm nơi trú ẩn? Hơn nữa nếu bồn để ngoài trời không có mái che thì mực nước cạn liệu có đảm bảo nhiệt độ cho nước đủ mát cho con cá? Nuôi cách biệt với nền đáy thì con cá lấy gì muh rúc vào bùn theo bản năng của nó?

Mục đích là nuôi cá bống tượng thương phẩm, cho nên, chúng ta phải tạo điều kiện nuôi cá mồi bổ sung thêm nguồn thức ăn thích hợp cho cá bống tượng. Có thể làm bể nuôi cá mồi bằng ni-lon, diện tích khoảng 10% diện tích bể nuôi cá bống tượng, và thiết kế sao cho bể nuôi cá mồi nầy dễ dàng hứng trọn nguồn nước thải. Do tận dụng từ nguồn nước thải của các bồn nuôi cá bống tượng, nên nền đáy bể thường xuyên bị đóng nhiều cặn bã, cần thiết phải thả cá mồi giống vào vèo lưới đặt trong bể cách nền đáy khoảng 20 cm để dễ dàng cho việc rút cặn đáy, cũng như thu hoạch cá mồi mỗi tuần. Cá thả vào để nuôi có thể là các loại cá kiểng đẻ sai như cá bảy màu hoặc cá hắc kim, bạch kim...
Cá kiểng không phải là loài có thể sống ở môi trường nước bẩn. Liệu việc tận dụng nguồn thức ăn dư thừa từ ao cá bống tượng thải ra có đem lại hiệu quả hơn so với việc cá mồi bị nhiễm bệnh từ môi trường nước bẩn. Cá mồi sống trong nước bẩn nếu chẳng may bị bệnh gì đó thì con cá bống tượng ăn vào có bị gì không huh pà kon?
Cá 7 màu thì cũng như hắc kim, hồng kim thôi. Chẳng thể nào đẻ sai hơn mấy thằng rô mè được và khả năng sinh tồn của tụi nó trong ao cũng không thể mạnh mẽ như tụi rô, mè. Chọn rô, mè vẫn khả thi hơn.

Tạo chỗ cho cá ẩn náu bằng cách đặt càng nhiều càng tốt những ống tre, ống nhựa xuôi theo hướng nước thoát. Nếu có điều kiện thì dùng thân cây chuối, vì chuối cây có khả năng hút đi một số chất bẩn và vi sinh vật làm cho nước sạch. Có thể chặt chuối ra từng khúc 20-30cm, khoét bỏ phần ruột để cho cá bống tượng thuận tiện ra vào; hoặc bóc ra từng hai ba bẹ rồi chập lại với nhau thành hình ống đặt xuống cũng được. Thay bẹ chuối khi nhận thấy chúng đã bị mềm xẹp xuống và cá bống tượng không chui vào chui ra được.
Thay đổi chỗ trú ẩn của cá như vậy có làm nó hoảng sợ không? Bất cứ con gì khi bị động tổ cũng đều sợ hãi rất lâu. Thay bẹ chuối liệu có phải là giải pháp?

Phần thức ăn thì nhờ chú maquemau có kinh nghiệm thực tiễn phân tích tiếp bài này.
 
Bạn laibuon@,
Cám ơn bài góp ý của bạn. Tôi rất thích đọc những góp ý của những người :
- Đọc kỹ bài
- Góp ý cẩn-thận : Nêu điểm không đồng-ý và góp ý mình trên căn-bản thận-trọng.
*
Xin góp ý :
- Tui nghĩ con cá Bống Tượng cũng như con cá Đụt Cát. Mỗi khi lặn chơi dọc bờ biển tui thích quan-sát loài cá nầy. Chúng vùi mình xuống cát, chì còn lại mắt và 1 phần đầu. Khi 1 con cá "vừa miệng" bơi ngang, thì vèo 1 cái nó đã ngậm mồi. Tui đã có ý ít nhiều để đáp-ứng tập-tính nầy.
- Ở Úc, bể nổi có 2 kiểu nuôi : Ngoài trời (thay nước luôn : dòng chảy) và Dưới mái che (Nước nuôi chu-kỳ kín, tức tuần-hoàn. Tui thích kiểu nuôi nầy).


Trích:
<table border="0" cellpadding="6" cellspacing="0" width="100%"> <tbody><tr> <td class="alt2" style="border: 1px inset;"> Nguyên văn bởi liemtran308
Mục đích là nuôi cá bống tượng thương phẩm, cho nên, chúng ta phải tạo điều kiện nuôi cá mồi bổ sung thêm nguồn thức ăn thích hợp cho cá bống tượng. Có thể làm bể nuôi cá mồi bằng ni-lon, diện tích khoảng 10% diện tích bể nuôi cá bống tượng, và thiết kế sao cho bể nuôi cá mồi nầy dễ dàng hứng trọn nguồn nước thải. Do tận dụng từ nguồn nước thải của các bồn nuôi cá bống tượng, nên nền đáy bể thường xuyên bị đóng nhiều cặn bã, cần thiết phải thả cá mồi giống vào vèo lưới đặt trong bể cách nền đáy khoảng 20 cm để dễ dàng cho việc rút cặn đáy, cũng như thu hoạch cá mồi mỗi tuần. Cá thả vào để nuôi có thể là các loại cá kiểng đẻ sai như cá bảy màu hoặc cá hắc kim, bạch kim...
</td> </tr> </tbody></table>
Cá kiểng không phải là loài có thể sống ở môi trường nước bẩn. Liệu việc tận dụng nguồn thức ăn dư thừa từ ao cá bống tượng thải ra có đem lại hiệu quả hơn so với việc cá mồi bị nhiễm bệnh từ môi trường nước bẩn. Cá mồi sống trong nước bẩn nếu chẳng may bị bệnh gì đó thì con cá bống tượng ăn vào có bị gì không huh pà kon?
Cá 7 màu thì cũng như hắc kim, hồng kim thôi. Chẳng thể nào đẻ sai hơn mấy thằng rô mè được và khả năng sinh tồn của tụi nó trong ao cũng không thể mạnh mẽ như tụi rô, mè. Chọn rô, mè vẫn khả thi hơn. (laibuon@).

Hoàn-toàn cùng suy-nghĩ như bạn.


Nguyên văn bởi liemtran308
Tạo chỗ cho cá ẩn náu bằng cách đặt càng nhiều càng tốt những ống tre, ống nhựa xuôi theo hướng nước thoát. Nếu có điều kiện thì dùng thân cây chuối, vì chuối cây có khả năng hút đi một số chất bẩn và vi sinh vật làm cho nước sạch. Có thể chặt chuối ra từng khúc 20-30cm, khoét bỏ phần ruột để cho cá bống tượng thuận tiện ra vào; hoặc bóc ra từng hai ba bẹ rồi chập lại với nhau thành hình ống đặt xuống cũng được. Thay bẹ chuối khi nhận thấy chúng đã bị mềm xẹp xuống và cá bống tượng không chui vào chui ra được.

Đây là cách hoàn-toàn đi ngược lại nguyên-tắc nuôi "Không thay nước" (Recirculating Aquaculture).
Tui nghĩ tác-giả đang nói cách nuôi "Dòng chảy liên-tục".
Thân ái.
 
chào các bác ! tôi cũng thích chủ đề này , tôi ko có kinh nghiệm về thủy sản. Nhưng rất thích có một mô hình ( p/ án ). Tôi đang thực hiện làm bể nổi như mô hình các bác... Mong các bác góp ý để mô hình hoàn thiện hơn. Tôi luôn chân trọng với các ý kiến của các bác.
Thành viên mới!
 
thấy mọi người bàn cái vụ "cá mồi" sao ham quá....tiếc là em nuôi cá mú trong ao đất nên chẳng thể áp dụng cái khoản "nuôi cá mồi" để cung cấp cho cá mú con được...hic..hic....
mà cái vụ "cá mồi" này là ta cung cấp từ nhỏ tới lớn luôn hay là chỉ cung cấp khi cá còn nhỏ thôi zậy mấy bác....
 

thấy mọi người bàn cái vụ "cá mồi" sao ham quá....tiếc là em nuôi cá mú trong ao đất nên chẳng thể áp dụng cái khoản "nuôi cá mồi" để cung cấp cho cá mú con được...hic..hic....
mà cái vụ "cá mồi" này là ta cung cấp từ nhỏ tới lớn luôn hay là chỉ cung cấp khi cá còn nhỏ thôi zậy mấy bác....

Theo mình nghĩ ao nào cũng có thể nuôi "cá mồi" được hết mà,vì mình nuôi "cá mồi" riêng một ao chứ ko nuôi chung.

Thân.
 
Bạt cao su bác trải là loai bạt nào ? (Độ dày, quy cách chuẩn ? Ở đâu có bán?).

Bác nói đặt lỗ thoát ở chỗ tạo trũng giữa lòng hồ, Vậy lòng hồ của bác đặt cao hơn nền đất ở ngoài là bao nhiêu vậy ?

Xin lỗi tôi hỏi ngô nghê nhưng vì tôi chưa tiếp xúc loại hình này bao giờ.
__________________

Download Phan mem, Dich vu Thiet ke Website
 
Bạt cao su bác trải là loai bạt nào ? (Độ dày, quy cách chuẩn ? Ở đâu có bán?).

Bác nói đặt lỗ thoát ở chỗ tạo trũng giữa lòng hồ, Vậy lòng hồ của bác đặt cao hơn nền đất ở ngoài là bao nhiêu vậy ?

Xin lỗi tôi hỏi ngô nghê nhưng vì tôi chưa tiếp xúc loại hình này bao giờ.
__________________

Download Phan mem, Dich vu Thiet ke Website

bạn quay lại đọc từ đầu mọi thắc mắc của bạn điều có cả !!
 
Theo mình nghĩ ao nào cũng có thể nuôi "cá mồi" được hết mà,vì mình nuôi "cá mồi" riêng một ao chứ ko nuôi chung.

Thân.

ao đất ở chổ mình mực nước khá cao(dao động từ 1.2-2m) với lại ương cá mú con mật độ chỉ từ 3-4con/m2 nên việc cho "mồi sống" như bống tượng không khả thi...đặc thù của ao đất ở quê em là xung quanh 4 chân bờ nó lài lài giống như các bãi biển vậy đó...thả cá mồi vào nó toàn lủi vào sát mép bờ nên cá mú con rất khó khăn trong việc bắt mồi....nhà em đã từng thử và đã từng thất bại với cái vụ "cá mồi này"....
 
bạn quay lại đọc từ đầu mọi thắc mắc của bạn điều có cả !!
Chào bác Maquemau.
Bác có thể post lên cho anh em xem mấy tấm hình bể nổi nhà bác được ko?Người ta nói ''trăm nghe ko bằng 1 thấy''bác nhi?Em rất cảm ơn bác về đề tài mô hình này,nó rất thiết thực với nông dân ta,cách diễn đạt và góp ý của bác rất đi vào lòng người.Ước gì trên diễn đàn này bớt đi sư kiêu căng hách dịch thêm vào đó là những người như bác.
Chúc bác sk và có nhiều đóng góp hơn nữa cho bà con nông dân ta.
 
chào bạnGIAMAN.
cám ơn bạn đã có nhận xét tốt về tôi.lên diễn đàn mục đích giao lưu để học hỏi,thật hạnh phúc khi những hiểu biết của mình được bà con quan tâm,giúp nhau khắc phục những vướng mắc trong chăn nuôi..cái anh nông dân được lên diễn đàn được gỏ và được đọc đã là "kỳ tích" rồi.
còn post hình,
-thứ 1 chưa học và chưa biết hi..
-thứ 2 khu vực đang nằm trong quy hoạch giải tỏa đất đã bị thu hồi rồi,mô hình bể nổi đã dẹp
vả lại nông dân chăn nuôi không có thói quen,ghi chép sổ sách rỏ ràng cho nên chỉ xin phép đóng góp bằng cách
-việc nào chưa biết hoặc chỉ ...không biết đúng sai.hỏi cho rỏ rồi tự đánh giá.
-việc nào bà con chưa rỏ,cứ hỏi ?...biết và nhớ đến đâu giải thích đến đó,rồi bà con tự đánh giá..hii
cám ơn về lời chúc sức khỏe của bạn,mong được đóng góp cùng bà con........cùng câu hỏi
thân
---------------
nói thêm chi tiết nhỏ,trong chăn nuôi vật nuôi sẻ dần có thói quen do ta tập cho nó từ đầu ,tôi nghỉ con cá bống tượng tuy có đỏng đảnh nhưng cũng không ngoại lệ,chẳng qua là mình có đủ kiên trì để "huấn luyện"nó không ?(bạn đang cho ăn bằng sàn màu đỏ,đổi lại sàn màu xanh đã mất dăm ba ngày)
-tỷ lệ thả giống không nhất thiết 1m vuông vì 1m vuông của 100 sẻ nhỏ hơn 1m vuông của 1000
 
Last edited by a moderator:
ao đất ở chổ mình mực nước khá cao(dao động từ 1.2-2m) với lại ương cá mú con mật độ chỉ từ 3-4con/m2 nên việc cho "mồi sống" như bống tượng không khả thi...đặc thù của ao đất ở quê em là xung quanh 4 chân bờ nó lài lài giống như các bãi biển vậy đó...thả cá mồi vào nó toàn lủi vào sát mép bờ nên cá mú con rất khó khăn trong việc bắt mồi....nhà em đã từng thử và đã từng thất bại với cái vụ "cá mồi này"....

Ạ thì ra là thế.!!!
Thân.
 
Có phải cá Bống Tượng là loại cá săn mồi, thích có chỗ dựa, núp? Bỏ vào bể nhiều ống tre hoặc PVC thì chưa được bao nhiêu ống đã chật bể rồi. Tuy làm vậy là điều tối-kỵ của nuôi cá bằng bể nổi, nhưng nếu tập tính của loại cá nầy như vậy thì chúng ta cũng phải cố thỏa-mãn chúng, có cách nào khác không?
Thân.
 
Có phải cá Bống Tượng là loại cá săn mồi, thích có chỗ dựa, núp? Bỏ vào bể nhiều ống tre hoặc PVC thì chưa được bao nhiêu ống đã chật bể rồi. Tuy làm vậy là điều tối-kỵ của nuôi cá bằng bể nổi, nhưng nếu tập tính của loại cá nầy như vậy thì chúng ta cũng phải cố thỏa-mãn chúng, có cách nào khác không?
Thân.

thưa anh !
tập tính cá nếu trong đất tự nhiên sẻ vùi mình trong bùn sâu tới đất cứng có thể đạt độ sâu 0m40.
hầu hết thời gian ban ngày tìm chổ chúi,hoặc dựa ít hoạt động.chỉ bắt đầu "rình"săn mồi lúc chạng vạng cho đến khoảng 7-8 g sáng.
-ta cắt ống nước phi 60 dài khoảng 0m40 cột thành chùm cách mặt đáy khoảng 0m2 miệng cố định hướng theo dòng chảy, sẻ không ảnh hưởng khi vệ sinh đáy(đây là cách của tôi)bà con có cách nào khác nêu lên chia sẻ ?
 
CL thấy người ta ương cá bống tượng cũng như ương các loại cá khác, không có chỗ trú gì cả:

[youtube]<object width="480" height="385"><param name="movie" value="http://www.youtube.com/v/lOY4ECHVkWc?fs=1&amp;hl=vi_VN"></param><param name="allowFullScreen" value="true"></param><param name="allowscriptaccess" value="always"></param><embed src="http://www.youtube.com/v/lOY4ECHVkWc?fs=1&amp;hl=vi_VN" type="application/x-shockwave-flash" allowscriptaccess="always" allowfullscreen="true" width="480" height="385"></embed></object><object width="480" height="385"></object>[/youtube]
Lúc trước CL có xem trên TV nói về kỹ thuật nuôi cá bống tượng trong vèo, thấy người ta nuôi như nuôi cá lóc, không có đặt ống, chỉ che mát 1 phần vèo thôi, chắc cá bống tượng sợ sáng. CL nghĩ nuôi trong bể nổi cũng không nhất thiết phải đặt ống đâu, củng lắm kiếm cái xuồng bể úp ngược lại cho nó chui vô là được rồi.
 
Last edited by a moderator:
Thả ống vào bể nuôi cá bống tượng như anh Vĩnh trình bày là một hướng mới được thực nghiệm và nghiên cứu, cách này tỏ ra hiệu quả.

Có nhiều cách đặt ống, có thể xếp theo hàng...Nếu đặt hợp lý và xử lý tốt hệ thống cung cấp nước có thể đạt năng suất 80kg/m2. Nên dùng ống nhựa D90.

Nếu tính doanh thu trên một m2, có thể đạt tới trên 30 triệu, quả là một con số hấp dẫn. Phương cách đặt ống này có lẽ xuất phát từ tập tính thích chui vào ống của cá bống, ở ngoài tự nhiên người ta vẫn thường đặt ống để bắt cá bống.

Khi đặt ống như thế ta cũng có thể dễ dàng chọn lựa và bắt những con to theo kích cỡ thương phẩm để bán bằng cách bịt hai đầu ống là bắt được dễ dàng, không cần phải tháo nước để bắt.

Còn việc chúi bùn của cá bống tượng, tôi nghĩ có thể chỉ khi nào nó cần trốn như tát cạn ao, có tiếng động mạnh bất ngờ trên mặt nước...đó như là một phương thức tự vệ của cá bống tượng chứ không phải là một tập tính ưa thích của nó.
 
Đúng đó Hiếu, điều mình cố tìm là năng-xuất!
Mà để có 80kg/1m3 thì hơi khó với loại cá cần nhiều Ốc-xy. Cá Rô-Phi thì có thể đạt được gầnmức nầy, bởi chúng chịu được độ dưỡng-khí hòa-tan thấp, 3mg/l là được. Cá Bống Tượng sống và săn mồi sát đáy, mà ở tầng nầy thì không nhiều dưỡng-khí bằng tầng trên. Vậy thử nuôi theo anh Vĩnh :
- Nhìn thấy từng con cá, chứ đừng nuôi quãng-canh.
- Môi-trường nuôi sạch : Các thứ Ammonium, Nitrit, Nitrate, CO2... thấp. Cũng như cặn-bả rất ít.
- Mồi sống, và luôn có sẵn trước miệng. Mồi cá mè, cá Rô-phi có nhiều ưu-thế.
Chờ anh Vĩnh nuôi thử xem kết-quả thế nào, theo đó hiệu-chỉnh lại. Quý bạn thấy sao?
Thân.
 


Back
Top