nuôi thủy sản trên bể nổi

  • Thread starter maquemau
  • Ngày gửi
tùy theo diện tích và điều kiện của từng người tôi đưa lên đây mô hình nuôi thúy sản trên bể nổi ít thay nước.
chọn miếng đất trống diện tich10x10m=100m2(lòng trong bao tấn vòng ngoài)thiết kế như lòng chảo trung tâm rún đào sâu hơn(ở đây bạn đặt ống mủ phi 90 cho thoát nước)
chuẩn bị bao cát (bao cimeng vừa nhẹ dể thao tác) vô cát vừa thôi nên may miệng, phía dưới chất mổi lớp 2 bao chất đến đâu đạp cho dẻ đến đó.chất 5 lớp ,đến thứ 6 trở lên chỉ 1 bao theo chiều dọc,chiều cao 1m5.trải bạt cao su cắt và cột chặt vào ống thoát nước(nên quấn bằng ruột xe đạp vừa mềm cột mới chăt) bơm nước từ từ và trải bạt cho thẳng,lúc đầu kg nên bơm nuóc đầy chỉ nên bơm len khoảng 1m nuóc thôi bơm đến đâu cho người đạp bao đến đó tránh sạt .để vậy ngày sau bơm tiếp chỉ nên bơm nuóc từ từ bơm cho đến khi đạt mức nước 1m5.
-như vậy công đoạn thiết kế ao đã hoàn tất ,chỉ còn trang bị và xử lý cách vận hành cho nước chảy nhẹ theo dòng,tạo dòng chảy nhẹ theo vòng vách bao vừa tạo thông thoáng cho cá vừa nhờ sức ly tâm vật lơ lửng(bao gồm bùn,thức ăn thừa,chất thải của cá) sẻ gom về rún.ta chỉ cần mở van khóa(đặt phía ngoài bể)là đã tháo đi nước dơ rồi.(con tiep)
-lời nhắn riêng bạn botienthi,htm333tôi có nhận tin bạn nhưng vì bận chút việc cho con thỏ nên lập topic nầy bạn cứ xem công đoạn nào chưa rỏ ta bàn tiếp
-100m2 nếu nuôi cá lóc đạt sản lượng 3 tấn
 


Last edited by a moderator:
Đón đầu nguồn nước ô nhiễm thì rất dễ, mua mấy cái bộ test ph, NH4... cũng rẻ nhưng sự chính xác thì có ...trời mới biết. Cách làm thì dễ nhưng quan trọng là có làm được không đó mới là quan trọng, không lẽ mỗi lần thay nước là mỗi lần lôi "đồ nghề" ra thử nước? vì vậy lọc tuần hoàn là xu hướng tất yếu để tránh "đánh cược" với nguồn nước, với các nhà máy xả nước thải lén. Mà lọc tuần hoàn cũng không phải là 1 chìa khóa vạn năng để giải quyết mọi vấn đề mà quan trọng nhất vẫn là thay nước định kỳ để giảm nitrate chứ ỷ y có lọc tuần hoàn mà không thèm thay nước cũng chết, cái gì cũng tương đôi thôi. Đầu tư hệ thống lọc tuần hoàn để giảm công lao động, giảm lãng phí nguồn tài nguyên nước thôi.

Mô hình nuôi cá bằng bể lót bạt là 1 mô hình đa năng, đa ứng dụng, người có đất trống diện tích nhỏ ở tp cũng có thể ứng dụng để nuôi thủy sản tạo nguồn thu nhập phụ, lẽ dĩ nhiên là đất tp có giá trị cao thì phải đầu tư cao, giảm chiếm dụng diện tích. Đất vùng sâu vùng xa thì giá trị thấp thì tội vạ gì phải đầu tư cao? giảm mật độ, tăng diện tích, qua trọng nhất là ráng tạo ra nguồn nước động tránh nước tù không tốt cho con cá. Nuôi bằng bạt là rẻ nhất rồi đó, lúc trước em còn ngu ngu, đi tham khảo vòng vòng về nhà tính đầu tư dài lâu, chơi hồ xi măng đầu tư cao mà 1-2 tháng phải bảo trì 1 lần do rễ cây đâm bể hồ, tốn công lao động dã man==>sai lầm đáng nhớ ^^. Còn lót bạt thì chi phí thấp hơn, thi công nhanh hơn==> làm diện tích lớn giảm chi phí. Hơn 6 tháng mới bảo trì 1 lần do nhiều khi vật nhọn gây lủng có thể dùng dây thun cột lại ...xài tiếp đến giờ. Đã vậy còn có thể nuôi cá kết hợp với trồng cây không sợ rễ cây xung quanh đâm bể hồ như xài hồ xi măng. Bởi vậy topic này bàn tùm lum vấn đề để người đọc tham khảo có 1 cái nhìn tổng quan rộng rồi từ đó tùy hoàn cảnh mà ứng dụng. Không lọc tuần hoàn cũng được, có lọc thì ngon hơn chút, ngon hơn nữa thì tính đến vi sinh...rồi 1 đống vấn đề khác xảy ra trong quá trình nuôi như phòng bệnh, dư lượng kháng sinh, thị trường tiêu thụ....

Bác Tư hỏi con tránh sử dụng kháng sinh mà có cách nào phòng bệnh không thì dù bác có cho thêm tiền con cũng không dám nói vì láng cháng con bị chửi ^^. Con học cơ điện lạnh ra trường mà làm gì có kiến thức về kháng sinh mà dám "múa" ? Con chỉ biết là con cá của Việt Nam đem tiêu thụ trong nước thì dân ta không rành về vấn đề này nên ăn ào ào, đem qua bên Tây thì con cá của Việt Nam bị dân Tây la làng về dư lượng kháng sinh quá cao không dám sử dụng dẫn đến cấm nhập khẩu (thị trường bị thu hẹp) nên con chỉ dám nói là tránh hoặc hạn chế kháng sinh để có cái lợi ích về dài lâu thôi. Con nuôi con cá kiểng chơi thôi không lên bàn ăn mà con còn hạn chế dùng kháng sinh nữa mà, dùng kháng sinh tốn kém, chai cá, lờn thuốc...đơn giản con chỉ sử dụng muối hột, sát trùng định kỳ chống nấm và trùng mỏ neo, con nào bệnh chết thì coi như hao hụt lẽ dĩ nhiên là phải có. Bác cháu mình đưa ra vấn đề kháng sinh này có lẽ hơi "lo bò trắng răng" vì ngay cả đối với con người của mình mà mấy ông bác sĩ còn sử dụng kháng sinh vô tội vạ thì nói gì đến con cá?? con chỉ lo cái về cái thiệt hại lâu dài người nuôi cá phải gánh, chuyền trái banh này cho bác gocnhanong (nhà sản xuất thuốc) tư vấn giúp ^^
Mình hỏi bạn 1 tý.Chắc ban trồng cây gần hồ nên mới bể hồ chứ nếu ko trồng thì xài hồ xi măng ok mà bạn.
Bạn desertrose cố lên, mình chắc chắn hiểu hệ thống của bạn đang làm, kể cả ưu và nhược điểm của nó, Vì mình chuyên thiết kế hệ thống này mà.hehe.Đừng để kiến thức hạn chế sự năng động và khát khao làm giàu của bạn nhé."Search google for System filter"
 


Mình hỏi bạn 1 tý.Chắc ban trồng cây gần hồ nên mới bể hồ chứ nếu ko trồng thì xài hồ xi măng ok mà bạn.
Bạn desertrose cố lên, mình chắc chắn hiểu hệ thống của bạn đang làm, kể cả ưu và nhược điểm của nó, Vì mình chuyên thiết kế hệ thống này mà.hehe.Đừng để kiến thức hạn chế sự năng động và khát khao làm giàu của bạn nhé."Search google for System filter"

Nếu Thiết kế là nghề sinh nhai của bác, không bắt buộc bác phải nói ra thiết kế như thế nào.

Nếu không tiện cho mọi người biết thì chỉ cho một mình Lão Độc Vật biết thôi, Lão cam kết không phá nồi cơm của bác, trong diễn đàn bé tí tẹo nầy ...ai ai ...cũng biết Lão Độc Vật là ai.

Bản vẽ họa đồ tiếng Anh tiếng Việt, Lão mỗ cũng đọc ráo. Đôi khi dùng hoạ đồ phần mềm AutoCAD sữa lại ka ka:huh:

Hân hạnh được làm quen.
 
đúng và hình như botienthi cũng có lần đã nói.
riêng tôi lúc nầy vẩn bảo lưu ý làm bể nổi bằng cách vô cát trong bao rồi chất,vì nó phù hợp với điều kiện của bà con ít vốn.nhưng vẩn luôn dỏi theo cao kiến của bạn bè thành viên về bể xây gạch,tích lủy thêm hiểu biết khi có điều kiện .
rất mong bạn tuanthaolove05
user-online.png
chia sẻ thêm.
một mô hình thí điểm : 100 m vuông 10mx10m bà con dể tham khảo và so sánh.
thân chờ
 
Thấy có bài này liên quan, mời mọi người xem: http://nld.com.vn/20110502030714289p0c1201/hieu-qua-tu-mo-hinh-nuoi-ca-loc-trong-be-lot-bat.htm


Hiệu quả từ mô hình nuôi cá lóc trong bể lót bạt
Thứ Ba, 03/05/2011 09:00
Từ việc nuôi chơi trong bể lót bạt trước sân nhà như để thử nghiệm nhưng sau đó lại “ăn thiệt” nên đã có nhiều hộ ở ấp Tây Bình C, xã Vĩnh Chánh (Thoại Sơn, An Giang) bắt chước mô hình này. Qua 4 tháng tận dụng thời gian nhàn rỗi, tùy theo thả ít hay nhiều, người nuôi thu hoạch cá và thu lãi hàng chục triệu đồng từ diện tích bể lót bạt chỉ vài chục mét vuông.


Thiết kế bể lót bạt để nuôi cá

Thấy nhiều hộ đào hầm nuôi cá, còn mình không đất nên nông dân Đỗ Phú Cẩn, Nguyễn Quang Vinh tự chặt cây, mua tấm bạt về lót bên hông nhà cho ra đời “cái hầm” trên cạn và nuôi cá lóc. Nào ngờ, chuyện làm chơi này nhưng sau đó lại ăn thiệt nên một loạt hộ thấy được đã bắt chước làm theo.

Đến nay, chỉ riêng ấp Tây Bình C đã có 6 hộ thả nuôi cá lóc với sự hỗ trợ về kỹ thuật, kể cả vật liệu, thức ăn… của Trường đại học Cần Thơ, Chi cục Thủy sản, Trung tâm Nghiên cứu Giống thủy sản tỉnh… Theo đó, mỗi hộ nuôi được cung cấp miễn phí 1.500 con giống, tấm lót, mô-tưa và được giảm tiền mua thức ăn cho cá với tổng chi phí khoảng 4,8 triệu đồng.

Qua khoảng 4 tháng nuôi với diện tích khoảng 15m2, người nuôi thu hoạch khoảng 500kg và thu lời từ 3 đến 3,5 triệu đồng. Nói về nuôi cá trong bể lót bạt, anh Nguyễn Quang Vinh, tổ 30, ấp Tây Bình C, tâm sự: “Tùy theo sức nuôi của mỗi người, mỗi nhà mà tự thiết kế cho mình “cái hầm” theo ý muốn.

Sau khi cắm cây để làm trụ thì tiến hành lót tấm bạt, chú ý phải xây dựng cho “hầm” có độ nghiêng cần thiết để thay nước, vì đây là khâu rất quan trọng. Do cá lóc là loài cá mạnh, có thể nhảy cao nên phải có lưới cước bao bọc bên ngoài để bảo vệ. Việc mua giống phải chọn cá đều nhau, khỏe mạnh, không bị xay xát và thả cá nên chọn vào sáng sớm, hạn chế việc sử dụng tay, đồng thời tuân thủ mật độ nuôi khoảng 70-100 con /m2.

Để cá mau lớn, không bị bệnh, thích ăn, bơi lội… thì nguồn nước phải được xử lý, kiểm tra trước khi đưa vào sử dụng và thay nước theo chu kỳ 2 đến 3 ngày phải xả toàn bộ, còn hàng ngày vào buổi sáng xả khoảng nửa hầm. Cái khó lớn nhất là nguồn thức ăn, nếu tự tìm kiếm hoặc tận dụng thì lợi nhuận sẽ được tăng cao, còn cứ chăm chăm vào nguồn thức ăn công nghiệp thì sẽ lãi thấp hơn”.

Anh Nguyễn Tấn Hưng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Vĩnh Chánh cho biết: “Mô hình nuôi cá trong bể lót bạt phát triển hơn hai năm qua từ việc nuôi tự phát của một số hộ. Sau đó, địa phương tổ chức các lớp tập huấn về kỹ thuật nuôi, chăm sóc cá nên nhiều hộ tham gia nuôi. Tuy nhiên, số người nuôi cứ tăng giảm theo chu kỳ thu hoạch, tùy thuộc vào nguồn thức ăn… Nay chỉ còn 6 hộ nuôi nhưng tới đây dự đoán sẽ nhiều hơn do mực nước đang lên, dễ tìm nguồn thức ăn cho cá...”.

Để mô hình này có thêm nhiều người tham gia thì ngoài hỗ trợ về kỹ thuật, con giống, người nuôi đang gặp cái khó lớn nhất là nguồn thức ăn. Nếu có chính sách trợ giá, giảm giá cho thức ăn như đã thực hiện trước đây đối với các hộ thí điểm, hoặc xem xét việc cho vay ưu đãi… thì mô hình trên sẽ không chỉ phát triển ở xã Vĩnh Chánh mà còn lan ra nhiều nơi khác, góp phần giải quyết lao động, đặc biệt cho những hộ nhàn rỗi, hộ không đất.

Theo N.R (An Giang Online)
 
Thấy có bài này liên quan, mời mọi người xem: http://nld.com.vn/20110502030714289p0c1201/hieu-qua-tu-mo-hinh-nuoi-ca-loc-trong-be-lot-bat.htm
Để cá mau lớn, không bị bệnh, thích ăn, bơi lội… thì nguồn nước phải được xử lý, kiểm tra trước khi đưa vào sử dụng và thay nước theo chu kỳ 2 đến 3 ngày phải xả toàn bộ, còn hàng ngày vào buổi sáng xả khoảng nửa hầm. Cái khó lớn nhất là nguồn thức ăn, nếu tự tìm kiếm hoặc tận dụng thì lợi nhuận sẽ được tăng cao, còn cứ chăm chăm vào nguồn thức ăn công nghiệp thì sẽ lãi thấp hơn”.

Anh Nguyễn Tấn Hưng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Vĩnh Chánh cho biết: “Mô hình nuôi cá trong bể lót bạt phát triển hơn hai năm qua từ việc nuôi tự phát của một số hộ. Sau đó, địa phương tổ chức các lớp tập huấn về kỹ thuật nuôi, chăm sóc cá nên nhiều hộ tham gia nuôi. Tuy nhiên, số người nuôi cứ tăng giảm theo chu kỳ thu hoạch, tùy thuộc vào nguồn thức ăn… Nay chỉ còn 6 hộ nuôi nhưng tới đây dự đoán sẽ nhiều hơn do mực nước đang lên, dễ tìm nguồn thức ăn cho cá...”.

Để mô hình này có thêm nhiều người tham gia thì ngoài hỗ trợ về kỹ thuật, con giống, người nuôi đang gặp cái khó lớn nhất là nguồn thức ăn. Nếu có chính sách trợ giá, giảm giá cho thức ăn như đã thực hiện trước đây đối với các hộ thí điểm, hoặc xem xét việc cho vay ưu đãi… thì mô hình trên sẽ không chỉ phát triển ở xã Vĩnh Chánh mà còn lan ra nhiều nơi khác, góp phần giải quyết lao động, đặc biệt cho những hộ nhàn rỗi, hộ không đất.

Theo N.R (An Giang Online)
trong chăn nuôi khâu thức ăn là then chốt cho lợi nhuận vì nó chiếm khoảng 80-90 o/o giá thành.
ở những vùng được thiên nhiên ưu đải như có nguồn :-ốc bưu vàng, cá tạp vụn giá thành rẻ.
nhưng ốc bưu vàng,cá tạp không phải lúc nào cũng có (thức ăn viên công nghiệp thì cũng hạn chế do giá thành và đối tượng nuôi ).sau nhiều năm nuôi thủy sản tôi nhận thấy nếu ta chủ động "tự chế biến" sẻ có nhiều mặt lợi :
-chủ động được nguồn thức ăn,không lệ thuộc mùa vụ.
-dể phối trộn thuốc,men,C...phòng ngừa bệnh (xử dụng triệt để hơn).
-cá dể hấp thu hạn chế bệnh đường ruột,giảm được chỉ số thức ăn cho /kg thương phẩm.
nguồn nguyên liệu gồm :(đối tượng cá lóc)
-bột cá lạt,cá tạp biển vụn (gần như có quanh năm).
-cám gạo.
-rau xanh.
-thức ăn viên công nghiệp.
-chất kết dính.
cho nên rất cần những con số tỷ lệ cụ thể hợp lý nhằm giảm giá thành mà đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng của cá.

 
Mặc dù cá đã tạm ổn nhưng tôi vẫn gửi cái hình khi cá bị bệnh lên đây nhờ bác Maquemau và bà con nhận xét xem cá bị bệnh gì là chính.(Hôm trước bối rối quên mất)


Agriviet.Com-Hi%25CC%2580nh0494.jpg
 
Last edited:
Kính chào các bác,các chú,các anh. Trước hết cháu xin chân thành cảm ơn về nhửng kiến thức mà mọi ng đã đóng góp. Cháu đã và đag xem lén topic này từ lâu và rất thích thú. Bây giờ cháu mới có kinh phí thực hiện thử nghiệm 1bể 4x5m. Mọi thứ đang lên kế hoạch. Hiện cháu đã đặt mua 500bao của 1trại heo,loại bao cám HiGRO.
Cháu có thắc mắc là các bác chỉ đề cập đến loại bao xi măng,
1-phải chăng độ bền của bao xi măng này tốt hơn?và cháu có nên sử dụng bao HiGro kia k/???
2-Cháu ra chợ hỏi mua bạt lọai dày 2lớp thì chỉ có khổ 3mx..tùy thích. Nếu vậy cháu nối bạt bằng cách nào?vì các bác có tranh luận về keo dán bạt gây độc chết cá kia mà??(cháu sử dụng mũ cao su(keo latex) dán dc k?theo cháu nghĩ nó k có hại cho cá??) Mong các bác..giải đáp giùm cháu.
 

bao cimeng. nhỏ kích cở dể thao tác chất sẻ vửng hơn,độ bền cũng khá hơn các loại bao khác,giá lại rẻ (trạm phế liệu).
-cao su xanh 2 lớp nhựa hoặc cao su dầy sọc caro điều có khổ dài 8 m mà thuận tiện cho bạn làm bể với kích cở 4x5.nhưng nếu nơi bạn không có khổ lớn bạn hỏi nơi bán họ có kèm theo việc ép nhựa.còn nhiếu không có nưa bạn mua keo hiệu đầu chó loại dán cao su cũng được,có bị độc không ?trong quá trình xử dụng tôi chưa thấy hiện tượng nầy.
 
Xin cám ơn chú 3. con có nhiều điều thắc mắc về nuôi cá,nhiều lần con muốn alo cho chú nhưng sợ đường đột,k đúng lúc sợ làm phiền chú. Nhân đây con muốn xin chú trước.dc k chú?
 
sao lại phiền ?biết nhiêu nói nhiêu.không biết "tắc tị".
nhanh lên....giởn một xíu.
 
Hihi,con cám ơn chú 3.
nhửng thắc mắc của con chỉ là nhửng thực tế chú đã làm và thành công thôi.
Khi con làm thì khó đến đâu con sẽ alo chú(xem như chú đã hứa giúp con.hi)
Thắc mắc trước mắt của con là cái chất kết dính để làm thức ăn cho cá là gì vậy chú?có phải rau mồng tơi(nhớt mồng tơi)?? Vậy quy trình chế biến thức ăn này như thế nào? Các bác,các chú và các sư huynh chỉ cho con với.
 
em.
chất kết dính cho thức ăn tự chế là bột gòn,nếu dùng lá gòn tươi cũng được,chất nầy hơi đắng nhẩn cho nên chỉ dùng ít thôi đủ để kết dính.
công thức thì tuỳ theo thực tê địa phương nơi ta có (riêng tôi công thức thì không nhất định ) bao gồm;
-cá vụn,bột cá biển,ốc bưu vàng,cua...ốc thì nên bỏ vỏ là tốt hơn cho tiêu hoá.
-cám gạo,bả hèm một ít rau xanh
-viên thức ăn công nghiệp (để bù khoáng vi lượng gì đó)
-bổ sung một ít men tiêu hoá,một ít C.
tháng đầu nên cho ăn viên công nghiệp có trộn men,C sau đó dần dần thay bằng thức ăn tự chế.
vì trong giai đoạn đầu tiêu tốn thức ăn không nhiều và viên công nghiệp giúp ta quản lý môi trường tốt hơn
 
images


Cây gòn đây ha chú 3?
Vì con chưa đc nhìn thực tế ngta làm thức ăn tự chế như thế nào,xin chú nói rỏ cho con.
1.tất cả thức ăn xay nhuyễn,trộn đều với chất kết dính sau đó sấy khô hay..
2.chỉ để vậy k sấy rồi cho ăn?
Trong chăn nuôi chi phí thức ăn là cao nhất nên con rất lo vấn đề này.
con có thể tự chế máy trộn và máy xay.
 
đờ u..đu...đúng rồi. cây gòn.
trong nuôi thủy sản thức ăn chiếm tỷ lệ 80 o/o giá thành cho nên chủ động giãm giá thành thức ăn (hợp lý) sẻ quyết định nuôi có kết quả hay không.
tỷ lệ thức ăn như thế nào còn tùy nhưng phải đãm bảo độ đạm cho vật nuôi.thông thường từ 18-30 là đủ cho cá.
công đoạn chế biến :
cá tạp vụn,ốc,cua,bả hèm trộn chung với viên công nghiệp cho mềm ra (dể xay)sau khi mềm cho vào tất cả chất độn...men,C...kết dính...
rồi thì....xay.
chế biến theo hộ gia đình không quá nhiều nhiêu khê,không phải,ra viên hay phơi sấy khô.(nhưng phải tập cho cá quen mồi).
tùy theo tập tính của từng loại cá mà chế biến thức ăn nổi hay chìm.
-cối xay họ có bán sẳn loại bằng gan đúc khoảng 1 triệu +1 mô tưa 1 ngựa hay máy nổ honda 5 là đủ sức cho bạn sản xuất mổi giờ gần 50 kg
 
@Bác Maquemau:
Tôi quan tâm đến thức ăn nổi. Bác có thể hướng dẫn chi tiết hơn một tý được không? Chế biến như thế nào để thức ăn nổi được mà không bị hòa tan trong nước?
 
@Bác Maquemau:
Tôi quan tâm đến thức ăn nổi. Bác có thể hướng dẫn chi tiết hơn một tý được không? Chế biến như thế nào để thức ăn nổi được mà không bị hòa tan trong nước?
tưởng gì...
mấy ông vật lý vật gì đó thì tôi không biết,tôi thì mài mò bằng nếu hôm nay mầy nổi thì trộn thêm những vật năng như :đất sét,cua ôc nguyên con...
còn đang chìm thì cho thêm nhiều thịt mở cá tra,và tỷ lệ thức ăn viên nổi nhiều một chút.
 
Kính chào các bác,các chú,các anh. Trước hết cháu xin chân thành cảm ơn về nhửng kiến thức mà mọi ng đã đóng góp. Cháu đã và đag xem lén topic này từ lâu và rất thích thú. Bây giờ cháu mới có kinh phí thực hiện thử nghiệm 1bể 4x5m. Mọi thứ đang lên kế hoạch. Hiện cháu đã đặt mua 500bao của 1trại heo,loại bao cám HiGRO.
Cháu có thắc mắc là các bác chỉ đề cập đến loại bao xi măng,
1-phải chăng độ bền của bao xi măng này tốt hơn?và cháu có nên sử dụng bao HiGro kia k/???
2-Cháu ra chợ hỏi mua bạt lọai dày 2lớp thì chỉ có khổ 3mx..tùy thích. Nếu vậy cháu nối bạt bằng cách nào?vì các bác có tranh luận về keo dán bạt gây độc chết cá kia mà??(cháu sử dụng mũ cao su(keo latex) dán dc k?theo cháu nghĩ nó k có hại cho cá??) Mong các bác..giải đáp giùm cháu.

Tôi xin đóng góp một chút kinh nghiệm thực tế vì đã làm rồi:
Bao bạn dùng bằng bao nào cũng được nhưng nên chỉ một loại bao tiện việc xếp . Dù bao nào mà không che nắng mưa thì cũng đều nhanh mục (6-8 tháng).

Về bạt trải thì bạn cứ việc thoải mái may nối, nhớ là yêu cầu thợ may xếp mí gấp. Thành bể và đáy bể nên cắt ròi nhau ra cho vừa với kích thức bể rồi may nối lại với nhau thì sẽ không tạo thành nếp gấp khi trải bạt, dễ vệ sinh. Chỗ may bạt bạn dùng keo con chó như bác Maquemau nói quét lên là "kín như bưng". Còn độc hại thì không lo. Đằng nào bạn cũng thử, xả nước một vài lần là sạch.
Tại miệng xả đáy thì có một người bạn góp ý là nên để sâu xuống một tý. Quanh đó làm một cái vũng thì sau này xả đáy triệt để hơn.

Còn độ dốc tính từ ngoài vào đến rốn nên để khoảng 5% trở lên (chênh lệch độ cao chia cho độ dài đến rốn).

Mọi người cũng nên để ý về kiến mối, không cho làm tổ quanh bể vì chúng sẽ cắn lủng bạt, hổng chân bể rồi bị...đổ như tôi bị. (đến chân đê chúng còn làm sụt hổng khiến đê vỡ nữa là...).
 
Last edited:
Ôi..Cám ơn chú 3 và bác Botienthi nhiều. 2ngày nay con đi công chuyện nên k đọc đc nhửng thông tin quan trọng trên. Con thường đi qua cái chợ nhỏ va tập trung nhìn lén cái máy xay cua(vì con nghĩ cấu trúc bên trong nó là nghiền,k giống như cái máy xay sinh tố lớn mà con định làm). Ngta bán sẳn cái cối đó thì tốt quá.không khéo con lại "cần cù + dốt nát = phá hoại" her her!
 
Last edited by a moderator:
Xin các anh/ chị cho tôi hỏi ở sài gòn có nơi nào bán lẻ bột gòn không vậy? Tôi đang cần mua lẻ vài ba kg loại bột lá gòn này nhưng không biết nơi nào ở saigon bán. Mong ai đó biết chỉ giúp.

Xin cảm ơn !
 


Back
Top