Phân NPK viên nén tan chậm (Nhật Bản)

IB-S1
TP: N-P-K-MgO: 10-10-10-1
Kích thước viên: vô định hình: 5 - 10 mm
Phân giải hết: 4 tháng
Cây trồng thích hợp: hoa màu phụ (dưa, cà, mướp...), củ rễ, ngô, hoa các loại, cây dược liệu, bon sai, cây con, cây thuỷ sinh...
352.jpg


NA
TP: N-P-K-MgO: 12-6-6-2
Kích thước viên: 20 x 30 x 12,5 mm
Phân giải hết: 1 năm
Cây trồng thích hợp: cây cao su cạo và KTCB, cây stump bầu, cây con các loại, cà phê, thanh long, tiêu, điều, cây cảnh, hoa các loại, chè...
351.jpg


WA
TP: N-P-K-MgO: 12-6-6-2
Kích thước viên: 34 x 34 x 12,5 mm
Phân giải hết: 2 - 2,5 năm
Cây trồng thích hợp: cây cao su cạo và KTCB, cây ăn trái lâu năm (xoài, cam, bưởi, sầu riêng, mít...)

350.jpg

 


Bác Trần vi ơi!
Dòng sản phẩm phân chậm tan vốn rất hay nhưng khi đưa về Việt Nam thì rất khó xâm nhập thị trường. Nguyên nhân xuất phát từ tâm lý và thói quen canh tác của bà con nông dân:
- Nhanh, khỏe, rẻ tiền mà hiệu quả ngay.
Phân chậm tan nên mất một thời gian mới phát huy hiệu quả và khi đã phát huy thì hiệu lực kéo dài. Còn bà con mình đa phần muốn bón vào có kết quả ngay tức thì (chỉ bón ure thì họa may).
Đó là điều nan giải cho nền nông nghiệp Việt Nam. Điển hình là phân hữu cơ - nông nghiệp bền vững. Các nước tiên tiến đã ứng dụng rất lâu, còn nước mình. Hô hào từ rất lâu, đến năm 2008- 2009 mới trương khẩu hiệu lên, khuyến nông viên ra sức tuyên truyền nhưng mãi đến nay chỉ khoảng 50% bà con mới nhận thức được vai trò phân hữu cơ.
Đến chuyện giá cả, ưu tiên mua phân giá 150k - 180k/bao mà không quan tâm đến chất lượng, còn loại phân nào trên 200k thì chỉ còn cách chi hoa hồng cho đại lý từ 15 -20% họa may mới ra được hàng.
Cuối cùng nông dân là người gánh hết chi phí mà bị mua hàng không đạt chất lượng như quảng cáo? Vậy ai chịu thiệt đây? Nông dân, nhà sản xuất hay đại lý!
Đến thời điểm này chỉ khoảng 20 - 30% người nông dân thực thụ có thể nhận biết các chỉ tiêu làm cơ sở đánh giá chất lượng phân hữu cơ: phải căn cứ vào nguồn gốc hữu cơ (phân cá, phân dơi, phân gà, phân bò ...) rồi mới xét đến hàm lượng (yêu cầu phải đạt từ 15% - 22%) rồi mới đến acid amin, acid humic ...
Nếu phản hồi của cháu làm loãng chủ đề, bác đừng giận nhé!
 
mãi đến nay chỉ khoảng 50% bà con mới nhận thức được vai trò phân hữu cơ.
Bạn lấy con số từ nguồn nào thế? Bạn có biết ở miền Bắc, bà con nông dân mãi năm 1960, mới thích phân vô cơ không? Nguyên văn lời bà con nói nè: "Phân hoá học làm chai đất."*Phải nói rõ và cụ thể rằng: hiểu biết tạm đầy đủ về phân bón, kể cả phân vô cơ, kể cả phân hữu cơ, cần có học tập và kinh nghiệm. Người thường thì cái hiểu biết về phân còn quá ít, chưa đủ để có kiến thức căn bản vể phân bón.* * * Trở lại đề: phân bón phân rã nhanh và phân rã chậm nhằm mục đích bón những nơi, những cây trong hoàn cảnh nhất định. Ví dụ trồng rừng thì nên chọn phân có độ phân rã chậm, nhưng trồng rau thì phân phải phân rã nhanh. Áp dụng không đúng thì lợi ra hại.*
 
Cháu xin nhận thiếu xót là chưa cẩn thận trong câu chữ.
Loại phân chậm tan cháu đã sử dụng qua nhưng theo nận định cá nhân cháu thì "phân chậm tan" hiện nay được các bác trồng bonsai, cây cảnh ưa chuộng hơn vì tiết kiệm chi phí, thời gian chăm bón. Còn các loại cây trồng khác thì rất khó thuyết phục.
Cháu từng sử dụng loại phân chậm tan (1 tháng, made in VN) để bón cho lan (trồng chơi)thì thấy cũng rất hiệu quả nhưng lâu lâu phải mồi thêm phân vô cơ thì cây mới xung và ra hoa đều được. Chắc có lẽ vì giá thể trồng lan của em là than + 1 ít dớn nên không hút được dinh dưỡng phân tan ra và dễ rửa trôi.
 
Trước đây tui cũng sử dụng phân viên tan chậm của VN, là loại ép đùn. Khi khui hộp, phân tiếp xúc với không khí thì nó sẽ nhũn ra...
hinh_phan_con_tam.jpg
 
tan chậm hay nhanh ko quang trọng. quang trọng là ở kết quả sử dụng.
bác tranvi có thể cho mình biết thêm về cách sử dụng loại phân này đi. nếu thích hợp sẽ dùng thử.
 
Bác tranvi bán phân này à? Mình trồng rừng (keo lai, bạch đàn) thì dùng loại nào là thích hợp và liều lượng mỗi gốc là bao nhiêu? Nhờ bác tư vấn cho nhé!
 

Cám ơn bác tranvi đã mở rộng tầm nhìn vì từ hồi nào tới giờ tôi chưa từng biết đến khái niệm phân tan chậm.Nên sau khi đọc topic này liền tra google sau đó đi mua nhưng chẳng có đại lý phân bón nào ở Nha trang bán cả.Nhờ bác tư vấn tôi có thể mua được ở đâu nhé.
 
không biết giá cả loại phân mà bác nói thế nào vậy? e thấy hàm lượng dinh dưỡng trong phân cũng không được cao cho lắm và tỉ lệ N-P-K hình như cũng không được cân đối với các cây trồng thì phải, có ji2 sai nhờ bác chỉ giáo thêm.
 
Tư vấn bón phân cho cây keo lai, bạch đàn

Bác tranvi bán phân này à? Mình trồng rừng (keo lai, bạch đàn) thì dùng loại nào là thích hợp và liều lượng mỗi gốc là bao nhiêu? Nhờ bác tư vấn cho nhé!

Chào Anh,

Anh nên dùng phân bón hữu cơ khoáng để bón là tốt nhất, tất nhiên Anh phải chọn đúng hàm lượng (hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại).

Nếu Anh quan tâm thì gọi số 0918 359 918 Ms Trâm để được tư vấn tốt nhất

Mến chào.
 
nhà em có gần một hecta cao su trồng trên đất cát, cây chậm lớn vô cùng. cây lớn chỉ khoảng 65% so với người ta trồng trên đất bình thường thôi. tuy bón phân nhiều nhưng cũng chẳng ăn thua chắc tại đất thiếu dinh dưỡng + thêm đất cát không giữa được dinh dưỡng nữa nên cây chậm lớn. em cũng đang tính mua phân chậm tan bón thử xem sao nhưng không biết giá cả ra sao, mua ở đâu được... ai giúp em với !!
 
Last edited:
em muốn mua phân viên nén chậm tan cho cây thủy sinh thì mua ở đâu được hả bác? bác có thể giới thiệu hoặc bán cho em được chứ ạ? sdt: 0165.9999.744. em tên trường ạ.
 
Phân bón phân giải chậm (Slow Release Fertilizer - SRF)là khái niệm vẫn còn mới tại thị trường Việt Nam mặc dù đã có mặt trên thị trường thế giới gần 40 năm. Loại phân tan chậm vốn dĩ là loại phân có tính kinh tế cao và được ứng dụng vào hầu hết các nước có nền nông nghiệp phát triển theo dạng công nghiệp và cây trồng có yêu cầu khắt khe về chất lượng. Phân bón tan chậm này đã trở thành rất phổ biến tại các nước có nền nông nghiệp tiên tiến như Mỹ, Châu Ấu và ngay Châu Á đã được sử dụng rất nhiều tại Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan , Malaysia, Indonesia,… Mặt khác vì tính chất công nghệ trong ngành phân bón hiện tại chỉ giới hạn trong 4 nước có khả năng sản xuất loại phân bón cao cấp này, tiên phong là Bắc Mỹ, sau đó là Nhật Bản, Malaysia và Trung Quốc. Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là: Tại sao phân bón chậm tan có kiểm soát (SRF) lại được sử dụng rộng rãi như vậy? Để trả lời được câu hỏi trên chúng ta bắt đầu từ những vấn đề sau: 1. Hiệu suất sử dụng phân bón thông thường như Urea, DAP, NPK hiện nay Như chúng ta đã biết, hiệu suất sử dụng phân bón tại Việt Nam hiện chỉ khoảng 35-40%, nghĩa là chỉ có khoảng 35-40% lượng phân bón bón cho cây trồng là hữu dụng/có ích còn lại 60-65% lượng phân bón vào đó là mất đi (chưa tính đến là có hại cho cuộc sống). Như vậy cứ tưởng tượng 1 năm Việt Nam mất đi bao nhiêu tiền cho lượng phân bón thất thoát đó (rất tiếc là chưa có con số chính thức). Như chúng ta biết, 60-65% lượng phân bị mất đi đó là do rửa trôi và Nitrate hóa/Bay hơi. Bài toán đặt ra là làm sao làm giảm đi sự rửa trôi và nitrate hóa của phân bón thì sẽ tăng hiệu suất sử dụng của phân bón lên rất nhiều lần. Do vậy phân bón chậm tan là 1 trong những lời giải cho bài toán hiệu suất về sử dụng phân bón. 2. Thế nào là phân bón chậm tan (Slow Release Fertilizer) Đây là một loại phân được sản xuất với công nghệ lý-hóa đặc biệt tạo ra những hạt phân chứa đầy đủ nhất các chất dinh dưỡng đa lượng, trung lượng và vi lượng và hơn thế là tất cả các dinh dưỡng này điều được phân giải một cách từ từ, thật khoa học cho tất cả các cây trồng và thời gian phân giải hết một hạt phân từ 6 tháng, 9 tháng. Như vậy bài toán rửa trôi và bay hơi của phân bón hầu như đã được giải quyết tối ưu và triệt để bằng việc sử dụng phân bón chậm tan.
 
bạn giới thiệu phân chậm tan nhưng không nêu lên là cơ chế chậm tan của bạn bán là dựa trên nguyên lý gì? màng bọc, ức chế ...
 


Back
Top