Hỏi đáp Nuôi trùn quế ăn chìm

Bổ sung thêm để nó sinh sản tốt hơn , hoặc nó ăn vào để nó bớt còi đi . Mình nghĩ giun quế nó bị còi , hơi bé và chúng ta nên kết hợp nhiều nguồn giống khác nhau để nuôi cũng như nuôi với nhiều loại thức ăn để nâng cao tầm cỡ giun quế nước ta .
Ở Huế thì nuôi giun khoan đi em, chỉ cần lục bình và rơm rạ là nuôi rất tốt. Lại to con nữa, không còi như giun quế :D:D
 


Ở Huế thì nuôi giun khoan đi em, chỉ cần lục bình và rơm rạ là nuôi rất tốt. Lại to con nữa, không còi như giun quế :D:D
Giun khoan là giun đất phải không ? Mức độ sinh sản của giun khoan như thế nào ?
 
Giun khoan là giun đất phải không ? Mức độ sinh sản của giun khoan như thế nào ?
Ở Huế mà không biết giun khoan à .. mùa này có khá nhiều giun đấy. Kiếm chỗ nào ẩm, chất mục như chỗ đổ rác thải hoặc chỗ bỏ phân heo phân bò thì sẽ biết!
Giống như con này nè:Haha:

giun.jpg
 
Nếu cho giun ăn chìm thì giun sẽ ăn nhiều hơn và tập trung hơn và sinh sản nhiều hơn . Vì khi cho ăn chìm thì thức ăn nằm sau trong luống phân trùn và giun chỉ việc vào ăn rồi sinh sản đến khi khối thức ăn đó hết thì giun bỏ đi . Giun chỉ có 3 hoạt động là ăn - lẹo - đẻ - và chạy trốn ánh sáng ...
Có thể khi cho giun ăn chìm thì giun sẽ tập trung và hoặc động nhiều hơn . Giun nó nhát , sợ đủ thứ nên cho ăn chìm để nó có điều kiện để ăn - lẹo - đẻ - và không chạy trốn ánh sáng hay tác động nào khác từ bên ngoài . Dùng bao tải đậy lên cũng không bằng dùng sinh khối phủ lên ( cho ăn chìm )
-------------Với lại để đạt được năng xuất thì ngoài kỹ thuật thì con nghĩ chúng ta cũng nên chú trọng đến thức ăn , thức ăn không nên hoai mục quá , nên bổ sung thêm thức ăn giàu đạm như :
Khô dầu .
18_zps504729e1.jpg


Bã đậu nành .
upload_546039a2a037b_42.119.49.78_ba-dau-nanh.jpg
Mình ủng hộ phương pháp cho ăn này.
 
Con này là con gì, nó có nhiều trong sinh khối giun quế .
Nhỏ bằng cây tăm.
Vào chủ đề mới mở xem hình , nó màu cam rất nhiều trong sinh khối trùn quế. ích lợi gì không?
 
Con này là con gì, nó có nhiều trong sinh khối giun quế .
Nhỏ bằng cây tăm.
Vào chủ đề mới mở xem hình , nó màu cam rất nhiều trong sinh khối trùn quế. ích lợi gì không?
Theo như mình biết.
Trùn quế là sinh vật lưỡng tính, chúng có đai và các lỗ sinh dục nằm ở phía đầu của cơ thể, có thể giao phối chéo với nhau để hình thành kén ở mỗi con, kén được hình thành ở đai sinh dục, trong mỗi kén mang từ 1 – 20 trứng, kén Trùn di chuyển dần về phía đầu và hơi ra đất. Kén áo hình dạng thon dài, hai đẩu túm nhọn lại gần giống như hạt bông cỏ, ban đầu có màu trắng đục, sau chuyển sanh xanh nhạt rồi vàng nhạt. Mỗi kén có thể nở từ 2 – 10 con. Khi mới nở, con nhỏ như đầu kim nhiều chân bò trên lớp mặt và cả lớp dưới sinh khối, có màu trắng, dài khoảng 2 – 3mm, sau 5 – 7 ngày cơ thể chúng sẽ chuyển dần sang màu đỏ và bắt đầu xuất hiện một vằn đỏ thẫm trên lưng. Khoảng từ 15 –30 ngày sau, chúng trưởng thành và bắt đầu xuất hiện đai sinh dục (theo Arellano, 1997); từ lúc này chúng bắt đầu có khả năng bắt cặp và sinh sản. Con trưởng thành khỏe mạnh có màu mận chín và có sắc ánh kim trên cơ thể.
Các bạn tham khảo nhé.
Nếu cần trao đổi chi tiết cứ goi điện đến trang trại của mình.
Phone 01674 666 566
Trại trùn mình ở thanh hóa
 
Nếu cho giun ăn chìm thì giun sẽ ăn nhiều hơn và tập trung hơn và sinh sản nhiều hơn . Vì khi cho ăn chìm thì thức ăn nằm sau trong luống phân trùn và giun chỉ việc vào ăn rồi sinh sản đến khi khối thức ăn đó hết thì giun bỏ đi . Giun chỉ có 3 hoạt động là ăn - lẹo - đẻ - và chạy trốn ánh sáng ...

Giun bỏ đi đâu? Đi lên trên, hay đi xuống dưới?

Cách cho ăn nổi, thì thức ăn cho ở trên giun.
Giun luôn luôn đi lên. Dưới giun là cứt giun
và trứng giun và giun con. Dưới cùng chỉ là
cứt giun thôi. Có cách nuôi giun bằng nhiều khay
chồng lên nhau. Khay trên cùng là khay mới nhất,
là thức ăn mới. Khay dưới cùng là cứt giun. Chỉ
việc lấy khay này ra, chẳng phải sàng lọc chi hết.
Giun luôn luôn bò lên trên. Trên cùng có mái che
rất sát với khay, làm khay tối, đủ cho giun thoải
mái bò lên ăn. Không phải tối như đêm thì giun
mới bò lên đâu. Đáy khay là lưới, như sàng đan
bằng tre của bà con ta.

Muốn bắt giun lớn đi bán, thì đặt một khay thức
ăn mới lên trên, che tối đi. Sau khi giun bò lên
khay này, thì lấy khay ra mà đặt lên trên một khay
trống không, rồi không che tối nữa. Giun sẽ bò
xuống khay trống để tránh ánh sáng. Ta sẽ được một
khay chỉ có giun thôi, không lẫn thức ăn hay cứt
giun gì cả.

Trong cách làm ở Video, thì người ta lấy lớp trên
bỏ vào máy sàng để sàng lấy giun đem bán. Đó là
cách làm ăn lớn. Giun sau khi sàng, thì đã bị thương
gần chết, không nên mua làm giống, mà chỉ làm thức
ăn chăn nuôi thôi.

Cách cho ăn chìm, phải lộn giun lên mới cho thức
ăn xuống dưới được. Sau khi giun ăn hết, muốn cho
thức ăn mới, thì làm thế nào cho thức ăn xuống dưới?
Giun đẻ, trứng giun, giun con thì ở đâu? Thu hoạch
cứt giun và lấy giun lớn đi bán thì làm thế nào?

Có cách cho giun ăn bên cạnh.
Cho thức ăn làm thành luống bên phải.
Mấy ngày sau, giun ăn hết thì xúc bỏ
luống cũ chỉ là cứt giun đi, rồi đổ
thức ăn vào đó thành luống bên trái.
Cứ thay bên mà làm như vậy. Muốn lấy giun
bán hay chăn nuôi, xúc luống mới bỏ vào
khay, rồi đặt khay này lên khay trống như
cách làm trên, hay là sàng giun.

Có cách cho giun ăn theo một chiều tiến,
vòng vèo rồi trở lại chỗ ban đầu. Chỗ
đó, là cứt giun, bây giờ đã được xúc hết
đi, lấy chỗ đổ thức ăn mới. Muốn lấy giun
bán hay chăn nuôi, xúc chỗ mới bỏ vào
khay, rồi đặt khay này lên khay trống như
cách làm trên, hay là sàng giun.
 

Last edited:
Sau khi giun ăn hết, muốn cho
thức ăn mới, thì làm thế nào cho thức ăn xuống dưới?
Sau khi giun ăn hết thức ăn thì ta cho ở diện tích luống bên cạnh . Vì mỗi lần cho ăn mình chỉ đào với tổng diện tích chừng 20 % thôi rồi 10 ngày sau thì ta vẫn còn chỗ để đào . Khác với cho ăn nổi thì cho ăn chìm với một diện tích là 20 % thì ta có thể cho ăn nhiều hơn . Cách cho ăn chìm là kỹ thuật mà nông dân việt dễ tiếp cận hơn là cho ăn trong khay .
Có cách cho giun ăn theo một chiều tiến,
vòng vèo rồi trở lại chỗ ban đầu. Chỗ
đó, là cứt giun, bây giờ đã được xúc hết
đi, lấy chỗ đổ thức ăn mới. Muốn lấy giun
bán hay chăn nuôi, xúc chỗ mới bỏ vào
khay, rồi đặt khay này lên khay trống như
cách làm trên, hay là sàng giun.
Cách này là hay nhất vì vừa thu phân giun đồng thời có thể cho ăn chìm .
Thân !
Bác @anhmytran nói con này là con gì . Nó có nhiều chân , màu cam , nhiều trong sinh khối giun quế , thích tinh bột hơn là phân .
Có phải nó là con giun quế không ?
25010148593_527645a35c_o.jpg
 
Tôi không nhìn thấy.

Nếu có nhiều chân, thì không phải giun,
mà là cuốn chiếu, cùng họ với rết.
Con đó không có trong phân bò mà chỉ có trong sinh khối giun quế .
Con đã nghe nhiều người nói con đó là con giun quế . Trên agriviet này đã có nhiều bình luận về nó rồi .
Bác xem lại giun quế có phải là động vật biến thái không ?
 
Không. Giun quế là giun nhập từ nước ngoài
vào Việt Nam. Nó có tên là Giun Đỏ, vì nó
màu đỏ hơn các giống giun khác. Tra tìm
trên Internet rất dễ, nhưng tôi không cần
tìm hiểu kỹ đến thế. Trẻ con Mỹ hay mua trên
mạng về để làm thí nghiệm nuôi giun, chế biến
rác thải, bảo vệ môi trường. Nhiều lần, nhiểu
năm, tôi lại thấy trẻ con nuôi giun lên TV
địa phương. Đó là một sinh hoạt thường của
xã hội Mỹ quanh nhà tôi. Con tôi thì không
thích nuôi giun, vì không thích đề tài này.

Bạn nên mở rộng ý nghĩ ra, thừa nhận rằng
trong đám mà bạn gọi là sinh khối (nước ngoài
không thừa nhận sinh khối, mà coi là cứt
giun thôi) có hàng trăm sâu bọ khác, chứ
không chỉ có giun quế mà thôi.

Đây là Video dạy cách nhận biết giun quế:
Trước hết là thấy cái vòng quanh thân. Đó
là cái vòng sẽ đẻ trứng. Sau đó, là nhìn
cái đầu, phải màu đỏ. Chiều dài từ mõm đến
vòng trứng khoảng 5cm đến 10cm, tùy theo
con to con nhỏ, non, hay già. Nó còn nói
những đốt thứ mười mấy, và hai mươi mấy
nhưng tôi không hiểu lắm, trong đó có đốt
sinh dục đực, khó nhìn thấy, hay phải mổ
ra mới hiểu được.

 
Môi trường phân thì sẽ có nhiều sinh vật cộng sinh. Miễn ko ảnh hưởng đến trùn thì cứ để chúng phát triển.
 
Nuôi ít trùn vì không có phân bò nên chỉ có rác thôi, theo dõi và dự đoán như vầy: con trùn ăn thức ăn nhiều lần trong ngày, mỗi lần chỉ một ít nên rải cho nó ăn hết thì không còn thức ăn, nó bò trườn lên nhau, vừa có không khí để thở vừa có độ ẩm mát lạnh của đồng bọn vì trùn hay bò trườn lên nhau tìm kiếm nơi mát nên nó sống khỏe, phát triển tốt. Cái này chắc gọi là ăn nổi. Còn khi rải thức ăn quá dày, trùn chui phía dưới vừa ngạt, vừa bị nhiệt độ sinh ra trong đống thức ăn làm khó chịu, đồng thời thức ăn qua thời gian dài mà trùn chưa tiêu thụ hết sẽ phân hủy sinh ra hằm bà lằng các chất gây ức chế khả năng phát triển của chúng. Cái này có lẽ gọi là ăn chìm. Vậy thì ăn nổi thì con trùn sống tốt hơn ăn chìm.
Quan sát con trùn thấy một đặc điểm khá thứ vị như vây nữa: con trùn mà ở nơi có độ ẩm càng cao thì màu sắc của nó càng nhạt dần. Ví dụ con trùn trong rác bình thường có màu đỏ cam rất đẹp, nhưng đem mấy con trùn này thả vô nơi rác lẫn nhiều nước thì màu của nó nhạt dần giống như con trùn đất vậy. Cho nên bốc trùn lên mà thấy nó nhạt màu hay sậm màu lẫn lộn thì đừng lo, cùng một loại mà thôi. Với lại con đỏ đỏ có chân của đăng-đăng không phải con trùn đâu, là con bọ thôi, trùn mà có chân chắc nó thành tinh rồi, còn ông nào nói đó là con trùn thì ổng thành ông nội của yêu tinh.
 
Nuôi ít trùn vì không có phân bò nên chỉ có rác thôi, theo dõi và dự đoán như vầy: con trùn ăn thức ăn nhiều lần trong ngày, mỗi lần chỉ một ít nên rải cho nó ăn hết thì không còn thức ăn, nó bò trườn lên nhau, vừa có không khí để thở vừa có độ ẩm mát lạnh của đồng bọn vì trùn hay bò trườn lên nhau tìm kiếm nơi mát nên nó sống khỏe, phát triển tốt. Cái này chắc gọi là ăn nổi. Còn khi rải thức ăn quá dày, trùn chui phía dưới vừa ngạt, vừa bị nhiệt độ sinh ra trong đống thức ăn làm khó chịu, đồng thời thức ăn qua thời gian dài mà trùn chưa tiêu thụ hết sẽ phân hủy sinh ra hằm bà lằng các chất gây ức chế khả năng phát triển của chúng. Cái này có lẽ gọi là ăn chìm. Vậy thì ăn nổi thì con trùn sống tốt hơn ăn chìm.
Quan sát con trùn thấy một đặc điểm khá thứ vị như vây nữa: con trùn mà ở nơi có độ ẩm càng cao thì màu sắc của nó càng nhạt dần. Ví dụ con trùn trong rác bình thường có màu đỏ cam rất đẹp, nhưng đem mấy con trùn này thả vô nơi rác lẫn nhiều nước thì màu của nó nhạt dần giống như con trùn đất vậy. Cho nên bốc trùn lên mà thấy nó nhạt màu hay sậm màu lẫn lộn thì đừng lo, cùng một loại mà thôi. Với lại con đỏ đỏ có chân của đăng-đăng không phải con trùn đâu, là con bọ thôi, trùn mà có chân chắc nó thành tinh rồi, còn ông nào nói đó là con trùn thì ổng thành ông nội của yêu tinh.[/
Nhưng nghe nói ăn chìm năng suất gấp 4 lần ăn nổi mà bác
 
Anh em tranh luận đều là phỏng đoán. Nghe nói. Chưa một ai đã từng làm. Trại trùn quế Gia Lai của tôi đang áp dụng cả 2 cách. Sẽ có bản so sánh cho anh em sau ít lâu nữa
 
e muốn mua vài kg về nuôi chơi..... khu vực tp hcm ở đâu bán, mọi người giúp e với
 
Chào các anh, chị.
tình cờ đọc được chủ đề này và rất là thú vị với sự tranh luận và đóng góp rất tích cực của anh ANMYTRAN.
tôi xin có chút ý kiến như sau:
1. ăn nổi - ăn chìm: ăn nổi hay ăn chìm chủ yếu là cách nuôi trùn của từng địa phương dựa trên nhiều yếu tố, nhưng tôi xoáy trọng 2 yếu tố là: giống trùn, mục đích nuôi
a: giống trùn: trùn quế khác với nhiều loại trùn khác ở chỗ nó có tập tính ăn trên bề mặt và thức ăn của chúng là chất hữu cơ, chính vì tập tính này nếu chúng ta áp dụng phương pháp nuôi chìm thì không hiệu quả. còn giống trùn dùng để "ăn chìm" theo phương pháp nước ngoài là loại khác eisenia foetida hoặc tiger worm.
b: mục đích nuôi: khác với tất cả các quốc gia khác trên thế giới, người việt chúng ta nuôi trùn là đề lấy trùn, còn họ nuôi để lấy phân, chính vì việc nuôi để lấy trùn nên chúng ta cần chăm sóc và cho ăn mỗi ngày, nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho trùn phát triển, như vậy chúng ta mới thu hoạch được nhiều, còn ở nước ngoài họ nuôi để lấy phân nên họ không cần chăm sóc, chỉ cần giữ ẩm là đủ, và thu hoạch sau 6 tháng đến 1 năm.
kết luận: cách ăn nổi hiện tại là phù hợp nhất với trùn quế, nếu các anh chị muốn nuôi trùn để lấy phân hoặc không chú trọng lắm đến năng xuất trùn, chúng ta có thể nuôi bằng cách nuôi láng, cách này chúng ta chỉ việc gom tất cả phân trâu, bò, rác, rơm... vào 1 khu vực, tạo ẩm và cho trùn vào nuôi. sau khoảng 6 tháng chúng ta sẽ có phân trùn. chú ý luống trùn không dày quá 40cm, đảm bảo ẩm độ. hiện giờ cty chúng tôi đang nghiên cứu áp dụng phương pháp nuôi này sau đó không thu trùn mà ủ toàn bộ để tạo ra loại phân hữu cơ tốt hơn so với phân trùn thường. Cty chúng tôi từng nhập giống tiger worm về nuôi thử nghiệm nhưng kết quả không đạt bằng Perionyx Excavatus, tuy PE nhỏ hơn EF, nhưng tỷ lệ sinh sản cực kỳ cao, nên sau 1 kỳ nuôi 6 tháng, thương phẩm thu được từ EF < PE là 6 - 10kg. (như đề cập trên còn tùy thuộc vào khí hậu, tôi nuôi tại củ chi, tp.HCM nên kết quả là vây.).
2. xin thảo luận cùng anh ANMYTRAN: tôi nghĩ anh sống bên mỹ, và chính anh cũng nói anh không phải là người trưc tiếp nuôi, anh chỉ quan sát qua youtube và các farm xung quanh, tuy nhiên những góp ý của anh cũng chính xác nhưng chỉ đúng với giống eisenia foetida hay tiger worm mà thôi, PE không thể làm giống như vậy được, không thể nuôi khô như vậy được, không thể dùng máy thu hoạch như vậy được...
còn về giống trùn: nếu dùng 100% trùn thương phẩm để nuôi thì không thể vì trùn đã bị tổn thương khi thu hoạch, còn kén lại càng không thể vì kén của PE rất nhỏ không thể nào tách được, như vậy chỉ có cách lấy trọn ổ là hay nhất, vì lấy cái tên sinh khối cho nó mỹ miều chứ thực ra nó là ổ trùn mà nước ngoài họ gọi là vermiculture đó thôi. vận chuyển trùn lại là 1 vấn đề, nếu trùn 100% nếu vận chuyển 100km là không thể (số lượng nhiều) còn sinh khối có thể chuyển cả 1000km. hiệu quả chúng tôi thấy nhân giống bằng sinh khối là tuyệt vời nhanh gấp nhiều lần so với trùn thương phẩm. từ nhiều ý trên vậy xin hỏi anh người việt mình có lừa nhau với giống sinh khối hay không? có chăng chỉ là chất lượng bên trong mà thôi.
ngoài ra các anh chị có thể tham khảo cách nhân giống trùn rẻ tiền tại đây: http://agriviet.com/threads/ga-tha-vuon-trun-que-cap-doi-hoan-hao.73529/page-28#post-867310
vài ý kiến xin anh em thảo luận, chúc anh em sức khỏe, thành công
trân trọng,
vài ý kiến cùng các anh chị em,
 


Back
Top