Sợ mất mùa, dân giết ong, đập phá trại ong

  • Thread starter Tấn Thành
  • Ngày gửi
TT - Cho rằng đàn ong sẽ làm giảm năng suất lúa, hơn 30 người mang theo gậy, rựa, dao... đến đập phá trại ong; dùng bình xịt tấn công làm chết 19 đàn ong. Dân cũng buộc chủ trại ong phải di dời và đền bù thiệt hại do ong gây ra.

Sự việc xảy ra tối 29-7 tại thôn 1, xã Nghĩa Lâm, huyện Tư Nghĩa, Quảng Ngãi. Hơn 30 người cầm hung khí truy đuổi ông Nguyễn Trọng Tính, chủ trại nuôi ong mật vừa mới di trú đàn ong từ tỉnh Bình Phước về xã Nghĩa Lâm. Một người dân cho biết: “Lúa đang trổ bông làm đòng, đàn ong lại đến hút nhụy, phá hoại mùa màng, chúng tôi phải đuổi đi để bảo vệ ruộng lúa”.

Trước đó vào ngày 26-7, hơn 100 người đã đến đập phá trại ong, dùng thuốc xịt làm chết 19 đàn ong. Ông Bùi Minh Hà, giám đốc Công ty cổ phần Mật ong Bình Phước, sau khi nghe báo sự việc đã có mặt tại xã Nghĩa Lâm để làm rõ vụ việc. “Nghề nuôi ong lấy mật đang được Nhà nước khuyến khích. Công ty mỗi năm lại di trú đàn ong đi đến các nơi khác. Chưa bao giờ có chuyện ong phá hoại mùa màng của dân, trái lại ong còn giúp hoa thụ phấn tốt hơn, cho năng suất cao hơn” - ông Hà nói.

Ông Trương Văn Lê, chủ tịch UBND xã Nghĩa Lâm, thừa nhận việc người dân quá khích tấn công trại ong, dùng bình xịt côn trùng giết chết đàn ong là hành động sai trái, xã sẽ đề nghị công an xã điều tra xử lý đối với những người có liên quan. Tuy nhiên, ông Lê cũng cho rằng chủ trại ong đã tự ý đặt trại ong ở gần cánh đồng lúa, gây bức xúc cho người dân nhưng không báo cáo với chính quyền xã là việc làm chưa đúng. “Chúng tôi không nhận được bất kỳ thông báo nào của chủ trại ong cho đến khi sự việc xảy ra. Nếu chủ trại ong thông báo với chính quyền, chúng tôi bố trí một địa điểm thích hợp xa khu dân cư và ruộng lúa thì đã không xảy ra vụ việc trên” - ông Lê nói.

Về việc đàn ong sẽ làm giảm năng suất lúa, ông Võ Duy Loan, chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Quảng Ngãi, cho biết: “Con ong hoàn toàn không làm ảnh hưởng gì đến năng suất của lúa. Bởi lúa là cây tự thụ phấn, còn con ong hút nhụy bình thường. Đối với các loài cây khác, ong giúp quá trình thụ phấn tốt hơn, góp phần tăng năng suất cây trồng”.

Cục trưởng Cục Chăn Nuôi (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn) Hoàng Thanh Vân cũng quả quyết: ong mật là loài vật nuôi đang được khuyến khích nhân rộng, có tác dụng tốt đối với quá trình thụ phấn của cây trồng.
 


kỳ nhông là ông cắc ké.....cứ vậy mà lòng vòng...chuyện chỉ có ở việt nam.
dùng côn trùng để thụ phấn cho cây trồng. 1 phương pháp tự nhiên rất tuyệt vời nhưng phãi có sự kết hợp chặc chẻ .giửa cây trồng và mật độ đàn ong...diện tích tự nhiên...thì hiệu quả mới cao....bất thình lình đổ bộ như vậy...hậu quả nhiều hơn hiệu quả...

“bạch cầu” là cái tối cần thiết trong máu để chống vi trùng bịnh tật…máu người nào số bạch cầu ít quá sẽ rất dễ chết vì nhiễm trùng,

Số bạch cầu phải vừa đủ…thì cơ thể rất khỏe

Nhưng nếu số bạch cầu trong máu tăng cao đến rất cao thì có phải là cơ thể sẽ rất mạnh không ?
Xin thưa không...mà là tai họa đấy là bịnh máu trắng hay còn gọi là ung thư máu… tự chết nhanh hơn đấy

Từ bao ngàn năm…thiên nhiên cân bằng đủ rồi nên cây lúa năm nào cũng đậu bông…bây giờ bất thình lình cơ man nào ong bu trên bông lúa…làm sao người dân không lo lắng ? và phản ứng để bảo vệ ruộng lúa của họ !!

Nếu lấy sách giáo khoa ra mà giải thích ! là ong làm lúa đậu bông.. nhưng biết cơ man nào ong…trên ruộng lúa thì cũng giống như bạch cầu quá nhiều trong máu…là ung thư máu chết còn lẹ hơn

"Thái quá bất cập" là thế
 


Last edited by a moderator:
Bác Mục Tử nói rất có lý. Nhưng cũng rất cần có những nghiên cứu có chiều sâu để xác thực chuyện liệu đàn ong có thực sự ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất lúa hay ko? Như bác gì trích trên kia thì hóa ra lại ngược lại, ruộng nào có ong bâu vào thì được mùa và ruộng ko có thì mất???
 
các bác ghen ăn tức ở thấy người ta làm được thì phá , chứ con ong nó thụ phấn, làm thế nào mà hại lúa được, đúng là bệnh hoạn hết sức
sao gọi là ghen ăn tức ở nhỉ? sự việc trên ngay những người làm khoa học củng đang phân vân đấy .bản thân tôi củng rất tôn sùng và bảo vệ sự tương sinh trong tự nhiên.nhưng 1 vài con ong trên 1 cành hoa khác với hàng chục hàng trăm con trên 1 nhành hoa. nếu là tôi tôi củng không chấp nhận cái mất cân bằng kia.đã có tài liệu nào khẳn định càng nhiều ong trên 1 cành hoa là càng tốt không ? đã có ai khuyến cáo là mời gọi ong về khi lúa đang trổ bông chưa ?tự nhiên 1 cánh đồng bình thường bị đem ra làm thí nghiệm bất ngờ vậy...biểu sao nông dân không nổi nóng.nếu có lợi họ được thêm bao nhiêu ? hại ai chịu cho họ....
 
Last edited by a moderator:
Áy náy vì có thể hồi đó mình nhận định hồ đồ. Vô tình làm khó cho một người thân cô thế cô nơi đất khách. Mình đã cố gắng tìm cách liên hệ để biết thông tin. Chiều tối qua mình đã tìm được số đ/t của người hồi đó làm bí thư xã. Anh ấy giờ đã nghỉ hưu và có nông trại chăn nuôi tại Cổ lũy, Trường lệ, Khánh giang !
Lâu ngày mới liên lạc, chào hỏi chuyện trò.....mất tiêu cái cạc đ/t..
Thông tin kết quả đây các bác - Năng suất thu chưa được 1/3 nếu không muốn nói....mất trắng !
Năm đó chủ đàn ong trúng mùa...Hôm bồi thường tại nhà chủ ruộng có thêm mấy chủ trại khác và có đầy đủ cán bộ xã, và một bữa tiệc nhỏ....được bày ra, tất cả mọi người đều vui vẻ.
Có thể các chủ đàn ong muốn thiết lập quan hệ với địa phương để dễ làm ăn trong những mùa sau và số tiền không lớn lắm vì chỉ có mấy đám ruộng lúa C47 trổ sớm thôi. Những đám lúa giống khác trổ sau không bị ảnh hưởng.
Mình cũng cảm thấy vui vui khi biết được thông tin này. Chia sẽ với mọi người để có cái nhìn về sự việc trên thôi. Đây là kết quả của việc thật chứ không phải là kết quả của nghiên cứu khoa học vì năng suất lúa còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa....
Quan điểm cá nhân mình nghĩ những người di cư ong đến địa phương khác nên liên hệ chính quyền địa phương nơi đó hoặc những người có uy tín trong dân để được hổ trợ khi có chuyện tranh chấp., tránh những điều đáng tiếc xảy ra.
 
“bạch cầu” là cái tối cần thiết trong máu để chống vi trùng bịnh tật…máu người nào số bạch cầu ít quá sẽ rất dễ chết vì nhiễm trùng,

Số bạch cầu phải vừa đủ…thì cơ thể rất khỏe

Nhưng nếu số bạch cầu trong máu tăng cao đến rất cao thì có phải là cơ thể sẽ rất mạnh không ?
Xin thưa không...mà là tai họa đấy là bịnh máu trắng hay còn gọi là ung thư máu… tự chết nhanh hơn đấy

Từ bao ngàn năm…thiên nhiên cân bằng đủ rồi nên cây lúa năm nào cũng đậu bông…bây giờ bất thình lình cơ man nào ong bu trên bông lúa…làm sao người dân không lo lắng ? và phản ứng để bảo vệ ruộng lúa của họ !!

Nếu lấy sách giáo khoa ra mà giải thích ! là ong làm lúa đậu bông.. nhưng biết cơ man nào ong…trên ruộng lúa thì cũng giống như bạch cầu quá nhiều trong máu…là ung thư máu chết còn lẹ hơn

"Thái quá bất cập" là thế
bác nói thế tôi hiểu rồi, chắc tại mình không phải nông dân nên khó hiểu
 
Giải oan cho ong mật
Các nhà khoa học nông nghiệp phía Nam đã tiến hành khảo sát, nghiên cứu liệu ong mật có làm giảm năng suất lúa hoặc có mang môi giới nhện lông nhung truyền bệnh chổi rồng trên chôm chôm và nhãn? Kết quả, con ong mật hoàn toàn được giải oan...

SỰ CỐ HY HỮU

Ngày 26/7 vừa qua, hơn 100 người dân xã Nghĩa Lâm, huyện Tư Nghĩa (Quảng Ngãi) mang theo gậy gộc, dao rựa, bình xịt đến tấn công trại ong của Cty Ong mật Bình Phước mới di chuyển về địa phương.

Hậu quả là 19 thùng trong tổng số 260 thùng ong đã bị chết. Giải thích cho việc làm trái luật của mình, những nông dân xã Nghĩa Lâm cho biết họ buộc phải làm như vậy vì lúa vừa trổ mà đàn ong lại đến bu lấy phấn nên làm cho ruộng của họ thất thu. Không những đập phá, xịt thuốc diệt côn trùng phá hủy 19 thùng ong, mà họ còn đòi bồi thường, buộc chủ ong phải di chuyển đàn ong khỏi địa phương.

Thực ra chuyện đuổi ong ở Quảng Ngãi đã âm ỉ lâu nay, Sở NN-PTNT Quảng Ngãi cũng từng nhận được đơn kêu cứu của các chủ ong ở Đồng Nai, Lâm Đồng khi họ di chuyển đàn ong về các huyện Trà Bồng, Sơn Tịnh.

Trước đó cũng đã lan truyền thông tin rằng ong mật là côn trùng môi giới mang nhện lông nhung gây bệnh chổi rồng trên nhãn cũng như trên ruộng lúa vào giai đoạn lúa trỗ, ong bám trên bông lúa để lấy phấn hoa làm thất thu năng suất lúa. Từ đó, nông dân đã không ngần ngại sử dụng hóa chất BVTV nhằm tiêu diệt đàn ong để bảo vệ vườn nhãn khỏi bị bệnh chổi rồng cũng như bảo vệ năng suất lúa.

MÔI GIỚI GÂY BỆNH CHỔI RỒNG?

Để có một khuyến cáo khách quan và khoa học, Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam phối hợp với Trường Đại học Tiền Giang cùng với Chi cục Bảo vệ thực vật 7 tỉnh/thành vùng ĐBSCL tiến hành cuộc khảo sát “Tìm hiểu sự liên quan giữa ong mật, nhện lông nhung truyền bệnh chổi rồng trên nhãn” và “Ảnh hưởng của ong mật lấy phấn hoa giai đoạn trỗ đến năng suất lúa”.

Nghiên cứu được thực hiện bằng cách đếm số nhện lông nhung trên cây nhãn và trên cơ thể ong của 79 vườn nhãn ở giai đoạn ra hoa và có bệnh chổi rồng tại 30 xã/thị trấn, 18 quận/huyện thuộc 7 tỉnh ở Nam bộ.

Ngoài số cá thể ong bắt bằng vợt tại vườn nhãn, mẫu ong mật còn được thu thập tại 190 thùng ong nuôi trong vườn nhãn bị bệnh chổi rồng ở 13 xã, 1 quận và 8 huyện của 7 tỉnh này để đếm số lượng nhện lông nhung trên cơ thể ong mật.

Kết quả phân tích thấy tất cả 79 vườn nhãn được thu mẫu ong có tỷ lệ bệnh chổi rồng biến động từ 3-70%. Các tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Tháp có tỷ lệ bệnh cao lần lượt là: 20-60, 5-70 và 5-40%. Mật số nhện lông nhung (con) trên lá nhãn biến động từ 2-106 con, mật số trung bình con/lá: 45,7 con.

Số lượng mẫu ong thu thập trên các vườn nhãn là 3.945 con. Kết quả phân tích trong phòng chỉ phát hiện có 1 con nhện lông nhung tại vườn nhãn (mẫu ở Đồng Tháp). Trên 1.860 mẫu ong mật được thu thập từ 190 thùng ong thì không phát hiện bất cứ nhện lông nhung nào.

Mô hình công nghệ sinh thái hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc trừ sâu, hạn chế ô nhiễm môi trường, tạo cảnh quan rất đẹp trong nông thôn mới. Ở những khu vực ứng dụng chương trình này mà có nuôi ong mật thì ở bờ hoa và ruộng rất nhiều ong, sản lượng mật ong tăng lên rõ mà chưa có ai đi phun xịt đàn ong khi lúa trổ hay nông dân phản ảnh rằng ong mật làm hư hại lúa.
Như vậy trong tổng số mẫu là 5.805 con ong mật được thu thập từ 2 nguồn trên chỉ tìm được 1 con nhện lông nhung với xác suất là 0,00017. Điều này chứng tỏ rằng trong tự nhiên, khả năng ong mật mang nhện lông nhung làm lây lan bệnh chổi rồng trên nhãn rất khó xảy ra.

LÀM GIẢM NĂNG SUẤT LÚA?

Thực nghiệm được tiến hành ở Tiền Giang, nơi có nuôi đàn ong mật nhiều nhất, ngay thời điểm lúa trỗ, có rất nhiều ong mật tập trung trên hoa lúa để lấy phấn hoa với mật số biến động từ 200 đến 700 con trên m2.

Ở ruộng thí nghiệm được tiến hành 3 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức là 50 m2 (5x10m). Nghiệm thức 1: Có bao lưới vải màng nylon, nghiệm thức 2 hoàn toàn không phun thuốc, nghiệm thức 3: phun 3 lần thuốc cách nhau 3 ngày như Imidacloprid, Dragon để tiêu diệt ong. Thí nghiệm 3 lần nhắc lại cuối vụ thu hoạch mẫu so sánh năng suất (tấn/ha).

Kết quả: Ở nghiệm thức có bao vải màng năng suất bình quân là 6,750 tấn/ha, nghiệm thức không phun thuốc và không có bao vải màng là 6,825 tấn/ha, nghiệm thức có phun thuốc diệt ong là 5,455 tấn/ha.

Chênh lệch bình quân giữa nghiệm thức có phun thuốc và bao vải màng là 1.295 kg/ha và không phun thuốc (không bao vải màng) là 1.370 kg/ha. Điều này cho thấy nghiệm thức có bao vải màng có năng suất thấp hơn không bao là do thiếu ánh sáng, còn nghiệm thức phun thuốc lúc lúa trổ có năng suất thấp là do thuốc chứ không phải do ong mật, nghiệm thức để bình thường có năng suất cao nhất.

Cũng từ thí nghiệm này, qua quan sát thực tế thấy rằng khi nắng lên lúa bung nhụy và đưa các bao phấn ra ngoài 2 vỏ trấu thì ong mật đến đeo và lấy phấn chứ không bao giờ chúng chui vào bên trong 2 vỏ trấu, không làm ảnh hưởng đến quá trình thụ phấn và thụ tinh của hạt lúa.

Trong một diễn biến khác, từ vụ ĐX 2010-2011, sau thành công tại 2 mô hình ở Cái Bè và Cai Lậy (Tiền Giang), Bộ NN-PTNT đã phát động rộng rãi “công nghệ sinh thái” bằng cách trồng hoa trên bờ ruộng lúa để hấp dẫn côn trùng. Đến nay đã có 5.293 hộ nông dân của 22 tỉnh, thành tham gia trên diện tích 4.240 ha.
QUANG NGỌC
Nguồn: http://nongnghiep.vn
 
YÊU CẦU DI DỜI ĐÀN ONG, MỘT THANH NIÊN BỊ ĐÁNH TRỌNG THƯƠNG
TIN NÓNG
Cách đây 18 phút
Trong khi đang cự cãi với chủ trang trại nuôi ong, một người dân bất ngờ bị đám đông dùng cây đánh vào đầu trọng thương.
xuaduoi1.jpg

Công an huyện Bắc Trà My đến hiện trường giải quyết vụ việc vào trưa 17.8 - Ảnh: Người dân cung cấp

Chiều nay 18.8, ông Triệu Văn Quý, Bí thư Đảng ủy xã Trà Giang (huyện Bắc Trà My, Quảng Nam), cho biết lực lượng Công an huyện Bắc Trà My vẫn đang tiếp tục điều tra, làm rõ vụ xô xát xảy ra tại thôn 2 vào trưa 17.8 khiến một người dân bị thương nặng.

Theo phản ánh của ông Hồ Xuân Phúc, Trưởng ban Mặt trận thôn 2 (xã Trà Giang), vì cho rằng hộ ông Hồ Thanh Hà (chưa rõ tuổi, trú cùng thôn) đặt trại ong tại rừng keo gây thiệt hại mùa màng và ô nhiễm môi trường, nên vào khoảng 12 giờ ngày 17.8, khoảng 50-60 người, chủ yếu là phụ nữ đã đến yêu cầu ông Hà di dời đàn ong đi.



xuaduoi2.jpg

Ông Nguyễn Tấn Bính đị bánh bất tỉnh - Ảnh: Người dân cung cấp



Đến khoảng 12 giờ 30 phút, trong khi hai bên đang lời qua tiếng lại thì bất ngờ ông Hồ Thanh Hùng (em trai ông Hà) dùng một nhánh cây lớn đánh vào vùng gáy ông Nguyễn Tấn Bính (39 tuổi, trú tại thôn 2) khiến ông Bình gục tại chỗ.

Ngay sau đó, ông Bính được người dân đưa xuống Bệnh viện đa khoa Quảng Nam cấp cứu trong tình trạng tứ chi bị tê cứng, vùng gáy bị sưng nề.

Khoa Ngoại - Chấn thương của bệnh viện này cho biết bệnh nhân Bính bị chấn động mạnh ở vùng đầu và cột sống, hiện được dùng nẹp cố định cổ để theo dõi tiếp.

Tiếp xúc với PVThanh Niên Online, ông Nguyễn Tấn Thanh (anh trai ông Bính), người có mặt khi xảy ra sự việc cho biết thêm: “Trước khi em trai tôi bị đánh ngất, tôi cũng bị ông Hồ Thanh Dũng (em trai ông Hà), hiện là cán bộ xã Trà Giang, lao ra đuổi đánh, buộc tôi phải bỏ chạy…”.



xuaduoi4.jpg

Bệnh nhân Bính đang được theo dõi tại Bệnh viện đa khoa Quảng Nam trong tình trạng chấn
thương nặng vùng gáy - Ảnh: Hoàng Sơn



Cũng theo ông Thanh, mặc dù đến để yêu cầu ông Hồ Thanh Hà di dời đàn ong nhưng đám đông người dân vẫn chưa tiến đến khu vực nuôi ong và chỉ muốn nói chuyện với đại diện chủ trại nuôi ong.

Trưởng ban Mặt trận thôn 2 Hồ Xuân Phúc cho biết trước khi xảy ra sự việc, người dân cũng như chính quyền địa phương đã nhiều lần yêu cầu ông Hồ Thanh Hà di dời đàn ong mật nhưng ông Hà không thực hiện.

Liên quan đến phản ánh ông Hồ Thanh Dũng, cán bộ xã đánh người dân, ông Triệu Văn Quý, Bí thư Đảng ủy xã Trà Giang, cho hay đã tiếp nhận vụ việc và sẽ xác minh làm rõ.

Hoàng Sơn


Nguồn: thanhnien.com.vn

Xem tin gốc
 

Thật sự đau lòng cho các doanh nghiệp nuôi ong.
Xin Chia buồn, mong là qua sự việc này bà con sẽ rút kinh nghiệm, bình tỉnh tìm hiểu và giải quyết tốt sự việc, có lợi cho đôi bên.
Không để hậu quả đáng tiếc cho bên nào.
 
Quá đau lòng, sao cả 1 tập thể mà ko ai nhận thức được việc này nhỉ ? Giáo dục Vn kiểu gì mà đến cái tối thiểu lợi ích của ong mật mà bao nhiêu người cũng ko biết:(:(
 
Chắc chắn đàn ong sẽ làm giảm năng suất của cây lúa. Lúa muốn thụ phấn phải cần thời gian, nông dân quê tôi gọi là phơi mao. Tốt nhất là lúc khoảng 9 h sáng. Có gió nhẹ. Đây ong đàn xuống lấy hết phấn thì lấy gì mà thụ phấn.
 
Đọc bài viết và các bình luận mình cảm thấy buồn !!!
Kể lại một chuyện cho các bạn nghe để rộng đường thảo luận. Cách đây 5-7 năm nhân một lần đi CT mình có tham gia giải quyết vấn đề này ở bìa rừng xã Hành tín đông,huyện Nghĩa hành của tỉnh Quảng ngãi.Hôm đó mình có quay một đoạn phim nhưng qua nay tìm lại không thấy...Cảnh một bầy ong đông kinh khủng đổ xuống mấy đám lúa đang trổ. Mình còn nhớ đó là giống lúa C47 ( Giống lúa này trổ rất rộ khi có nắng nhẹ độ 7-9 giờ, ai thính tai và để ý nghe cả tiếng lúa trổ và nghe mùi hương thoang thoảng). Một bông lúa có cả hơn chục con ong đậu vào làm oằn cây lúa và chúng cắn nhau làm các nhị lúa rơi xuống...Nhìn xuống nước đầy nhị lúa vàng tươi !
Ong đậu nhiều trên hoa chiều, hoa nhãn, hoa cafe ....mình đã từng thấy nhưng trên lúa đây là lần đầu tiên và mình cũng rất ngạc nhiên về điều này !
Chủ các ruộng lúa đó mời cán bộ xã, cả bí thư, chủ tịch và công an xã đều có mặt...và có rất nhiều dân trong làng ra xem , có lẽ họ cũng hiếu kỳ chuyện lạ như mình !
Chủ của đàn ong này trong Nam. Họ di cư ong ra sớm để chiếm địa thế đóng quân tốt nhất nên lúc đó hoa bạch đàn chưa trổ nhiều, có lẽ vậy mà ong đổ xuống ruộng lúa đang trổ vì họ đóng quân gần mấy đám ruộng đó.
Nhận định của tất cả mọi người trong đó có mình là bông lúa mới trổ mà đã rơi hết nhị thì chắc chắn năng suất sẽ giảm. Biên bản hòa giải lập ra chủ đàn ong phải bồi thường tổn thất phần còn lại khi chủ ruộng thu hoawjch mà không được sản lượng như 3 mùa trước. Chủ đàn ông có vẻ không đồng tình nhưng vì ở xa nên ông ấy ký cho yên ổn làm ăn. Ông ấy giải thích ong chỉ làm cho năng suất lúa tăng lên chứ không mất đi vì ong giúp thụ phấn...cái này thì cậu nhóc học phổ thông cũng biết....Chỉ có điều nếu nhị đực đã rơi hết thì lấy gì để thụ phấn cho nhụy cái đây ?
Rất tiếc là sau đó mình lại không biết kết quả thu hoawjch ra sao. Khi đọc bài này mình suy nghĩ mãi liệu như vậy cây lúa có thụ phấn được không và năng suất tăng hay giảm ?

Bác nói chính xác đấy, tôi thấy những người comment ở trên họ chưa thấy thực tế, nên suy nghĩ chủ quan thiếu kiến thức thực tế, trọng lượng cơ thể con ong không có bông lúa nào chịu nổi cả, chưa nói tới việc chúng tranh nhau hút mật cắn xé lẫn nhau + bông lúa thì chả có bông nào chịu nổi cả
 
chỗ em tới mùa hoa cafe, mấy người quen vẫn đặt nhờ đầy trong rẫy, em càng cám ơn nữa chứ... bà con chỗ này kém hiểu biết quá.
 
ha ha, em thì không biết là một bông lúa có bao nhiêu hạt phấn nhưng một hạt lúa chỉ cần có 1 hạt phấn để tạo thành hạt. Các bác cứ suy từ người ra xem sao????
 
Dù ntn thì phá hoại tài sản người khác là sai. Từ nhỏ đã được nhồi nhét trong đầu là người VN nhân hậu chất phác... 1 2 người thì khôg đág nói. Có đến hơn 30 người nôg dân côn đồ thì thật xấu hổ
 
sự hiểu biết của mỗi người là khác nhau. Đặc biệt là người nông dân họ hiểu theo phong cách là bảo vệ mùa màng. ở bài viết này thì trách nhiệm không phải ở người nông dân hết đâu.
 


Back
Top