Phân chuồng và cách sử dụng hiệu quả phân chuồng.

Thời gian gần đây Ngaytrovellcd gặp khá nhiều các vấn đề về phân chuồng nhất là với phân bò và phân heo. Hôm nay xin mạo mụi lập topic này mong anh chị em cùng thảo luận để có được phân chuồng tốt nhất và cách sử dụng mang lại hiệu quả nhất.
Trước giờ người dân quen dùng phân bò mà xem phân heo là một loại phân gây bệnh cho cây trồng. Đây là một quan điểm sai lầm nghiêm trọng.Trên thực tế vì phân heo có nhiều vi sinh vật hơn do giàu dinh dưỡng hơn nên khi bón trực tiếp vào cây dẫn đến cây thừa dinh dưỡng (thừa đạm), EC cao và lượng vi sinh vật (đa số là có hại) nhiều.Do vậy khi dùng phân heo bón cho cây bà con nên hết sức chú ý đến lượng đạm hữu cơ cho cây.
Cách tốt nhất để sử dụng phân chuồng có hiệu quả là cần có thời gian ủ kỹ. Giai đoạn này quyết định đến chất lượng phân bón.
Hôm nay buồn ngủ quá rồi, đợi mai chia tính tiếp. Mong bác nào đó giúp em vấn đề ủ phân.
Chân thành cảm ơn!
 
Mình đã làm gần giống vậy có phun thêm cả EM nhưng không có các chất độn như rau bèo hay rơm sau vài tháng đào lên phân vẫn tươi nguyên chẳng thay đổi gì . Vậy ủ chắc bắt buộc phải có các chất độn đó phải k mọi người ? cám ơn anh em chỉ bảo
 
Em mới bước chân vào nghề nông thoi bác Ân ạ, kinh nghiệm em còn cùi lắm nhưng đủ để ứng phó với chuyện trước mắt.

Còn cái vụ cây ăn trái có giá trị cao thì lúc mấy năm về trước em củng có nghĩ đến nhưng ngặc nỗi vùng đất chổ em ở không hợp thổ nhưỡng bác ạ, vả lại em chỉ có vài sào đất chọi chim thoi đi trồng cây ăn trái chắc húp cháo lỏng hằng ngày. Còn việc em trồng cây màu thì mong bác đừng có đụng chạm đến nghề nghiệp của em, người nào có thế mạnh về loại nào thì làm loại đó thoi, không thể ép được.
 
Hì hì!!! Bác nào cũng có kinh nghiệm và cách sử dụng khác nhau về từng loại phân bón nói chung và phân chuồng nói riêng. Mỗi người một lĩnh vực, một chuyên môn và khi bạn trồng hay nuôi con gì đó thì ắc hẳn bạn sẽ có kiến thức và kinh nghiệm riêng về đối tượng đó rất tốt. Ở đây Ngaytrovellcd chỉ nói lên cách nghĩ của cá nhân (có thể đúng, có thể chưa đúng) và điều mong mỏi nhất là nhận được những chia sẻ từ các bạn.
Với quan điểm của mình thì việc dùng phân tươi mà chưa qua xử lý thì rất nguy hiểm đối với cây ngắn ngày và dài ngày. Còn cách ủ phân và xử lý phân chuồng là tuỳ vào điều kiện và hoàn cảnh của từng người. Nếu vùng bạn có nguồn bèo tây (lục bình) hay rơm rạ thì việc ủ như bạn Hoa-Xương-Rồng nói là hợp lý. Chế phẩm trichoderma chỉ có tác dụng tiêu diệt các loại nấm bệnh chứ không liên quan đến quá trình phân huỷ phân chuồng hay tăng giá trị dinh dưỡng của phân.
Khi bạn kéo dài thời gian ủ phân nghĩa là bạn làm cho quá trình lên men xảy ra lâu hơn và làm phân hoai hơn. Bón vôi là tăng lượng canxi, tăng pH và tiêu diệt một số loại vi sinh vật khác. Việc này cũng có thể gọi là tốt.
Ngaytrovellcd mới làm một cách mới có vẻ hiệu quả hơn nè. Đó là việc xây dựng "nhà máy chế biến phân mini".
Cách làm như sau:
Xây dựng một hố trống khoảng 10m/tấn (tuỳ vào lượng phân chuồng bạn cần chế biến) lót nền hoặc trán xi măng. Sau đó cho phân chuồng cần xử lý vào (chỉ áp dụng cho phân gia súc) rồi cho vào 100kg sinh khối trùn quế. Sau 1 tháng bạn sẽ có khoảng 800-900kg phân trùn. Cái này thì khỏi bàn cải, bạn cứ dùng thoải mái luôn chỉ suy nghĩ làm sao cho nhanh hơn thôi!!!
Muốn nhà máy hoạt động nhanh hơn thì tăng lượng sinh khối trùn quế.
Nếu bạn không chăn nuôi hoặc không biết dùng trùn quế (con trùn) vào việc gì thì cứ bón ra ngoài đất nhất định không có hại tý nào.
Chúc các bạn thành công với mô hình nhà máy chế biến phân gia súc!!!
 
Hì hì!!! Bác nào cũng có kinh nghiệm và cách sử dụng khác nhau về từng loại phân bón nói chung và phân chuồng nói riêng. Mỗi người một lĩnh vực, một chuyên môn và khi bạn trồng hay nuôi con gì đó thì ắc hẳn bạn sẽ có kiến thức và kinh nghiệm riêng về đối tượng đó rất tốt. Ở đây Ngaytrovellcd chỉ nói lên cách nghĩ của cá nhân (có thể đúng, có thể chưa đúng) và điều mong mỏi nhất là nhận được những chia sẻ từ các bạn.
Với quan điểm của mình thì việc dùng phân tươi mà chưa qua xử lý thì rất nguy hiểm đối với cây ngắn ngày và dài ngày. Còn cách ủ phân và xử lý phân chuồng là tuỳ vào điều kiện và hoàn cảnh của từng người. Nếu vùng bạn có nguồn bèo tây (lục bình) hay rơm rạ thì việc ủ như bạn Hoa-Xương-Rồng nói là hợp lý. Chế phẩm trichoderma chỉ có tác dụng tiêu diệt các loại nấm bệnh chứ không liên quan đến quá trình phân huỷ phân chuồng hay tăng giá trị dinh dưỡng của phân.
Khi bạn kéo dài thời gian ủ phân nghĩa là bạn làm cho quá trình lên men xảy ra lâu hơn và làm phân hoai hơn. Bón vôi là tăng lượng canxi, tăng pH và tiêu diệt một số loại vi sinh vật khác. Việc này cũng có thể gọi là tốt.
Ngaytrovellcd mới làm một cách mới có vẻ hiệu quả hơn nè. Đó là việc xây dựng "nhà máy chế biến phân mini".
Cách làm như sau:
Xây dựng một hố trống khoảng 10m/tấn (tuỳ vào lượng phân chuồng bạn cần chế biến) lót nền hoặc trán xi măng. Sau đó cho phân chuồng cần xử lý vào (chỉ áp dụng cho phân gia súc) rồi cho vào 100kg sinh khối trùn quế. Sau 1 tháng bạn sẽ có khoảng 800-900kg phân trùn. Cái này thì khỏi bàn cải, bạn cứ dùng thoải mái luôn chỉ suy nghĩ làm sao cho nhanh hơn thôi!!!
Muốn nhà máy hoạt động nhanh hơn thì tăng lượng sinh khối trùn quế.
Nếu bạn không chăn nuôi hoặc không biết dùng trùn quế (con trùn) vào việc gì thì cứ bón ra ngoài đất nhất định không có hại tý nào.
Chúc các bạn thành công với mô hình nhà máy chế biến phân gia súc!!!
Về phân lợn , phân gà , phân thỏ, phân dê bác có thể chia sẻ cách dùng nuôi trùn không hay cứ đào hố đổ xuống và cho sinh khối xuống là xong ạ
 
Về phân lợn , phân gà , phân thỏ, phân dê bác có thể chia sẻ cách dùng nuôi trùn không hay cứ đào hố đổ xuống và cho sinh khối xuống là xong ạ

Về phân thỏ, phân dê thì Ngaytrovellcd chưa có thử nghiệm nhưng theo thiển ý bản thân thì nuôi được. Nếu bác kỹ có thể cho phân thỏ, phân dê vào bể nước ngâm 2 ngày rồi cho vào hố tiếp tục cho sinh khối trùn quế vào là ok vì bản chất phân thỏ và phân dê cũng có nguồn gốc từ xenlulo nên vi sinh vật cho trùn quế ăn là hoàn toàn có đủ. Ngâm nước 2 ngày mục đích là để phân mềm ra để quá trình phát sinh của vi sinh vật tốt nhất khi đó trùn quế vào chỉ việc ăn và ỉa!!! Vấn đề là thời giản ủ là bao lâu thì bác cần kiểm tra thường xuyên để biết khi nào "xuất xưởng" được.
Về phân heo thì bác làm như hướng dẫn trên là ok vì đã thử nghiệm thành công rồi, hiện tại đang áp dụng cho vài trai trại mini.
Phân gà thì dùng với liều rất ít, có ngâm nước hay không gần như không thay đổi được gì. Nếu cho phân gà vào nước thì dòi phát triển kinh khủng!!!!. Điều này cần hết sức cẩn thận với môi trường và sức khoẻ con người. Phân gà dùng làm chất dẫn dụ và thức ăn lý tưởng cho dòi nên không nên ngâm nước nếu muốn dùng làm phân chuông!!!
Với phân và, bác chỉ cần ủ kín thì ok hết vì khi ủ kín nhiệt độ trong phân gà tăng lên rất cao (70-80 độ) nên gần như mọi vi sinh vật trong phân đề bị tiêu diệt gần hết. Chỉ cần ủ 3 tháng thì phân tơi, mịn cả vỏ trấu cũng bị phân huỷ phần nào. Lúc này chỉ việc sử dụng với liều lượng hợp lý vì rất dễ làm bỏng rễ non khi nhiệt độ phân tăng cao.
Vài chia sẻ, mong học hỏi nhiều hơn!
 
Sử dụng phân gà đúng cách?

Nhà em có nuôi gà thả vườn, cũng có phân gà nhưng không đến nỗi 1 tấn... Em chỉ ủ không vào một thùng bê tông cao 1.5m, đường kính 1m và bịt kín miệng. Làm như thế có ổn không ạ? Và bao lâu thì có thể sử dụng được?
 
Nhà em có nuôi gà thả vườn, cũng có phân gà nhưng không đến nỗi 1 tấn... Em chỉ ủ không vào một thùng bê tông cao 1.5m, đường kính 1m và bịt kín miệng. Làm như thế có ổn không ạ? Và bao lâu thì có thể sử dụng được?
Ủ như bạn gọi là ủ hiếm khí. Quá trình này cũng tương đối ổn nhưng cần time nhiều hơn một tý. Thời gian ủ bạn nên dành khoảng 2 tháng thì chắt là ok rồi.
Chú ý: Phân gà rất nóng nên dễ làm thối các loại rau và cây thân mềm.
Chúc bạn thành công.
 
Em mua bao phân bò ở vựa cảnh về trồng thẳng vào cây bông hồng và kết quả là sau 15 ngày cây còi cọc vàng lá , hoa nhỏ ko nở được. có phải do Phân ko ủ ko các bác. em tưởng là ở vựa cảnh đã qua xử lý rồi chứ. Khi mua về ôm bao phân thấy ấm ấm.
 
Em mua bao phân bò ở vựa cảnh về trồng thẳng vào cây bông hồng và kết quả là sau 15 ngày cây còi cọc vàng lá , hoa nhỏ ko nở được. có phải do Phân ko ủ ko các bác. em tưởng là ở vựa cảnh đã qua xử lý rồi chứ. Khi mua về ôm bao phân thấy ấm ấm.

Phân bò có hai dạng: phân tinh (chỉ có phân không) và phân có chất độn (rơm, rát hay vỏ trấu,...). Bông hồng là bông "đẹp" mà cái đẹp thì thường rất khó chịu (ví dụ như .... hè hè hè) nên nó rất mẩn cảm với cái loại nấm và vi khuẩn có trong phân bò chưa xử lý nhất là nhóm Pseudomonas. Nên nếu căn cứ vào những mô tả của bạn thì mình nghĩ phân này chưa xử lý.
Bạn có thể kiểm tra mức độ tơi, mịn của phân; có thể cảm quan bạn cũng biết được là phân đã xử lý hay chưa đó. Phân chưa xử lý thường kết chặt thành khối và độ ẩm rất cao. Tuy nhiên cảm quan chỉ nói lên phần nào vì phân xử lý nếu nện chặt vẫn thành từng tảng lớn.
Chúc bạn thành công.
 
Bạn tìm hiểu cách ủ phân đi: ủ nóng, ủ nguội, ủ chìm, ủ nổi, ủ phân rác, ủ phân xanh, ủ với tricoderma, ủ phân vi sinh (search google rất nhiều). Phân hoai, được xử lý tốt thì mới bón cây được, có người còn bón phân tươi nhưng người ta nắm được kỹ thuật xử lý làm phân tươi không hại cây trồng (phân tươi rất giàu đạm)


Em mua bao phân bò ở vựa cảnh về trồng thẳng vào cây bông hồng và kết quả là sau 15 ngày cây còi cọc vàng lá , hoa nhỏ ko nở được. có phải do Phân ko ủ ko các bác. em tưởng là ở vựa cảnh đã qua xử lý rồi chứ. Khi mua về ôm bao phân thấy ấm ấm.
 
e đóng góp thêm ít ý kiến về ủ Phân chuồng nhé.
nếu bác nào làm VAC.trong đó nuôi Heo,nuôi gà thả vườn-nuôi cá-ếch-Lươn,Chạch hoặc là những con gì ăn giun Quế thì ta kết hợp một vòng tròn khép kin: phân Heo-bò-thỏ nuôi Giun Quế,thức ăn của giun là phân.sau khi giun ăn xong và thải ra được một loại phân bón cực tốt(tốt hơn bất cứ thứ phân nào trên thị trường,nó giàu chất dinh dưỡng đa-trung-vi lượng(cái này e cũng chỉ đọc trên Internet-và cũng đã tận mắt thăm quan người ta làm).vì e cũng đang muốn làm mô hình VAC nuôi kết hợp giun Quế làm thức ăn cho vật nuôi,phân Giun làm phân bón cho cây trồng không mất tiền mua phân hóa học.Chăn nuôi theo hướng Xanh-Sạch
còn ủ Phân thì mua chế phẩm sinh học(rất nhiều loại) làm giảm thời gian ủ,nấm đối kháng Tricodema kèm theo chất độn như bèo tây-bèo cái-rơm rạ-rau Dừa....sẵn trong tự nhiên.cách ủ như trên các bác đã nói.e cũng đã từng ủ và rút ra kinh nghiệm của riêng e đó là lên ủ trong hố đào sâu dưới đất tầm 1m và thoát nước tốt,thì thời gian ủ rút ngắn hơn.có người ủ toàn bộ trên mặt đất.có người ủ trong bể.tóm lại cách nào thì theo điều kiện của mình mà thực hiện.Nhưng nuôi Giun Quế là hợp lý nhất.
đây là ý kiến riêng của e
 
Các bác cho em hỏi. Nhà em có nuôi vài con gà. Em để dành moi ngày một ít. Nhưng mà nó có doi nhiều lắm. Mình phải làm sao bay giờ. Và nếu mình u thì để được bao lau
 
Cảm ơn anh em đã chia sẻ kinh nghiêm. Với phân chuồng, đặc biệt là phân gà và phân heo nếu dùng ở dạng "phân tươi" thì khả năng gây bệnh cho cây rất cao. Nhất là đối với một số loại cây khá "nhạy cảm" như cà chua, khoai tây,... Vì vậy theo ý kiến chủ quan của ngaytrovellcd thì tốt nhất nên ủ trước. Xin được trình bày sơ qua về quá trình và cách ủ phân, hy vọng sẽ giúp ích được cho anh em và cũng mong được học hỏi thêm.
Nguyên liệu: Phân bò, hoặc phân heo,..
Số lượng: 1 tấn.
Dụng cụ cần: Bạc nilon
"Gia vị": 1kg urea; 20kg super lân; 2-3kg trichoderma
Cách làm:
Trải nilon dưới đáy, đổ phân thành luống dài, trộn đều với 20kg super lân và 2-3kg trichoderma. Dùng 1kg urea pha thành 50 - 100 lít dung dịch (tuỳ vào độ ẩm của phân nguyên liệu mà pha lượng nước cần thiết). Tưới đều dung dịch urea lên hỗn hợp phân vừa trộn được rồi ủ thành đống lớn và dùng bạc nilon bao kín lại. Mục đích của việc trộn Super lân là để cung cấp thêm lượng Phospho cho phân khi sử dụng đồng thời super lân cũng góp phần hạn chế sự bay hơi của đạm hữu cơ. Trichoderma là dòng nấm đối kháng của các loại nấm thối rễ như Rhyzoctonhia, Pythium hay nấm thối thân Phytothora,... Sự có mặt của Trichoderma góp phần làm "sạch" mầm bệnh có trong phân chuồng đồng thời nấm Trichoderma còn sống và phát triển tốt trong môi trường phân chuổng ủ nên khi bón cho cây trồng thì nấm này tiếp tục "tiêu diệt" các loại nấm gây hại có trong đất. Dung dịch Urea vừa cung cấp thêm lượng Urea đồng thời làm đủ độ ẩm cho đống phân ủ. Bạc nilon trùm kín nhằm thúc đẩy quá trình lên men kỵ khí nhưng quan trọng nhất là tạo nhiệt độ cao (60 độ) để tiêu diệt các mầm bệnh khác và hạt cỏ dại nếu có. Sau khi ủ 5 ngày nên xáo lại đống phân ủ và 30 ngày sau xáo lại lần nữa để chất lượng phân được đồng đều và quá trình ủ phân xảy ra toàn vẹn.
Sau 45 ngày ủ có thể sử dụng phân chuồng một cách vô tư (trừ khi sợ tốn tiền!!!!) Lúc này phân rất tốt và gần như vô hại với tất cả các loại cây trồng.
Chúc các bạn thành công!
'
'
Cảm ơn anh em đã chia sẻ kinh nghiêm. Với phân chuồng, đặc biệt là phân gà và phân heo nếu dùng ở dạng "phân tươi" thì khả năng gây bệnh cho cây rất cao. Nhất là đối với một số loại cây khá "nhạy cảm" như cà chua, khoai tây,... Vì vậy theo ý kiến chủ quan của ngaytrovellcd thì tốt nhất nên ủ trước. Xin được trình bày sơ qua về quá trình và cách ủ phân, hy vọng sẽ giúp ích được cho anh em và cũng mong được học hỏi thêm.
Nguyên liệu: Phân bò, hoặc phân heo,..
Số lượng: 1 tấn.
Dụng cụ cần: Bạc nilon
"Gia vị": 1kg urea; 20kg super lân; 2-3kg trichoderma
Cách làm:
Trải nilon dưới đáy, đổ phân thành luống dài, trộn đều với 20kg super lân và 2-3kg trichoderma. Dùng 1kg urea pha thành 50 - 100 lít dung dịch (tuỳ vào độ ẩm của phân nguyên liệu mà pha lượng nước cần thiết). Tưới đều dung dịch urea lên hỗn hợp phân vừa trộn được rồi ủ thành đống lớn và dùng bạc nilon bao kín lại. Mục đích của việc trộn Super lân là để cung cấp thêm lượng Phospho cho phân khi sử dụng đồng thời super lân cũng góp phần hạn chế sự bay hơi của đạm hữu cơ. Trichoderma là dòng nấm đối kháng của các loại nấm thối rễ như Rhyzoctonhia, Pythium hay nấm thối thân Phytothora,... Sự có mặt của Trichoderma góp phần làm "sạch" mầm bệnh có trong phân chuồng đồng thời nấm Trichoderma còn sống và phát triển tốt trong môi trường phân chuổng ủ nên khi bón cho cây trồng thì nấm này tiếp tục "tiêu diệt" các loại nấm gây hại có trong đất. Dung dịch Urea vừa cung cấp thêm lượng Urea đồng thời làm đủ độ ẩm cho đống phân ủ. Bạc nilon trùm kín nhằm thúc đẩy quá trình lên men kỵ khí nhưng quan trọng nhất là tạo nhiệt độ cao (60 độ) để tiêu diệt các mầm bệnh khác và hạt cỏ dại nếu có. Sau khi ủ 5 ngày nên xáo lại đống phân ủ và 30 ngày sau xáo lại lần nữa để chất lượng phân được đồng đều và quá trình ủ phân xảy ra toàn vẹn.
Sau 45 ngày ủ có thể sử dụng phân chuồng một cách vô tư (trừ khi sợ tốn tiền!!!!) Lúc này phân rất tốt và gần như vô hại với tất cả các loại cây trồng.
Chúc các bạn thành công!
'
'
cho mình hỏi, mình để phân gà trong bao khi mua về và ủ luôn được không?mình chưa ủ phân bao giờ nhưng mình nghĩ làm vậy lúc mang đi bón thì đỡ tốn công.
 
Chào các bác ạ
Thanh Long trồng xuất khẩu và sử dụng phân gà đã ủ hoai ạ. Tốt tươi xanh luôn đấy ạ.
Mỗi loại phân chuồng đều có chất dinh dưỡng riêng của nó đối với cây trồng, tuy nhiên chúng ta phải ủ hoai đúng cách để kích thích vi sinh vật có lợi và làm chết đi vi sinh vật có hại.
26241410120_966ea480bb_o.jpg
 
Bác trucnt2 nói đúng đó, chính chúng tôi từng trải nghiệm thất bại trên cây cam do dùng phân chuồng (heo) không ủ đúng cách, cây lúc đầu phát triển tốt trong năm đầu, sang năm 2 bị bệnh vàng lá chết hàng loạt.

Góp ý thêm, Vôi khi ủ phân chuồng thì sẽ làm mất đạm rất nhiều bác ạ, để tăng đạm và giúp phân mau mục có thể bón thêm Ure (1-2 kg cho 1 khối) thì hiệu quả sẽ cao hơn nhiều. Còn nếu có nhu cầu Lân thì có thể bổ sung lân thêm.

Làm nông nghiệp bền vững , năng suất cao cần có Tầm nhìn xa, không những "Biết rộng mà còn phải Hiểu sâu". Chúc các bác sớm thành tựu đại nghiệp!
hj cho mình góp ý 1 chút nha, k biết là do bạn trồng cam gì? nhưng cây cam bị bệnh vàng lá k phải là do bạn bón phân chuồng k đúng, cũng có thể cây giống k sạch bệnh. Bạn biết Vĩnh Long chứ là 1 vùng chuyên canh cây có múi ( cam sành, ... và bưởi) mình cũng thấy có người ăn nên làm ra cũng có người thất bại nhưng vẫn có người trồng (có người thì trồng vừa cho trái nhưng chưa thu hoạch được trái thì cây bị vàng lá, ,....) theo mình nghỉ do vùng đất và kĩ thuật chăm sóc, và rút ngắn thời gian ăn trái.
 
Tình hình là em có phân heo đã ở trong túi biogas đã 5 năm nay, nay có thể đem ra bón trưc tiếp cho cây ăn trái được không ạ, có cần ủ gì thêm nữa không, mong các bác tư vấn
 
Tình hình la em có phân heo ở trong túi biogas đã 5 năm nay, nay có thể đem ra bón trực tiếp cho cây ăn trái được không, hay cần xử lý gì thêm nữa không ạ, mong các bác tư vấn
 
Bác trucnt2 nói đúng đó, chính chúng tôi từng trải nghiệm thất bại trên cây cam do dùng phân chuồng (heo) không ủ đúng cách, cây lúc đầu phát triển tốt trong năm đầu, sang năm 2 bị bệnh vàng lá chết hàng loạt.

Góp ý thêm, Vôi khi ủ phân chuồng thì sẽ làm mất đạm rất nhiều bác ạ, để tăng đạm và giúp phân mau mục có thể bón thêm Ure (1-2 kg cho 1 khối) thì hiệu quả sẽ cao hơn nhiều. Còn nếu có nhu cầu Lân thì có thể bổ sung lân thêm.

Làm nông nghiệp bền vững , năng suất cao cần có Tầm nhìn xa, không những "Biết rộng mà còn phải Hiểu sâu". Chúc các bác sớm thành tựu đại nghiệp!
Bác 'lethanhan' cho cháu hỏi dùng nước thải và bã phân của biogas thì có ảnh hưởng gây bệnh cho cây có múi ko ạ. Thank bac
Bác trucnt2 nói đúng đó, chính chúng tôi từng trải nghiệm thất bại trên cây cam do dùng phân chuồng (heo) không ủ đúng cách, cây lúc đầu phát triển tốt trong năm đầu, sang năm 2 bị bệnh vàng lá chết hàng loạt.

Góp ý thêm, Vôi khi ủ phân chuồng thì sẽ làm mất đạm rất nhiều bác ạ, để tăng đạm và giúp phân mau mục có thể bón thêm Ure (1-2 kg cho 1 khối) thì hiệu quả sẽ cao hơn nhiều. Còn nếu có nhu cầu Lân thì có thể bổ sung lân thêm.

Làm nông nghiệp bền vững , năng suất cao cần có Tầm nhìn xa, không những "Biết rộng mà còn phải Hiểu sâu". Chúc các bác sớm thành tựu đại nghiệp!
Bác 'lethanhan' cho cháu hỏi dùng nước thải và bã phân của biogas thì có ảnh hưởng gây bệnh cho cây có múi ko ạ. Thank bac
 
Phân thải hầm biogas nếu hết mùi thì bón cây là ok, chứ nếu vẫn mùi thì cũng giống như phân ủ chưa hoai bón cây cũng sẽ dễ gây bệnh
 
Back
Top