Phân chuồng và cách sử dụng hiệu quả phân chuồng.

Thời gian gần đây Ngaytrovellcd gặp khá nhiều các vấn đề về phân chuồng nhất là với phân bò và phân heo. Hôm nay xin mạo mụi lập topic này mong anh chị em cùng thảo luận để có được phân chuồng tốt nhất và cách sử dụng mang lại hiệu quả nhất.
Trước giờ người dân quen dùng phân bò mà xem phân heo là một loại phân gây bệnh cho cây trồng. Đây là một quan điểm sai lầm nghiêm trọng.Trên thực tế vì phân heo có nhiều vi sinh vật hơn do giàu dinh dưỡng hơn nên khi bón trực tiếp vào cây dẫn đến cây thừa dinh dưỡng (thừa đạm), EC cao và lượng vi sinh vật (đa số là có hại) nhiều.Do vậy khi dùng phân heo bón cho cây bà con nên hết sức chú ý đến lượng đạm hữu cơ cho cây.
Cách tốt nhất để sử dụng phân chuồng có hiệu quả là cần có thời gian ủ kỹ. Giai đoạn này quyết định đến chất lượng phân bón.
Hôm nay buồn ngủ quá rồi, đợi mai chia tính tiếp. Mong bác nào đó giúp em vấn đề ủ phân.
Chân thành cảm ơn!
 
Cảm ơn anh em đã chia sẻ kinh nghiêm. Với phân chuồng, đặc biệt là phân gà và phân heo nếu dùng ở dạng "phân tươi" thì khả năng gây bệnh cho cây rất cao. Nhất là đối với một số loại cây khá "nhạy cảm" như cà chua, khoai tây,... Vì vậy theo ý kiến chủ quan của ngaytrovellcd thì tốt nhất nên ủ trước. Xin được trình bày sơ qua về quá trình và cách ủ phân, hy vọng sẽ giúp ích được cho anh em và cũng mong được học hỏi thêm.
Nguyên liệu: Phân bò, hoặc phân heo,..
Số lượng: 1 tấn.
Dụng cụ cần: Bạc nilon
"Gia vị": 1kg urea; 20kg super lân; 2-3kg trichoderma
Cách làm:
Trải nilon dưới đáy, đổ phân thành luống dài, trộn đều với 20kg super lân và 2-3kg trichoderma. Dùng 1kg urea pha thành 50 - 100 lít dung dịch (tuỳ vào độ ẩm của phân nguyên liệu mà pha lượng nước cần thiết). Tưới đều dung dịch urea lên hỗn hợp phân vừa trộn được rồi ủ thành đống lớn và dùng bạc nilon bao kín lại. Mục đích của việc trộn Super lân là để cung cấp thêm lượng Phospho cho phân khi sử dụng đồng thời super lân cũng góp phần hạn chế sự bay hơi của đạm hữu cơ. Trichoderma là dòng nấm đối kháng của các loại nấm thối rễ như Rhyzoctonhia, Pythium hay nấm thối thân Phytothora,... Sự có mặt của Trichoderma góp phần làm "sạch" mầm bệnh có trong phân chuồng đồng thời nấm Trichoderma còn sống và phát triển tốt trong môi trường phân chuổng ủ nên khi bón cho cây trồng thì nấm này tiếp tục "tiêu diệt" các loại nấm gây hại có trong đất. Dung dịch Urea vừa cung cấp thêm lượng Urea đồng thời làm đủ độ ẩm cho đống phân ủ. Bạc nilon trùm kín nhằm thúc đẩy quá trình lên men kỵ khí nhưng quan trọng nhất là tạo nhiệt độ cao (60 độ) để tiêu diệt các mầm bệnh khác và hạt cỏ dại nếu có. Sau khi ủ 5 ngày nên xáo lại đống phân ủ và 30 ngày sau xáo lại lần nữa để chất lượng phân được đồng đều và quá trình ủ phân xảy ra toàn vẹn.
Sau 45 ngày ủ có thể sử dụng phân chuồng một cách vô tư (trừ khi sợ tốn tiền!!!!) Lúc này phân rất tốt và gần như vô hại với tất cả các loại cây trồng.
Chúc các bạn thành công!
'
'
Cảm ơn chia sẽ.
Xin hỏi, với phân chuồn đã khô (lấy từ trang trại - người ta bỏ bao được cả năm rồi) thì cách ủ có khác và thời gian ủ cho đến khi sử dụng có ngắn hơn không?
Trân trọng!
 
bên em sản xuất phân hữu cơ từ phân bò nguyên chất nè, mua về là bón thôi không cần phải làm gi cả. Bác nào quan tâm inbox em, em sẽ tư vấn nhiệt tình :D. Đặc biệt phân bò tuy nhiên em xử lý cỏ 99,9% nên không mất chi phí nhổ cỏ
 
bên em sản xuất phân hữu cơ từ phân bò nguyên chất nè, mua về là bón thôi không cần phải làm gi cả. Bác nào quan tâm inbox em, em sẽ tư vấn nhiệt tình :D. Đặc biệt phân bò tuy nhiên em xử lý cỏ 99,9% nên không mất chi phí nhổ cỏ
Anh có thể cho Em biết cách ủ không, có cách nào nhanh không. Nếu phân có lẫn nhiều nước tiểu thì xử lý thế nào Anh. E nghĩ nếu tách phân khô và nước ra thì phân khô thì dễ, còn nước đấy không biết sẽ xử lý thế nào cho tốt.
 
Hì hì!!! Bác nào cũng có kinh nghiệm và cách sử dụng khác nhau về từng loại phân bón nói chung và phân chuồng nói riêng. Mỗi người một lĩnh vực, một chuyên môn và khi bạn trồng hay nuôi con gì đó thì ắc hẳn bạn sẽ có kiến thức và kinh nghiệm riêng về đối tượng đó rất tốt. Ở đây Ngaytrovellcd chỉ nói lên cách nghĩ của cá nhân (có thể đúng, có thể chưa đúng) và điều mong mỏi nhất là nhận được những chia sẻ từ các bạn.
Với quan điểm của mình thì việc dùng phân tươi mà chưa qua xử lý thì rất nguy hiểm đối với cây ngắn ngày và dài ngày. Còn cách ủ phân và xử lý phân chuồng là tuỳ vào điều kiện và hoàn cảnh của từng người. Nếu vùng bạn có nguồn bèo tây (lục bình) hay rơm rạ thì việc ủ như bạn Hoa-Xương-Rồng nói là hợp lý. Chế phẩm trichoderma chỉ có tác dụng tiêu diệt các loại nấm bệnh chứ không liên quan đến quá trình phân huỷ phân chuồng hay tăng giá trị dinh dưỡng của phân.
Khi bạn kéo dài thời gian ủ phân nghĩa là bạn làm cho quá trình lên men xảy ra lâu hơn và làm phân hoai hơn. Bón vôi là tăng lượng canxi, tăng pH và tiêu diệt một số loại vi sinh vật khác. Việc này cũng có thể gọi là tốt.
Ngaytrovellcd mới làm một cách mới có vẻ hiệu quả hơn nè. Đó là việc xây dựng "nhà máy chế biến phân mini".
Cách làm như sau:
Xây dựng một hố trống khoảng 10m/tấn (tuỳ vào lượng phân chuồng bạn cần chế biến) lót nền hoặc trán xi măng. Sau đó cho phân chuồng cần xử lý vào (chỉ áp dụng cho phân gia súc) rồi cho vào 100kg sinh khối trùn quế. Sau 1 tháng bạn sẽ có khoảng 800-900kg phân trùn. Cái này thì khỏi bàn cải, bạn cứ dùng thoải mái luôn chỉ suy nghĩ làm sao cho nhanh hơn thôi!!!
Muốn nhà máy hoạt động nhanh hơn thì tăng lượng sinh khối trùn quế.
Nếu bạn không chăn nuôi hoặc không biết dùng trùn quế (con trùn) vào việc gì thì cứ bón ra ngoài đất nhất định không có hại tý nào.
Chúc các bạn thành công với mô hình nhà máy chế biến phân gia súc!!!
Hay qua! Ban ban trun que a?
 
Chém gì đâu bác, kế nhà tui có hecta lúa nè. Phân heo xả xuống ruộng lúa, tốt ghê hồn, lá xanh mướt, bóng bẩy nhưng không ra bông hoặc có nhưng lèo tèo, xịt thuốc te tua => kết quả bỏ luôn

Bác nói đúng nhưng vôi ủ nhiều thì chất dinh dưỡng trong phân sẽ hao hụt nhìu vì PH tăng cao sẽ làm trung, vi lượng trong phân giàm. Trico nó giúp phân mau hoai và diệt vi khuẩn có hại khi nhiệt độ tăng cao thôi, chứ có gì đâu
Thái Bình quê tôi bao đời nay từ thời cha sinh mẹ đẻ đến giờ người ta vẫn dùng phân chuồng(lợn) bón cho lúa mà chẳng thấy ai ủ với bất cứ thứ gì. chỉ thấy nói ko có phân chuồng thì thóc ko chắc. bây giờ chẳng mấy ai nuôi lợn, cũng chẳng có phân chuồng chỉ có NPK bón từ vụ này sang vụ khác => càng ngày càng thấy phun nhiều thuốc bảo vệ thực vật. vụ sau phun nhiều hơn vụ trước. động 1 tí là phun. rồi ng ta cũng sắp bỏ ruộng hết. giờ thấy bác này nói trồng lúa xả phân heo xuống lúa ko ra bông, xịt thuốc te tua mà ko ra bông nghe mà buồn cười quá. trừ khi dùng quá nhiều
 
Anh có thể cho Em biết cách ủ không, có cách nào nhanh không. Nếu phân có lẫn nhiều nước tiểu thì xử lý thế nào Anh. E nghĩ nếu tách phân khô và nước ra thì phân khô thì dễ, còn nước đấy không biết sẽ xử lý thế nào cho tốt.

Cách ủ thì bác cứ xem trên mạng, còn ủ nhanh hay chậm mỗi người có bí quyết riêng, mình sản xuất và kinh doanh nên không thê chỉ được bác thông cảm nhé. Nhưng mình khuyên bác không nên tách nước tiểu ra khỏi phân vì nó là ure rất cần và tốt cho cây. Bác có thể phơi khô trước khi ủ để ure bám vào phân.

Còn muốn nhanh nữa bác mua sản phẩm bên mình nhé :D mua về bón luôn khỏi mất công ủ ấp

Phân bón bên mình sản xuất và sử dụng làm phân nền để trồng luôn nên đảm bảo chất lượng. Mình cũng làm theo cách giữ lượng ure không tách nước và phân ra riêng. Mình đang trồng lúa, khổ qua, chuối, ớt ngọt và bắp cải sú năng suất và chất lượng rất ok


t%20ngt%201%20tri.jpg


Kh%20qua%20hu%20c%20nng%20200gr.jpg


Vn%20kh%20qua%20hu%20c.jpg
 
Cách ủ thì bác cứ xem trên mạng, còn ủ nhanh hay chậm mỗi người có bí quyết riêng, mình sản xuất và kinh doanh nên không thê chỉ được bác thông cảm nhé. Nhưng mình khuyên bác không nên tách nước tiểu ra khỏi phân vì nó là ure rất cần và tốt cho cây. Bác có thể phơi khô trước khi ủ để ure bám vào phân.

Còn muốn nhanh nữa bác mua sản phẩm bên mình nhé :D mua về bón luôn khỏi mất công ủ ấp

Phân bón bên mình sản xuất và sử dụng làm phân nền để trồng luôn nên đảm bảo chất lượng. Mình cũng làm theo cách giữ lượng ure không tách nước và phân ra riêng. Mình đang trồng lúa, khổ qua, chuối, ớt ngọt và bắp cải sú năng suất và chất lượng rất ok


t%20ngt%201%20tri.jpg


Kh%20qua%20hu%20c%20nng%20200gr.jpg


Vn%20kh%20qua%20hu%20c.jpg
Cảm ơn Anh nhé. Để E thử vài mẻ xem sao.
 
Thời gian gần đây Ngaytrovellcd gặp khá nhiều các vấn đề về phân chuồng nhất là với phân bò và phân heo. Hôm nay xin mạo mụi lập topic này mong anh chị em cùng thảo luận để có được phân chuồng tốt nhất và cách sử dụng mang lại hiệu quả nhất.
Trước giờ người dân quen dùng phân bò mà xem phân heo là một loại phân gây bệnh cho cây trồng. Đây là một quan điểm sai lầm nghiêm trọng.Trên thực tế vì phân heo có nhiều vi sinh vật hơn do giàu dinh dưỡng hơn nên khi bón trực tiếp vào cây dẫn đến cây thừa dinh dưỡng (thừa đạm), EC cao và lượng vi sinh vật (đa số là có hại) nhiều.Do vậy khi dùng phân heo bón cho cây bà con nên hết sức chú ý đến lượng đạm hữu cơ cho cây.
Cách tốt nhất để sử dụng phân chuồng có hiệu quả là cần có thời gian ủ kỹ. Giai đoạn này quyết định đến chất lượng phân bón.
Hôm nay buồn ngủ quá rồi, đợi mai chia tính tiếp. Mong bác nào đó giúp em vấn đề ủ phân.
Chân thành cảm ơn!
Các bác cho em hỏi ngu một chút.hjhj. cho em hỏi là mùn cưa cây keo có dùng làm phân được không nhỉ
 
Giúp em với em muốn ủ phân heo để trồng ngô lai bác hướng dẫn em Dc Ko ạ
 
Vì sức khỏe có hạn nên việc ủ phân dạng rắn đối với em là quá sức. Em xịt nước cho hết xuống hầm biogas. Xây một bể để chứa nước ra từ hầm biogas.
Vì hoàn toàn mù tịt về vấn đề phân bón nên em muốn hỏi mọi người xem cần xử lý thế nào để có thể dùng máy bơm hút nước từ bể chứa này tưới cho cây trồng an toàn, hiệu quả. Và làm sao để xử lý mùi hôi từ đầu ra hầm biogas. Đầu vào biogas là phân và nước đái lợn.
Mong mọi người tư vấn giúp.
 
Thời gian gần đây Ngaytrovellcd gặp khá nhiều các vấn đề về phân chuồng nhất là với phân bò và phân heo. Hôm nay xin mạo mụi lập topic này mong anh chị em cùng thảo luận để có được phân chuồng tốt nhất và cách sử dụng mang lại hiệu quả nhất.
Trước giờ người dân quen dùng phân bò mà xem phân heo là một loại phân gây bệnh cho cây trồng. Đây là một quan điểm sai lầm nghiêm trọng.Trên thực tế vì phân heo có nhiều vi sinh vật hơn do giàu dinh dưỡng hơn nên khi bón trực tiếp vào cây dẫn đến cây thừa dinh dưỡng (thừa đạm), EC cao và lượng vi sinh vật (đa số là có hại) nhiều.Do vậy khi dùng phân heo bón cho cây bà con nên hết sức chú ý đến lượng đạm hữu cơ cho cây.
Cách tốt nhất để sử dụng phân chuồng có hiệu quả là cần có thời gian ủ kỹ. Giai đoạn này quyết định đến chất lượng phân bón.
Hôm nay buồn ***̉ quá rồi, đợi mai chia tính tiếp. Mong bác nào đó giúp em vấn đề ủ phân.
Chân thành cảm ơn!
hồi đó nhà em trồng cafe xài phân cá không, nó thúi um một vùng trời, em nói thật nhà em ở đầu gió, ủ phân cá mà em nể luôn lỗ mũi
 
Cảm ơn anh em đã chia sẻ kinh nghiêm. Với phân chuồng, đặc biệt là phân gà và phân heo nếu dùng ở dạng "phân tươi" thì khả năng gây bệnh cho cây rất cao. Nhất là đối với một số loại cây khá "nhạy cảm" như cà chua, khoai tây,... Vì vậy theo ý kiến chủ quan của ngaytrovellcd thì tốt nhất nên ủ trước. Xin được trình bày sơ qua về quá trình và cách ủ phân, hy vọng sẽ giúp ích được cho anh em và cũng mong được học hỏi thêm.
Nguyên liệu: Phân bò, hoặc phân heo,..
Số lượng: 1 tấn.
Dụng cụ cần: Bạc nilon
"Gia vị": 1kg urea; 20kg super lân; 2-3kg trichoderma
Cách làm:
Trải nilon dưới đáy, đổ phân thành luống dài, trộn đều với 20kg super lân và 2-3kg trichoderma. Dùng 1kg urea pha thành 50 - 100 lít dung dịch (tuỳ vào độ ẩm của phân nguyên liệu mà pha lượng nước cần thiết). Tưới đều dung dịch urea lên hỗn hợp phân vừa trộn được rồi ủ thành đống lớn và dùng bạc nilon bao kín lại. Mục đích của việc trộn Super lân là để cung cấp thêm lượng Phospho cho phân khi sử dụng đồng thời super lân cũng góp phần hạn chế sự bay hơi của đạm hữu cơ. Trichoderma là dòng nấm đối kháng của các loại nấm thối rễ như Rhyzoctonhia, Pythium hay nấm thối thân Phytothora,... Sự có mặt của Trichoderma góp phần làm "sạch" mầm bệnh có trong phân chuồng đồng thời nấm Trichoderma còn sống và phát triển tốt trong môi trường phân chuổng ủ nên khi bón cho cây trồng thì nấm này tiếp tục "tiêu diệt" các loại nấm gây hại có trong đất. Dung dịch Urea vừa cung cấp thêm lượng Urea đồng thời làm đủ độ ẩm cho đống phân ủ. Bạc nilon trùm kín nhằm thúc đẩy quá trình lên men kỵ khí nhưng quan trọng nhất là tạo nhiệt độ cao (60 độ) để tiêu diệt các mầm bệnh khác và hạt cỏ dại nếu có. Sau khi ủ 5 ngày nên xáo lại đống phân ủ và 30 ngày sau xáo lại lần nữa để chất lượng phân được đồng đều và quá trình ủ phân xảy ra toàn vẹn.
Sau 45 ngày ủ có thể sử dụng phân chuồng một cách vô tư (trừ khi sợ tốn tiền!!!!) Lúc này phân rất tốt và gần như vô hại với tất cả các loại cây trồng.
Chúc các bạn thành công!
'
'
@@, bác xuất sắc quá, cảm ơn bác nhiều, lại có thêm kinh nghiệm
 
mọi người cho mình hỏi ví dụ như cây hồng môn, với cây trầu bà, nó có độc, em ủ phân trên đất đó thì phân có bị dính độc không. Em có đọc báo thấy độc trầu bà độc lắm, chết người luôn đó
 
Vì sức khỏe có hạn nên việc ủ phân dạng rắn đối với em là quá sức. Em xịt nước cho hết xuống hầm biogas. Xây một bể để chứa nước ra từ hầm biogas.
Vì hoàn toàn mù tịt về vấn đề phân bón nên em muốn hỏi mọi người xem cần xử lý thế nào để có thể dùng máy bơm hút nước từ bể chứa này tưới cho cây trồng an toàn, hiệu quả. Và làm sao để xử lý mùi hôi từ đầu ra hầm biogas. Đầu vào biogas là phân và nước đái lợn.
Mong mọi người tư vấn giúp.
anh dùng chế phẩm vi sinh mà ủ.. tìm hiểu về vi sinh mà dùng ạ.
 
các bạn tư vấn cho mình với nhà mình có nuôi gà trên đệm lót sinh học( dùng trấu lót chuồng cộng với men vi sinh basa. ) vậy phân đó bón trực tiếp cho cây ăn quả lâu năm được không hay vẫn phải ủ phân vậy. nếu phải ủ thì ủ phân đó như thế nào vậy. cảm ơn các bạn nhá .
 
ở mình thì cứ ủ lại để một thời gian rồi lôi ra bón. chẳng biết tốt không
 
Back
Top