Hỏi đáp Nuôi trùn quế ăn chìm

Chào các anh, chị.
tình cờ đọc được chủ đề này và rất là thú vị với sự tranh luận và đóng góp rất tích cực của anh ANMYTRAN.
tôi xin có chút ý kiến như sau:
1. ăn nổi - ăn chìm: ăn nổi hay ăn chìm chủ yếu là cách nuôi trùn của từng địa phương dựa trên nhiều yếu tố, nhưng tôi xoáy trọng 2 yếu tố là: giống trùn, mục đích nuôi
a: giống trùn: trùn quế khác với nhiều loại trùn khác ở chỗ nó có tập tính ăn trên bề mặt và thức ăn của chúng là chất hữu cơ, chính vì tập tính này nếu chúng ta áp dụng phương pháp nuôi chìm thì không hiệu quả. còn giống trùn dùng để "ăn chìm" theo phương pháp nước ngoài là loại khác eisenia foetida hoặc tiger worm.
b: mục đích nuôi: khác với tất cả các quốc gia khác trên thế giới, người việt chúng ta nuôi trùn là đề lấy trùn, còn họ nuôi để lấy phân, chính vì việc nuôi để lấy trùn nên chúng ta cần chăm sóc và cho ăn mỗi ngày, nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho trùn phát triển, như vậy chúng ta mới thu hoạch được nhiều, còn ở nước ngoài họ nuôi để lấy phân nên họ không cần chăm sóc, chỉ cần giữ ẩm là đủ, và thu hoạch sau 6 tháng đến 1 năm.
kết luận: cách ăn nổi hiện tại là phù hợp nhất với trùn quế, nếu các anh chị muốn nuôi trùn để lấy phân hoặc không chú trọng lắm đến năng xuất trùn, chúng ta có thể nuôi bằng cách nuôi láng, cách này chúng ta chỉ việc gom tất cả phân trâu, bò, rác, rơm... vào 1 khu vực, tạo ẩm và cho trùn vào nuôi. sau khoảng 6 tháng chúng ta sẽ có phân trùn. chú ý luống trùn không dày quá 40cm, đảm bảo ẩm độ. hiện giờ cty chúng tôi đang nghiên cứu áp dụng phương pháp nuôi này sau đó không thu trùn mà ủ toàn bộ để tạo ra loại phân hữu cơ tốt hơn so với phân trùn thường. Cty chúng tôi từng nhập giống tiger worm về nuôi thử nghiệm nhưng kết quả không đạt bằng Perionyx Excavatus, tuy PE nhỏ hơn EF, nhưng tỷ lệ sinh sản cực kỳ cao, nên sau 1 kỳ nuôi 6 tháng, thương phẩm thu được từ EF < PE là 6 - 10kg. (như đề cập trên còn tùy thuộc vào khí hậu, tôi nuôi tại củ chi, tp.HCM nên kết quả là vây.).
2. xin thảo luận cùng anh ANMYTRAN: tôi nghĩ anh sống bên mỹ, và chính anh cũng nói anh không phải là người trưc tiếp nuôi, anh chỉ quan sát qua youtube và các farm xung quanh, tuy nhiên những góp ý của anh cũng chính xác nhưng chỉ đúng với giống eisenia foetida hay tiger worm mà thôi, PE không thể làm giống như vậy được, không thể nuôi khô như vậy được, không thể dùng máy thu hoạch như vậy được...
còn về giống trùn: nếu dùng 100% trùn thương phẩm để nuôi thì không thể vì trùn đã bị tổn thương khi thu hoạch, còn kén lại càng không thể vì kén của PE rất nhỏ không thể nào tách được, như vậy chỉ có cách lấy trọn ổ là hay nhất, vì lấy cái tên sinh khối cho nó mỹ miều chứ thực ra nó là ổ trùn mà nước ngoài họ gọi là vermiculture đó thôi. vận chuyển trùn lại là 1 vấn đề, nếu trùn 100% nếu vận chuyển 100km là không thể (số lượng nhiều) còn sinh khối có thể chuyển cả 1000km. hiệu quả chúng tôi thấy nhân giống bằng sinh khối là tuyệt vời nhanh gấp nhiều lần so với trùn thương phẩm. từ nhiều ý trên vậy xin hỏi anh người việt mình có lừa nhau với giống sinh khối hay không? có chăng chỉ là chất lượng bên trong mà thôi.
ngoài ra các anh chị có thể tham khảo cách nhân giống trùn rẻ tiền tại đây: http://agriviet.com/threads/ga-tha-vuon-trun-que-cap-doi-hoan-hao.73529/page-28#post-867310
vài ý kiến xin anh em thảo luận, chúc anh em sức khỏe, thành công
trân trọng,
vài ý kiến cùng các anh chị em,
Bài viết rất hay nhưng tôi có 1 thắc mắc . Thắc mắc này tưởng đã có lời giải nhưng bác gợi lại làm tôi lại thắc mắc nên muốn hỏi lại. Tôi hiện cũng đang nuôi trùn quế, trong quá trình nuôi tôi thấy giun có những bọc kén nhỏ bằng hạt gạo màu vàng đục. Tôi cũng đã hỏi nhiều người đí chính là kén của con trùn. Tôi cũng đã xem 1 video trên youtube. Họ dùng lưới kích cỡ nhỏ để lọc kén của giun. Nhưng bác lại bảo ko tách kén dc nên tôi có chút thắc mắc như vậy
 


Bài viết rất hay nhưng tôi có 1 thắc mắc . Thắc mắc này tưởng đã có lời giải nhưng bác gợi lại làm tôi lại thắc mắc nên muốn hỏi lại. Tôi hiện cũng đang nuôi trùn quế, trong quá trình nuôi tôi thấy giun có những bọc kén nhỏ bằng hạt gạo màu vàng đục. Tôi cũng đã hỏi nhiều người đí chính là kén của con trùn. Tôi cũng đã xem 1 video trên youtube. Họ dùng lưới kích cỡ nhỏ để lọc kén của giun. Nhưng bác lại bảo ko tách kén dc nên tôi có chút thắc mắc như vậy
Chào anh. vào năm 2012 chúng tôi có hướng dẫn 1 kỹ thuật nuôi trùn tách kén trên web trunque.net nhằm nâng cao năng suất nuôi, tuy nhiên phương pháp chúng tôi đưa ra là tách dạng ổ, nghĩa là làm cho trùn bố mẹ sống tập trung, đẻ , sau đó ta tách bố mẹ khỏi luống và lấy toàn bộ kén và phân trùn, chứ thực ra nói chỉ lấy kén không thì khó khả thi. vì anh ANMYTRAN có đề cập lấy kén trùn cho gia cầm ăn nên tôi mới khuyên vậy...
 
ae ai ở nghệ an, hà tĩnh. muốn mua giun giống cứ gọi cho mình. 0968650422 ( phong )
 
Bác anhmytran dường như rất thích đùa, tôi cũng thích vậy cho đời thêm vui. Có người đã nói hóm hỉnh là thông minh mà. Xin có lời bàn như sau: về cách thu lọc giun, tôi tin là 100% người nuôi lọc nhờ ánh sáng, nên cũng hay chọn lúc có nắng mà thu hoạch.Còn về cách cho ăn, tôi không thích dùng khái niệm "cho ăn chìm". Vì chi khi bă
Vì chỉ khi bắt đầu thả giun, mới có thể cho ăn kiểu này, còn sau đó thì chỉ có thể cho ăn trên bề mặt. Cho ăn trên mặt lại có 2 cách: 1.cho ăn loãng hàng ngày, với cách này thì chỉ cho ăn được ít thức ăn nên phải cho ăn hàng ngày,tốn công lao động. 2. cho ăn đăc và dày, với cách này có thể 3-5-7 ngày mới phải cho ăn tiếp. Tôi hiện đang áp dụng chủ yếu cách 1. Trại giun của tôi nhỏ thôi, nhưng tôi xây bể chứa phân 30 m3, lắp đặt 1 máy khấy, chém phân và rau, bèo, với 1 máy bơm chìm, bơm đẩy lên các bể nhỏ trong chuồng giun để tưới cho ăn hàng ngày. Khâu tưới cho ăn rât khó cơ giới hóa, ai có sáng kiến hay xin chỉ giáo giúp.
Xin lỗi vì gõ sai 1 từ ở trên: xin sửa là " máy khuấy"
Bạn dùng máy bơm chìm loại j vậy hút phân có bị tắc không
Phân trâu bò tươi nếu ko lẫn nước tiểu có thể cho ăn ngay. Nhưng ủ được thì vẫn tốt hơn, có thể ủ khô hoặc ủ trong bể nước , ủ nươc thì đơn giản hơn và tốt hơn, nếu là để cho ăn hàng ngày, còn để làm môi trường nuôi ban đầu thì tất nhiên là phải ủ khô rồi. Bể 4 m2 dùng tôt, em cho phân vào, cho nước ngâp, nên cho thêm chế phẩm vi sinh, anh dùng loại EM của Nhật, và nếu nuôi lâu dài thì nên đầu tư máy khuấy, anh dùng máy 2,2 kw, giá 3,2 triệu đ, chể máy nhỏ 3- 500 w chăc chỉ 4-500 000 đ.
Ủ phân với rơm anh chưa làm,anh thường dùng thêm bèo tây (lục bình), ủ với rơm thì lâu đấy, vì rơm có rất mục, mềm, giun mới ăn được, loài giun ko có răng mà. Chúc em thành công.
Bạn có ảnh máy khuấy và máy hút phân không cho mk xem với
 
Chào anh. vào năm 2012 chúng tôi có hướng dẫn 1 kỹ thuật nuôi trùn tách kén trên web trunque.net nhằm nâng cao năng suất nuôi, tuy nhiên phương pháp chúng tôi đưa ra là tách dạng ổ, nghĩa là làm cho trùn bố mẹ sống tập trung, đẻ , sau đó ta tách bố mẹ khỏi luống và lấy toàn bộ kén và phân trùn, chứ thực ra nói chỉ lấy kén không thì khó khả thi. vì anh ANMYTRAN có đề cập lấy kén trùn cho gia cầm ăn nên tôi mới khuyên vậy...
cho em hỏi tí. em thấy sau khi cho trùn ăn thì ngày hôm sau chỗ phân xuất hiện những con nhỏ li ti màu trắng, và đỏ cam con này là con gì nó có gây hại cho giun không ak
 
Anh chị cho e hỏi cách nuôi trùn quế ăn chìm. Em cảm ơn ạ.

chuyên cung cấp trùn quế giống khu vực an giang cần thơ đồng tháp địa chỉ Long kiến chợ mới an giang điện thoại 0988631364 gặp Anh Nghĩa
 

Sau 4 năm nuôi trùn thì e nhận ra rằng nuôi nổi tốt nhất nhé các bác. Số trại của e nuôi chìm cũng dần chuyển qua nổi hết. Đừng nghe công nghệ Đức gì cho mệt. Cứ bình thường mà làm. Alô Hòa Gia Lai 0969049268.
2017-03-09 12.19.11.jpg
 
Mình chẳng phải cao thủ gì cả,nhưng mình cũng đã và đang nuôi giun bằng cả hai công nghệ ăn nổi truyền thống và ăn chìm..kinh nghiệm rút ra được là ăn chìm tiết kiệm thời gian và công lao động vì cho ăn theo kiểu này 15_30 ngày cho ăn một lần tùy vào lượng thức ăn ban đầu mình cho ăn,cho ăn nổi sẽ tốn công lao động hơn,nhưng chắc chắn một điều là cho ăn nổi cho năng suất cao hơn và mình còn kiểm soát được mật độ giun cũng như lượng thức ăn..Thân bạn
 
Tôi thu giun như sau:- Thu lớp trên 7-10 cm, trải ra bạt phơi nắng khoảng 30 phút rồi lọc giun, phần sinh khối còn lại đưa vào chuôngf nuôi tiếp.-Thu hết phân lớp dưới đưa vào nhà hong khô( rồi sử lý vi sinh, đóng bao xuất bán). Với 2 công lao động thu được khoảng 2-3 tấn phân và 2-2,5 tạ giun.(chi phí nhân công 3-350 000đ). Đến nay tôi chưa biết có cách nào thu hoạch tôt hơn.

Chào các cao thủ
Mình đang nuôi và nuôi song song 2 phương pháp này
1. cho ăn nỗi thì ai cũng biết
2. cho ăn chìm:
+ ưu: Không tốn thời gian cho ăn ( Mình 1 tuần cho ăn 1 lần) Số lượng kén giun và giun con rất nhiều sau 1 lần cho ăn ( vì mất cả tuần)
+Nhược: Có thể thừa thức ăn, và khó thu hoạch khi sử dụng cho gà ăn lần
https://giunqueqn.blogspot.com.tr/
 
Đúng như các bạn nói, tôi không thật sự nuôi trùn, mà chỉ tìm hiểu trên Internet thôi.

Theo tìm hiều của tôi, thì người Mỹ nuôi trùn khô ráo hơn người Việt nuôi bằng cứt bò. Họ cho ăn thức ăn tươi, chứ chưa ủ hoai, hay đã qua trâu bò tiêu hóa rồi. Để cho thức ăn và môi trường nuôi trùn được khô ráo, họ băm xay rơm khô mà trộn vào. Ở thành phố, thì họ lấy giấy văn phòng đã bị thái nhỏ ra mà trộn vào rau trái ăn thừa cho nó khô. Nếu môi trường nuôi trùn mà chảy nước, thì là qua ướt, trùn sẽ bị chết đuối.

Họ nói rằng ổ kén trùn khá lớn, có thể sàng lọc ra được. Điều đó chỉ đúng khi thức ăn đã bị ăn hết, và sau đó, bị hoai mục. Nếu thức ăn còn, thì không thể sàng được.
 
Đúng như các bạn nói, tôi không thật sự nuôi trùn, mà chỉ tìm hiểu trên Internet thôi.

Theo tìm hiều của tôi, thì người Mỹ nuôi trùn khô ráo hơn người Việt nuôi bằng cứt bò. Họ cho ăn thức ăn tươi, chứ chưa ủ hoai, hay đã qua trâu bò tiêu hóa rồi. Để cho thức ăn và môi trường nuôi trùn được khô ráo, họ băm xay rơm khô mà trộn vào. Ở thành phố, thì họ lấy giấy văn phòng đã bị thái nhỏ ra mà trộn vào rau trái ăn thừa cho nó khô. Nếu môi trường nuôi trùn mà chảy nước, thì là qua ướt, trùn sẽ bị chết đuối.

Họ nói rằng ổ kén trùn khá lớn, có thể sàng lọc ra được. Điều đó chỉ đúng khi thức ăn đã bị ăn hết, và sau đó, bị hoai mục. Nếu thức ăn còn, thì không thể sàng được.
Bản thân Cháu phản đối cho giun ăn chìm. Còn giun. Xéo mãi cũng quằn. Bắt nó sống tầng đáy. Nó sẽ ko cho sản lượng tốt. Còn lười thì nên chọn cách khác làm ăn.
 
Cho mình hỏi. Để thu hoạch 500kg giun 1 tháng thì . Cần nuôi với diện tích bao nhiêu và cần lượng thức ăn 1 ngày là bao nhiêu?
 
nuôi trùn hiện nay có thể nuôi bằng rất nhiều cách và rất nhiều hiệu quả khác nhau tùy theo mục đích, theo kinh nghiêm bé tí 4 năm gắn bó với Trùn Quế em không cổ súy cho cách nào
 
Bản thân Cháu phản đối cho giun ăn chìm. Còn giun. Xéo mãi cũng quằn. Bắt nó sống tầng đáy. Nó sẽ ko cho sản lượng tốt. Còn lười thì nên chọn cách khác làm ăn.

ko phải là ăn tầng đáy đâu bạn

Cũng không phải cho phân xuống dáy.. mà khi nuôi người ta sẽ làm các rãnh ngang luống.. ủ phần sinh khối thành một luống ngang vu lên .. sau đó cho phân ở phần lõm.. Nôm na như hình sin cos.. khi đó giun sẽ sang rãnh phân để ăn,giun con nở cũng chui sang bên phân.. người nuôi có thể thu hoạch ở rãnh sinh khối bằng cách khoét dần cho gà ăn.. khi khoét thành rãnh ngang lõm.. từ 10 - 20 ngày sẽ tạo hố lõm theo hướng ngang luống.. Lúc này cho ăn thì đổ tiếp phân vào chỗ lõm này.. giun từ bên rãnh cũ sẽ ăn hết phân và chuyển sang rãnh mới.. lúc này lại đánh tỉa thu hoạch.. cuốn chiếu như thế chứ không rải phân phủ kín bề mặt
 
ko phải là ăn tầng đáy đâu bạn

Cũng không phải cho phân xuống dáy.. mà khi nuôi người ta sẽ làm các rãnh ngang luống.. ủ phần sinh khối thành một luống ngang vu lên .. sau đó cho phân ở phần lõm.. Nôm na như hình sin cos.. khi đó giun sẽ sang rãnh phân để ăn,giun con nở cũng chui sang bên phân.. người nuôi có thể thu hoạch ở rãnh sinh khối bằng cách khoét dần cho gà ăn.. khi khoét thành rãnh ngang lõm.. từ 10 - 20 ngày sẽ tạo hố lõm theo hướng ngang luống.. Lúc này cho ăn thì đổ tiếp phân vào chỗ lõm này.. giun từ bên rãnh cũ sẽ ăn hết phân và chuyển sang rãnh mới.. lúc này lại đánh tỉa thu hoạch.. cuốn chiếu như thế chứ không rải phân phủ kín bề mặt
Cháu cũng làm thế....
 


Back
Top